1. Lý do lựa chọn đề tài Để người dân Việt Nam được sống trong hòa bình và tự do như hôm nay, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hàng triệu, hàng triệu người đã hy sinh một phần thân thể và cũng có không biết bao nhiều gia đình phải chịu cảnh ly tán do chiến tranh. Đó chính là những minh chứng hào hùng nhất cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta. Các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,… đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi, họ đã chiến đấu, hy sinh để Tổ quốc ta độc lập, tự do thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường tồn 14, Tr. 2. Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước cùng nhân dân đã không ngừng làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cả về chủ trương, chính sách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân người có công. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có công”4, Tr. 12. Thành phố Bắc Ninh là trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Ninh, là cửa ngõ ra vào tỉnh từ phía Bắc. Thời kháng chiến, thành phố Bắc Ninh là một trong những nơi có trụ sở làm việc, cở sở tập trung huấn luyện, đóng quân của lực lượng kháng chiến của thành phố ta. Nơi đây là địa bàn chiến đấu hết sức ác liệt giữa ta và địch. Nhiều gia đình sinh sống tại đây là cơ sở cách mạng trực tiếp hoặc gián tiếp cùng bám, đánh địch và chuẩn bị thời cơ để tiến công vào thủ đô Hà Nội. Do vậy, số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố là khá lớn, với 8247 người, trong đó số người hiện còn sống và đang hưởng chính sách đối với người có công là 3211 người (đến tháng 072019). Trong những năm qua, thành phố Bắc Ninh đã tổ chức thực hiện một cách hiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người có công với cách mạng. Ngoài những chính sách người có công với cách mạng theo quy định của trung ương, tỉnh, thành phố đã huy động từ thành phố đến các phường, xã và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào việc thực hiện chính sách người có công bằng những việc làm cụ thể như: tham gia huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; thắp nến tri ân, phối hợp giữa Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên dâng hương tại các nghĩa trang Liệt sỹ vào các dịp lễ 277 và tết Âm lịch truyền thống; thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tác động một cách tích cực đến các đối tượng chính sách, nhằm giúp cho các đối tượng này ổn định cuộc sống và tạo niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách người có công trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vẫn còn một số mặt hạn chế như: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; Đội ngũ làm công tác lao động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng; Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng,… Những tồn tại, hạn chế này đã khiến hiệu quả tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng. Xuất phát từ thực tiễn đó và từ vị trí công tác hiện nay là một công chức Văn hóa Xã hội phụ trách công tác Lao động Thương binh và Xã hội, tôi lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối khóa. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại thành phố Bắc Ninh.
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Để người dân Việt Nam được sống trong hòa bình và tự do như hôm nay, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hàng triệu, hàng triệu người
đã hy sinh một phần thân thể và cũng có không biết bao nhiều gia đình phải chịu cảnh ly tán do chiến tranh Đó chính là những minh chứng hào hùng nhất cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta Các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,… đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi, họ đã chiến đấu, hy sinh
để Tổ quốc ta độc lập, tự do thống nhất và dân tộc ta mãi mãi trường tồn [14, Tr 2].
Chính vì vậy mà Đảng, Nhà nước cùng nhân dân đã không ngừng làm tốt
công tác đền ơn đáp nghĩa, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cả về chủ
trương, chính sách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và thân nhân người có công
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có công”[4, Tr 12].
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Ninh, là cửa ngõ ra vào tỉnh từ phía Bắc Thời kháng chiến, thành phố Bắc Ninh là một trong những nơi có trụ sở làm việc, cở sở tập trung huấn luyện, đóng quân của lực lượng kháng chiến của thành phố ta Nơi đây là địa bàn chiến đấu hết sức ác liệt giữa ta và địch Nhiều gia đình sinh sống tại đây là cơ sở cách mạng trực tiếp hoặc gián tiếp cùng bám, đánh địch và chuẩn bị thời cơ để tiến công vào thủ đô
Hà Nội Do vậy, số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố
là khá lớn, với 8247 người, trong đó số người hiện còn sống và đang hưởng chính sách đối với người có công là 3211 người (đến tháng 07/2019)
Trong những năm qua, thành phố Bắc Ninh đã tổ chức thực hiện một cách hiệu quả và nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người có công với cách mạng
Ngoài những chính sách người có công với cách mạng theo quy định của trung ương, tỉnh, thành phố đã huy động từ thành phố đến các phường, xã và các
Trang 3bằng những việc làm cụ thể như: tham gia huy động, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa; thắp nến tri ân, phối hợp giữa Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên dâng hương tại các nghĩa trang Liệt sỹ vào các dịp lễ 27/7 và tết Âm lịch truyền thống; thường xuyên chăm sóc, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Đây là những việc làm rất thiết thực, cụ thể, đã tác động một cách tích cực đến các đối tượng chính sách, nhằm giúp cho các đối tượng này ổn định cuộc sống
và tạo niềm tin của các đối tượng chính sách đối với Đảng và Nhà Nước
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực hiện chính sách người có công trên địa bàn thành phố Bắc Ninh vẫn còn một số mặt hạn chế như: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; Đội ngũ làm công tác lao động thương binh xã hội ở cơ sở không ổn định, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; Một số văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ hoặc chưa rõ ràng; Thủ tục xét công nhận còn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các đối tượng,… Những tồn tại, hạn chế này đã khiến hiệu quả tác động của chính sách chưa được như kỳ vọng
Xuất phát từ thực tiễn đó và từ vị trí công tác hiện nay là một công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội, tôi lựa
