1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển khu du lịch sinh thái của vườn quốc gia xuân thủy, huyện giao thủy, tỉnh nam định

105 677 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,46 MB
File đính kèm phát triển khu du lịch sinh thái.rar (4 MB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển DLST của VQG Xuân Thủy trong thời gian qua. Từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức và một số giải pháp để phát triển DLST của VQG Xuân Thủy trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST. Đánh giá thực trạng phát triển DLST của VQG Xuân Thủy trong thời gian qua. Đánh giá tiềm năng để phát triển DLST của VQG Xuân Thủy. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tiềm năng DLST của VQG Xuân Thủy trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2010

Tác giả luận văn

Trần Thị Huệ

Trang 2

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyệnGiao Thủy, tỉnh Nam Định, các cán bộ, du khách đến thăm quan Vườn quốcgia Xuân Thủy, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ngài giám đốc NguyễnViết Cách trong việc cung cấp số liệu và truyền đạt những kinh nghiệm thựctế.

Và một lời cảm ơn cuối cùng nhưng không thể thiếu đó là gia đình, bạn

bè những người đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóaluận này

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2010

Tác giả khóa luận

Trần Thị Huệ

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

I – Đặt vấn đề

- Tính cấp thiết của đề tài: DLST đang là hình thức rất được ưa chuộng Với

sự đa dạng và tình trạng còn tương đối nguyên sơ của sinh cảnh, là nơi cư trú của hơn 20.000 cá thể chim nước, đặc biệt đây là nơi cư trú của nhiều loài chim có nguy

cơ tuyệt chủng VQG Xuân Thủy thực sự là một điểm DLST hấp dẫn nhưng cái tên VQG Xuân Thủy với điểm đến DLST thì vẫn chưa được nhiều người biết đến Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển khu DLST của VQG Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.

- Mục tiêu: Đánh giá thực trạng phát triển DLST của VQG Xuân Thủy Từ

đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức và một số giải pháp để phát triển DLST của VQG Xuân Thủy trong thời gian tới.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại vùng lõi của VQG

Xuân Thủy, nghiên cứu về thực trạng và khả năng phát triển DLST của VQG Xuân Thủy.

II – Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên ở những nơi nguyên sơ hoặc tương đối nguyên sơ, có môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú; gồm hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.DLST tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Phát triển DLST phụ thuộc: nhận thức của xã hội, tài nguyên DLST cộng đồng, cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến quảng cáo, dân cư

và lao động trong lĩnh vực DLST, cơ chế và chính sách.

DLST trên thế giới rất phát triển như: Trung Quốc với các thị trấn đẹp, Thái Lan với DLST cộng đồng, DLST Malaysia với sông suối và những ngọn núi cao nhất của khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển DLST với sự đa dạng của các HST, động-thực vật và nhiều cảnh quan, di tích tự nhiên Và nền văn hóa lâu đời, phong phú của 54 dân tộc anh em, Việt Nam rất thích hợp để phát triển DLST Các loại hình DLST ở Việt Nam rất đa dạng gồm: dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, tham quan

Trang 4

miệt vườn, quan sát chim, thăm bản làng dân tộc, mạo hiểm, săn bắn và câu cá Đảng

và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cho phát triển DLST.

III – Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: VQG Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện

Giao Thủy Năm 1989 được UNESCO công nhận là thành viên công ước Quốc tế Ramsar, năm 1995 được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên, năm 2003 được công nhận là VQG, năm 2004 được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Tài nguyên DL của VQG: có trên 120 loài thực vật bậc cao, trên 3.000ha rừng ngập mặn, 100ha rừng phi lao, trên 220 loài chim và có tới 9 loài nằm trong sách đỏ quốc tế, loài chim điển hình là cò mỏ thìa có lúc chiếm tới 26% số lượng hiện có của thế giới, trên 500 loài động vật thủy sinh, 10 loài thú, 30 loài lưỡng cư

và bò sát Cùng nền văn hóa mở đất đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển châu thổ sông Hồng với các mô hình sinh thái nhân văn, những kiến trúc độc đáo, những nét sinh hoạt văn hóa và con người nơi đây chân chất, phác thực đã tạo nên bức tranh thủy mạc hữu tình chắc chắn sẽ thu hút du khách

Nguồn lực của VQG Xuân Thủy: năm 2009 tổng nguồn vốn là 28.638 triệu đồng, tổng nguồn lao động năm 2009 là 19 lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều yếu kém, tại VQG mới chỉ có 2 nhà nghỉ, 1 nhà ăn, hệ thống giao thông đều đang trong quá trình nâng cấp, xây dựng.

- Phương pháp nghiên cứu: kết hợp khảo sát thực địa, tính toán các chỉ tiêu

về kết quả sản xuất kinh doanh (GO, IC, VA), các chỉ tiêu về hiệu quả (GO/IC, VA/IC) và phỏng vấn trực tiếp 60 du khách DL và BQL VQG, các phương pháp thống kê mô tả, so sánh và đặc biệt là ma trận SWOT để phân tích hiệu quả và khả năng phát triển DLST của VQG.

IV – Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thực trạng phát triển DLST của VQG Xuân Thủy

- Các loại dịch vụ ở VQG Xuân Thủy là: dịch vụ nghỉ ngơi, dịch vụ ăn uống, dịch vụ đi lại, dịch vụ hướng dẫn viên DL, dịch vụ xem chim và dịch vụ giải trí Các tuyến DL tại VQG Xuân Thủy: tuyến du thuyền cửa sông, tuyến xem chim, tuyến điền dã và tuyến du khảo đồng quê.

Trang 5

- Lực lượng lao động trong DL ở VQG còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng, mới chỉ có 3 lao động phụ trách mảng DL còn lại là các cán bộ kiêm nghiệm, hoạt động quảng bá DL ngày càng được đề cao nhưng hiệu quả DL chưa cao.

- Hoạt động DL ở VQG đã nhận được sự cộng tác của người dân địa phương trong việc cung ứng các dịch vụ cho du khách, người dân cũng đã được tham gia các khoá đào tạo hướng dẫn viên DL, tham gia những hoạt động giáo dục môi trường từ đó nhận thức của người dân về môi trường, tầm quan trọng của HST được nâng cao Nhưng người dân cũng đã gây ra không ít những khó khăn cho BQL VQG đó là các hoạt động khai thác tự do các nguồn lợi thuỷ sản làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động-thực vật.

- Số lượng khách DL đến VQG qua 3 năm tăng (năm 2007 là 5.126 khách, năm 2008 là 5.985, năm 2009 là 6.206) với tốc độ tăng bình quân là 110,3% nhưng

số lượng này vẫn còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của vùng Doanh thu từ hoạt động DLST khoảng 300-400 triệu đồng, doanh thu qua 3 năm tăng nhưng chưa cao

do chưa có nhiều dịch vụ giải trí, thời gian DL của du khách ngắn chủ yếu là trong ngày Xét theo loại hình dịch vụ thì doanh thu từ dịch vụ đi lại trong 3 năm chiếm tỷ

lệ cao 30-40% tổng doanh thu Doanh thu tuyến du thuyền cửa sông chiếm tỷ lệ cao nhất trong 4 tuyến DL chiếm khoảng 40% tổng doanh thu.

4.2 Khả năng phát triển DL của VQG.

Qua quá trình điều tra 60 khách tôi thấy du khách tham gia tuyến du thuyền của sông chiếm tỷ lệ cao và du khách thường có sự kết hợp giữa các tuyến Đa số du khách khi được hỏi về mức độ hấp dẫn các yếu tố DL đều cho rằng VQG Xuân Thuỷ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không gian rộng, thoáng đãng tiếp theo là mức

độ hấp dẫn của độ an toàn, môi trường, giá dịch vụ, văn hoá địa phương Về chất lượng dịch vụ chưa được đánh giá cao chỉ đạt mức độ trung bình Bên cạnh đó, du khách cũng phản ánh một vài bất cập khi tham gia hoạt động DLST, đó là: môi trường vẫn còn xuất hiện rác thải, cơ sở vật chất chưa tốt, văn hoá địa phương đơn điệu,… Tương ứng là những ý kiến về điều kiện cần cải thiện: đó là hệ thống giao thông, môi truờng, thái độ phục vụ,… Đây là những ý kiến hữu ích giúp cho hoạt động phát triển DLST của VQG.

