1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá các căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

16 710 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 28,51 KB

Nội dung

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng vụ án ly hôn xảy ra rất nhiều và có xu hướng tăng mạnh, bên cạnh đó có nhiều vụ án chưa được xử lý, giải quyết thỏa đáng, chưa đúng căn cứ lý hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng hạnh phúc, mô hình xã hội chủ nghĩa, là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình một cách thấu tình đạt lý. Bằng các quy điṇh về ly hôn, Nhà nước cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hê ̣hôn nhân trước pháp luâṭ, gọi chung là căn cứ ly hôn. Bởi vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn, em xin được lựa chọn đề tài “Phân tích và đánh giá các căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014”.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, số lượng vụ án ly hôn xảy ra rất nhiều và có

xu hướng tăng mạnh, bên cạnh đó có nhiều vụ án chưa được xử lý, giải quyết thỏa đáng, chưa đúng căn cứ lý hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng hạnh phúc, mô hình xã hội chủ nghĩa, là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình một cách thấu tình đạt lý Bằng các quy điṇh về ly hôn, Nhà nước cũng hướng tới bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hê

̣hôn nhân trước pháp luâṭ, gọi chung là căn cứ ly hôn Bởi vậy, với mong muốn tìm

hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn, em xin được lựa chọn đề tài “Phân tích và đánh giá các căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014”.

B NỘI DUNG

I Khái quát chung v ề căn cứ ly hôn

1 Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn

1.1 Khái niệm ly hôn

Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra những xung đột, mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa Ly hôn là giải pháp cho cả vợ và chồng cùng các thành viên khác khi mà tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hôn nhân và gia đình nói riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quan điểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi điểu chỉnh của các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình về ly hôn và các vấn đề phát sinh khác Điều 8 Khoản 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định:

“Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng;”

Điều 3 Khoản 14 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”

Trang 2

Nhìn chung, khái niệm ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có sự thay đổi cơ bản so với khái niệm ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phản ánh được ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên trong quan hệ hôn nhân được giải thoát khỏi tình trạng hôn nhân đổ vỡ Khái niệm ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn khi đề cập tới nội dung: “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Thông qua đó để phản ánh tính quyền lực của nhà nước, cũng như phản ánh bản chất của ly hôn nói riêng là mang tính chất giai cấp

Như vậy, ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền

ly hôn của mình

1.2 Khái niệm căn cứ ly hôn

Nhà nước quy định những căn cứ để được kết hôn và những điều kiện để được

ly hôn, ý chí của các bên đương sự không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc ly hôn phải căn cứ vào điều kiện được quy đinh trong Luật hôn nhân và gia đình, nó phản ánh hôn nhân không thể tồn tại được nữa nghĩa là hôn nhân đã chết

Việc quy định những căn cứ ly hôn phải phù hợp với bản chất của sự việc, phù hợp với tình trạng thực tế của hôn nhân, phải xác định trong điều kiện nào thì cuộc hôn nhân đã không còn tồn tại Việc tòa án xét xử cho ly hôn chỉ là công việc công nhận một thực tế khách quan là cuộc hôn nhân đó không tồn tại nữa Như vậy, căn

cứ ly hôn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định Và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tòa án mới quyết định cho vợ chồng ly hôn Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn

1.3 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn

Sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (Điều 26), Luật Hôn nhân và gia đình

Trang 3

năm 1986 (Điều 40), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 89) và hiện nay

là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ

ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ

ly hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của một bên Như vậy, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ thực tiễn kinh tế, văn hóa, xã hội Nhà nước quy định về căn cứ ly hôn, đây là căn cứ pháp lý, công

vụ để Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác và thỏa đáng

II Căn cứ ly hôn theo pháp luật hi ện hành

1 Căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự

tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Việc giải quyết ly hôn cần dựa trên các điều kiện nhất định phải được tiến hành ở Tòa án nhân dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của hai bên vợ chồng Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình

2014 thì trong trường hợp hai vợ chồng cùng có yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân

Tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng, ý chí, không cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn Việc thể hiện ý chí

Trang 4

thật sự tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội và nhu cầu của bản thân chủ thể trong việc quyết định ly hôn; đồng thời cả hai bên đều nhận thức được hậu quả của việc ly hôn Khi bản thân hai vợ chồng xét thấy cuộc sống gia đình không hạnh phúc, cuộc sống chung có nhiều khúc mắc, không đạt được mục đích của cuộc hôn nhân và họ tự nhận thức được việc ly hôn là cần thiết thì hai vợ chồng đồng tình cùng nhau yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

Cũng trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của

vợ và con Quy định này có nghĩa rằng thỏa thuận của hai bên vợ chồng là việc thống nhất quan điểm về toàn bộ các vấn đề: “tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con”

Trong thực tế có nhiều trường hợp các bên “giả tự nguyện ly hôn” và “giả

thỏa thuận ly hôn” nhằm lừa dối cơ quan có thẩm quyền vì một mục đích nào đó.

Việc ly hôn “để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn

nhân” xem là hành vi ly hôn giả tạo và bị xử phạt hành chính Khoản 15 Điều 3

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về khái niệm ly hôn giả tạo: “Ly hôn

giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân” Trong những trường hợp này Tòa án cần xử bác đơn xin

thuận tình ly hôn của đương sự đồng thời phê phán, giáo dục đương sự về những hành vi sai trái đó

2 Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan

hệ hôn nhân Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Trang 5

“1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành

vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Quy định về căn cứ ly hôn do một bên yêu cầu của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 có tính chi tiết, cụ thể hơn Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định

về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn

mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”.

Quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 vẫn còn mang tính chung chung và chưa mô tả đầy đủ các trường hợp, căn cứ ly hôn Như vậy, từ sự

kế thừa của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã có những điểm mới, tiến bộ hơn về các căn cứ ly hôn quy định tại Điều 56 Khi có yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tòa án phải tiến hành xác định tình trạng quan hệ hôn nhân đó và áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết, việc giải quyết ly hôn cần phải chính xác và đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng căn cứ ly hôn đối với mỗi trường hợp cụ thể

2.1 Trường hợp có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Các hành vi được coi là hành vi bạo lực gia đình được liệt kê rất cụ thể tại

Điều 2 Khoản 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007: “a) Hành hạ,

Trang 6

ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác

cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”.

Một bên vợ hoặc chồng có một trong số các hành vi kể trên đều bị coi là có hành vi bạo lực gia đình Hành vi vi phạm đó tác động tới một bên vợ hoặc chồng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thể lực, trí lực, tâm tư tình cảm của vợ hoặc chồng, làm rạn nứt quan hệ tình cảm trong thời kỳ hôn nhân Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất nghiêm trọng xảy ra với nhiều lý do khác nhau Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã bổ sung điểm mới so

với Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 khi quy định rõ “bạo lực gia

đình và hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng” là căn cứ

để giải quyết cho các bên ly hôn.Việc quy định như vậy phù hợp với thực tiễn hiện nay bởi qua thực tiễn giải quyết các án ly hôn của Tòa án cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất và phụ nữ đa phần là nạn nhân của tình trạng này

Khi vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình cũng dẫn đến đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng Từ việc tiếp diễn nhiều lần, không có

sự thay đổi của người có lỗi, nên vấn đề ngoại tình đó hoàn toàn có thể xem xét làm căn cứ ly hôn Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận quan hệ ngoại tình là một

Trang 7

trong những căn cứ ly hôn, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết việc

ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo đó Điều 147 Bộ luật hình sự quy định:

“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.

Quy định về đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được xác định căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã hướng dẫn ở trên Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được Khi thực tế quan

hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được” Quy

định về mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt

2.2 Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ

hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Đây cũng là quy định kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, và xuất phát từ thực tế cuộc sống vợ chồng Trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ, người chồng của người đã bỏ đi biệt tích thì pháp luật cho phép họ được chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng ly hôn Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với một bên vợ hoặc chồng được coi là căn cứ ly hôn Nếu vợ hoặc

Trang 8

chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho

họ được ly hôn

Việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan Việc quy định căn cứ

ly hôn này xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của vợ, chồng, nhằm đảm bảo cả lợi ích của người có quyền và lợi ích liên quan Đồng thời, hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan, giải quyết nhiều vấn đề trong hôn nhân Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với vợ hoặc chồng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, mặc dù nó được xác định là một căn cứ ly hôn Chỉ khi có yêu cầu ly hôn của đương sự thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn Nếu đương sự không yêu cầu ly hôn thì quan hệ hôn nhân vẫn đương nhiên tồn tại

3 Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác

Tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định

như sau: “2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly

hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.

