1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các hộ dân chăn nuôi ở xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, các hoạt động về cho vay vốn của Ngân hàng đối với hộ dân chăn nuôi; -Khảo sát thực trạng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên đối với hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; -Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên đối với hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; -Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên đối với hộ dân chăn nuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp do tôi nỗ lực nghiên cứu trong quá trình thực tập vừa qua Các số liệu trong khóa luận là số liệu do tôi trực tiếp điều tra và thu thập Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của mình nếu có vấn đề gì xảy ra.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2010
SV thực hiện
Vũ Hồng Quyên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Th.S Lê Khắc Bộ, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn cùng toàn thể các thầy cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên đã nhiệt tình, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Qua đây, tôi cũng gửi đến gia đình, bạn bè, những người thân đã động viên tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Trang 3Vũ Hồng Quyên
TÓM TẮT
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập dần với nền kinh tế thế giới, chính
vì thế sẽ có rất nhiều cơ hội, nhưng cùng với đó là không ít khó khăn, thử thách trênmọi lĩnh vực Riêng với thị trường tài chính – một thị trường chịu ảnh hưởng rất lớn
từ quá trình hội nhập, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Namvới vai trò chủ lực, chủ đạo của mình, càng cần phải có những chuẩn bị cần thiết để
có thể vững vàng hội nhập Tuy nhiên, với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nôngnghiệp, nông thôn, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam luôn phải đối đầu với rấtnhiều rủi ro, không chỉ từ sự biến đổi của thị trường tài chính, thị trường giá cả, cácchính sách vĩ mô của Nhà nước mà còn cả những rủi ro từ thiên nhiên, như lũ lụt,hạn hán, mất mùa, dịch bệnh Do vậy, việc tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến các hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay vốn là rấtcần thiết, giúp Ngân hàng nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh Với xãLong Hưng, huyện Văn Giang là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu bằngnghề chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán nhỏ, lẻ thì vai trò của Ngân hàngNN&PTNT lại càng quan trọng hơn, cung cấp vốn vay cho các hộ nông dân phát
triển sản xuất Xuất phát từ những vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: ““Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hộ chăn nuôi xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”.
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm khảo sát được thực trạng hoạt động cho vaytại Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên, phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xãLong Hưng, huyện Văn Giang, từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một
Trang 4số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng đối vớicác hộ dân chăn nuôi ở xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Hướng tới những mục tiêu trên, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiêncứu như: phương pháp chọn điểm nghiên cứu là xã Long Hưng, với số mẫu điều tra
là 60 hộ, tập trung ở ba thôn là thôn Như Lân, Sở Đông và Lại Ốc; Phương pháp thuthập số liệu thứ cấp từ các nguồn có sẵn và số liệu sơ cấp từ điều tra, phỏng vấn hộnông dân; Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin; Phương pháp phân tích thôngtin bao gồm: Thống kê kinh tế, Phương pháp Kinh tế lượng; phân tích ma trậnSWOT và phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Trong phương pháp kinh tếlượng, tôi sử dụng mô hình Logistic để phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng cho vay của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang đối với các hộ dân chăn nuôi
xã Long Hưng, đây là phương pháp trọng tâm của nghiên cứu Kết quả mô hìnhLogistic cũng đã định lượng được sự ảnh hưởng của một số yếu tố, như Lượng vốnvay, Thời hạn vay, Quy mô hộ và phân tích được sự ảnh hưởng khác của một số yếu
tố khác như: Điều kiện đảm bảo tiền vay và Loại hộ Ngoài ra, chúng tôi cũng xâydựng một hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để phục vụ cho việc phân tích thông tin vàđưa ra đánh giá
Trên cơ sở thực tế khảo sát hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giangcho thấy, kết quả các hoạt động của Ngân hàng đều có xu hướng tăng lên khá ổnđịnh qua 3 năm 2007 – 2009 Đặc biệt hoạt động cho vay của Ngân hàng đạt kết quảkhá tốt, doanh số cho vay tăng bình quân 32,55%/năm, doanh số thu nợ cũng tăngbình quân 29,5% năm Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng rất thấp, năm 2009 chỉ chiếm0,11% tổng dư nợ Có thể thấy, hoạt động cho vay không chỉ tăng về số lượng, màcòn cả về chất lượng vốn vay Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bìnhquân của Ngân hàng là 28,96%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bìnhquân chỉ đạt 13,33%/năm Sự chênh lệch này có thể gây mất cân đối, ảnh hưởng đếnkhả năng thanh khoản của Ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy công tác huy độngvốn của Ngân hàng chưa thực sự đạt hiệu quả tốt
Trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng, tỷ trọng dư nợ của các hộ dân khá cao,luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ Riêng đối với xã Long Hưng, tuy dư nợ chăn nuôi
Trang 5của xã không cao lắm, chỉ chiếm khoảng 25% tổng dư nợ cho vay hộ nông dân của
xã, (năm 2009 chiếm 26,99%), nhưng số hộ dân vay vốn để phát triển chăn nuôi lạichiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 49,91% tổng số hộ năm 2007, và 50,71% năm 2009,
và có tốc độ tăng bình quân 5,54%/năm Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay vốncủa Ngân hàng cũng đã góp một phần lớn vào phát triển chăn nuôi trên địa bàn xãLong Hưng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng
Có các yếu tố từ bên trong Ngân hàng như: Khả năng huy động vốn, công tác tổchức, giao dịch với khách hàng, chất lượng công tác thẩm định, trình độ lao độngcủa cán bộ, nhân viên Ngân hàng, công nghệ ứng dụng, lợi thế so sánh Trong đó,yếu tố Khả năng huy động vốn, công tác tổ chức, giao dịch với khách hàng là ảnhhưởng lớn nhất đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đối với các hộ dân chănnuôi xã Long Hưng Ngoài ra, hoạt động này còn chịu tác động của một số yếu tốbên ngoài như: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước, tác động của nền kinh tế nôngnghiệp, các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố thuộc về khách hàng
Trên cơ sở thực trạng đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao chấtlượng hoạt động cho vay của Ngân hàng với hộ dân, đặc biệt là các hộ dân chănnuôi xã Long Hưng, bao gồm: Tăng cường huy động vốn để phục vụ cho vay; Cảitiến thủ tục huy động vốn và cho vay vốn; Đa dạng hóa các phương thức tổ chứccho vay; Kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý; Nâng cao năng lực và trình độ quản lýcho cán bộ Ngân hàng; Đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ quản lý ngànhngân hàng; Nâng cao hoạt động marketing ngân hàng; Hạn chế rủi ro trong cho vayvốn đối với phát triển chăn nuôi của hộ dân
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Vị trí, vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế 10
2.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13
2.1.4 Vai trò của Ngân hàng NN&PTNT đến sản xuất nông nghiệp 14