Trang 6

4.3 Mô hình SWOT

- Điểm mạnh: tài nguyên DL đa đạng, phong phú; Ban giám đốc có kinh nghiệm, vị trí địa lý thuận lợi nằm trong tam giác DL Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, an ninh tốt, được nhiều sự quan tâm của các cấp ngành, địa phương và cộng đồng địa phương.

- Điểm yếu: cơ sở hạ tầng yếu kém, vị trí đầm lầy, đội ngũ cán bộ DL yếu và kém, khả năng huy động vốn kém, tuyên truyền quảng cáo chưa hiệu quả, thể chế quản lý bất cập, người dân địa phương gây nhiều áp lực đến tài nguyên của VQG.

- Thách thức: dịch vụ đơn giản,cạnh tranh khách hàng với các điểm DL khác dẫn đến kết quả DL thấp, không giữ chân được du khác, trong việc đi lại bằng thuyền.

- Cơ hội: khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực DLST từ đó sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều vốn đầu tư cùng sự quan tâm của tỉnh với việc phát triển DLST và xu thế đi DLST ngày càng tăng, từ

đó sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển mô hình DLST.

→ Mô hình DLST nên mở rộng

4.4 Định hướng và giải pháp phát triển DLST của VQG

- Định hướng: VQG đã đưa ra được những định hướng phát triển đến năm

2020 về: không gian, các điểm thăm quan, quản lý, nguồn nhân lực, thị trường

- Giải pháp: về quy hoạch, cơ chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ DL, huy động vốn, xây dựng thể chế quản lý, giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thực cho người dân.

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

PHẦN III 25

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

PHẦN IV 43

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

PHẦN V 88

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Nguồn vốn của VQG Xuân Thủy qua 3 năm (2007 – 2009) Error:Reference source not found

Bảng 3.2: Nguồn lao động của VQG Xuân Thủy trong 3 năm (2007 – 2009)Error:Reference source not found

Bảng 3.3: Tình hình kinh doanh của VQG Xuân Thủy qua 3 năm (2007 –2009) Error: Reference source not foundBảng 4.1: Bảng giá của các loại hình dịch vụ nghỉ ngơi Error: Referencesource not found

Bảng 4.2: Bảng giá của các loại hình dịch vụ đi lạiError: Reference source notfound

Bảng 4.3: Bảng số lượng khách du lịch tới VQG Xuân Thủy năm 2007 – 2009 Error: Reference source not foundBảng 4.4: Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái của Vườn quốc gia XuânThủy tính theo loại hình dịch vụ từ năm 2007- 2009 Error: Reference sourcenot found

Bảng 4.5: Doanh từ hoạt động du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủytheo tuyến du lịch từ năm 2007 – 2009 Error: Reference source not foundBảng 4.6: Hiệu quả từ hoạt động du lịch sinh thái của Vườn quốc gia XuânThủy từ năm 2007 – 2009 Error: Reference source not foundBảng 4.7: Mức độ tham gia các tuyến du lịch của du khách tại VQG XuânThủy đầu năm 2010 Error: Reference source not foundBảng 4.8: Đánh giá mức độ hấp dẫn các yếu tố du lịch đầu năm 2010 Error:Reference source not found

Bảng 4.9: Đánh giá về chất lượng dịch vụ đầu năm 2010 Error: Referencesource not found

Bảng 4.10: Ý kiến của khách du lịch về những điều cần được cải thiện Error:

Trang 9

Bảng 4.11: Mô hình SWOT Error: Reference source not foundBảng 4.12: Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy Error: Reference source not found

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao thì

du lịch (DL) đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội Trong

cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới DL đang được xem là một trongnhững ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn phát triển với tốc độcao DL đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc đóng gópvào tỷ trọng tổng GDP của nền kinh tế quốc dân, tăng nguồn thu ngoại tệ chođất nước, tạo ra việc làm cho đông đảo quần chúng nhân dân Năm 2008,doanh thu DL trên thế giới đạt 1.100 tỷ USD, tức khoảng 3 tỷ USD/ ngày DLtạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, là đòn bẩy thúc đẩy sự pháttriển của tất cả các ngành kinh tế DL hiện nay đã thực sự là sứ giả của hòabình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc DL là một cứu cánh để vực dậynền kinh tế và được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” bởi những đónggóp của nó trong nền kinh tế

Với điểm đến an toàn và thân thiện, DL Việt Nam đang ngày càng cósức hấp dẫn lớn với nhiều du khách nước ngoài Năm 2007, chúng ta đã đónhơn 4,2 triệu lượt khách quốc tế Đối với Việt Nam, DL không chỉ là ngànhkinh tế mũi nhọn mang lại lợi nhuận kinh tế mà nó còn góp phần trực tiếp vàoviệc nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như cácnước trong khu vực Qua DL du khách muôn phương có dịp hiểu hơn về conngười, đất nước, kinh tế, văn hóa Việt Nam

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình DL phát triển nhanh hiện nay bởi

xu hướng của khách DL ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề vềthiên nhiên môi trường và phát triển bền vững Với những vai trò thiết thực vềnhiều mặt, DLST đang là hình thức DL rất được ưa chuộng nhất là với nhữngngười có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên và văn hóa

Trang 12

Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là một vùng bãi bồi thuộc cửa sôngven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Tháng 1/1989 vùng bãi bồi này

đã được UNESCO chính thức công nhận gia nhập công ước Ramsar ( Côngước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệtnhư là nơi di trú của những loài chim nước) VQG Xuân Thủy là điểmRamsar thứ 50 của thế giới, điểm đầu tiên của Đông Nam Á và là điểm độcnhất của Việt Nam trong suốt 16 năm ( tới năm 2005 thì Việt Nam mới cókhu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên ở tỉnh ĐồngNai) Với sự đa dạng và tình trạng tương đối nguyên vẹn của sinh cảnh, là nơi

cư trú của hơn 20.000 cá thể chim nước, đặc biệt đây còn là nơi cư trú củanhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới Đến với VQG XuânThủy du khách sẽ được ngắm nhìn những cánh rừng ngập mặn, những đànchim bay rợp trời Với những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặngVQG Xuân Thủy thực sự là một điểm DLST hấp dẫn cho các du khách

Trong thời gian vừa qua, các hoạt động DL đặc biệt là DLST của VQG

đã diễn ra và được nhiều tổ chức quan tâm nhưng cái tên VQG Xuân Thủyvới điểm đến DLST thì vẫn chưa được nhiều người biết đến Xuất phát từ tình

hình thực tế của địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu phát triển khu du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định’’.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 13

- Đánh giá thực trạng phát triển DLST của VQG Xuân Thủy trong thờigian qua.

- Đánh giá tiềm năng để phát triển DLST của VQG Xuân Thủy

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tiềm năng DLST của VQGXuân Thủy trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các lĩnh vực liên quan đến DLST với chủ thể là VQG Xuân Thủy,huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và khả năng

phát triển DLST của VQG Xuân Thủy

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện tại vùng

lõi Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận văn được tiến hành từ tháng

2/2010 đến tháng 4/2010

Trang 14

về khái niệm DL.