Khoản 3 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định như sau:

“3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành

vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”.

Điểm mới này đã cho thấy sự tiến bộ của Luật Hôn nhân và Gia đình năm

2014 với các luật Hôn nhân và gia đình trước đây về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bằng việc quy định thêm những người có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn khi vợ hoặc chồng rơi vào trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 51 Cha mẹ

- con cái vốn là mối quan hệ ruột thịt, cha mẹ là người sinh ra con cái, mối quan hệ này vẫn được xem là khăng khít, bền chặt, tình cảm và trách nhiệm trong các mối

Trang 9

quan hệ Mối quan hệ, cũng như trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng giữa cha mẹ đẻ - con ruột cũng được pháp luật xem như một trách nhiệm đương nhiên, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra và không thể chối từ Luật chưa có quy định cụ thể về việc cha, mẹ có thể yêu cầu giải quyết ly hôn trong trường hợp trên là những ai Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay, ta có thể ngầm hiểu cha mẹ của cả hai bên vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Bởi trong Điều 51 không quy định cụ thể là bố mẹ của bên nào có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết; đồng thời, việc này nhằm bảo vệ quyền lợi của con cái họ, cũng như sự hòa thuận, yên ấm trong gia đình

Ngoài cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì người thân thích cũng có quyền tương tự Khái niệm người thân thích trong Luật hôn nhân và

gia đình được quy định tại Điều 3 Khoản 19: “Người thân thích là người có quan

hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời” Người thân thích có thể là người có quan hệ hôn nhân (vợ hoặc chồng), người có quan hệ nuôi dưỡng ( bố mẹ, ông bà, cha mẹ nuôi, ), người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời( cha mẹ, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh em con chú, con bác, con cô, con cậu)”

Điều 51 Khoản 1 Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định: “Người thân thích của

người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám

hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám

hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ”.

Trang 10

Như vậy, dựa theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và Bộ Luật Dân

Sự, ta có thể hiểu rằng ngoài bố mẹ của vợ hoặc chồng thì những người có họ trong phạm vi ba đời cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

III Thực tiễn áp dụng căn cư ly hôn và một số kiến nghị

1 Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 qua một số vụ án cụ thể

Trường hợp thuận tình ly hôn

Ví dụ 1: Bản bán của Toà án nhân dân huyện Gia Lâm số

159/2015/QĐST-HNGĐ ngày 28 tháng 8 năm 2015 quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự: Chị Vũ Thị Anh (Liên) – Sinh năm 1978; và anh Nguyễn Thế Anh - Sinh năm 1976; HKTT: huyện Gia Lâm, Hà Nội Sự thoả thuận của các đương sự cụ thể như sau: về con chung vợ chồng: Không có Về tài sản chung vợ chồng: Không có gì Không yêu cầu Tòa án xem xét Về án phí: Chị Vũ Thị Anh (Liên) tự nguyện chịu cả

Trường hợp này, hai bên vợ chồng anh Anh và chị Anh(Liên) đã tự nguyện thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản, nhân thân, con cái Vấn đề tài sản các bên tự thỏa thuận với nhau và không đưa ra tòa án giải quyết Đồng thời, hai bên không

có con chung, nên vấn đề ly hôn của hai bên trở lên dễ dàng hơn Căn cứ theo Điều

55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, căn cứ vào biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hoà giải thành ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc các đương sự đã thực sự

tự nguyện ly hôn và thoả thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án về hôn nhân và gia đình thì quyết định công nhận thuận tình ly hôn của TAND huyện Gia Lâm là hoàn toàn đúng đắn

Trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu

Hiện tượng ly hôn do một bên yêu cầu diễn ra phổ biến, với số lượng nhiều hơn so với thuận tình ly hôn

Ví dụ 2: Anh B và chị T đã kết hôn hợp pháp năm 2014, cuộc sống gia đình

hạnh phúc được 2 năm thì phát sinh mâu thuẫn do tính tình không hợp, anh B có quan hệ ngoại tình với chị H nên thường xuyên gây gổ, có lời lẽ xúc phạm, đánh đập chị T, anh B không quan tâm tới đời sống gia đình nữa Ngày 20/9/2014 chị T

Ngày đăng: 15/10/2018, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w