2.2 Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1 Kinh nghiệm của một số Ngân hàng trên thế giới về hoạt động cho vay đối với sản xuất nông nghiệp 15
2.2.2 Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 20
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
Trang 73.1.1 Tình hình cơ bản của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang 23
3.1.2 Đặc điểm vùng lựa chọn nghiên cứu 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu 34
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 35
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 36
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 36
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 39
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Thực trạng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang đối với hộ chăn nuôi xã Long Hưng 41
4.1.1 Các quy định của Ngân hàng NN&PTNT đối với việc cho nông dân vay vốn phát triển chăn nuôi 41
4.1.2 Tình hình thực hiện cho vay vốn phát triển chăn nuôi của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang đối với hộ dân xã Long Hưng 47
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang 53
4.2.1 Các yếu tố bên trong 53
4.2.2 Các yếu tố bên ngoài 63
4.2.3 Mô hình Logistic phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang đối với các hộ dân chăn nuôi xã Long Hưng 66
4.3 Phân tích những điêm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang 72
4.3.1 Điểm mạnh 72
4.3.2 Điểm yếu 72
4.3.3 Cơ hội 73
4.3.4 Thách thức 73
4.4 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN & PTNT Văn Giang 74
Trang 84.4.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
NN&PTNTN Văn Giang trong những năm tới 74
4.4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang 75
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
5.1 Kết luận 84
5.2 Kiến nghị 86
5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 86
5.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 87
5.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 87
5.2.4 Kiến nghị với Chính quyền địa phương xã Long Hưng 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
(2007 – 2009) 21
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
(2007 – 2009) 26
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
(2007 – 2009) 29
Bảng 3.3: Tình hình dư nợ quá hạn tại Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
(2007 – 2009) 31
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang (2007 – 2009) 32
Bảng 4.1: Tình hình cho vay các hộ nông nghiệp trên địa bàn xã Long Hưng của Ngân hàng (2007- 2009) 49
Bảng 4.2: Tình hình cho vay các hộ dân xã Long Hưng của Ngân hàng
(2007 – 2009) 51
Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng (2007 – 2009) 53
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang (2007 – 2009) 55
Bảng 4.5: Kết quả mô hình Logistic 67
Bảng 4.6: Ảnh hưởng biên của các yếu tố đến hoạt động cho vay 69
Bảng 4.7: Nhu cầu vay thêm vốn của các hộ điều tra trong thời gian tới 76
Trang 10DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT
Văn Giang 24
Sơ đồ 4.1: Mô hình phương thức cho vay thông qua tổ hợp tác vay vốn 45
Đồ thị 4.1: Cơ cấu các hộ vay vốn theo nhóm hộ xã Long Hưng năm 2009 52
Đồ thị 4.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm hộ xã Long Hưng năm 2009 52
Trang 11DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3 NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Ngân hàng thương mạihàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn ViệtNam, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, cũngnhư đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam đã thực hiện tốt hoạt động đầu tư phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn Trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong
cả nước đã được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam, góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
ra hàng chục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, nâng caođời sống cho hàng triệu nông dân Việt Nam Có thể xem Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn là điển hình “phủ sóng” tín dụng nông thôn toàn quốc
“Phủ sóng” tín dụng nông thôn, đặc biệt là hoạt động cho các hộ nông dânvay vốn, ngày càng có vai trò hết sức quan trọng Trong nền kinh tế thị trường, nếukhông mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm thì không khác gì là đangthụt lùi, nhưng để làm được những việc đó thì không thể thiếu vốn Với các hộ nôngdân, việc tiếp cận nguồn tín dụng còn gặp rất nhiều khó khăn, không phải dễ dàng gì
có thể vay được vốn ở mọi tổ chức tài chính trong nền kinh tế Tuy nhiên, đối vớiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì không luôn thuận lợi hơn, vìhoạt động của Ngân hàng này còn mang tính hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước.Chính vì thế, có thể nói, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một tổchức tài chính gần gũi nhất, quen thuộc nhất với nông dân, khẳng định vai trò “bàđỡ” cho kinh tế hộ nông dân của Việt Nam
Xã Long Hưng là một xã thuần nông thuộc huyện Văn Giang, tỉnh HưngYên, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Những năm gần đây,
có thể nói kinh tế hộ nông dân ở Long Hưng đang ngày càng phát triển Ngành chănnuôi của xã cũng không là một ngoại lệ Ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôimới, phương thức chăn nuôi mới, có hiệu quả được người dân áp dụng, và cũng đã
Trang 13để phát triển sản xuất của các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã cũng ngày càng cao, vàvới quy mô vốn ngày càng lớn
Trên địa bàn huyện Văn Giang, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Văn Giang là ngân hàng được thành lập sớm nhất, có mạng lưới hoạt độngrộng nhất và có dư nợ cho vay lớn nên là nơi cung cấp nguồn vốn rất quan trọng đốivới hộ dân chăn nuôi Long Hưng Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng sẽ giúp hộdân duy trì được hoạt động, mua thêm giống, thức ăn, xây dựng cơ sở vật chấtchuồng trại… để phát triển chăn nuôi cho gia đình mình Nhưng đồng thời, hoạtđộng cho vay cũng giúp Ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng lớn, mở rộnghoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận Do đó, hoạt động cho vay là một vấn đề rấtđược chú trọng trong các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Văn Giang
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường vận động, biến đổi không ngừng, hoạtđộng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chịu ảnhhưởng của rất nhiều yếu tố Những thay đổi của các thị trường hàng hóa, thị trườngtiền tệ, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, các chính sách ưu đãi tài chính,đầu tư, xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế, các đạo luật mới ban hành,những biến động về giá hàng hóa xuất nhập khẩu, giá vàng, giá ngoại tệ mạnh, giánội tệ, những biến động về đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, thu chi ngânsách ảnh hưởng trực tiếp đến người vay vốn tín dụng cũng như chính sách tíndụng của Ngân hàng Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, các yếu tố điều kiện
tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh… cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất,kinh doanh của hộ nông dân, và tất nhiên, nó cũng ảnh hưởng tới tổ chức “bà đỡ”của họ - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chính vì thế, việc phântích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của ngân hàng để nâng cao chấtlượng của hoạt động này ngày càng được quan tâm
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hộ chăn nuôi xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”.