Theo chức du lịch thế giới (World Tourist Organazition) cho rằng: DL

là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thườngxuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải tríhay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thờigian liên tục ít hơn một năm

Nhìn từ các góc độ khác nhau thì DL được hiểu theo những cách khácnhau Xét theo góc độ thay đổi về không gian của du khách thì: DL là mộttrong những hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ mộtnước này sang nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc Xéttheo góc độ kinh tế là một ngành kinh tế dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ chonhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạtđộng chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Ở Việt Nam, khái niệm về DL đã được định nghĩa chính thức trongpháp lệnh DL Việt Nam điều 1 (năm 1999): DL là một ngành kinh tế tổnghợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng

và xã hội hoá cao; phát triển DL nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí,

Trang 15

nghỉ dưỡng của nhân dân và khách DL quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạoviệc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.1.2 Du lịch sinh thái

DLST (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóngthu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây

là một khái niệm rộng và cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về

nó Nhìn chung, DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho cáchoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái

Theo Hector Ceballos-Lascurain đưa ra vào năm 1987, một định nghĩa

tương đối hoàn chỉnh về DLST đầu tiên như sau: DLST là DL đến những khuvực tự nhiên ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, thamquan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá đượckhám phá

Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: DLST là việc

đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường

và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương

Theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) thì:

DLST là thăm quan và DL có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tựnhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoánơi đây, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêucực do khách thăm quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địaphương tham gia tích cực

Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhà nghiên cứu

về DL và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ khácnhau khái niệm về DLST còn nhiều điểm chưa thống nhất Để có được sựthống nhất Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức quốc tếnhư ESCAP, WWF, IUCN tại hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược

Trang 16

phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9-9-1999 đã đưa quanđiểm thống nhất về DLST như sau: DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên

và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho bảo tồn vàphát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Ngày nay, thuật ngữ DLST được sử dụng rộng rãi để giới thiệu, quảng

bá cho các điểm DL, tour DL bởi vậy khi xem xét, đánh giá chúng tacần phảidựa vào các đặc trưng của mỗi loại hình DL để có thể phân biệt đúng đó làDLST hay DL dựa vào thiên nhiên vì các loại hình này có hình thức tương đốigiống nhau

2.1.2 Đặc điểm du lịch sinh thái

Mặc dù khái niệm về DLST còn có nhiều điểm chưa thống nhất và sẽcòn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức Song nhữngđặc điểm cơ bản nhất về DLST đã được Tổ chức du lịch thế giới (WTO) vàChương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra như sau:

+ Thứ nhất, DLST thường diễn ra ở những nơi nguyên sơ hoặc tương

đối nguyên sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú.

Hoạt động DLST thường diễn ra ở những khu vực hấp dẫn về tự nhiên

và những nét văn hoá bản địa đặc sắc ở những khu vực còn nguyên sơ, ít chịucác tác động lớn Khách DLST tìm đến những nơi đó để được hoà mình vớithiên nhiên, được khám phá, nghiên cứu tự nhiên và văn hoá bản địa, đượcthưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực, bậnrộn, vất vả của công việc

DLST không cho phép con người can thiệp vào các HST tự nhiên cho

dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho con người vàcho dù con người chấp nhận đền bù bằng vật chất những thiệt hại mà họ gây

ra đối với tự nhiên

+ Thứ hai, DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải

về môi trường.

Trang 17

Đây là một trong những điểm nổi trội của DLST so với các loại hình

DL khác Các hoạt động giáo dục gồm: giảng giải về nguồn gốc lịch sử,nguồn gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữacác loài động thực vật và vai trò của chúng trong thiên nhiên DLST hướngdẫn cách thức để những người làm DL và khách DL tiến hành hoạt động DLđúng cách với thái độ trân trọng, gìn giữ và bảo vệ môi trường sống Hoạtđộng giáo dục được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: hướng dẫnviên thuyết minh trực tiếp cho khách, phát tờ rơi thông tin về DL, thông quacác phương tiện nghe nhìn

+ Thứ ba, DLST thường được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.

+ Thứ tư, DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá – xã hội.

Du khách của DLST thường là những người yêu mến, thân thiện vớithiên nhiên Họ xác định DL là tìm hiểu và thưỏng ngoạn các HST, vì thế họluôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quý hiếm củamôi trường Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia hoạt động DLST được tậnmắt chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đặc biệtđược giáo dục để có sự hiểu biết về môi trường và tầm quan trọng của HST

họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoa học,kinh nghiệm quản lý cho các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ choDLST

DLST tạo cơ hội có thêm việc làm cho cư dân địa phương như: hướngdẫn viên, đáp ứng chỗ ngủ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm,hàng lưu niệm cho khách từ đó sẽ làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa

Trang 18

phương Người dân địa phương có thêm thu nhập sẽ phần nào hạn chế đượcviệc khai thác tài nguyên gây tác động tiêu cực đến HST như: săn bắn độngvật quý hiếm, chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy

Việc hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên,văn hoá – xã hội sẽ góp phần bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá – xã hộilàm đẩy mạnh hoạt động phát triển DLST

2.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái

Các nguyên tắc của DLST không chỉ là nguyên tắc dành cho các nhàquy hoạch, quản lý, điều hành mà còn cho cả những hướng dẫn viên DL.Những nguyên tắc đó là:

+ Thứ nhất, có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

Du khách khi đi thăm quan sẽ có được sự hiểu biết về giá trị của môitrường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa Vớinhững hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiệnbằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển nhữnggiá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực

+ Thứ hai, bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

Đây chính là mục tiêu hoạt động của DLST Sự tồn tại của DLST gắnliền với môi trường tự nhiên và các HST Sự xuống cấp của môi trường, sựsuy thoái các HST đồng nghĩa với sự đi xuống của DLST

Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặtchẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từhoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường

và duy trì sự phát triển của các HST

+ Thứ ba, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.

Các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rờivới các giá trị môi trường của HST tại nơi diễn ra hoạt động DLST Sự xuống

Trang 19

cấp hay sự thay đổi tập quán sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồngđịa phương sẽ làm thay đổi HST đó Hậu quả của quá trình này sẽ tác độngtrực tiếp đến DLST Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộngđồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động củaDLST.

+ Thứ tư, tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Một phần lợi nhuận từ hoạt động DLST sẽ dành để đóng góp nhằm cảithiện môi trường sống của cộng đồng địa phương DLST luôn hướng tới việchuy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhiệm vaitrò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ ngủ cho khách, cung ứng các nhu cầu vềthực phẩm, hàng lưu niệm cho khách qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thunhập cho cộng đồng địa phương Cuộc sống của người dân ít phụ thuộc hơnvào việc khai thác tự nhiên đồng thời họ sẽ thấy được lợi ích của việc bảo vệcác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST Vì vậy, sức ép của cộngđồng địa phương với môi trường sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương

sẽ là những người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tựnhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn ra hoạt động DLST

2.1.4 Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái trong phát triển KT-XH

2.1.4.1 Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững

DLST là hình thức DL có trách nhiệm, thân thiện với môi trường tựnhiên Du khách khi tham gia DLST sẽ được giáo dục về ý thức bảo vệ môitrường và vai trò quan trọng của môi trường sinh thái với sự tồn tại và pháttriển cho thế hệ tương lai

Những nhà tổ chức hoạt động DLST, cơ quan quản lý, khai thác và bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ giáo dục cộng đồng, địa phương nhận thức vềmôi trường sinh thái và họ là những người có kiến thức về môi trường và bảo

Trang 20

vệ tài nguyên thiên nhiên Khi người dân địa phương nắm rõ được nguyên tắc

và lợi ích từ DLST họ sẽ là những người trực tiếp bảo vệ tài nguyên môitrường và là những người truyền sự cảm thụ này đến cho du khách

DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng các nguồn tài nguyênmột cách bền vững bên cạnh đó còn tập trung giáo dục cho cộng đồng ý thức

về HST và môi trường… Như vậy, DLST là một trong những phương tiện đểbảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển DL bền vững vì vừa đáp ứng đượcnhu cầu của thế hệ hiện tại là giải pháp việc làm tăng thu nhập, vừa bảo đảm

an toàn cho môi trường, HST và sự phát triển bền vững của ngành DL cho thế

DLST còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá người dân, trình độ dântrí được nâng lên do người dân được tiếp xúc với du khách giao lưu, trao đổi,học hỏi văn hoá Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương đượcnâng lên nhờ đó có điều kiện đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống, cơ sở hạtầng như: điện, đường, trường học, cơ sở y tế, nhà văn hoá, chợ búa phát triển

để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách Giao thông đi lại sẽ thuận tiệnhơn, trẻ em được cắp sách đến trường, người bệnh có thuốc, chất lượng sứckhoẻ được nâng cao

Trang 21

Như vậy, có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để góp phần xoáđói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương.

2.1.4.3 Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Các khu vực có tiềm năng DLST chủ yếu là những vùng sâu, vùng xa,nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế sảnxuất tự cung, tự cấp hoặc sản xuất hàng hoá nhỏ DLST là cơ hội để phát triểnkinh tế địa phương

Các ngành dịch vụ sẽ phát triển như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch , sản phẩm của địa phương như:các loại nông sản, sản phẩm đặc sản sẽ được tiêu thụ nhiều hơn do nhu cầutiêu thụ và mua quà của khách DL Chính điều này đã góp phần quảng bá sảnphẩm của địa phương đến muôn phương

DLST phát triển sẽ góp phần khôi phục lại các làng nghề truyền thốnglàm đa dạng các hoạt động DLST vì đây chính là một trong những tài nguyênnhân văn mang đậm bản sắc của địa phương

Tóm lại, DLST vừa góp phần mang lại cho lợi ích kinh tế, nâng cao thunhập, cho nhân dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá và xãhội của địa phương

2.1.4.4 Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

DLST và văn hoá là mối quan hệ có tính tất yếu khách quan Phát triểnDLST luôn gắn liền với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.Các giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương là đối tượng khai thác của DLST,

là yếu tố thu hút và hấp dẫn du khách DLST vừa là một hoạt động kinhdoanh DL, vừa là một hoạt động văn hoá DLST tuyên truyền, giáo dục khôngnhững cho những nhà kinh doanh DL, người dân địa phương, mà cả du khách

Trang 22

hay nói chung là cả cộng đồng, phải biết giữ gìn những nét văn hoá DL,không được làm thay đổi các giá trị văn hoá địa phương.

Tóm lại, DLST vừa góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, nâng cao thunhập cho nhân dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và xãhội của địa phương DLST là phương thức tốt để khai thác có hiệu quả nguồntài nguyên của địa phương, giúp người dân địa phương chủ động làm kinh tếtrên chính quê hương mình và giữ gìn được bản sắc văn hóa địa phương mình

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái

2.1.5.1 Nhận thức của xã hội:

- Về mặt kinh tế: Ngày nay rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã coi DL

trong đó có DLST là một trong những ngành kinh tế quan trọng mang lạinguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia và đã có nhiều sự quan tâm đầu tư cóchiến lược để đưa DL phát triển trở thành ngành ngày càng có vị trí quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó

DLST mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương góp phần nângcao dân trí, tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội của địaphương đó nói riêng và quốc gia nói chung

- Về mặt xã hội: DL (trong đó có DLST) góp phần tăng cường trao đổi,

giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới, làm tăng cường sự hiểu biếtlẫn nhau về nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội

Để DLST phát triển theo đúng hướng nguyên tắc của nó thì cần có sựsuy nghĩ và hoạt động không chỉ riêng những người làm kinh doanh DL, cộngđồng địa phương nơi diễn ra hoạt động DLST mà cả du khách hay nói chung

là toàn xã hội Khi xã hội có nhận thức tốt thấy rõ được tác dụng của nó thìmọi người sẽ đồng tâm đóng góp sức lực, tài chính, kiến thức để thúc đẩy nóphát triển Ngược lại, nếu chưa nhìn nhận được hết giá trị của nó thì mọingười sẽ không ủng hộ, thậm chí gây khó khăn cho quá trình phát triển DLST

Trang 23

vì cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, nguyên thuỷ, những văn hoábản địa đó là những tài nguyên quý giá nhưng không phải ai cũng hiểu được

đó, không phải ai cũng tìm hiểu khám phá nó

2.1.5.2 Tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng

Tài nguyên của DLST gồm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhânvăn Hai yếu tố này gắn kết lại với nhau tạo nên sự hấp dẫn của DLST

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, vùng rừng núi

có phong cảnh đẹp, các hang động, bờ biển, các di tích lịch sử, di tích vănhoá, các vùng có khí hậu đặc biệt như các điểm nước khoáng, suối nước nóng,các HST độc đáo như: HST rừng, HST biển, HST hồ, HST vùng cát ven biển,các VQG, các Khu bảo tồn Tài nguyên nhân văn đó là các nét văn hoá đặctrưng của vùng, miền, địa phương như: các lễ hội, điệu hò, điệu múa, đời sốngsinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương Môi trường tài nguyên thiênnhiên càng phong phú, đa dạng, nền văn hoá càng độc đáo thì càng thu hútđược nhiều du khách đến tham quan

Tài nguyên DL là yếu tố cơ bản tạo ra sức ép của DLST, góp phần làm

đa dạng các loại hình DL Với mỗi loại tài nguyên có thể tổ chức loại hình DLriêng, để đáp ứng các nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách

Một quốc gia, một khu vực chỉ thu hút được sự quan tâm của du kháchkhi ở đó có nguồn tài nguyên DL phong phú Vì vậy, việc bảo tồn và pháttriển tài nguyên DLST có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tài nguyên DL là tiền

đề cho sự phát triển DLST, là yếu tố tạo nên sự đa dạng của DLST

2.1.5.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động DLST là toàn bộ cácphương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện các dịch vụ nhằmđáp ứng nhu cầu của du khách Đó là hệ thống các cơ sở lưu trú, nhà ăn, khuvui chơi giải trí, khu bảo tàng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điệnnước

Trang 24

Mặc dù, DLST là loại hình DL dựa vào thiên nhiên, du khách khi thamgia DLST muốn hoà mình vào với thiên nhiên nhưng du khách vẫn có nhữngđòi hỏi thiết yếu của một con người cần được đáp ứng khi đi DL như: ăn, ở, đilại, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, vui chơi, giải trí Một khu DL có cơ sở

hạ tầng kỹ thuật có chất lượng tốt tạo cho du khách cảm giác thoải mái sẽ thuhút du khách

2.1.5.4 Hoạt động xúc tiến quảng cáo

Cũng như ngành khác, DLST rất cần có các hoạt động xúc tiến quảngcáo để giới thiệu đầy đủ các thông tin về sự đa dạng sinh học, các điểm danhlam thắng cảnh, các loại hình DL, nét hấp dẫn của văn hoá bản địa cho dukhách kích thích sự tò mò muốn tham quan của du khách Nhu cầu đi DL,nhất là DLST ngày càng tăng nhưng những thông tin về điểm DL có cảnhquan thiên nhiên độc đáo, môi trường trong lành thì vẫn còn hạn chế

Hiện nay, có rất nhiều các hình thức tuyên truyền quảng cáo như: tờrơi, gửi thư trực tiếp, phương tiện truyền thông, báo chí, sách, panô, ápphích Nhưng một trong những biện pháp tốt nhất đó là làm tốt công táctuyên truyền quảng cáo ngay tại địa điểm diễn ra DL Công việc này rất cần

có những hướng dẫn viên DL chuyên trách, có kinh nghiệm, làm tốt công táctuyên truyền, quảng cáo sẽ góp phần không nhỏ làm tăng lượng du kháchtham quan và sự trở lại của du khách

2.1.5.5 Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái

Trong DLST, dân cư địa phương và lao động có ảnh hưởng rất lớn vàquan trọng đến hoạt động kinh doanh và chất lượng môi trường sinh thái, hệđộng thực vật

HST môi trường tự nhiên rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông ,trình độ dân trí thấp Đặc biệt khi các đơn vị điều hành DL, các khách sạn vàchính quyền địa phương khi tiến hành DLST mà không chú ý đến khả năngquản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như sự đóng góp của cư dân bản địa thì

Trang 25

hoạt động kinh doanh DL này sẽ nhanh chóng bị thoái trào do không bảo vệđược cảnh quan thiên nhiên, môi trường.

