BÀI LÀM ĐƯỢC 7 ĐIỂM Áp dụng pháp luật là một hoạt động rất phức tạp và liên quan đến rất nhiều mặt thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hoạt động áp dụng pháp luật vừa giúp đạt được những mục đích xã hội để từ đó ban hành luật, vừa cho phép làm rõ một số nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả của một số quy phạm pháp luật. Các hoạt động áp dụng pháp luật rất đa dạng và cần được đảm bảo bởi sức mạnh quyền lực nhà nước thì các chủ thể có liên quan mới tôn trọng thực thi một cách hợp pháp.
Trang 1MỤC LỤC
I.Đặt vấn đề……… 2
II.Giải quyết vấn đề……… 2
1.Khái niệm áp dụng pháp luật……… 2
1.1 Thực hiện pháp luật……… 2
1.2 Áp dụng pháp luật………3
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt dộng áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay……….5
III.Kết luận……….7
Danh mục tài liệu tham khảo……….8
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2Trong đời sống xã hội, pháp luật có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng
và mang ý nghĩa rất to lớn Pháp luật là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để nhà nước quản lý xã hội Để pháp luật được thể chế hóa trong đời sống xã hội thì cần phải đưa nó vào thực tiễn và trải nghiệm- tức là áp dụng pháp luật vào trong đời sống Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật phải dựa trên nhiều cơ sở và yếu tố khác nhau Chúng có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật này Từ những nhận xét trên em sẽ xin tập trung khai
thác đề tài: “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp
luật ở nước ta hiện nay” để làm rõ hơn về vấn đề hoạt động áp dụng pháp luật
ở nước ta hiện nay
II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Khái niệm áp dụng pháp luật
1.1 Thực hiện pháp luật
“ Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật dân chủ
và nhân đạo Việc thực hiện đúng chính xác, đầy đủ càng thể hiện tinh dân chủ
và nhân đạo thực sự của xã hội chúng ta.” Như vậy thực hiện pháp luật là một
quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn đời sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật Thực hiện pháp luật vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan của đời sống pháp lý Có bốn hình thức thực hiện pháp luật là:
Tuân thủ pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó có các
chủ thể pháp luật tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà pháp luật ngăn cấm Ví dụ khi lưu thông trên đường thì đi về bên phải đường theo quy định
Thi hành pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó có các
chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực nhất định Những quy phạm mang tính bắt buộc, như quy định phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định, thường được thực hiện theo hình thức này Ví dụ chủ thể kinh doanh đi nộp thuế theo quy định pháp luật
Sử dụng pháp luật: là hình thức các chủ thể thực hiện quyền pháp lý của
mình theo quy định pháp luật Vì thế chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc
Trang 3không thực hiện các quyền, tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của nhà nước
Ta có thể thấy ba hình thức trên dễ thực hiện, không mang tính quyền lực nhà nước và bất kì mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều thực hiện pháp luật dưới ba hình thức đó Riêng hình thức thứ tư, nhìn từ phương diện thực hiện quy phạm pháp luật, nếu không có áp dụng pháp luật thì một số quy phạm thực hiện pháp luật không được thực hiện trên thực tế
1.2 Áp dụng pháp luật
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng và
áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền Vì vậy, hình thức này cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn các hình
thức khác Ta có định nghĩa về áp dụng pháp luật như sau: Áp dụng pháp luật là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra quyết định có tính cá biệt nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo mục tiêu cụ thể.