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng NN&PTNTVăn Giang, Hưng Yên, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay củaNgân hàng đối với các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyện VănGiang, tỉnh Hưng Yên, từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với các hộdân chăn nuôi ở xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về hệ thống Ngân hàng NôngNghiệp và Phát triển nông thôn, các hoạt động về cho vay vốn của Ngân hàng đốivới hộ dân chăn nuôi;
- Khảo sát thực trạng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNTVăn Giang, Hưng Yên đối với hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyệnVăn Giang, tỉnh Hưng Yên;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàngNN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên đối với hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã LongHưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chovay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên đối với hộ dân chănnuôi tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay vốn và các vấn đề liênquan đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên;
Các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang,tỉnh Hưng Yên;
Phòng tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên; Hợp tác
xã nông nghiệp Long Hưng; Ban Khuyến nông xã Long Hưng
Trang 151.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động cho vay vốn, và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang,Hưng Yên đối với các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã Long Hưng, huyện VănGiang, tỉnh Hưng Yên
* Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang, Hưng Yên và hoạt độngcho vay vốn của Ngân hàng trên địa bàn xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnhHưng Yên
Trang 16PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Khái niệm tín dụng trên đây được thể hiện ba mặt cơ bản sau đây:
+ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sangngười khác
+ Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời
+ Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theomột lượng giá trị dôi thêm gọi lợi tức Một quan hệ được gọi là tín dụng phải đầy đủ
cả ba mặt
Theo ngôn ngữ kinh tế học: “Tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người chovay và người vay Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giaoquyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một khoảng thờigian nhất định Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vayđến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi”
Trong tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất thì ngân hàng là ngườichuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (người cung ứng vốn - người cho vay),còn hộ sản xuất là người (nhận cung ứng vốn - người đi vay) Sau một thời giannhất định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớnhơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi)
Trong đời sống, tín dụng hiện diện dưới nhiều hình thái khác nhau Tín dụngthương mại là một doanh nghiệp thỏa thuận bán chịu hàng hóa cho khách hàng Tín
Trang 17dụng Ngân hàng là việc các Ngân hàng thương mại huy động vốn của khách hàng đểsau đó lại cho khách hàng khác vay với mục đích kiếm lời.
Ngoài ra, việc Chính phủ hay những doanh nghiệp phát hành các trái phiếu
ra ngoài công chúng để vay tiền của các tổ chức, cá nhân cũng được xem là nhữnghình thức tín dụng
Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ cho thuê tài chính
do những công ty cho thuê tài chính thực hiện đối với khách hàng là các doanhnghiệp cũng được xem là một hình thức tín dụng đặc thù của nền kinh tế thị trường
2.1.1.2 Hoạt động tín dụng
Theo khoản 8 và khoản 10, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tíndụng được định nghĩa là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốnhuy động để thoả thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trảbằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng vàcác nghiệp vụ khác
Khác với các loại hình giao dịch khác ở những đặc điểm sau đây:
- Về chủ thể, một bên tham gia giao dịch bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có
đủ các điều kiện hoạt động tín dụng theo qui định của pháp luật Chủ thể này thamgia giao dịch với tư cách là người đầu tư (người cho vay hay chủ nợ) và có quyềnđòi tiền của người nhận đầu tư (người vay hay con nợ) khi hợp đồng đáo hạn
-Về nguồn vốn, các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng chủyếu dựa vào nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân thông qua các hình thứcnhận tiền gửi, phát hành trái phiếu hay vay nợ của tổ chức tín dụng khác trên thị tr-ường liên Ngân hàng Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động tín dụng của các
tổ chức tín dụng với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, với đặc tính củanguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành
- Cơ chế kinh doanh của tổ chức tín dụng là "đi vay để cho vay" nên hoạtđộng tín dụng của các tổ chức này thường có độ rủi ro cao và có ảnh hưởng dâychuyền đối với nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế
Trang 182.1.1.3 Hoạt động cho vay
Cho vay là một hoạt động giao dịch về tài sản (bằng tiền hoặc bằng hànghóa), giữa bên cho vay (là ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác), và bên vay(là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế ), trong đó bên cho vay chuyển giaotài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đivay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đếnhạn thanh toán
Từ khái niệm trên ta rút ra khái niệm về cho vay vốn của Ngân hàng đối với
hộ chăn nuôi như sau: Cho vay vốn là việc Ngân hàng chuyển cho hộ sử dụng một
số tài sản nhất định (bằng tiền hoặc bằng hàng hóa) để hộ dân đầu tư cho chăn nuôitrong một khoảng thời gian nhất định, theo những điều kiện về hoàn trả gốc lẫn lãi
mà hai bên đã thỏa thuận
2.1.1.4 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tếnói chung và đối với từng cộng đồng địa phương, chủ thể tham gia nói riêng Vớivai trò quan trọng như vậy, nhưng quan niệm như thế nào về một Ngân hàng, và sựphân biệt nó với các tổ chức phi Ngân hàng không phải là điều đơn giản Rõ ràng,
có thể định nghĩa Ngân hàng thông qua chức năng mà chúng thực hiện trong nềnkinh tế Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ không chỉ chức năng của các Ngân hàng thay đổi,
mà có sự “thâm nhập” vào chức năng hoạt động Ngân hàng của các đối thủ cạnhtranh Do đó, tuỳ theo điều kiện của mỗi nước và sự phát triển của hệ thống tàichính nước đó mà có những định nghĩa khác nhau về Ngân hàng
Ở Hoa Kỳ: Ngân hàng thương mại (NHTM) là một công ty kinh doanhchuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch
vụ tài chính
Ðạo luật Ngân hàng của Pháp (1941): NHTM là những Xí nghiệp hay cơ sở
mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức kýthác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong cácnghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính”
Trang 19Còn luật pháp Ấn Độ lại có cái nhìn về Ngân hàng như sau: “NHTM là cơ sởnhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư”.
Những định nghĩa trên là căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động LuậtNgân hàng của Đan Mạch lại căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động chorằng : Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bánvàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng vàhối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…
Đó là các quan niệm về Ngân hàng đứng trên giác độ luật pháp Còn đứng trêngiác độ tài chính Ngân hàng thì sao? Một định nghĩa khác về Ngân hàng được Giáo
sư Peter Rose đưa ra như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tàt chính cung cấpmột danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm vàdịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một
tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Ở Việt Nam theo sắc lệnh số 018 CT/LDGCQL/SL ngày 20-10-1969 củachính quyền Sài Gòn cũ cho rằng: NHTM là mọi xí nghiệp công hay tư lập, kể cảchi nhánh hay phân cục ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động thường xuyên là thihành cho chính mình nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, tài chính với tiền ký thác của
tư nhân hay của xí nghiệp hay cơ quan công quyền
Theo Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-05-1990 của Hội đồng Nhà nước xácđịnh “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên
là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó đểcho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và là phương tiện thanh toán”
Ðiều 20 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH 10): “NHTM là loạiNgân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, Xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đoànthể và các cá nhân bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm… cho vay và cung cấp các dịch
vụ Ngân hàng cho các đối tượng nói trên”
Luật các tổ chức tín dụng của nước ta ghi: “Hoạt động Ngân hàng là hoạt độngkinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiềngửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”
Trang 20Thông qua một số khái niệm về NHTM, ta có thể hiểu NHTM là một loại hìnhdoanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích thu lợi nhuận,
và nó có những đặc trưng như sau:
+ NHTM là một tổ chức được phép nhận ký thác của công chúng với tráchnhiệm hoàn trả
+ NHTM là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng để chovay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác
Như vậy, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậcnhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốnnhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay pháttriển kinh tế
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ở nước ta các loại hình NHTMđược hoạt phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thươngmại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hànghợp tác và các loại hình Ngân hàng khác
2.1.1.5 Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và pháttriển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn,chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng baogồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Trong cáchoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nôngnghiệp và không có liên quan với nông nghiệp
Theo tác giả Frank Ellis (1988) đã định nghĩa: “Hộ nông dân là các hộ giađình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủyếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớnhơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xuhướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”
Theo A.V.Traianiop (1925) cho rằng: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổnđịnh”, và ông coi: “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
Trang 21nghiệp” Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nôngnghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl vàTommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơbản" Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần đây đã thực
sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độtăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân Theo nhàkhoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, làhình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn"
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạtđộng nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phinông nghiệp ở nông thôn” Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phântích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn
bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạtđộng trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống câytrồng, bảo vệ thực vật, ) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nôngnghiệp"
2.1.1.6 Hộ chăn nuôi
Từ những khái niệm trên về hộ nông dân, ta có thể rút ra khái niệm chungnhất về hộ chăn nuôi như sau: Hộ chăn nuôi là những hộ nông dân sống ở nôngthôn, có nghành nghề sản xuất chính là chăn nuôi Ngoài ra, các hộ chăn nuôi vẫntham gia các hoạt động nông nghiệp khác như trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp, và cảcác hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, th ương mại, dịch vụ ) ởcác mức độ khác nhau
2.1.2 Vị trí, vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế
*Vị trí
Ngành ngân hàng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Ngành ngân hàng là ngành điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá một cáchlinh hoạt, phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế Luôn luôn theo dõi, giám
Trang 22sát chặt chẽ và dự báo kịp thời diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính- tiền tệtrong nước và quốc tế, đồng thời cũng điều chỉnh tín dụng phù hợp với mục tiêukinh tế vĩ mô.
Có thể nói, vị trí của ngành ngân hàng gắn bó mật thiết với diễn biến vĩ mônền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ đem đến những kết quả lợi nhuậntốt đẹp cho ngành ngân hàng Còn khi nền kinh tế suy thoái, ưu tiên hàng đầu làmục tiêu “chống lạm phát”, thì ngành ngân hàng sẽ là nơi “đầu sóng, ngọn gió” với
sự tác động trực tiếp từ các chính sách thắt chặt tiền tệ, cũng như các khó khăn đến
từ phía khách hàng
*Vai trò
+ NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cá nhân, tổ chức kinh tế muốnsản xuất, kinh doanh thì cần phải có vốn để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất,phương tiện để sản xuất kinh doanh…mà nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, cánhân luôn luôn lớn hơn vốn tự có do đó cần phải tìm đến những nguồn vốn từ bênngoài Mặt khác, lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của
cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức khác NHTM là chủ thể đứng ra huy động cácnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn chonền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứngnhu cầu vốn cho nền kinh tế Nhờ có hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt độngtín dụng, các doanh nghiệp và các hộ nông dân có điều kiện mở rộng sản xuất, cảitiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúcđẩy nền kinh tế phát triển
+ NHTM là cầu nối doanh nghiệp và thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu
sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cungcầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường,thoả mãn nhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chấtlượng mà còn đòi hỏi thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm Để có thể đápứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chất
Trang 23lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế màcòn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất,tìm tòi và sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thíchhợp Những hoạt động này đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượtquá khả năng của doanh nghiệp Do đó để giải quyết khó khăn này doanh nghiệpđến ngân hàng để xin vay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình.Thông qua hoạtđộng cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thịtrường Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai tròrất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuấtkinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗđứng vững chắc trong cạnh tranh
+ NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt dộng thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, NHTM đãgóp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông Thông qua việc cấp tíndụng cho nền kinh tế NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phânphối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điềutiết gián tiếp vĩ mô Cùng với các cơ quan khác, Ngân hàng luôn được sử dụng nhưmột công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh sự phát triển của nền kinh tế
Khi nhà nước muốn phát triển một nghành hay một vùng kinh tế nào đó thìcùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thì các NHTM luôn được
sử dụng bằng cách Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách
ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như : giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảmđiều kiện vay vốn hoặc qua hệ thống NHTM Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnhvực nhất định.Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức nhà nước thông qua NHTƯthực hiện chính sách tiền tệ như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm khả năng tạotiền từ đó giảm khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế để nền kinh tế phát triển ổnđịnh vững chắc
+ NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tài chính quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngàycàng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế
Trang 24giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gialuôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thànhnên sự phát triển đó.Vì vậy, nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập vớinền tài chính quốc tế, và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vôcùng quan trọng trong sự hoà nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp
vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoạithương phát triển Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối quan hệtín dụng với các NHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tàichính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
NHTM ra đời và ngày càng phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất lưu thônghàng hoá phát triển và nền kinh tế càng phát triển càng cần đến sự hoạt động củaNHTM Với vị trí và vai trò của mình NHTM trở thành một bộ phận quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân
2.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mang đầy đủ đặc điểm củamột Ngân hàng thương mại, nhưng nó cũng mang những nét riêng có của mình,điều này cũng được thể hiện trong chính tên gọi của ngân hàng – Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng NN&PTNT có những đặc điểm sau:
- Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ Vốn và tiền vừa làphương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tựơng kinhdoanh của ngân hàng
- Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác Vốn tự có củaNgân hàng chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động Tuy nhiên, vớingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, là một doanh nghiệp Nhà nước, nênnguồn vốn tự có của ngân hàng được sự quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có liên quan đến nhiều mặt, nhiềulĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế, và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.Tuy nhiên, với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì có lĩnh vực hoạtđộng chủ yếu là trong nông nghiệp, nông thôn, và có đối tượng khách hàng chủ yếu
Trang 25là nông dân Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam có đến 80% khách hàng là nông dâncác vùng miền.