Chất lượng lao động trong DLST cũng rất quan trọng đó là yếu tố tạonên sự thành công hay thất bại cho một điểm DLST Người lao động tronglĩnh vực DLST ngoài những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về DL, họ còncần phải có những kiễn thức về môi trường, HST, hệ động thực vật… tại khuvực mà họ làm việc để giảng giải, thuyết minh cho du khách

Như vậy, vai trò của dân cư và lao động trong lĩnh vực DLST là rấtquan trọng, cần phải có những chính sách thích hợp để huy động sự tham giacủa cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST và phát triển nguồn nhân lực

để phát triển DLST theo đúng định hướng

2.1.5.6 Cơ chế, chính sách

Việc xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ khuyếnkhích việc khai thác các tiềm năng DLST đặc biệt là ở các VQG, Khu bảo tồnthiên nhiên… Nhưng trên thực tế, nhiều vùng, quốc gia, lãnh thổ có tiềm nănglớn để phát triển DLST nhưng do sự nhìn nhận chưa sâu sắc của các cấp lãnhđạo, nhà hoạch định chính sách và đầu tư đã không có những cơ chế, chínhsách phù hợp để quy hoạch đầu tư, phát triển DL gây lãng phí nguồn tàinguyên hoặc có thể bị tàn phá do không có ai quản lý các nguồn tài nguyênđó

Để DLST phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là mộtvấn đề cần được quan tâm Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạchđịnh chính sách, các cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sáchphù hợp để phát triển DLST chỉ phát triển khi nó có được một cơ chế chínhsách hợp lý và luật pháp đồng bộ Đó là nghiên cứu quy hoạch, đầu tư vàkhuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiến quảng bá, cơ chế phối hợp và phân chiamột cách hài hòa lợi ích giữa người dân địa phương với các cơ quan lý, các

Trang 26

công ty lữ hành Cơ chế mà qua đó hoạt động DLST tạo điều kiện cho ngườidân địa phương bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ trương, chính sách của Chính phủ thuận lợi làm cho DLST pháttriển tạo ra việc làm cho dân cư địa phương, tăng thu nhập nâng cao đời sốngcho cư dân địa phương từ đó làm giảm dần áp lực tới HST như: hoạt độngchặt cây, phá rừng và săn bắn của người dân địa phương Một cơ chế, chínhsách đúng là cơ chế, chính sách vừa khuyến khích DLST phát triển một cáchbền vững vừa bảo đảm cuộc sống của cư dân địa phương

Trung Quốc là một trong những nước nổi tiếng trên thế giới với cácđiểm DL cảnh quan, các phong tục tập quán dân tộc đa dạng, phong phú vànhiều màu sắc

DLST ở Trung Quốc cũng rất phát triển với các thị trấn đẹp như tranh

vẽ về phía tây bắc Vân Nam, Đại lý, Lệ Giang và Trung Điện DLST tới cácvùng nông thôn ngày càng được quan tâm, họ cho rằng trong dài hạn DLST

sẽ kích thích nền kinh tế nông thôn, giúp cộng đồng phát triển bền vững Họđặc biệt quan tâm đến duy trì văn hóa dân tộc như: xây dựng các nhà truyềnthống, mặc áo truyền thống trong những ngày lễ tết để thu hút đông đảo hơnlượng khách du lịch Chính phủ Trung Quốc cũng đã có những hỗ trợ tàichính cho việc phát triển DLST như thành lập vườn thực vật hoang dã, côngviên và panda một trung tâm khổng lồ ở phía Tây Bắc dãy núi Tần Lĩnh đểbảo vệ đa dạng sinh học của khu vực

Trang 27

có sự tham gia của người dân địa phương thì DLST sẽ gặp khó khăn.

Ở Thái Lan một số chương trình DLST do những người ngoài địaphương khởi xướng, xây dựng đã không thành công trong công tác bảo tồn doquy hoạch không thích hợp và sự tham gia của người dân địa phương khôngđược chú trọng Hiến pháp của Thái Lan cũng công nhận sự tham gia củangười dân địa phương vào việc bảo tồn thiên nhiên và trực tiếp khuyến khíchngười dân địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực củamình hơn là cho người ngoài tất cả lợi ích và lợi thế

Bên cạnh đó Thái Lan cũng đặc biệt chú trọng đến bảo vệ quyền lợi của

du khách Cơ quan DL Thái Lan đã thành lập Trung tâm thông tin DL vàTrung tâm trợ giúp DL Trung tâm trợ giúp DL phát hành những tài liệuhướng dẫn cho du khách cách giải quyết vấn đề rắc rối gặp phải, cách liên hệvới các tổ chức liên quan, số điện thoại dành cho du khách khi cần thiết.Trung tâm cũng luôn kiểm soát sự an toàn và trang thiết bị tại các điểm DL

2.2.1.3 Malaysia

Malaysia là quốc gia nằm giữa khu vực Đông Nam Á, là đất nước kìdiệu với các điểm DL độc đáo như: nhà thờ Hồi Giáo quốc gia, nhà NghịViện, ga xe lửa, tượng đài Quốc gia,… DL Malaysia rất phát triển và cónhứng đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân Năm 2007 Malaysa đã thu hútgần 17 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, chiếm 33% tổng sản phẩm quốcnội Chính phủ và các doanh nghiệp cũng đã có nhiều quan tâm để hoạt động

DL phát triển như: chịu trách nhiệm quảng bá thông qua mở văn phòng xúc

Trang 28

tiến DL ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo trên các đài truyền hìnhquốc tế lớn, hàng năm đứng ra mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công ty

DL đến thăm để viết bài và kết nối với các Công ty trong nước

Là một quốc gia có nhiều sông suối và ngọn núi cao nhất khu vực ĐôngNam Á, DLST Malaysia có nhiều tiềm năng để phát triển DLST cũng đượckhai thác tối đa Ở bang Ma-le-ka có resoft Afamosa rộng tới 520 héc ta hệthống khách sạn, biệt thự có thể đáp ứng cùng một lúc tới vài nghìn khách lưutrú Afamosa có nhiều khu vui chơi, giải trí với các trò chơi địa phương cũngnhư quốc tế vô cùng hấp dẫn Đặc biệt du khách có thể đi ô tô xem sư tử, hổthả tự do Được xem chim, khỉ, hay nhiều loài vật khác biểu diễn những tiếtmục vô cùng độc đáo làm cho khách DL khó tính nhất cũng phải thán phục.Ngoài ra DL biển, DL văn hóa cũng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu cho cácloại khách Với người dân, họ ý thức được rằng du khách nước ngoài khôngchỉ mang lại nguồn thu cho đất nước mà còn mang lại việc làm không vất vả

mà thu nhập tương đối cao

Nhờ sự phối hợp tốt giữa Chính phủ, doanh nghiệp và sự nhận thứcđúng của người dân về DL nên DL Malaysia đã trở thành hiện tượng thần kỳcủa DL châu Á vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ hai quốc gia có rất nhiều côngtrình văn hóa nổi tiếng thế giới

2.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

2.2.2.1 Các loại hình du lịch sinh thái chủ yếu ở Việt Nam

Ở Việt Nam loại hình DLST cũng rất đa dạng bao gồm các loại hìnhchủ yếu sau:

+ Dã ngoại: Đây là loại hình khá phổ biến ở Việt Nam, chủ yếu là

tham quan thắng cảnh Với cảnh vật tự nhiên hoang sơ và chính trị ổn địnhViệt Nam rất hấp dẫn đối với những khách quốc tế chán ngán với cảnh sống

đô thị ồn ào và tấp nập

Trang 29

+ Leo núi: Là loại hình mới ở nước ta, với hình thức DL là đi bộ leo

núi, chinh phục các đỉnh núi cao như: Fansipan, Bidoup, Bạch Mã,… Nhiềucông ty lữ hành đã tổ chức các tour DL leo núi thu hút được nhiều khách DL,đặc biệt là khách DL nước ngoài như các tour DL leo núi ở Hoàng Liên Sơn,Sapa, Hòa Bình, Liang Bang và ở các vùng núi ở Tây Nguyên

+ Đi bộ trong rừng: Đi bộ trong rừng thường được kết hợp với thăm

quan các cảnh quan tự nhiên ở các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên và được

tổ chức thành từng đoàn với cả mục đích tham quan và nghiên cứu nhưngkhông sâu sắc Loại hình này thu hút đông khách DL Mỹ, Úc Các điểm DLthường được du khách tham quan là: Sapa, Hòa Bình, Playcu, Buôn MêThuột, VQG Cúc Phương, Cát Bà

+ Tham quan miệt vườn: Là một loại hình DLST còn tương đối mới

nhưng đã thu hút được nhiều khách DL trong và ngoài nước Miệt vườn làmột dạng đặc biệt của HST nông nghiệp, đó là các khu chuyên canh trồng cây

ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… Loại hình này phát triển rất mạnh ở đồng bằngsông Cửu Long với các hình thức như:

- Đi thuyền trên kênh rạch nghe đàn ca tài tử, ngắm các vườn cây,thưởng thức các món ăn Nam Bộ, thăm chợ trên sông

- Đi thuyền trên kênh rạch sau đó đổ bộ lên vườn, thăm vườn ngắmcảnh và ăn trái cây tuỳ thích (miễn phí)

- Nghỉ đêm ở các vườn với thời gian dài để cùng chung sống và sinhhoạt với cư dân miệt vườn

+ Quan sát chim: Hình thức này chưa phát triển nhiều ở Việt Nam,

thường diễn ra ở các sân chim, các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên Các sânchim ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long có số lượng chim rấtlớn, thành phần loài phong phú với nhiều loại đặc hữu, quý hiếm, là nơi thuhút nhiều khách tham quan, nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu nhưng

nó mới đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển

Trang 30

+ Thăm bản làng dân tộc: Các bản làng dân tộc có nhiều nét độc đáo

thu hút số lượng đông khách DL trong nước và quốc tế đó là những tập tụcsinh hoạt, sản xuất, hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, các sản phẩm thủ côngtruyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các món ăn dân gianđặc sắc… Việc thăm các bản làng dân tộc trong các VQG, Khu bảo tồn thiênnhiên thường được kết hợp tổ chức trong các tour DL mang sắc thái DLST ởViệt Nam

+ Du thuyền: Với đặc điểm hệ thống sông ngòi dày đặc và bờ biển kéo

dài là điều kiện thuận lợi cho loại hình DL tham quan thắng cảnh bằngthuyền Loại hình DL này đang phát triển mạnh và thu hút nhiều du kháchnhư: DL trên sông nước Cửu Long, du ngoạn trên sông Hồng, đặc biệt là DLthăm thú ở vùng sông nước miền Tây

+ Mạo hiểm: Với đặc điểm có nhiều núi cao, vực sâu và hang động loại

hình này đang hấp dẫn, lôi cuốn nhất là đối với các bạn trẻ Việc kết hợp giữatour DL tới các danh lam thắng cảnh với tour DL mạo hiểm tại một nơi gầncác địa danh đó sẽ tạo nên một bước đột phá, tạo cho du khách một chuyến

DL không thể nào quên Một số hình thức du lịch mạo hiểm là: du lịch lặnbiển, du lịch xuyên Việt bằng xe Zeep và mô tô vượt qua các địa hình hiểmtrở của đồi núi Việt Nam

+ Săn bắn, câu cá: Các hoạt động săn bắn thường được thực hiện tại các

khu vực khoanh vùng dành riêng cho các hoạt động này, đối tượng khách thamgia chủ yếu là những người trung tuổi trong nước và quốc tế Trong những nămgần đây, các địa điểm phục vụ hoạt động này rất phát triển và thu hút số lượngđông đảo khách DL Đặc biệt loại hình này có những luật lệ, quy định rất chặt chẽ

2.2.2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Với những đặc điểm cơ bản về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, lãnh thổ

và sự đa dạng về các điều kiện địa lý Việt Nam có tiềm năng rất đa dạng vàphong phú để phát triển DLST

Trang 31

Theo thống kê của Viện khoa học nông nghiệp hiện có khoảng500.000ha rừng khộp với HST độc đáo là HST rừng khộp ở Tây Nguyên nằm

ở huyện Easup – Đắc Lắc có diện tích khoảng 357.000ha với những cánhrừng thông xanh, rừng bằng lăng ven sông suối, rừng tre nứa, rừng le, các hồnước tự nhiên, các dòng sông, thác nước và nhiều loài động vật quý hiếmnhư: bò tót, trâu rừng, bò xám, hươu cà tông, hươu vàng, hổ, voọc ngũ sắc,voọc bác, rái cá…

HST núi cao điển hình ở Việt Nam là HST núi cao Fanxipan trên dãyHoàng Liên Sơn, với đỉnh cao nhất là Fanxipan 3.143m Đây là nơi sinh sốngcủa nhiều hệ thực vật nhiệt đới cổ xưa như: dương xỉ mộc, kim giao, hoàngđan, đinh tùng, mộc lan, gấm,…

Với đường bờ biển kéo dài trên 3.200km, Việt Nam có HST biển đảo

và HST vùng cát ven biển rất đa dạng Theo số liệu thống kê, Việt Nam cókhoảng 2.779 đảo lớn nhỏ với sự đa dạng sinh học cao khoảng 997 loài thựcvật, 194 loài chim, 73 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư HST vùng cát ven biểnphân bố từ Nam Thanh Hóa đến Vũng Tàu với diện tích khoảng 60 vạn ha,với các loài cỏ dại như: long chông, cỏ gà,cỏ gấu, cỏ gừng, muống biển,sương rồng, dứa dại…

Bên cạnh các HST vùng cát ven biển là HST đất ngập nước với nhữngnét đặc trưng riêng theo lãnh thổ Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với sự

đa dạng của hệ thống sông ngòi, kênh rạch, những cánh đồng lúa bát ngát,rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm, các bãi triều, các đầm nuôi thủy sản.Miền Trung với đặc trưng là các đầm phá ven biển và các hồ nước nhân tạo.Miền Bắc là các hồ cùng các bãi triều rộng lớn, những cánh rừng ngập mặntrải dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình Mỗi vùng lãnh thổ mang những HSTđặc trưng tạo nên những tiềm nămg đặc thù cho phát triển DLST

Ở Việt Nam có nhiều cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long với cảnhquan núi đá vôi ngập nước có phạm vi không gian rộng lớn hơn 1500km2, với

Trang 32

nhiều hang động và các di tích tự nhiên như: hòn Phụ Tử, hang Từ Thức, núiVọng Phu, thác Giải Oan, hồ Ba Bể,… Các sân chim cũng là một trongnhững tiềm năng phát triển DLST ở Việt Nam Hiện nay, có nhiều sân chimlớn như: sân chim Bạc Liêu, sân chim vùng đất Mũi và Bãi Bồ ( Ngọc Hiển –

Cà Mau), sân chim Hồ Kẻ Gỗ, VQG Xuân Thủy,…

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa lâu đời và phong phú với 54 dântộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng tạo sự đadạng về tài nguyên du lịch nhân văn

Với tiềm năng DL đa dạng và phong phú, DLST Việt Nam phát triểnkhá mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của cả khách trong nước và quốc tế

Nhiều khu DLST đã đặt ra những tiêu chuẩn, tiêu chí hướng tới bảo vệmôi trường, phát triển bền vững như tại Cát Bà, đầu năm 2004 đã thử nghiệmthực hiện chương trình cấp chứng chỉ môi trường sinh thái cho các khách sạn,đây cũng là một biện pháp hữu hiệu giảm tác động tiêu cực tới môi trườngcủa hoạt động du lịch tại khu du lịch quốc gia nổi tiếng này

Tuy nhiên thực tế phát triển cho thấy, một bộ phận không nhỏ các “khu du lịch sinh thái ” theo trào lưu phát triển, không đáp ứng đầy đủ các tiêuchí của một khu DLST nhưng vẫn núp dưới bóng của loại hình này để hoạtđộng kinh doanh, đánh lừa du khách thiếu thông tin, kiến thức… Điều khôngmong muốn và rất nguy hiểm là số lượng mô hình “khu du lịch sinh thái” kiểunày lại đang phát triển mạnh, vượt trội so với loại hình DLST đích thực, đúngnghĩa của nó

Trong những năm qua,Việt Nam đã có một số quy định chung về cáckhu, điểm DL được quy định tại luật DL, nghị định hướng dẫn thi hành luật

DL, luật đầu tư, một số nghiên cứu khoa học có liên quan như tiêu chí xâydựng các khu DL, tiêu chí xây dựng các đô thị DL, tiêu chuẩn quy hoạchngành… Tuy nhiên chưa có quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể nào cho xâydựng, thiết lập khu DLST, chưa có những phân biệt rõ các loại hình khu