Áp dụng pháp luật cũng là một hình thức thực hiện pháp luật do đó nó mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động thực hiện pháp luật nói chung đồng thời có những đặc điểm đặc thù, riêng biệt của nó:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình
thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật Vì thế, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định Hoạt động
áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo
Trang 4quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội Các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên
không chỉ rõ chủ thể cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng Khi một quy phạm nào đó được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể thì có nghĩa là quy phạm đó đã được cá biệt hoá vào trường hợp của chủ thể đó
Ngoài các đặc điểm trên, áp dụng pháp luật còn có một số đặc điểm nữa là: hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao của các chủ thể có thẩm quyền, bởi vì các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra được một quyết định đúng đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để giải quyết vụ việc cần giải quyết thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng Như vậy, sự sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật không phải là sự tuỳ tiện của chủ thể
áp dụng mà hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy
Nếu xem xét một cách chi tiết, cụ thể trong thực tế cuộc sống thì sẽ có vô vàn trường hợp cần áp dụng pháp luật, bởi lẽ, pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ dân sự, hình sự đến hôn nhân và gia đình, tài chính, đất đai… Song nếu khái quát lại để xem xét về mặt lý luận thì có thể thấy, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền, nghĩa vụ pháp lý mà các bên liên
quan không thể giải quyết được và yêu cầu có sự can thiệp của một chủ thể có thẩm quyền
Thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ
thể vi phạm pháp luật
Thứ tư, khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể
không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội
Trang 5Thứ năm, khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có
thành tích theo quy định của pháp luật
Thứ sáu, khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật
Thứ bảy, khi cần phải xác nhận sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ thể nào
đó theo quy định của pháp luật
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay
Áp dụng pháp luật ở nước ta chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu
tồ về mặt pháp lý Điều này đem lại sự phụ thuộc của qui trình áp dụng pháp luật vào nhiều yếu tố khác nhau và với những mức độ khác nhau Cụ thể là các yếu tố sau:
+ Chất lượng của các qui phạm pháp luật: Đối với qui trình áp dụng pháp
luật thì qui phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động, thủ tục ở các giai đoạn Chất lượng của qui phạm pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với quan hệ xã hội cần điều chỉnh, không tạo nên sự khác biệt trong nhận thức nội dung, không đem lại khả năng xung đột pháp luật và những hệ lụy pháp
lý phức tạp
+ Ý thức pháp luật của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp luật: Ý thức
pháp luật của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp luật là một trong những nhân
tố quyết định đối với toàn bộ qui trình áp dụng pháp luật và hiệu quả đem lại trên thực tế Ý thức pháp luật của chủ thể bao gồm sự hiểu biết pháp luật, thái
độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, chính xác khi áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng
Trang 6+ Các văn bản áp dụng pháp luật: Tính hiệu quả của hoạt động áp dụng
pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các văn bản áp dụng pháp luật Quá trình áp dụng pháp luật phải thông qua một số giai đoạn nhất định, các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các văn bản áp dụng pháp luật Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào văn bản áp dụng pháp luật Do vậy sự thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp của các văn bản pháp luật, đặc biệt là các đạo luật vô cùng quan trọng, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động áp dụng pháp luật
+ Trình độ pháp lí của cán bộ, nhân dân trong xã hội và sự sáng tạo của mỗi cơ quan tổ chức: Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi
trình độ văn hóa pháp lí cao của cán bộ và nhân dân trong xã hội Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như của người khác và đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các
cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội
+ Điều kiện vật chất – kĩ thuật: Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp
luật còn thể hiện ở những điều kiện vật chất-kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành bình thường
Trên đây chỉ là một số những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật mà em muốn đề cập đến và từ đó giúp ta có những biện pháp phủ hợp
để hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay đạt hiệu quả
Trang 7III KẾT LUẬN
Áp dụng pháp luật là một hoạt động rất phức tạp và liên quan đến rất nhiều mặt thuộc các lĩnh vực khác nhau Hoạt động áp dụng pháp luật vừa giúp đạt được những mục đích xã hội để từ đó ban hành luật, vừa cho phép làm rõ một số nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả của một số quy phạm pháp luật Các hoạt động áp dụng pháp luật rất đa dạng và cần được đảm bảo bởi sức mạnh quyền lực nhà nước thì các chủ thể có liên quan mới tôn trọng thực thi một cách hợp pháp
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2010
2 Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, PGS.TS Nguyễn Văn Động, Nxb giáo dục, Hà Nội, 2008
3 Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khoa Luật – Đại học QGHN, Nxb.ĐHQGHN, 2005
4 Nội dung cơ bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật, PGS.TS Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long (đồng chủ biên), Nxb GTVT, Hà Nội 2008
5 Nhà nước và pháp luật đại cương, Nxb TPCM, TS Nguyễn Đăng dung
6 Xã hội học pháp luật, TS Ngọ Văn Nhân
7 Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan
8 Khoa hành chính nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội, Lí yếu hội thảo khoa học: Thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay, 2009
9 Nghiên cứu lý luận về nhà nước và pháp luật, Nguyễn Minh Đoan, Nxb.CAND, Hà Nội, 2008
10 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, LH 08-08-ĐHL, PGS.TS Nguyễn Thị Hồi (chủ nhiệm đề tài), Hà Nội, 2009
11 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/
12 http://nguoibaovequyenloi.com/
13 http://isponre.gov.vn/home/dien-dan/300-chinh-sach-va-xay-dung-phap-luat/
14 http://moj.gov.vn/ktvb/Pages/nghiencuu.aspx?ItemID=4545/