Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện năm căn, tỉnh cà mau

110 1.3K 2
Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện năm căn, tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO  NGUYỄN VIỆT THẮNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯỢNG LÊ HÀ NỘI - 2013 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Thắng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Phượng Lê, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; các thầy cô trong khoa Kinh tế nông nghiệp và các thầy cô trong Viện Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Năm Căn – tỉnh Cà Mau; Phòng Kinh tế; Phòng Thống kê; UBND các xã, thị trấn Năm Căn, Hàng Vịnh và Hàm Rồng huyện Năm Căn, và các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Việt Thắng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii 1 MỞ ĐẦU 1 U 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP 4 PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 4 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 4 2.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản 4 2.1.2 Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản 5 2.1.3 Đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản 6 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản 8 2.1.5 Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản 11 2.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 18 2.2.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam 18 2.2.2 Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 26 2.2.3 Các nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 32 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 U 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  iv 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43 3.2 Phương pháp nghiên cứu 47 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 48 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 50 3.2.4 Phương pháp phân tích kinh tế 50 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51 4.1 Thực trạng các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Năm Căn 51 4.1.1 Khái quát các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau 51 4.1.2 Tình hình thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Năm Căn 53 4.2 Tác động của các giải pháp đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Năm Căn 61 4.2.1 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của huyện 61 4.2.2 Kết quả chế biến thủy sản của huyện 62 4.2.3 Kết quả tiêu thụ thủy sản của huyện 64 4.2.4 Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản 67 4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản 68 4.3.1 Lao động và trình độ lao động 68 4.3.2 Yếu tố đầu vào nuôi trồng thuỷ sản 68 4.3.3 Về giá cả thuỷ sản 69 4.3.4 Vốn 70 4.3.5 Kỹ thuật 70 4.4 Đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn 71 4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 71 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  v 4.4.2 Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn 75 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 5.1 Kết luận 85 5.2 Kiến nghị 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc KT – XH Kinh tế - xã hội NK Nhập khẩu NN& PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thuỷ sản SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân XK Xuất khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới 20 2.2 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2011 23 2.3 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2011 23 2.4 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011 24 2.5 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2011 24 2.6 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2011 25 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Năm Căn giai đoạn 2005 - 2011 43 3.2 Tình hình dân số huyện Năm Căn giai đoạn 2005 - 2011 44 3.3 Tình hình sử dụng đất của các xã nghiên cứu 48 4 Tình hình thực hiện giải pháp quy hoạch trên địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau 53 4.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ 54 4.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện 55 4.4 Tình hình thực hiện giải pháp phát triển chế biến thuỷ sản của huyện 57 4.5 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của huyện Năm Căn 62 4.6 Kết quả chế biến thủy sản của huyện Năm Căn 63 4.7 Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của hộ nuôi trồng thuỷ sản và thương nhân 65 4.8 Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các cơ sở sản xuất 67 4.9 Đánh giá của cơ sở sản xuất về các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện 74 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO là một điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Gia nhập vào WTO, chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì XK sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 67,55% dân cư sinh sống ở nông thôn và tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản là 47,5% [Niên giám thống kê, 2012]. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những thập kỷ qua, ngành thuỷ sản nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ một lĩnh vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn ở quy mô nhỏ lẻ, ngành thuỷ sản đã từng bước vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ và hiện nay đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2012 đạt 5,8 triệu tấn (tăng 8,5% so với năm 2011), trong đó sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn (tăng 10% so với năm 2011), sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,2 triệu tấn (tăng 6,8% so với năm 2011). Về nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm nước lợ năm 2012 cơ bản vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2011. Cả nước có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi là 658 nghìn ha (bằng năm 2011), đạt sản lượng 500 nghìn tấn (tăng 0,9%). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 619 nghìn ha (gần bằng năm 2011) đạt sản lượng 310 nghìn tấn (giảm 6,4%), diện tích nuôi tôm chân trắng là 38 nghìn ha (tăng 15,7%) đạt sản lượng 190 nghìn tấn (tăng 7,3%). Hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch XK năm 2012 đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001, bình quân tăng 13,16%/năm) [Báo cáo tình hình thực hiện năm 2012, phương hướng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………  2 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm, Tổng cục Thủy sản, 2013]. Sự phát triển của ngành NTTS đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, nó không những tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thuỷ sản và nền kinh tế nói chung. Cụ thể, nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng kim ngạch XK của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới. Nguồn lợi thuỷ sản mang tính tái tạo, tái sinh. Nhưng khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt. Trong những năm gần đây, việc khai thác và đánh bắt thuỷ sản ngày càng có nguy cơ giảm sút vì nguồn lực tự nhiên khan hiếm. Nếu như con người không tiến hành giải pháp khắc phục thì nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi là điều dễ dàng nhận thấy. Vì vậy, NTTS vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời XK có thể nói là một giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn phát triển hội nhập như hiện nay. Huyện Năm Căn có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, là một trong số hai huyện của tỉnh Cà Mau (cùng với huyện Ngọc Hiển) có cả bờ biển Đông và bờ biển Tây (Vịnh Thái Lan), có sông Cửa Lớn chạy xuyên suốt từ bờ biển Đông sang vịnh Thái Lan. Huyện có tiềm năng lớn về đất đai, trong đó diện tích đất NTTS chiếm tỷ lệ khá lớn. Giá trị sản xuất của ngành NTTS chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Huyện đang phấn đấu đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là ngành NTTS nước lợ và NTTS biển. Để thực hiện điều đó huyện đã đưa ra nhiều chính sánh hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ đạo xuống tận các xã để mở rộng và phát triển phong trào NTTS trên toàn huyện. Các giải pháp mà huyện đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển NTTS. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động NTTS, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn huyện. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng còn chậm và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch NTTS tại các địa phương còn chậm. Nhiều địa phương khi đã có quy hoạch song việc giám sát thực hiện quy hoạch còn hạn chế, tình trạng cơ sở nuôi đào đắp ao, đầm chưa theo quy hoạch, [...]... tỉnh Cà Mau 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển NTTS và hoạt động NTTS - Phân tích thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển NTTS trên địa bàn huyện - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NTTS của huyện Năm Căn 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình thực hiện các giải pháp phát triển. .. sự phát triển của ngành NTTS 2.1.5 Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản a, Quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản Trong những năm qua, NTTS đã phát triển mạnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT - XH Mặc dù nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và thiếu bền vững Công tác quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triển Sản. .. PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản NTTS là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước - tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định Theo định nghĩa của FAO thì nuôi trồng thuỷ. .. mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, đưa ngành thuỷ sản Việt Nam lên ngang tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới 2.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2.2.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới và Việt Nam * Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới Trong thời gian qua, NTTS ngày càng phát triển và dần trở thành ngành Trường Đại học Nông nghiệp... hiện các giải pháp phát triển NTTS của huyện Năm Căn, trên chủ thể nghiên cứu là các cơ sở sản xuất gồm hộ và DN 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Nghiên cứu thực trạng giải pháp phát triển NTTS trên địa bàn nghiên cứu + Nghiên cứu sự biến động về quy mô, số hộ NTTS, sản lượng, tình hình sử dụng tiền vốn trong NTTS + Nghiên cứu về hiệu quả NTTS + Nghiên cứu những tác động đến NTTS trong vùng... tích nuôi thâm canh, bán thâm canh còn thấp so với tổng diện tích nuôi dẫn tới năng suất, sản lượng chưa cao; Chưa tạo được tính chủ động trong việc sản xuất giống cá biển và nhuyễn thể, hầu như chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, nhập từ tỉnh ngoài, nước ngoài Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Năm Căn, tỉnh. .. thuật cao * Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam Thời gian gần đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu Ngành NTTS đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại thuỷ sản nuôi trồng và phát triển mạnh các loại thuỷ Trường Đại học... + Nghiên cứu tiềm năng và lợi thế để phát triển NTTS của huyện - Về không gian: Tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng trong 3 năm (2009-2011) Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời điểm khác nhằm minh hoạ rõ hơn cho kết quả nghiên cứu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………   3 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP... lược phát triển thuỷ sản Việt Năm đến năm 2020 - Quyết định số 332/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 3 năm 2011 về việc Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 - Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020” * Chính sách về vốn Để phát triển ngành nuôi. .. lao động chế biến thủy sản, xúc tiến thương mại; đề án phát triển thị trường thủy sản nội địa; nghiên cứu phát triển công nghệ, thiết bị và sản phẩm tiêu thụ nội địa; đề án nghiên cứu đánh giá rủi ro các sản phẩm thủy sản Có như vậy ngành thủy sản nói chung và XK thuỷ sản nói riêng mới có cơ hội để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, khai thác một cách tối ưu những tiềm năng thuỷ sản dồi dào mà thiên nhiên . các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Năm Căn 53 4.2 Tác động của các giải pháp đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Năm Căn 61 4.2.1 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản của huyện. đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản 8 2.1.5 Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản 11 2.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển nuôi trồng thuỷ sản 18 2.2.1 Tình hình phát triển. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51 4.1 Thực trạng các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Năm Căn 51 4.1.1 Khái quát các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau 51

Ngày đăng: 01/11/2014, 09:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bìa

    • Mục lục

    • 1.Mở đầu

    • 2.Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

    • 3.Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

    • 4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • 5.Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan