Xây dựng nhân vật thông qua các biến cố

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 70)

7. Bố cục luận văn

2.3.1.Xây dựng nhân vật thông qua các biến cố

Trước hết Lưu Quang Vũ thường đặt các nhân vật của mình đối diện với các thử thách lớn, những biến cố quan trọng để từ đó bộc lộ hành động và nhận diện phẩm chất thực của con người. Phần lớn các nhân vật tiên phong trong kịch Lưu Quang vũ đều có hành động quyết liệt trên con đường bảo vệ chân lý, lý tưởng mà mình theo đuổi. Trong Tôi và chúng ta, hành động xuyên suốt của Hoàng Việt là hiện thực hoá con đường đổi mới và chủ trương dân chủ. Anh đã vượt qua những nguyên tắc cũ kỹ, đối chất với Trần Khắc, không ngần ngại chống lại sự bảo thủ, ích kỷ của Nguyễn Chính. Anh tiếp đón đoàn thanh tra của bộ với thái độ điềm tĩnh nhưng cương quyết. Hành động và thái độ của anh góp phần khẳng định thêm tính cách mạng tiến bộ, cũng như sự dũng cảm, kiên định và nhân cách cao đẹp trong con người anh. Nhân vật Thanh cũng được tác giả đặt vào các tình huống thử thách để qua đó tính cách của nhân vật bộc lộ.

Thanh: Hôm ấy, bom Mỹ trút xuống một đoàn xe chở đạn. Chúng tôi nấp ở trong hang. Ngoài đỉnh đèo mù mịt bom lửa, có cả chất độc hoá học Mỹ làm trụi cả lá cây. Chúng tôi biết đây là lúc phải ra khỏi hang leo lên đèo cứu lấy đoàn xe, nhưng không hiểu sao chân ai cũng díu cả lại, cứ ôm chặt lấy nhau, không ai dám ra khỏi hang. Tôi nghĩ. Phải có một người ra khỏi hang trước! Và thế là trong số thanh niên xung phong chúng tôi, đã có một người ra khỏi hang trước, leo lên đỉnh đèo, để rồi tất cả cùng chạy theo.

Hoàng Việt: (khẽ) Phải có một người ra khỏi hang trước (quả quyết). Phải có một người đi trước.

Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, khi sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc, người ra khỏi hang trước không ai khác chính là

Thanh. Sự gan dạ, dũng cảm đã chiến thắng trong người phụ nữ ấy. Và hậu quả nặng nề của chiến tranh vẫn còn di chứng nặng nề trong chị. Cuộc chiến đi qua, chị trở về làm một người công nhân bình thường và lại tiếp tục đối mặt với những thử thách mới. Mặc dù phải đối mặt với căn bệnh ung thư khủng khiếp nhưng chị chưa bao giờ rời bỏ vị trí của người lính tiên phong cả trong thời chiến lẫn thời bình. Chị luôn bên cạnh và ủng hộ Hoàng Việt. Tính cách của nhân vật được thể hiện rõ qua các cuộc thử lửa. Trái ngược với Hoàng Việt, Thanh, là những hành động phá hoại của phe bảo thủ. Phe bảo thủ cấu kết, ngấm ngầm hãm hại, khiếu kiện tố cáo hòng đưa Việt vào tù. Qua những hành động chống phá điên cuồng, bản chất cá nhân, ích kỷ, mưu mô, xảo quyệt của chúng bị vạch trần.

Định (Nếu anh không đốt lửa) đứng ra ứng cử vào chức vụ giám đốc nhìn bề ngoài là hành động của một người làm liều vì bị khích bác, nhưng thực chất, động lực thúc đẩy anh là mong muốn thay đổi thực trạng làm ăn còn nhiều bất cập đang diễn ra trước mắt. Cũng giống như Hoàng Việt, anh đề ra một loạt các chính sách mới, bất chấp sự cản phá, chống đối từ xung quanh. Hành động đó vẫn còn có nhược điểm nhưng không vì thế mà đánh mất đi phẩm chất của một nhà tiên phong tiên tiến.

Phương (Trái tim trong trắng) cũng được đặt vào một hoàn cảnh thật trớ trêu. Ngày ra mắt nhà người yêu cũng là ngày người cô yêu thương lâm vào vòng lao lý. Với án giết người, Luân phải chịu án 15 năm. Trong khoảng thời gian ấy, chưa một giây phút nào Phương nghi ngờ sự trong sạch của Luân. Cô yêu Luân, tin Luân và tìm mọi cách để giải oan cho Luân. Chính thử thách, hoàn cảnh đó mà tình yêu, niềm tin của Phương được thử lửa. Cũng chính cô đã tìm mọi cách, hy sinh cả tuổi thanh xuân để đi tìm chân lý, tìm lẽ công bằng cho Luân.

2.3.2. Xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tƣơng phản

Để xây dựng nhân vật, Lưu Quang Vũ còn sử dụng thủ pháp tương phản. Các nhân vật có tính cách trái ngược được dịp soi sáng, bổ sung cho nhau. Các phẩm chất đạo đức trái ngược cũng được va chạm, bộc lộ, soi chiếu vào nhau, quy định lẫn nhau. Cái cao thượng đối diện với cái thấp hèn, sự trung thực đứng bên cạnh điều giả dối, sự tao nhã thanh cao đứng bên cạnh cái thô kệch, cái tốt ứng chiếu với cái xấu… Cách sóng đôi các phạm trù thẩm mĩ trong thế tương phản như vậy được Lưu Quang Vũ sử dụng khá phổ biến trong nhiều nhân vật của mình. Bên cạnh một phe tiến bộ, tiên phong là những kẻ bảo thủ, lạc hậu; nhân vật thuần nhất – nhân vật lưỡng hóa…

Lưu Quang Vũ đã cố gắng tạo cho nhân vật của mình một diện mạo riêng. Anh đã chứng tỏ một khả năng bao quát đối với các nhân vật, nắm được đặc điểm của từng loại người, từng con người cụ thể. Nhân vật của anh dù nhân vật chính hay nhân vật phụ đều được chú ý khắc hoạ tính cách. Ta bắt gặp một tính cách phong phú trong con người Hoàng Việt, anh có thể nói thẳng thừng với một phó giám đốc là xin từ chức đi nhưng dễ dàng động lòng chấp nhận đơn xin đi làm của một người mới đi tù về, muốn trở thành người lương thiện, anh dũng cảm trong chiến tranh hay trước cường quyền nhưng rụt rè trước tình yêu, anh nghiêm khắc với bản thân nhưng dễ cảm thông với bạn bè. Anh là một con người thẳng thắn, trung thực, gan dạ, luôn yêu thương người khác, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Con người ấy trước sau như một. Khi xác định được cách làm ăn mới của mình đúng, đem lại lợi ích cho người lao động, phù hợp với quy luật xã hội thì khi bị sức ép của cơ chế bao cấp với những đại diện của nó và ngay cả khi bị cơ quan pháp luật bắt, anh vẫn khẳng định cách làm của mình là đúng. Đây là một tính cách được xây dựng khá hoàn chỉnh.

Một nhân vật Thanh từ khi còn là một cô thanh niên xung phong đến khi trở về với cuộc sống đời thường vẫn luôn đi tiên phong trong mọi hoàn cảnh. Một nhân vật Phương từ đầu đến kết thúc vở kịch vẫn là một cô gái yêu chung thuỷ và có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, người mình yêu. Một Trần Trí Tơ, một Nguyễn Chính,… vẫn luôn mưu mô, xảo quyệt. Ngay cả đến nhân vật như ông Quých, bà Bộng dù xuất hiện ít nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

2.3.3. Xây dựng nhân vật thông qua hành động

Một trong những đặc trưng hàng đầu của kịch là tính hành động. “Nếu trong đời sống hàng ngày, hành động được coi là phương tiện bộc lộ rõ rệt đặc điểm cá tính của mỗi cá nhân thì trong văn học, kịch là thể loại mang lại sự nhận thức thực tại thông qua yếu tố hành động” [7, tr 268]. Hành động trong tác phẩm kịch là hành động mang tính xung đột, trực tiếp biểu hiện xung đột. Trong mỗi tác phẩm kịch, mối quan hệ giữa hành động và nhân vật luôn là tiền đề, là trục chính để xác định tính cách nhân vật và dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng luôn khẳng định bản chất, tính cách của mình bằng hành động. Từ thực tế nhiều vẻ của nghệ thuật diễn xuất, các nhà nghiên cứu tạm phân chia hành động kịch thành hai dạng: Hành động bên trong và hành động bên ngoài. Hành động bên trong là những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ, tâm trạng, … hay nói tóm lại nó bao hàm những yếu tố hợp thành đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật kịch. Hành động bên ngoài là những điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, … tức là tất cả những động tác hình thể của nhân vật.

Qua khảo sát một số vở kịch viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy, tính cách của nhân vật được thể hiện rất rõ nét qua các hành động bên ngoài. Tất nhiên, hành động bên ngoài là sự biểu hiện của hành

động bên trong hay nói cách khác, hành động bên trong có thể xem là ngọn nguồn, là cái nguyên cớ tạo nên, chi phối hành động bên ngoài.

Có thể nói việc tạo ra những tình huống, hành động để khắc hoạ tính cách nhân vật đã khẳng định một sự tìm tòi, sáng tạo của Lưu Quang Vũ trên hành trình lao động nghệ thuật. Một kịch bản sẽ trở nên “nhạt” nếu tính cách các nhân vật không hấp dẫn. Qua một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ cho chúng ta thấy các kịch bản ông có nhiều nhân vật rất sinh động về tính cách, có đời sống tinh thần phong phú. Ông đã thổi vào các nhân vật tiếng nói của cuộc đời. Không thể khẳng định các vở kịch của ông đều đạt đến độ toàn bích, nhưng với sự nỗ lực của mình, ông đã thể hiện một năng lực sáng tạo dồi dào để tác phẩm truyền đến người xem một cái gì đó nằm ngoài chữ nghĩa.

CHƢƠNG 3

NGÔN NGỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ

3.1. Ngôn ngữ kịch

Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn lại vừa để đọc (vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch). Vì vậy, các kịch gia rất quan tâm đến vấn đề về ngôn ngữ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam đã từng khẳng định: “Ngôn ngữ chính là thịt, là da, là máu của một vở kịch” [26, tr 133]. Khi nói về các yếu tố của văn học, Gorki đã coi “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Đây chính là chất liệu cấu thành tác phẩm, là cái vỏ của tư duy, là cơ sở để người đọc giải mã nội dung, ý nghĩa bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

“Kịch – bi kịch, hài kịch – là loại thể khó nhất trong văn học”[8, tr 133]. Khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động, không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả. Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả miêu tả đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả. Tác giả luôn bên họ, tác giả mách cho người đọc biết rõ cần phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những lời mô tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh… một cách rõ nét, khéo léo và thuyết phục. Nói cách khác, trong các tác phẩm tự sự người kể chuyện chính là công cụ thiết yếu của tác giả hàm ẩn, người thực thi những chiến lược nghệ thuật và chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của anh ta.

Kịch không cho phép tác giả can thiệp vào một cách tự do như vậy: trong kịch, tác giả không thể mách bảo gì cho người xem. Các nhân vật hình

thành là do lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại, chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả. Như vậy, cần phải làm sao để cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện đến mức tối đa. Rõ ràng, ngôn ngữ kịch có một vai trò vô cùng quan trọng đối với một vở kịch để khắc hoạ nhân vật kịch. Gorki cũng từng nói:“Khuyết điểm chung và đáng buồn của kịch bản chúng ta trước hết là ở chỗ ngôn ngữ quá nghèo nàn, khô khan, không có cá tính và thiếu nhựa sống. Mọi nhân vật đều ăn nói giống nhau, hành văn như nhau, đơn điệu, dài dòng, khác với ngôn ngữ sinh động trong cuộc sống hàng ngày” [8, tr 134].

Kịch viết ra để xem chứ không phải để đọc, vì vậy ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ để diễn. Mỗi diễn viên lên sân khấu phải hoá thân vào đời sống của nhân vật để thể hiện vai trò mình đảm nhận, phải sống đời sống của nhân vật, do đó ngôn ngữ phải được tính cách hoá. Diễn viên lên sân khấu là để diễn chứ không đơn thuần là đọc kịch bản, vì thế ngôn ngữ kịch phải gần gũi với tiếng nói thường ngày, nhưng đồng thời cũng giàu tính nghệ thuật, nghĩa là mang tính hàm súc và tính tổng hợp cao. Ngôn ngữ kịch có ba loại: Đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đối thoại là nói với nhau, nhưng không phải cứ nói với nhau là có đối thoại. Belinski khẳng định: “Tính kịch không phải là do có nói qua lại mà tạo nên được, nó phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh luận đều muốn đè bẹp đối phương, đều muốn cải biến một phương diện nào đó trong hành động của đối phương,hoặc tấn công vào một nhược điểm nào đó trong tâm tư của đối phương, nếu thông qua cuộc tranh luận đó đưa hai người tới một quan hệ mới, thì lúc đó mới là kịch” [31, tr178].

Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với sự sáng tác kịch”. Ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù

rõ nét. Khác với ngôn ngữ thơ là vần, nhịp, ngôn ngữ tiểu thuyết là miêu tả, kể chuyện..., ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại, hành động. “Đối thoại là thể chất và linh hồn kịch. Kịch là văn bản đối thoại” (Đỗ Đức Hiểu). Ngôn ngữ kịch đồng thời là hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động tức là có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động.“Tính hành động của ngôn ngữ là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch, là cơ sở giúp đạo diễn, diễn viên xử lý thích hợp cho hành động của nhân vật trên sân khấu” [7, tr 264].

Độc thoại là nói với chính mình. Biện pháp này được sử dụng trong kịch để bộc lộ nội tâm của nhân vật. Trong những trường hợp nội tâm phức tạp, dằn vặt, thì độc thoại chính là cuộc đối thoại giữa con tim và khối óc của bản thân. Người ta dùng những phút im lặng, những lời ngầm, sự quan sát của những nhân vật khác, thậm chí là sự phục hiện hoặc tái hiện những tình huống và tâm trạng trong quá khứ hoặc hiện tại của nhân vật bằng những lớp kịch xen kẽ. Bàng thoại là lời nói riêng của nhân vật với khán giả. Nhân vật kịch phải có tính cách dựa vào lời thoại và hành động sân khấu của bản thân nhân vật mà không phải qua mô tả của tác giả như trong văn xuôi.

Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống. Đó là thứ ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp với nhau một cách tự nhiên, giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hàng ngày.Tuy nhiên sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với cách nói giàu ẩn ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lý sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trong các tác phẩm kịch. Là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ kịch phải đạt đến trình độ điêu luyện. Tuy vậy tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô thiển cũng như cách nói tự nhiên chủ nghĩa.

Ngôn ngữ văn học nói chung đã có tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Nhưng do xung đột kịch căng thẳng, cốt truyện kịch tập trung, hành động kịch tiến triển nhanh, ngôn ngữ kịch càng phải thật ngắn gọn, súc tích.

3.2. Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lƣu Quang Vũ

Ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ cũng mang đặc trưng của ngôn ngữ kịch nói chung. Nhưng rõ ràng, dưới ngòi bút của ông, “một nét đặc sắc nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ là ngôn ngữ nhân vật thường không chỉ tự nhiên, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 70)