1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Xu hướng biến đổi cơ cấu dân số ở việt nam

14 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 540,38 KB

Nội dung

Cơ cấu xã hội dân số (cơ cấu xã hội nhân khẩu) là 1 phân hệ cơ cấu xh cơ bản của xh nói lên quá trình phát sinh, phát triển, kế cấu và di biến động của dân số một quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ.Nội dung: Mức sinh, mức tử Quá trình biến động dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học Tỷ lệ giới tính Tỷ lệ và cơ cấu của tháp tuổi Cơ cấu xh thế hệThông qua việc nghiên cứu cơ cấu xh dân số để đưa ra những dự báo về xu hướng vận động, phát triển về vấn đề dân số và các vấn đề có liên quan đến dân số, kiến nghị các giải pháp để điều tiết trạng thái dân số hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của xh.Theo cách xác định trên, cơ cấu dân số nhằm phản ánh các đặc trưng của mỗi người dân và của toàn bộ dân số. Các đặc trưng về giới tính, độ tuổi phản ánh về nhân khẩu học, các đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn phản ánh về mặt kinh tế. Ngoài ra các đặc trưng khác về giai cấp, thành phần xã hội nhằm phân loại tập hợp người theo các khía cạnh của đời sống xã hội. Cơ cấu dân số phản ánh xu hướng nhân khẩu và phản ánh, đồng thời cơ cấu dân số có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển và duy trì ổn định xã hội. Cơ cấu dấn số hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển duy trì sự ổn định xã hội. Ngược lại, mất cân đối về cơ cấu dân số thì sẽ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế và gây mất ổn định trong xã hội.2.Xu hướng biến đổi cơ cấu dân số VN hiện nay:2.1. Cơ cấu dân số vàng:•Biểu hiện:Theo tổng cục dân số KHHGD, từ năm 2007, VN đã bước vào thời kì “cơ cấu dân số vàng” cơ hội chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nếu Chính Phủ có những chính sách phát triển nguồn lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ.Cơ cấu dân số vàng có nghĩa là tỷ lệ trẻ em giảm đi, tỷ lệ người già không tăng, tức: dân số trong độ tuổi lao động tăng lên. Thời kỳ cơ cấu dân số vàng thường được dự đoán kéo dài từ 30 40 năm. Lúc này, đất nước ta chuyển từ giai đoạn chuyên chỉ chăm lo việc giảm tốc độ gia tăng dân số sang nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn lực.

Trang 1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI

Chủ đề:Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - dân số ở Việt Nam hiện nay.

1 Khái quát chung về cơ cấu dân số:

Cơ cấu xã hội - dân số (cơ cấu xã hội nhân khẩu) là 1 phân hệ cơ cấu xh cơ bản của xh nói lên quá trình phát sinh, phát triển, kế cấu và di biến động của dân số một quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ.

Nội dung:

- Mức sinh, mức tử

- Quá trình biến động dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học

- Tỷ lệ giới tính

- Tỷ lệ và cơ cấu của tháp tuổi

- Cơ cấu xh thế hệ

Thông qua việc nghiên cứu cơ cấu xh - dân số để đưa ra những dự báo về xu hướng vận động, phát triển về vấn đề dân số và các vấn đề có liên quan đến dân số, kiến nghị các giải pháp để điều tiết trạng thái dân số hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của xh

Theo cách xác định trên, cơ cấu dân số nhằm phản ánh các đặc trưng của mỗi người dân và của toàn bộ dân số Các đặc trưng về giới tính, độ tuổi phản ánh về nhân khẩu học, các đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn phản ánh về mặt kinh tế Ngoài ra các đặc trưng khác về giai cấp, thành phần xã hội nhằm phân loại tập hợp người theo các khía cạnh của đời sống xã hội

Trang 2

Cơ cấu dân số phản ánh xu hướng nhân khẩu và phản ánh, đồng thời cơ cấu dân số có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển và duy trì ổn định xã hội Cơ cấu dấn số hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển duy trì sự ổn định xã hội Ngược lại, mất cân đối về cơ cấu dân số thì sẽ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế và gây mất ổn định trong xã hội

2 Xu hướng biến đổi cơ cấu dân số VN hiện nay:

2.1 Cơ cấu dân số vàng:

Biểu hiện:

Theo tổng cục dân số KHHGD, từ năm 2007, VN đã bước vào thời kì “cơ cấu dân số vàng”- cơ hội chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nếu Chính Phủ có những chính sách phát triển nguồn lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ

Cơ cấu dân số vàng có nghĩa là tỷ lệ trẻ em giảm đi, tỷ lệ người già không tăng, tức: dân số trong độ tuổi lao động tăng lên Thời

kỳ cơ cấu dân số vàng thường được dự đoán kéo dài từ 30- 40 năm Lúc này, đất nước ta chuyển từ giai đoạn chuyên chỉ chăm lo việc giảm tốc độ gia tăng dân số sang nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn lực

Trước đây, trung bình 1 người phải nuôi 1 người phụ thuộc nhưng hiện tại số lượng người trong độ tuổi lao động đã gấp đôi số lượng người trong độ tuổi lao động, tức 2 người lao động nuôi một người phụ thuộc Trong 10 năm qua, tỷ lệ trẻ em đã giảm mạnh, điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe được nâng cao

Cơ cấu tuổi của dân số biến đổi mạnh theo hướng tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; dân số trong độ tuổi 15-64 tăng lên và dân số cao tuổi (65+) cũng tăng dần

Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ trẻ em giảm rất nhanh (từ 42,55% vào năm 1979 xuống 24,55% vào năm 2009, tương ứng với 23,4 triệu

người xuống 20,99 triệu người), trong khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-64 tăng nhanh (từ 52,77% năm 1979 lên 69,12% năm 2009, tương ứng 28,35 triệu người lên 59,3triệu người) và tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lêcũng tăng không ngừng (từ 4,7% năm 197 lên 6,5% năm 2009, tương ứng với mức tăng từ 2,52 triệu người lên 5,51 triệu người)

Trang 3

Bảng 1 Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam 1979 - 2009 (%)

Nguồn: tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009

Trang 4

Nếu lấy năm 1979 là năm cơ sở thì hệ số dân số trẻ em từ 0-4 và 5-9 giảm gần một nửa trong giai đoạn 1979-2009 Hệ số của dân

số trong nhóm tuổi 15-64 nhìn chung tăng lên, nhưng nhóm tuổi 15-29 và nhóm 55-64 lại ít thay đổi, trong khi nhóm 30-54 tuổi tăng nhanh Trong nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên,hệ số của nhóm tuổi 65-69 ít thay đổi, trong khi các nhóm dân số cao tuổi hơn, đặc biệt từ

80 trở lên, lại tăng rất nhanh (Bảng 2)

Bảng 2 Hệ số dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 1979-2009 (lần)

Trang 5

Bên cạnh đó, theo dự báo của Liên hợp quốc (2008) về cơ cấu tuổi dân số Việt Nam theo nhóm 2010-2050 (Bảng 3) và Dự báo tỷ

số phụ thuộc dân số Việt Nam ta có:

Trang 6

Bảng 3 Dự báo cơ cấu tuổi dân số Việt Nam theo nhóm 2010-2050

Trang 7

Hình 1 Dự báo tỷ số phụ thuộc dân số Việt Nam

Cơ cấu dân số này đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hôi nước ta Đó có thể là cơ hội để chúng ta cất cánh tăng khoảng 1/3 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm và kéo dài khoảng 30 năm như những con hổ châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) mấy thập kỷ trước đây nhờ nguồn lao động dồi dào, đông đảo, lại “mang vác” nhóm dân số phụ thuộc ít nhất

Tuy nhiên, “cơ cấu dân số vàng” ở VN mới chỉ là vàng về mặt số lượng, tức theo một số chuyên gia nhận xét đó mới chỉ là vàng 18K, có nghĩa là chất lượng của lực lượng lao động chưa thực sự được đảm bảo Qua kết quả tổng điều tra dân số lần thứ 4 năm 2009,

Trang 8

tỷ lệ người lao động có bằng cấp mới chỉ chiếm 13,1% tổng dân số Trong đó 93,5% dân số biết đọc biết viết, trình độ đào tạo càng lên cao, tỷ lệ càng giảm mạnh, tỷ lệ người lao động tốt nghiệp từ thạc sỹ trở lên mới chỉ có 0,21%

Đây là một điều đáng cảnh báo bởi muốn đi tắt đón đầu trước hết chúng ta phải nâng cao chất lượng dân số trước, không thể chỉ chú trọng vào việc tăng số lượng người trong độ tuổi người lao động Chúng ta thường nói VN đang “thừa thầy thiếu thợ” nhưng đó chỉ là nhìn vào bề nổi của cơ cấu dân số hiện tại, nhìn nhận một cách sâu xa chúng ta có thể thấy lao động của VN chủ yếu là lao động phổ thông, giản đơn, tức đang thiếu trầm trọng thợ giỏi, được đao tạo chuyên sâu Hàng năm VN vẫn xuất khẩu 1 lượng lớn lực lượng lao động nhưng chúng ta vẫn không thể cạnh tranh được với lực lượng lao động với các quốc gia khác trong khu vực do chưa thực sự chú trọng đến đào tạo trình độ, kỹ năng cao cấp

Chính vì chất lượng của lực lượng lao động vàng chưa được chú trọng mà có một thực tế rất đáng báo động đang diễn ra: rất nhiều thanh niên sức dài vai rộng không có việc làm Ước tính VN có từ 12- 16 triệu người di cư, đa phần là tuổi đời rất trẻ do không kiếm đc việc làm tại địa phương- chính họ cũng không thể nuôi được bản thân thì làm sao có thể nuôi thêm những người khác trong

độ tuổi phụ thuộc (dưới 15, trên 60) và tạo ra của cải cho xã hội? Nhìn vào thực tế này có thể thấy “sức trẻ sức khỏe” chưa chắc đã là thế mạnh!

 Cơ hội:

Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ hội ‘vàng’của dân số, Chính Phủ nên tập trung vào

3 nhóm chính sách quan trọng, mang tính chiến lược để hiện thực hóa có hiệu quả tác động của dân số đến tăng trưởng, đó là:

- Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo: Chính sách giáo dục, đào tạo tốt nhằm sớm đưa nhóm dân số trẻ nước ta trở thành 1 lực lượng lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao, chuyên môn giỏi, năng động thị trường, lao động có năng suất cao

Trang 9

-Nhóm chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực: khuyến khích các doanh nghiệp mở mang đầu tư và tạo ra nhiều việc làm, tạo môi trường thông thoáng, linh hoạt để lực lượng lao động trẻ tìm được việc làm, cơ động, linh hoạt trong môi trường việc làm

-Nhóm chính sách quản lý: chính sách quản lý vĩ mô và vi mô tốt nhằm tăng cường pháp luật, đổi mới thể chế, tăng hiệu lực quản lý, giảm thiểu sự phiền hà, tham nhũng; kết hợp tốt giữa các chủ doanh nghiệp với chính quyền sở tại và người lao động

 Thách thức:

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn sẽ tồn tại những thách thức nếu chúng ta không làm tốt 3 vấn đề trên

Do lực lượng lao động đạt mức tối đa (ước tính mỗi năm tăng thêm khoảng 1,6 triệu lao động), song nếu Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội không tạo đủ việc làm cho người lao động, hoặc chỉ tạo ra những việc làm nhàm chán, thu nhập thấp, điều kiện làm việc yếu kém, tham nhũng tràn lan, thì nguy cơ khủng hoảng, rối loạn xã hội sẽ rất lớn

2.2 Già hóa dân số:

Theo các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, chúng ta có nghe đến một luận điểm mà tưởng chừng như là vô lí: VN vừa bước vào thời kì dân số vàng nhưng cũng sắp bước vào giai đoạn già hóa dân số- giai đoạn chuyển tiếp tới thời kì già hóa dân số Nhưng khi xem xét lại thì luận điểm đó lại không hề vô lí chút nào

Trước hết, chúng ta đều biết, già hóa dân số là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất của người dân ngày một nâng cao hơn Theo đánh giá của quỹ dân số Liên hợp quốc thì thời gian để VN chuyển đổi từ giai đoạn già hóa sang cơ cấu dân số già ngắn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới Ví dụ: Pháp là 115 năm, Thụy Điển là 85 năm, các

Trang 10

nước láng giềng như Trung Quốc hay Nhật Bản là 26 năm, trong khi đó VN chỉ là 15- 20 năm Và theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân

số trên 60 tuổi của VN sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017- tức bước vào giai đoạn già hóa dân số

Tuy nhiên, như phần 1 đã nói, năm 2007 số người trong độ tuổi lao động đã gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc- cơ cấu dân số vàng, nhưng đến năm 2011, Việt Nam đã có dấu hiệu bước vào giai đoạn già hóa dân số do tỷ lệ người trên 60 tuổi tăng mạnh - sớm hơn so với dự đoán của Tổng cục thống kê 7 năm