- Vì đối tượng khách hàng của Ngân hàng NN&PTNT là nông dân, nênNgân hàng NN&PTNT là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch khárộng lớn, để dễ dàng tiếp cận hơn với bà con nông dân, đáp ứng được yêu cầu vayvốn tín dụng để phát triển sản xuất của họ Đối với Ngân hàng NN&PTNT ViệtNam, thì có trên 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch phủ khắp các huyện trong cảnước
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT là hoạt động chứa nhiềurủi ro Hơn thế, nông nghiệp luôn là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro từ các nguyên nhânbất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, sự biến động thất thường của giá cả sảnphẩm… Vì vậy, chất lượng tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT phải chịu nhiều tácđộng từ những rủi ro của các hộ nông dân vay vốn
2.1.4 Vai trò của Ngân hàng NN&PTNT đến sản xuất nông nghiệp
Ngân hàng NN&PTNT là một tổ chức quan trọng, chủ yếu trong việc đápứng nhu cầu vốn vay cho các hộ nông dân, do đó vai trò của Ngân hàng cũng thểhiện ở vai trò của nguồn tín dụng của Ngân hàng Trong nền kinh tế hàng hoá hiệnnay, tất các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu không cóvốn Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn
vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ sản xuất Chính vì thế, vai trò của vốn cũngnhư vai trò của Ngân hàng NN&PTNT – “bà đỡ” của nền kinh tế nông nghiệp là vôcùng quan trọng
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên mônhoá sản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khichưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập, nhưngtrong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắmđổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác Những lúc đó các hộ sản xuấtcần có sự trợ giúp của tín dụng Ngân hàng để có đủ vốn duy trì sản xuất liên tục.Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcsẵn có khác như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc
Trang 26sắp xếp, tổ chức lại sản xuất , hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý Từ đónâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các hộ nông dân, góp phầnkhông nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta.
Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã gópphần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đó là một trong những vấn đềcấp bách hiện nay ở nước ta Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chếđược những tiêu cực xã hội Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề pháttriển, giải quyết việc làm cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luồng didân vào thành phố Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽlàm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảngcách giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phânhoá bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị xã hội
Ngoài ra, tín dụng Ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mớicủa Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo Tín dụng Ngânhàng thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các
hộ nghèo trở lên khá hơn, hộ khá trở lên giầu hơn Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hộidần dần được xoá bỏ như: Rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan nâng cao trình độ dântrí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Qua đây chúng ta thấy được vai tròcủa tín dụng Ngân hàng trong việc củng cố lòng tin của nông dân nói chung và của
hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Có thể nói, Ngân hàng NN&PTNT đã đóng góp một phần không nhỏ vàocông cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sốngcho nông dân, đưa ngành nông nghiệp ngày càng phát triển theo con đường sản xuấthàng hóa
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của một số Ngân hàng trên thế giới về hoạt động cho vay đối
với sản xuất nông nghiệp
2.2.1.1 Ngân hàng BAAC ở Thái Lan
Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) làNgân hàng do Chính phủ Thái Lan trực tiếp thành lập năm 1996, được cấp 100%
Trang 27vốn điều lệ Đây là Ngân hàng cung cấp tín dụng lớn nhất cho nông nghiệp và nôngthôn của Thái Lan Đến năm 2003, BAAC có 590 chi nhánh và 893 phòng giaodịch, Chính phủ Thái Lan nắm 99% cổ phần, số khách hàng trực tiếp và gián tiếplên tới 5,2 triệu hộ nông dân, chiếm 92% tổng số hộ nông dân Thái Lan BAACđược hưởng các khoản vay ưu đãi đặc biệt của Chính phủ và được Chính phủ ủyquyền ký các hiệp định vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế.
Với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân Thái Lan thông qua việc hỗ trợtài chính cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động đầu tư và Marketing sảnphẩm nông nghiệp, BAAC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động tàichính vi mô đảm bảo chi phí hoạt động hiệu quả và quản lý tài chính bền vững.Cung cấp các dịch vụ tín dụng tới người nông dân để giúp họ nâng cao hiệu quả sảnxuất; phát triển các sản phẩm mới cho người nông dân và mở rộng điểm giao dịch
để tăng khả năng tiếp cận của nông dân tới các dịch vụ tài chính của BAAC màkhông tốn chi phí của họ; phát triển và cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống
Để hỗ trợ người dân một cách hiệu quả, BAAC cung cấp đa dạng các dịch vụtài chính vi mô tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanhtoán; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp vàcác doanh nghiệp nhỏ Đa dạng các dịch vụ giúp người dân có nhiều cơ hội lựachọn dịch vụ của ngân hàng Không chỉ đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ, BAACcòn cung cấp vốn vay tới người dân bằng rất nhiều hình thức cho vay khác nhaunhư: Cho vay trực tiếp tới khách hàng vay vốn; cho vay thông qua các hợp tác xã;cho vay thông qua các hiệp hội; cho vay thông qua các ngân hàng làng; cho vay quacác nhóm tương hỗ; cho vay dưới sự bảo lãnh của ngân hàng
Với dịch vụ đa dạng và nhiều phương thức hỗ trợ vốn vay khác nhau, hoạtđộng tài chính vi mô của BAAC đã giúp người nghèo ở khu vực nông thôn có khảnăng tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đếnnông nghiệp Nhiều hộ gia đình có đủ năng lực quản lý doanh nghiệp nhỏ
Một trong các hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển của tài chính nông thôn đó là hoạt động tín dụng vi mô BAAC cung cấp
Trang 28các món vay nhỏ tới người nghèo không có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định
và lịch sử tín dụng tốt Hoạt động tín dụng vi mô cho phép người nghèo thực hiệncác dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoátnghèo BAAC thực hiện cho vay bán buôn đến các tổ nhóm và các tổ nhóm sẽ chocác thành viên vay lại