Trang 33

DLST Vì vậy, trong thời gian tới chính phủ Việt Nam cần phải có nhữngquy định chặt chẽ ,rõ ràng để DLST Việt Nam phát triển một cách bền vững

và ngày càng thu hút đông đảo khách DL

2.2.2.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát

triển du lịch nói chung và du lịch sinh thía nói riêng

Ở Việt Nam, DL ( trong đó có DLST) đã được coi là một ngành kinh tếquan trọng, có ý nghĩa to lớn không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả xãhội Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trong việc pháttriển DL nói chung và DLST nói riêng

Ngày 27/6/1978 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn Nghị quyết

262 NQQHK 6 về việc thành lập Tổng cục Du lịch Lúc đó, cơ sở vật chất kĩthuật còn hạn chế, Tổng cục DL trực tiếp quản lý trên 30 công ty DL trong cảnước với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, biệt thự và phát triển cho đến năm 1990

Ngày 22/6/1993 Chính phủ ra Nghị quyết 45 CP về đổi mới công tác vàphát triển DL đã giúp cho hoạt động DL của cả nước có những chuyển biến rõrệt Theo báo cáo tại hội nghị tổng kết năm 1997 của ngành DL, tính đến ngày30/7/1997 Việt Nam đã đón 1,7 triệu khách quốc tế

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng trong phần

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 2001 – 2010” đã nêu rõ: “Pháttriển DL thật sự đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên,sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử đáp ứng nhu cầu DL trong nước vàphát triển nhanh DL quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển DL của khu vực Xâydựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu DL trọng điểm, đẩymạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động DL

Đặc biệt để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước trên cáclĩnh vực kinh tế - xã hội trong “Định hướng chiến lược phát triển bền vững”(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), DL là một ngành kinh tế rất được

Trang 34

quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển DLST vừa là cơ sở vừa là động lựccho sự phát triển bền vững Ngoài ra Chính phủ cũng đã đồng ý việc tổ chứcxây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST đến năm 2020.

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

- Trong tác phẩm “DLST những vấn đề về lý luận và thực tiễn”, 2003,tác giả Phạm Trung Lương đã nêu lên những lý luận cơ bản về DLST vànhững thực tiễn chung về DLST song chưa có những áp dụng cụ thể vớinhững địa phương cụ thể

- Trong luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

“Nghiên cứu phát triển DLST tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình”, 2008 củaTrần Thị Tuyết đã nêu lên được những tiềm năng, thực trạng, các yếu tố ảnhhưởng, định hướng và giải pháp cho phát triển DLST của một địa phương cụthể nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể cho phát triển DLST ở một VQG củamột địa phương cụ thể

- Trong luận văn tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội “Phát triểnDLST của xí nghiệp phát triển nông nghiệp sinh thái và dịch vụ du lịch thuộccông ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội”, 2007 của Lưu PhươngThúy đã nêu lên được thực trạng, định hướng và giải pháp cho hoạt độngDLST tại một xí nghiệp chưa có những nghiên cứu áp dụng với một VQG

Trang 35

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Xuân Thủy

* Quá trình hình thành Vườn quốc gia Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh NamĐịnh, gồm Bãi trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (Cồn Mờ) Phía Đông -Bắc giáp sông Hồng; phía Tây - Bắc giáp các xã: Giao Thiện, Giao An, GiaoLạc, Giao Xuân và Giao Hải; phía Đông - Nam và Tây - Nam giáp biển Đông.Tọa độ địa lý từ 20010’ đến 20010’ Vĩ độ bắc, từ 106020’ đến 106032’ Kinh độđông Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của HST đấtngập nước điển hình ở miền Bắc Việt Nam Với diện tích vùng bảo tồn rộng7.100ha và vùng đệm rộng 8.000ha

Tháng 1/1989, UNESCO đã công nhận vùng đất này là thành viên côngước Quốc tế RAMSAR ( Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầmquan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước) Đây

là điểm RAMSAR đầu tiên của Đông Nam Á và Việt Nam

Năm 1995, Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ Lâm nghiệp (nay là BộNông nghiệp và phát triển nông thôn) phê duyệt luận chứng kinh tế - kĩ thuậttại Quyết định số 26 – LN/KH ngày 19/1/1995 Từ đó, Ban quản lý Khu bảotồn đã cùng với địa phương nỗ lực quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường ởkhu vực

Nhưng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy chưa đượcđầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu dự án: cơ sở vật chất nhỏ bé và

bị xuống cấp, năng lực của đội ngũ cán bộ hạn chế, trong khi hoạt động xâmhại tài nguyên môi trường của cộng đồng vào vùng lõi của Khu bảo tồn diễn

ra rất phức tạp Để thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện tốt công ướcquốc tế Ngày 02/01/2003 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số

Trang 36

01/2003/QĐ – TTg chuẩn y việc “Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngậpnước Xuân Thủy thành VQG Xuân Thủy’’.

Đến cuối năm 2003, khu hành chính của VQG Xuân Thủy đã được xâydựng ở gần chân đê Ngự Hàn Với vị trí này sẽ giúp cho Ban quản lý VQGthực hiện các dịch vụ dễ dàng và chu đáo hơn, đầu tư xây dựng cơ bản giảmhơn nhiều so với khi thi công khu Trung tâm ở cuối đường trục I Cồn Ngạn

Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận VQG Xuân Thủy trởthành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnhđồng bằng châu thổ sông Hồng

* Mục tiêu và chức năng của Vườn quốc gia Xuân Thủy

- Bảo vệ sinh cảnh, diễn biến địa lý sinh học ở vùng cửa Ba Lạt và venbiển Đông

- Phòng hộ ven biển vùng cửa sông Hồng và là hiện trường nghiên cứukhoa học trong nước và quốc tế

- Phát huy hiệu quả văn hóa giáo dục và du lịch sinh thái

- Góp phần tích cực vào chương trình phát triển kinh tế xã hội củahuyện Giao Thủy và của cả tỉnh Nam Định

* Đặc điểm đất đai, thủy văn, khí hậu

- Đất đai ở VQG được hình thành từ nguồn phù sa sông Hồng bồi đắpvới 2 loại hình chủ yếu là bùn phù sa và cát lắng đọng đã tạo ra những loại đấtchủ yếu sau: đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ; đất thịt trung bình; đất nặng từ thịtnặng đến đất sét

- Thủy triều ở VQG Xuân Thủy thuộc chế độ “Nhật triều’’ với chu kìkhoảng 25 giờ, biên độ trung bình 150-180cm, lượng nước bình quân là114.109m3/năm và dòng bùn cát là 115 triệu tấn/năm; độ mặn nước biển củakhu vực phụ thuộc vào pha của thủy văn và chế độ lũ của sông Hồng, mùađông từ 28-30‰, mùa hè từ 20-27 ‰

Trang 37

- VQG Xuân Thủy là vùng khí hậu nhiệt đới nhiệt gió mùa Mùa đông

từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đầu mùa đông không khí lạnh khô, cuối mùađông không khí lạnh ẩm Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩmthường xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới Lượng mưa trung bình1.175mm/năm, độ ẩm không khí từ 70-90 %

3.1.2 Bộ máy tổ chức Vườn Quốc gia Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, cótài khoản và con dấu riêng, chịu sự quản lý trực tiếp của sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Vườn quốc gia Xuân Thủy

* Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc có chức năng và nhiệm

vụ tổ chức, lãnh đạo, điều hành mọi công việc của Ban quản lý, lập kế hoạch

và chỉ đạo việc thực hiện các chương trình kế hoạch được đề xuất trong dự án

* Phòng quản lý và bảo vệ: Có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và

triển khai các chương trình phục hồi rừng, phối hợp với chính quyền địa

Ban quản lý VQG Xuân Thủy

Phòng quản lý Phòng khoa học Phòng tổng hợp Trung tâm DLST

và bảo vệ kĩ thuật

Trạm bảo Đội cơ Khoa học- Kế hoạch Tài vụ Tổ chức Hành chính Trung tâm

Vệ động kĩ thuật DLST

Trang 38

phương để tiến hành công tác giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, theo dõigiám sát công tác xây dựng cơ bản và được quyền thu giữ tạm thời những vụ

vi phạm trên địa bàn quản lý của Vườn để báo cáo với các cấp có thẩm quyềnkết hợp cùng giải quyết

* Phòng tổng hợp: Có chức năng và nhiệm vụ tham mưu về tổ chức cán bộ,

hành chính quản trị, thi đua khen thưởng, công tác văn phòng; đề xuất và xâydựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch đầu tư, quản lý vốn, thu chi của cơ quan,quản lý tài sản vật tư và trang thiết bị

* Phòng khoa học và kĩ thuật: Có chức năng và nhiệm vụ quản lý, giám sát,

chỉ đạo về mặt kĩ thuật trong các chương trình, dự án phát triển phục hồi rừng,điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, tuyên truyền giáo dục và hợptác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứukhoa học tại VQG

* Trung tâm du lịch sinh thái: Là đơn vị trực thuộc của VQG hoạt động

theo đơn vị sự nghiệp có thu, có bộ máy, trụ sở và con dấu riêng để hoạtđộng Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm là tổ chức các dịch vụ DLST,giám sát các tác động về môi trường do DLST đem lại; phối hợp với các cơquan du lịch tìm đối tác đầu tư, liên doanh liên kết phát triển DLST trongVQG X uân Thủy

3.1.3 Tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia.

* Tài nguyên thiên nhiên.

VQG Xuân Thủy có hệ thực vật khá phong phú, đa dạng Theo kết quảđiều tra sơ bộ cho thấy ở đây có trên 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong

đó gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước hình thành nên hệthống rừng ngập mặn rộng trên 3.000ha và gần 100ha rừng phi lao chạy dọctrên các giồng cát ở đảo Cồn Lu Các loại hình rừng ngập mặn của VQGXuân Thủy gồm: rừng ngập mặn trồng thuần loại và hỗn giao là loại hìnhrừng ngập mặn tương đối phổ biến, phân bố từ khu vực giữa đến cuối Cồn

Trang 39

Ngạn và Cồn Lu có diện tích lên tới gần 2.000ha; rừng ngập mặn hỗn giao tựnhiên là loại hình rừng ngập mặn có tầm quan trọng đặc biệt đối với VQG,phân bố tập trung ở khu vực đầu Cồn Lu và Cồn Ngạn, có diện tích gần1.000ha và rừng ngập mặn trong các đầm tôm, đây là loại hình rừng ngậpmặn đặc biệt, tập trung ở đầu Cồn Ngạn và do ảnh hưởng của việc chặt phácây để làm đầm tôm của các chủ đầm tôm đã phá đi rất nhiều diện tích loạihình rừng này, diện tích chỉ còn khoảng gần 500ha Các loài thực vật chính

tiêu biểu cho HST rừng ngập mặn là: Cây trang (Kandelia candel), Sú

(Acgiceras lannata), Bần (Sonneratia caseolairis), Mắm (Avicennia marina),

Cóc kèn (Derris trifoliata) Rừng phi lao trên các giồng cát chạy dài theo

ven biển ở Cồn Lu và được xen kẽ với nhiều loại rừng tự nhiên khác như: tra,giá mủ, thiên lý đại và nhiều loại cây cỏ, cây làm thuốc có giá trị như: dứadại, sài hồ, sâm đất, củ gấu, Rừng ở đây đã góp phần cố định phù sa tạo nêncác cồn bãi mới, làm vườn ươm và cung cấp thức ăn cho các loài thủy sinhđồng thời đóng vai trò cân bằng sinh thái của khu vực HST rừng ở VQGXuân Thủy là những sinh cảnh đặc trưng cho kiểu rừng ngập mặn ở ven biểnBắc Bộ Việt Nam đó là HST cửa sông ven biển Chính điều này cũng đã taọ

ra một tiềm năng lớn cho phát triển DLST

Tại Xuân Thủy có các sinh cảnh chính là: sinh cảnh rừng ngập mặn,sinh cảnh rừng phi lao, sinh cảnh bãi bồi và đất ngập nước, sinh cảnh trảng cỏ

và sinh cảnh nhân tạo (mô hình nuôi trồng quảng canh các loài thủy hải sản).Trong đó tiêu biểu nhất của VQG Xuân Thủy là khu hệ chim VQG XuânThủy đã ghi nhận trên 220 loài chim, trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loàichim nước và có tới 9 loài nằm trong sách đỏ quốc tế là: Cò thìa (Platalea

minor), Rẽ mỏ thìa (Eurynorynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn

(Limodromus semipanmatus), Choắt đầu đốm (Tringa guttifer), Cò trắng

Trung Quốc (Egretta eulohotes), Te vàng (Grey-headed lapwing), Choắt lớn

mỏ vàng (Tringa guttifer), Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), Bồ nông

Trang 40

chân xám (Penecanus philippen sis) Số lượng cá thể chim đông đúc lên tới

30.000 - 40.000 cá thể, đặc biệt ở Việt Nam hiện nay chỉ có thể dễ dàng bắtgặp cò thìa và rẽ mỏ thìa ở VQG Xuân Thủy (có thời điểm số lượng cá thể Còthìa ở đây đã chiếm tới 26% số lượng hiện còn của thế giới) Hàng năm, cứđến dịp đông từ tháng 11,12 năm trước đến tháng 3,4 năm sau vào mùa chim

di cư hàng chục ngàn con chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi, trú đông, kiếmmồi tích lũy năng lượng cho cuộc hành trình dài từ Xibêri, Trung Quốc, TriềuTiên xuống Australia và theo hướng ngược lại

Tính đa dạng của VQG Xuân Thủy còn được nhân lên bởi sự tham giacuả các loài động vật thủy sinh với trên 500 loài, tiêu biểu là các loài thủy hảisản như: tôm, cá, cua biển, ngao Những mô hình nuôi trồng thủy hải sảnmang đậm tính nhân văn của khu vực, nó vừa mang lại lợi ích kinh tế chocộng đồng địa phương vừa là điểm tham quan thú vị đối với du khách

Về thú tại VQG Xuân Thủy có trên 10 loài thú, trong đó có 3 loài quý

hiếm là: Rái cá (Lutra lutra), Cá heo (Lipotes vixillifer), Cá đầu ông sự

(Neophocaeara phocaennoides) Bò sát và lưỡng cư có trên 30 loài, côn trùng

cũng rất phong phú tuy nhiên đến nay chưa có số liệu điều tra cụ thể

VQG Xuân Thủy là vùng đất ngập nước đa dạng và phong phú, sự kếthợp của chim trời với sinh cảnh rừng ngập mặn bao la giao hòa với biển đã vàđang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học cũng như du khách trongnước và quốc tế

* Tài nguyên du lịch nhân văn.

VQG Xuân Thủy là tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân đồngbằng châu thổ sông Hồng, đây là vùng đất mới với lịch sử của quá trình lấnbiển mở mang bờ cõi mang những sắc thái riêng đã tạo nên sự hấp dẫn đối với

du khách

Trải qua nhiều năm tháng, cộng đồng địa phương đã tạo nên nhữnglàng quê trù phú và xinh xắn ở của sông ven biển Các mô hình sinh thái nhân

Ngày đăng: 16/05/2016, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Năm 2009 Khác
2. Lưu Thị Thúy (2007). “ Phát triển du lịch sinh thái của xí nghiệp Phát triển nông nghiệp sinh thái và dịch vụ du lịch thuộc công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội ’’. LVTN, ĐHNN Hà Nội Khác
3. Nguyễn Sao Dần (2008). “ Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình ’’. LVTN, ĐHNN Hà Nội Khác
4. Nguyễn Văn Tuân (2004). “ Tiềm năng và một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái huyện Kiến Thụy – thành phố Hải Phòng ’’.LVTN, ĐHNN Hà Nội Khác
5. Pháp lệnh Du lịch (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Phạm Trung Lương (2002). “ Du lịch sinh thái những vấn đề lí luận và thực tiễn ’’. NXB Giáo dục Khác
7. Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Xuân Thủy.Tỉnh Nam Định Khác
8. Trần Thị Tuyết (2008). “ Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình ’’. Luận văn thạc sĩ kinh tế. ĐHNN, Hà Nội Khác
9. Trịnh Xuân Hồng (2006). “ Các giải pháp cơ bản để quản lý khai thác tài nguyên nhằm phát triển du lịch Ninh Bình ’’. Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐHNN, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w