Dự báo dân số theo nhóm tuổi, 2010-2050

Đơn vị:1.000 ngườl

Việt

Nam

88.74 9

94.32 5

99.08 6

103.2 19

106.6 54

109.5 94

111.8 74

113.25

10-14

15-19

20-24

25-29

Trang 11

35-39

40-44

45-49

50-54

55-59

60-64

65-69

70-74

75-79

80-84

85-89

Nguồn: Tổng cục DS-KHHGĐ

Trang 12

Bảng 1 Tỉ trọng (%) dân số 2010 – 2050

Già hóa là hệ quả của hai yếu tố: suy giảm tỷ lệ sinh sản và tăng tuổi thọ trung bình Trong vòng 40 năm tới, tỉ lệ sinh sản ở nước ta giảm khá nhanh, và tuổi thọ trung bình tăng nhanh Tuổi thọ trung bình tăng một phần lớn là do tỉ lệ tử vong

ở trẻ sơ sinh Hiện nay, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh (tính trên 1000 trẻ mới sinh) là 20.4, nhưng dự báo sẽ còn giảm xuống 15.3 vào năm 2020 và 10.8 vào 2050

Nhìn nhận một cách tích cực, đó chưa hẳn đã là một điều đáng buồn bởi bất cứ quốc gia nào vẫn luôn nỗ lực để tăng tuổi thọ dân

số Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi tăng lên, tuổi thọ trung bình tăng mạnh: năm 1960 là 40 tuổi, năm 2010 là 73 tuổi- điều đó thể hiện những

ưu điểm của các chính sách dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của Đảng và nước ta Cũng có thể giải thích gia i đoạn già hóa dân số đến nhanh là do sự phát triển kinh tế xã hội, sự chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân tốt hơn, chính sách kế hoạch hóa gia đình thực hiện hiệu quả: tỷ lệ trẻ em giảm đi => chất lượng giáo dục tăng lên

Bên cạnh đó cũng có không ít thách thức:

 Sự sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi thay đổi mạnh: trước đây người già chủ yếu sống cùng con cái nhưng do tỷ lệ người trên 60 tuổi tăng mạnh nên tình trạng người già sống trong viện dưỡng lão không còn xa lạ, điều đó đòi hỏi hơn nữa sự quan tâm của xã hội đối với sự sắp xếp cuộc sống mới cho người già

 Tỷ lệ người cao tuổi khỏe mạnh rất ít, thậm chí người già ở VN hiện nay và tiến tới đều chịu xu hướng bệnh tật kép, và chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các loại bệnh không lây nhiễm và mãn tính Do đó, chi phí y tế sẽ tăng cao, có thể gây ra gánh nặng

Trang 13

 Đời sống người cao tuổi được cải thiện nhiều tuy nhiên so với mặt bằng chung là chưa cao Thu nhập chủ yếu của người cao tuổi là hưu trí, trợ cấp xã hội, nhưng lại chiếm tỷ lệ rất thấp (già trước khi giàu)

Bản thân các chính sách của đất nước ta đã có những sự thay đổi để phục vụ dân số già tốt hơn tuy nhiên do hạn chế về tài chính, nguồn nhân lực nên hiệu quả mà chúng đem lại chậm hơn rất nhiều so với quá trình biến đổi hiện nay

Đảng và NN ta cũng có rất nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đối với người già cả cô đơn không nơi nương tựa, hay những đối tượng cụ thể như: người đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng được hưởng trợ cấp hàng tháng; người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, dù đầy đủ con cái vẫn được hưởng trợ cấp; người cao tuổi khi qua đời được hưởng trợ cấp mai táng; người thọ 90 tuổi Chủ tịch UBND tỉnh chúc thọ và tặng quà, trên 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ và tặng quà…

3 Kết luận:

Cơ cấu dân số vàng- lực lượng lao động vàng, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn với đất nước ta bởi nếu không tận dụng được nguồn lực quý giá này chúng ta không những gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực mà còn gây nhiều áp lực lớn lên xã hội: thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, xh phát triển kém ổn định…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng bước vào giai đoạn già hóa dân số quá sớm nên tất yếu sẽ dẫn tới thời kỳ già hóa nhanh chóng Chính

vì vậy, chúng ta nên chuẩn bị tốt về mặt kinh tế, không chỉ xã hội hay quốc gia, mà mỗi cá nhân cũng phải tích lũy cho mình một khoản kinh tế nhất định; cùng với đó là hệ thống bảo hiểm xã hội phải được cải cách, hệ thống chăm sóc sức khỏe, hưu trí cho người cao tuổi phải được từng bước dần dần hoàn thiện để có thể chủ động khi bước vào giai đoạn già hóa dân số, biết được thời cơ, thách thức, khó khăn, từ đó tận dụng thời cơ để bước qua thách thức, tạo ra cơ hội

Ngày đăng: 29/04/2016, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w