Đối với các tổ nhóm đã phát triển theo hướng một doanh nghiệp tài chínhnhỏ hoạt động dựa trên cộng đồng thì BAAC chỉ cung cấp món vay nếu tổ nhómchứng minh được việc thực hiện tiết kiệm bắt buộc và cho vay lại các thành viêntrong nhóm để họ tự sản xuất kinh doanh BAAC phân loại khách hàng là các tổnhóm hoặc các doanh nghiệp tài chính nhỏ dựa trên cộng đồng với các tiêu chí: Tổnhóm đã phát triển thành một tổ nhóm vững mạnh; có hệ thống quản lý tài chínhtốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; cóquy tắc hoạt động rõ ràng về chất lượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của cácthành viên, phân chia cổ tức, phúc lợi xã hội, chế độ hợp thành của các thành viên
và các quy định cần thiết khác về hoạt động của tổ nhóm; phải có hội đồng quản lývới sự tham gia của các thành viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt
2.2.1.2 Ngân hàng Grameen ở Bangladesh
Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới về tíndụng nông thôn Ngân hàng này do chính những người nghèo vay nợ làm chủ, hầuhết họ là phụ nữ Nó phục vụ cho chính họ Hiện nay người vay nợ nắm giữ 95% cổphần ngân hàng Nhà nước chiếm 5% cổ phần còn lại GB có mạng lưới chi nhánhrộng khắp đến tận cấp cơ sở, tính đến năm 2008, Ngân hàng Grameen có 2517 chinhánh, hoạt động tại 82.312 làng, có tổng cộng 24,489 nhân viên
Đối tượng cho vay của Ngân hàng GB là các hộ gia đình có chưa đến 0,2 hađất Để vay được tín dụng, người trong những gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhómgồm năm người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giống nhau Thông thường, mỗigia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm Do đó, các thành viêncủa một gia đình hay thậm chí cả bà con thân thuộc không thể nằm chung trong mộtnhóm Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng
Trang 29tuần Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên ngân hàng sẽ đến thăm gia đình
và kiểm tra tư cách của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập, v.v…
Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (Đơn vị tiền
tệ của Bănglađét) vào quỹ nhóm Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền Thêm hai người nữa được vay nếu hai người vay đầu tiên trả nợ đúng hạn trong haitháng đầu tiên Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai thángnữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy
Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm Nếu mộtngười vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ không được vay Do đó, áp lực củacác thành viên trong nhóm là một yếu tố quan trọng bảo đảm mỗi thành viên sẽ trả
nợ đầy đủ Ngoài việc đóng góp 1 taka mỗi tuần, mỗi thành viên khi vay được tiềnphải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm Các thành viên có thể vay mượn từ quỹnày với bất cứ mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng Nhờ đó, họ có thể
hỗ trợ nhau trả nợ ngay cả lúc gặp hoàn cảnh khó khăn, và tránh dùng khoản vayban đầu để tiêu dùng Tiền vay từ quỹ nhóm cũng phải được trả hàng tuần Mỗinhóm còn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng góp bằng 4% tiền vay ngân hàng Quỹnày chỉ dùng để giúp thành viên trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử vong,
bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống như một khoản bảo hiểm
Bằng các dịch vụ tiết kiệm-tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất thànhcông trong việc tiếp cận được tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nông thônkhông có tài sản), đạt tỉ lệ thu hồi nợ gần 100% (năm 2008 là 98,11%), và nâng cao
vị thế kinh tế xã hội của khách hàng
2.2.1.3 Ngân hàng BRI của Idonesia
Bank Rakyat Indonesia (viết tắt là BRI) là ngân hàng thương mại Nhà nướccủa Indonesia, có mạng lưới hoạt động lớn nhất ở nông thôn BRI có 15 văn phòngkhu vực ở tỉnh và liên tỉnh, 325 chi nhánh tại huyện và liên huyện, 3.358 chi nhánh
cơ sở nằm tại các thôn, xã với 43.000 nhân viên Việc bố trí mạng lưới của BRIđược căn cứ vào điều kiện và nhu cầu kinh doanh, không phụ thuộc vào địa giớihành chính
Trang 30Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp BankRakyat Indonesia (BRI) thành lập hệ thống Unit Desa (UD), tức là ngân hàng làng
xã Tuy trực thuộc BRI, UD là đơn vị hạch toán độc lập có lãi, và toàn quyền quyếtđịnh chủ trương hoạt động kinh doanh
Hệ thống UD dựa vào mạng lưới chân rết các đại lý tại các làng xã, hiểu biết
rõ về địa phương và nắm thông tin về các đối tượng đi vay Các đại lý này theo dõihành động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay Ngoài ra, người đi vayphải được một nhân vật có uy tín tại địa phương (như cha đạo, thầy giáo, quan chứcchính quyền) giới thiệu Phần lớn các khoản cho vay không cần thế chấp dựa trêngiả định là uy tín tại địa phương đủ quan trọng để bảo đảm tránh vỡ nợ Hơn nữa,
có nhiều chương trình khuyến khích người đi vay trả nợ đúng hạn, ví dụ ai trả nợsớm thì sẽ được hoàn trả một phần lãi Ngoài các chương trình cho vay hiệu quả,
UD cũng có nhiều dịch vụ tài chính khác Nổi bật nhất là dịch vụ tiết kiệm linhhoạt, với giờ giấc hoạt động thuận tiện cho khách, môi trường thân thiện, cho rúttiền không hạn chế, và nhiều biện pháp khuyến mãi như tiền thưởng và rút thăm
Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính, và bắt đầu có lãi lớn chỉ vàinăm sau khi ra đời Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997-1998, UDvẫn đứng vững, tăng số tiền gởi tiết kiệm trong khi tỉ lệ vỡ nợ hầu như không tăng Đến năm 1999, UD có 2,5 triệu khách vay tiền, và khoảng 20 triệu tài khoản tiếtkiệm Đến năm 2008, UD có mặt trên toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã
2.2.1.4 Ngân hàng The Land Bank of the Philippines
The Land Bank of the Philippines do Chính phủ Philippines thành lập, làNgân hàng lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Philippines Ngânhàng này có mạng lưới rộng khắp khu vực nông thôn và chiếm gần 70% dư nợ tíndụng nông nghiệp – nông thôn, chủ yếu là hộ sản xuất Khi vay vốn, hộ nông dâncòn được Ngân hàng tổ chức hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và chănnuôi, dự án có sử dụng vốn vay khi vay vốn phải mua bảo hiểm rủi ro
Trong hoạt động tín dụng, ngoài việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, TheLand Bank còn ủy thác cho một số tổ chức tín dụng khác như: Ngân hàng Nôngthôn, Ngân hàng Phát triển tư nhân, Ngân hàng Hợp tác, Ngân hàng Tiết kiệm làm
Trang 31trung gian trong việc truyền tải vốn tới hộ nông dân Chính phủ Philippin đã cónhững chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, như quyđịnh các ngân hàng thương mại phải dành 25% dư nợ để cho vay nông nghiệp, haychính sách trợ cấp lãi suất dành cho tiểu nông Tuy nhiên, sau một thời gian dài thựchiện (những năm 1970), chính sách trợ cấp lãi suất cho tiểu nông được đánh giá làkhông có hiệu quả và bị bãi bỏ.