chọn đề tài: “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” là đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối
khóa Đề tài được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại thành phố Bắc Ninh
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn (thông qua nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) về thực hiện chính sách người có công với cách mạng Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng tại đơn
vị này
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, tiểu luận cần tập trung làm rõ 03 vấn
đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công với cách mạng;
- Phân tích thực tiễn việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;
Trang 4- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thực hiện chính sách người có công với cách mạng;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được tiến hành dựa trên cở sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và các phương pháp nghiên cứu trực tiếp như nghiên cứu văn bản, thống
kê - phân tích,…
5 Ý nghĩa của đề tài
Việc thực hiện đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng, đồng thời phản ánh được thực trạng việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh để từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại đơn vị này trong thời gian tới
6 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận được kết cấu thành 3 chương
Chương 1 Tổng quan về thực hiện chính sách người có công với cách mạng Chương 2 Thực trạng thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3 Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1 Một số khái niệm
1.1 Người có công
Khái niệm người có công được hiểu theo 2 nghĩa rộng, hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng, người có công là người bình thường, làm việc đại nghĩa,
có công lao lớn đối với đất nước, đó là nghĩa vụ, không bao giờ kể công và
không đòi hỏi cộng đồng phải báo nghĩa [14, Tr 14].
Theo nghĩa hẹp, khái niệm người có công được xác định là những người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam [14, Tr 16].
1.2 Người có công với cách mạng
Theo quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có 12 nhóm được công nhận là
người có công với cách mạng đó là [6, Tr 6]: Người hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Liệt sĩ; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh); Bệnh binh; Người có công giúp đỡ cách mạng; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học
1.3 Chính sách với người có công với cách mạng
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, chính sách với người có công với cách mạng là hệ thống quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật trong đó quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người có công với cách mạng được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện
1.4 Thực hiện chính sách với người có công với cách mạng
Đó là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đội ngũ cán bộ công chức ở các ngành, các lĩnh vực có liên quan đảm bảo thực hiện, phối hợp thực hiện chính sách của Nhà nước về người có công nhằm đảm bảo đưa các chính
Trang 6sách đó đi vào đời sống một cách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ, công bằng
2 Nội dung các bước thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ, thống nhất nhằm phản ánh các bước trong việc tổ chức triển khai
và thực hiện chính sách Quy trình gồm các bước sau [14, Tr 26-29]:
2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Để đạt được kết quả tốt và có hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng, trước tiên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng bao gồm: kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành
2.2 Phổ biển, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng
Tuyên truyền, phổ biến chính sách người có công với cách mạng là nhiệm
vụ chính trị quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng thực hiện chính sách Công tác phổ biến, tuyên truyền được thể hiện nhiều hình thức như thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, tờ rơi, các hình thức tuyên truyền khác
2.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
người có công với cách mạng
Để việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng đạt hiệu quả cao, cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp, chính quyền địa phương Sự phân công phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì,
cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung
2.4 Duy trì chính sách người có công với cách mạng
Duy trì chính sách người có công với cách mạng là hoạt động, là khâu nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực
Trang 72.5 Điều chỉnh, bổ sung chính sách người có công với cách mạng
Bổ sung, điều chỉnh chính sách người có công với cách mạng có tác động rất quan trọng đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách Việc điều chỉnh chính sách người có công với cách mạng phải phù hợp với thực tiễn tình hình đất nước tại từng giai đoạn lịch sử Cơ quan nào ban hành chính sách cơ quan đó có quyền điểu chỉnh, bổ sung chính sách
2.6 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng, kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách người có công với cách mạng
2.7 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách đến các cơ quan và cá nhân liên quan được phân công thực hiện chính sách, lợi ích mang đến xã hội, hiệu quả cho đối tượng hưởng lợi từ chính sách
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Ban hành, tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đồi hỏi phải thực hiện kịp thời
và đúng đắn Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng luôn bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố có thể kể đến như:
- Thể chế chính sách của Nhà nước;
- Môi trường (kinh tế, chính trị, xã hội, ) thực hiện chính sách;
- Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ thực thi;
- Yếu tố nhận thức của xã hội và người dân;
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH 2.1 Tổng quan về thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thành phố Hà Nội 30 km Thành phố Bắc Ninh hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh GRDP bình thành phố đầu người thành phố Bắc Ninh năm 2018 đạt 6.650 USD/năm Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, có diện tích 82,6
km², dân số năm 2018 vào khoảng hơn 223 nghìn người [13].
2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Thời gian qua, thành phố Bắc Ninh đã ban hành nhiều kế hoạch tổ chức thực hiện, triển khai chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn Căn
cứ Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo hàng năm của thành uỷ, ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng Giao cho các ngành của thành phố và ủy ban nhân dân các phường,
xã cũng như các cơ quan liên quan tham gia thực hiện công tác triển khai các văn bản, chủ trương mới của Đảng, nhà nước đến các đối tượng được hưởng mới theo quy định Các phường, xã và các cơ quan liên quan đã triển khai thực hiện đúng với các nội dung trong các kế hoạch đảm bảo kịp tiến độ, thời gian quy định và có hiệu quả
Bên cạnh đó, hằng năm, ủy ban nhân dân thành phố đều xây dựng kế hoạch
về việc tổ chức triển khai các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
và các ngày Lễ lớn trong năm, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” Cụ thể, trong năm 2019, ủy ban nhân dân thành phố đãxây
dựng và ban hành kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2019 về việc
tổ chức kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2019), kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2017 về việc triển khai một số hoạt động hướng tới kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ, các hoạt động kỷ niệm các ngày lể
lớn, những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, thành phố năm 2019 [3]
Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách người có công với cách mạng đã được thực hiện tương đối tốt tại đơn vị này
Trang 92.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng
Để chính sách người có công với cách mạng được triển khai đến từng người dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau như: tổ chức như hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, các văn bản quy định pháp luật của chính phủ,
các bộ ngành liên quan đến chính sách người có công [2].
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, Phòng Tư pháp thành phố, Trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp với ủy ban nhân dân các phường, xã tổ chức các buổi tiếp dân, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý xuống từng
đơn vị và tại các điểm dân cư ở các tổ để cho nhân dân được biết [3].
Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố tuyên truyền, cổ động trực quan nhiều hình thức như: áp phích, tờ rơi, tuyên truyền lưu động, in panô Đài truyền thanh thành phố và đài phát thanh các phường, xã đã xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chính sách người có công với cách mạng
2.2.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Uy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh phân công cho Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố là đơn vị chịu trách nhiệm chính khâu từ việc hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, thủ tục kê khai, kiểm tra, rà soát, lập danh sách các đối tượng, quản lý hồ sơ, không được trùng lặp và bỏ sót đối tượng, lập dự toán, lập thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp, thống kê, báo cáo Phối hợp Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố xây dựng dự toán, cấp dự toán đảm bảo chi trả các chế độ cho các đối tượng chính sách vào hằng năm Phối hơp các Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài truyền thanh, Phòng Tư pháp thành phố để tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách người có công cho nhân dân trên phạm vi toàn thành phố
2.2.4 Duy trì thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Thời gian qua, ủy ban nhân dân thành phố đã tiến hành hằng năm tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong năm, nhằm đánh giá đầy đủ việc thực thi chính sách, phát hiện kịp thời những chậm trễ, thiếu sót trong việc thực hiện chính sách; đồng thời xây dựng các giải pháp để khắc phục, kiến nghị bổ sung hoàn thiện chính sách người có công với
cách mạng [6].
2.2.5 Điều chỉnh thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố, đã phát hiện những vấn đề bất cập, khó khăn,
Trang 10những vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện chính sách, ủy ban nhân dân thành phố đã kiến nghị những bất cập, khó khăn, vướng mắc lên thành phố và chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi
Trong quá trình thực hiện cần phát huy, nhân rộng những cách làm, việc làm có hiệu quả, những cách làm không còn phù hợp, không hiệu quả cần được kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế
Ví dụ, trước đây thành phố chuyển tiền trợ cấp quà nhân ngày lễ tết, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 cho bưu điện chi trả đến từng đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng, nhưng quá trình thực hiện việc chi trả còn chậm, một vài trường hợp có biểu hiện tiêu cực, vì vậy ủy ban nhân dân thành phố quyết định giao cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phân công cho cán bộ của phòng đứng điểm kiểm tra, giám sát việc chi trả trực tiếp cho các đối tượng tại ủy ban nhân dân phường, xã, việc làm này được các đối tượng người có công đồng tình, ủng hộ
2.2.6 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nhằm đảm bảo chính sách người có công được tiến hành kịp tiến độ, thời gian và đúng mục tiêu, và đúng pháp luật
Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng, sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, ủy ban nhân dân thành phố và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố thường xuyên đôn đốc, theo dõi ủy ban nhân dân các phường, xã trong tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, kế hoạch của thành phố để đảm bảo công việc
và tiến độ theo kế hoạch đề ra
2.2.7 Đánh giá tổng kết thực hiện chính sách người có công với cách mạng
Ủy ban nhân dân thành phố, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và
ủy ban nhân dân các phường, xã đã sơ kết, tổng kết đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố vào hằng năm nhằm khen thưởng, biểu dương, khuyến khích, động viên, đến tập thể, đơn vị, cán bộ, công chức đã trực tiếp thực hiện, phối hợp đạt được kết quả
xuất sắc khi triển khai tổ chức thực hiện [9].