2.2.2 Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT đối với sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam
Được thành lập vào năm 1988, từ một Ngân hàng mang tính bao cấp với tổngtài sản 1.500 tỷ đồng, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của đất nướcvới mức vốn điều lệ trên 22.000 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo
và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế cả nước đặc biệt là trong lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn, là một thương hiệu lớn gắn với nông thôn và nông dân ViệtNam
Ngân hàng NN&PTNT Việt nam (Agribank) là cánh chim đầu đàn củangành Ngân hàng Việt Nam, là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn, tài sản, độingũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Năm 2008,Agribank đã được Chính phủ tặng bằng khen về những thành tích trong việc thựchiện kiềm chế lạm phát và nhiều phần thưởng cao quý, lọt vào Top 10 thương hiệuViệt Nam uy tín nhất của giải Sao vàng Đất Việt, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu,Top 5 Ngân hàng giao dịch tiện ích nhất, là thương hiệu nổi tiếng theo tín nhiệmcủa người tiêu dùng, Doanh nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập Đến nay, vịthế dẫn đầu của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam vẫn được khẳng định trên nhiềuphương diện
Trang 32Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (2007 – 2009)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank năm 2007, 2008; Tổng quan Agribank 2009)
Trong các năm qua, tổng số vốn huy động cũng như tổng dư nợ cho vay củaAgribank vẫn liên tục tăng Trong đó, với vai trò chủ đạo, chiến lược trên thị trườngtài chính nông thôn, Agribank tiếp tục ưu tiên đầu tư cho “Tam nông” Số lượng hộnông dân được tiếp cận với vốn vay của Agribank lên tới trên 10 triệu hộ gia đình,cùng với mạng lưới trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí rộng khắptrên cả nước, cùng với số lượng cán bộ nhân viên trên 35.000 người, Agribank đãđáp ứng vốn vay cho trên 80% tại các vùng miền trên cả nước Dư nợ cho vay đốivới hộ sản xuất tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng thì có xu hướng giảm đi
Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 55,5% tổng dư nợ toàn hệ thống vào năm
2007, đến năm 2009 là 51% Tỷ lệ nợ xấu của Agribank vẫn luôn được khống chế ởmức cho phép
Bên cạnh đó, Agribank còn là một trong số những ngân hàng có quan hệngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam, với trên 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia vàvùng lãnh thổ tính đến tháng 12/2009.[ ] Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tíndụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viênHiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á(ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm
1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng Nông nghiệpquốc tế CICA năm 2001 Hội nghị APRACA về Thủy sản năm 2002
Agribank là Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triểnkhai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB),
Trang 33Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàngĐầu tư châu Âu (EIB) Trong năm 2009, Agribank đã được các tổ chức trên tintưởng, giao phó, triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD,
số giải ngân trên 2,3 tỷ USD
Với vị thế là Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Agribank đã nỗ lựchết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra hàng chục triệu việc làm,thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo sự chuyển đổimạnh mẽ khu vực nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hóa, đóng góp không nhỏvào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước
Trang 34PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Tình hình cơ bản của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàngNN&PTNT tỉnh Hưng Yên, hoạt động với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụngchủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và cả các thành phần kinh tế khác trênđịa bàn Trong những năm vừa qua Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang đã và đanggiữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng trên địa bàn huyệnVăn Giang
Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang được tái lập vào ngày 01/09/1999 từNgân hàng NN&PTNT huyện Châu Giang thuộc tỉnh Hải Hưng cũ Từ một chinhánh Ngân hàng còn có nhiều khó khăn trong hoạt động cũng như tổ chức, nhờkiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
đã khẳng định được mình, trở thành một Ngân hàng thương mại kinh doanh tổnghợp, có xu hướng mở rộng về mọi mặt, hoạt động ngày càng có hiệu quả và trởthành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân
Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn cho phát triển kinh tế địaphương, ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang nói riêng
đã có những đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hộicủa huyện cũng như của toàn tỉnh
3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang
Về cơ cấu tổ chức, tính đến nay tổng số cán bộ của Ngân hàng là 27 người,
do Giám đốc Ngân hàng điều hành, trong đó số cán bộ công nhân viên có trình độđại học và tương đương đại học chiếm 48,15%, 44,44% có trình độ cao đẳng, 93%cán bộ có trình độ tin học cơ bản, 59,25% cán bộ có trình độ anh văn B trở lên, cònlại cũng được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ ngành Ngân hàng Công tác đào tạo,củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên luôn được Ngân hàng chú
Trang 35huấn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Ngoài raNgân hàng còn thường xuyên gửi cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ ở các lớp tập huấn
do Ngân hàng NN&PTNT tỉnh và Ngân hàng Trung ương tổ chức
Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang được tổ chức theo phương thức tập trung,chia làm nhiều phòng ban
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Văn
Giang
Ban giám đốc: gồm có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc Ban Giám đốc chịutrách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của chi nhánh, là đầu mối tiếp nhận sự chỉđạo của cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, căn cứ vào chứcnăng nhiệm vụ các phòng để phân công thực hiện
Phòng Tín dụng gồm 01 Trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng và 05 cán bộtín dụng Các cán bộ tín dụng được phân công theo đối tượng khách hàng, 02 cán bộchuyên phụ trách các khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, còn 03 cán bộchuyên phụ trách các khách hàng là hộ tư nhân cá thể
Phòng Kế toán – Ngân quỹ gồm 01 Kế toán trưởng, 05 kế toán viên và 01thủ quỹ Phòng Hành chính gồm có 03 nhân viên Phòng Giao dịch có 08 người,trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và 06 cán bộ, nhân viên
3.1.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang trong thời gian qua
3.1.1.3.1 Công tác huy động vốn
Ban giám đốc
Phòng Giao dịch
Phòng
Kế toán – Ngân quỹ
Phòng Tín dụng
Phòng Hành chính
Trang 36Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTM Bởi nétđặc trưng của NHTM, là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới cáchình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kếtquả của hoạt động huy động vốn, chứ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn cấp trên Do
đó, công tác huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang hay cũng như của bất
kỳ ngân hàng thương mại nào khác, luôn luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu
Những năm gần lại đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức tín dụngkhác trên địa bàn với lãi suất ưu đãi đã tạo nên sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thịtrường tín dụng, đã tạo cho Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang những khó khănkhông nhỏ trong công tác huy động vốn Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã đề ranhững biện pháp khắc phục, đồng thời đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng cách
áp dụng nhiều biện pháp như, thực hiện đa dạng hóa cônga tác huy động vốn, cả vềhình thức lẫn lãi suất huy động, kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn cũng như ngoàiđịa bàn, vận động khách hàng mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặtqua Ngân hàng Do vậy, qua các năm Ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốntương đối cao và đều đặn
Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng nguồn vốn có xu hướng tăng từ năm 2007 đếnnăm 2009 Năm 2008, tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 239.301 triệu đồng, tăng22,39% so với năm 2007 Năm 2009, tổng nguồn vốn của Ngân hàng cũng tăng lên,nhưng ít hơn, chỉ đạt 251.140 triệu đồng, tăng 4,95% so với năm 2008 Năm 2009
do Kho bạc đã lấy lại khoản tiền gửi tại Ngân hàng, nên Ngân hàng đã mất đi mộtnguồn vốn quan trọng, làm cho tổng nguồn vốn của ngân hàng chỉ tăng trưởng íthơn so với các năm trước Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tănglên khá ổn định qua các năm, cho thấy Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang đã cónhững biện pháp huy động vốn khá hiệu quả, mang lại cho Ngân hàng một nguồnvốn ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, cũng như các
hộ nông dân trên địa bàn
Trang 37Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang (2007 – 2009)
tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 195.528 100,00 239.301 100,00 251.140 100,00 43.773 122,39 11.839 104,95 113,33
Phân theo nguồn
-Tiền gửi của các TCKT 8.402 4,30 10.489 4,38 11.893 4,74 2.087 124,84 1.404 113,39 118,97
Tiền gửi của dân cư 174.134 89,06 202.536 84,64 221.534 88,21 28.402 116,31 18.998 109,38 112,79Phát hành giấy tờ có giá 5.721 2,93 7.603 3,18 17.605 7,01 1.882 132,90 10.002 231,55 175,42
Trang 38Nguồn vốn của Ngân hàng khá đa dạng và phong phú được huy động từnhiều nguồn khác nhau như từ dân cư, Kho bạc, các tổ chức kinh tế khác và từ pháthành giấy tờ có giá trong đó lượng vốn huy động từ dân cư là chủ yếu Năm 2008
số tiền huy động từ dân cư đạt 202.536 triệu đồng, tăng 16,31% so với năm 2007.Sang năm 2009, lượng vốn này đạt 221.534 triệu đồng, tăng 9,38% so với năm
2008, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,79%/năm Tuy lượng vốn huy động từ cá
tổ chức kinh tế không chiếm tỷ trọng lớn như tiền gửi dân cư, nhưng lại có tốc độtăng trưởng nhanh hơn, bình quân là 18,97%/năm Nguồn tiền gửi của các tổ chứctín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2009, nguồn vốn này có
xu hướng giảm đi, còn 108 triệu đồng, giảm 37,84% so với năm 2008 Ngoài ra cònphải kể đến nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá Tuy nguồn huyđộng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, nhưng lại có tốc độ tăngkhá cao, bình quân 75,42%/năm
Nếu phân theo kỳ hạn, thì tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 thángchiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đặc biệt lànguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn, năm 2007, nguồn vốn này đạt 115.374 triệu đồng(chiếm 59,01% tổng nguồn vốn), đến năm 2009, nguồn vốn này đạt 153.421 triệuđồng (chiếm 61.09% tổng nguồn vốn), tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,32%.Nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là do tình hình lạm phát tăngtrong những năm vừa qua, khiến nhu cầu tiêu dùng cũng như đầu tư của người dângiảm đáng kể, trong khi các chính sách lãi suất tiền gửi của Ngân hàng lại khá hấpdẫn, làm tăng nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với thời hạn ngắn để đối phó với thị trườngcủa người dân
Nguồn vốn trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng tuy chiếm tỷ trọng không cao,nhưng qua ba năm vừa qua lại có tốc độ tăng khá cao và ổn định Năm 2007, nguồntiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đạt 14.699 triệu đồng, sang năm 2009,nguồn vốn này đạt 31.972 triệu đồng, tăng đến 57,09% so với năm 2008, và có tốc
độ tăng trưởng bình quân là 47,38%/năm Nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 24 thángthì chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2008 cũng tăng 36,07% so với năm 2007, nhưng đếnnăm 2009 cũng không tăng mạnh, chỉ tăng 2,8% so với năm 2008 Trong những
Trang 39điều kiện bất ổn của nền kinh tế hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn của Ngânhàng vẫn có được sự tăng trưởng khá, điều này cho thấy được uy tín của Ngân hàngNN&PTNT Văn Giang với các khách hàng ngày càng được nâng cao, do đó màkhách hàng mới tín nhiệm gửi những món tiền với thời hạn dài vào Ngân hàng.3.1.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Đi đôi với việc huy động vốn thì hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng luônđược quan tâm, chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho nền kinh tế và hiệuquả sử dụng vốn của Ngân hàng Những năm qua, công tác cho vay vốn của Ngânhàng luôn xác định rõ nhiệm vụ trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn,tích cực cho vay để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn, mở rộng cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hộ gia đình
Tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của Ngân hàng khá ổn định, không cónhiều biến động Mức tăng trưởng bình quân của doanh số cho vay là 32,55%/năm,doanh số thu nợ tăng 29,5%/năm, và dư nợ tăng 28,96%/năm, đạt 250.468 triệuđồng vào năm 2009
Xem xét tình hình dư nợ theo thời hạn vay của Ngân hàng ta thấy, dư nợ chovay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua cácnăm, từ 60,06% năm 2007 xuống còn 55,93% năm 2009, tốc độ tăng bình quân của
dư nợ ngắn hạn là 24,45%/năm Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên sẽ giúp tăng hệ sốquay vòng vốn của Ngân hàng, đạt hiệu quả cao hơn khi cho vay trung và dài hạn.Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn vay dài hạn của Ngân hàng lại tăng lên khá nhanh qua banăm, năm 2008 tăng đến 31,92% so với năm 2007, năm 2009 thì tăng tới 67,9% so
Trang 40Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng NN&PTNT Văn Giang (2007 – 2009)
DN, TCKT 45.892 30,47 62.367 33,16 92.141 36,79 16.475 135,90 29.774 147,74 141,70
Tư nhân, cá thể 104.214 69,20 125.726 66,84 158.327 63,21 21.512 120,64 32.601 125,93 123,26
Doanh số cho vay 206.582 268.801 362.934 62.219 130,12 94.133 135,02 132,55
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2007, 2008, 2009)