Xây dựng nhân vật thông qua hành động

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 73)

7. Bố cục luận văn

2.3.3.Xây dựng nhân vật thông qua hành động

Một trong những đặc trưng hàng đầu của kịch là tính hành động. “Nếu trong đời sống hàng ngày, hành động được coi là phương tiện bộc lộ rõ rệt đặc điểm cá tính của mỗi cá nhân thì trong văn học, kịch là thể loại mang lại sự nhận thức thực tại thông qua yếu tố hành động” [7, tr 268]. Hành động trong tác phẩm kịch là hành động mang tính xung đột, trực tiếp biểu hiện xung đột. Trong mỗi tác phẩm kịch, mối quan hệ giữa hành động và nhân vật luôn là tiền đề, là trục chính để xác định tính cách nhân vật và dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng luôn khẳng định bản chất, tính cách của mình bằng hành động. Từ thực tế nhiều vẻ của nghệ thuật diễn xuất, các nhà nghiên cứu tạm phân chia hành động kịch thành hai dạng: Hành động bên trong và hành động bên ngoài. Hành động bên trong là những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ, tâm trạng, … hay nói tóm lại nó bao hàm những yếu tố hợp thành đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật kịch. Hành động bên ngoài là những điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, … tức là tất cả những động tác hình thể của nhân vật.

Qua khảo sát một số vở kịch viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy, tính cách của nhân vật được thể hiện rất rõ nét qua các hành động bên ngoài. Tất nhiên, hành động bên ngoài là sự biểu hiện của hành

động bên trong hay nói cách khác, hành động bên trong có thể xem là ngọn nguồn, là cái nguyên cớ tạo nên, chi phối hành động bên ngoài.

Có thể nói việc tạo ra những tình huống, hành động để khắc hoạ tính cách nhân vật đã khẳng định một sự tìm tòi, sáng tạo của Lưu Quang Vũ trên hành trình lao động nghệ thuật. Một kịch bản sẽ trở nên “nhạt” nếu tính cách các nhân vật không hấp dẫn. Qua một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ cho chúng ta thấy các kịch bản ông có nhiều nhân vật rất sinh động về tính cách, có đời sống tinh thần phong phú. Ông đã thổi vào các nhân vật tiếng nói của cuộc đời. Không thể khẳng định các vở kịch của ông đều đạt đến độ toàn bích, nhưng với sự nỗ lực của mình, ông đã thể hiện một năng lực sáng tạo dồi dào để tác phẩm truyền đến người xem một cái gì đó nằm ngoài chữ nghĩa.

CHƢƠNG 3

NGÔN NGỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ

3.1. Ngôn ngữ kịch

Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn lại vừa để đọc (vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch). Vì vậy, các kịch gia rất quan tâm đến vấn đề về ngôn ngữ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam đã từng khẳng định: “Ngôn ngữ chính là thịt, là da, là máu của một vở kịch” [26, tr 133]. Khi nói về các yếu tố của văn học, Gorki đã coi “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Đây chính là chất liệu cấu thành tác phẩm, là cái vỏ của tư duy, là cơ sở để người đọc giải mã nội dung, ý nghĩa bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

“Kịch – bi kịch, hài kịch – là loại thể khó nhất trong văn học”[8, tr 133]. Khó là vì một vở kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động, không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả. Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả miêu tả đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả. Tác giả luôn bên họ, tác giả mách cho người đọc biết rõ cần phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những lời mô tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh… một cách rõ nét, khéo léo và thuyết phục. Nói cách khác, trong các tác phẩm tự sự người kể chuyện chính là công cụ thiết yếu của tác giả hàm ẩn, người thực thi những chiến lược nghệ thuật và chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của anh ta.

Kịch không cho phép tác giả can thiệp vào một cách tự do như vậy: trong kịch, tác giả không thể mách bảo gì cho người xem. Các nhân vật hình

thành là do lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại, chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả. Như vậy, cần phải làm sao để cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện đến mức tối đa. Rõ ràng, ngôn ngữ kịch có một vai trò vô cùng quan trọng đối với một vở kịch để khắc hoạ nhân vật kịch. Gorki cũng từng nói:“Khuyết điểm chung và đáng buồn của kịch bản chúng ta trước hết là ở chỗ ngôn ngữ quá nghèo nàn, khô khan, không có cá tính và thiếu nhựa sống. Mọi nhân vật đều ăn nói giống nhau, hành văn như nhau, đơn điệu, dài dòng, khác với ngôn ngữ sinh động trong cuộc sống hàng ngày” [8, tr 134].

Kịch viết ra để xem chứ không phải để đọc, vì vậy ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ để diễn. Mỗi diễn viên lên sân khấu phải hoá thân vào đời sống của nhân vật để thể hiện vai trò mình đảm nhận, phải sống đời sống của nhân vật, do đó ngôn ngữ phải được tính cách hoá. Diễn viên lên sân khấu là để diễn chứ không đơn thuần là đọc kịch bản, vì thế ngôn ngữ kịch phải gần gũi với tiếng nói thường ngày, nhưng đồng thời cũng giàu tính nghệ thuật, nghĩa là mang tính hàm súc và tính tổng hợp cao. Ngôn ngữ kịch có ba loại: Đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đối thoại là nói với nhau, nhưng không phải cứ nói với nhau là có đối thoại. Belinski khẳng định: “Tính kịch không phải là do có nói qua lại mà tạo nên được, nó phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người mà tạo thành. Nếu cả hai bên tranh luận đều muốn đè bẹp đối phương, đều muốn cải biến một phương diện nào đó trong hành động của đối phương,hoặc tấn công vào một nhược điểm nào đó trong tâm tư của đối phương, nếu thông qua cuộc tranh luận đó đưa hai người tới một quan hệ mới, thì lúc đó mới là kịch” [31, tr178].

Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với sự sáng tác kịch”. Ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù

rõ nét. Khác với ngôn ngữ thơ là vần, nhịp, ngôn ngữ tiểu thuyết là miêu tả, kể chuyện..., ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại, hành động. “Đối thoại là thể chất và linh hồn kịch. Kịch là văn bản đối thoại” (Đỗ Đức Hiểu). Ngôn ngữ kịch đồng thời là hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động tức là có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động.“Tính hành động của ngôn ngữ là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch, là cơ sở giúp đạo diễn, diễn viên xử lý thích hợp cho hành động của nhân vật trên sân khấu” [7, tr 264].

Độc thoại là nói với chính mình. Biện pháp này được sử dụng trong kịch để bộc lộ nội tâm của nhân vật. Trong những trường hợp nội tâm phức tạp, dằn vặt, thì độc thoại chính là cuộc đối thoại giữa con tim và khối óc của bản thân. Người ta dùng những phút im lặng, những lời ngầm, sự quan sát của những nhân vật khác, thậm chí là sự phục hiện hoặc tái hiện những tình huống và tâm trạng trong quá khứ hoặc hiện tại của nhân vật bằng những lớp kịch xen kẽ. Bàng thoại là lời nói riêng của nhân vật với khán giả. Nhân vật kịch phải có tính cách dựa vào lời thoại và hành động sân khấu của bản thân nhân vật mà không phải qua mô tả của tác giả như trong văn xuôi.

Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống. Đó là thứ ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Các nhân vật kịch đối đáp với nhau một cách tự nhiên, giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hàng ngày.Tuy nhiên sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với cách nói giàu ẩn ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lý sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trong các tác phẩm kịch. Là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ kịch phải đạt đến trình độ điêu luyện. Tuy vậy tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô thiển cũng như cách nói tự nhiên chủ nghĩa.

Ngôn ngữ văn học nói chung đã có tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Nhưng do xung đột kịch căng thẳng, cốt truyện kịch tập trung, hành động kịch tiến triển nhanh, ngôn ngữ kịch càng phải thật ngắn gọn, súc tích.

3.2. Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lƣu Quang Vũ

Ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ cũng mang đặc trưng của ngôn ngữ kịch nói chung. Nhưng rõ ràng, dưới ngòi bút của ông, “một nét đặc sắc nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ là ngôn ngữ nhân vật thường không chỉ tự nhiên, gọn, sáng sủa mà còn nhiều sức gợi” [11, tr 72]. Trong các kịch bản của Lưu Quang Vũ, ngôn ngữ thường “tự nhiên, hồn nhiên mà vẫn nhiều lớp lang, ý tứ” [11, tr 72]. Ở những vở kịch đầu, Lưu Quang Vũ thường có những lời bàng thoại để giới thiệu nhân vật. Nhưng về sau chúng hầu như không còn mà ngôn ngữ xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ chủ yếu là đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ là thứ ngôn ngữ đa giọng điệu. Đặc biệt, qua khảo sát một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới, chúng tôi thấy ngôn ngữ kịch của ông mang màu sắc chính luận rõ nét, vừa hài hước, dí dỏm, vừa giàu chất thơ, giàu trí tuệ, sâu lắng, tình cảm.

3.2.1. Ngôn ngữ kịch giàu chất chính luận

Bao giờ cũng vậy, trong kịch luôn phản ánh những xung đột giữa các lực lượng đối lập nhau: cái cũ – cái mới, cái tốt – cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ, …. Bởi ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ của hành động, cho nên đối thoại trong kịch bao giờ cũng mang kịch tính và vì vậy ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ mang màu sắc chính luận. Rất nhiều vở kịch của ông đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng: hiện trạng đất nước sau chiến tranh, công cuộc đổi mới và dân chủ hoá như Tôi và chúng ta, Nếu anh không đốt lửa, Khoảnh khắc và vô tận, … đã được ông đặt ra một cách tự nhiên thông qua

ngôn ngữ của nhân vật. Những cuộc đối thoại giữa các nhân vật nằm ở hai phe đối lập cho thấy sự khác biệt về quan niệm, nhận thức, tư tưởng đồng thời khắc hoạ những đặc điểm tính cách của nhân vật đó. Cuộc chiến đấu giữa các thế lực đối lập chưa bao giờ là đơn giản, dễ dàng. Trên mặt trận không có tiếng súng nhưng chẳng kém phần gay gắt ấy, các nhân vật đối lập nhau phải tranh luận, đấu lý với nhau, phải đưa ra ý kiến tấn công đối phương và bảo vệ lý lẽ của mình. Các vấn đề mà một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ đặt ra vốn đã chứa đầy tính tranh luận trong thực tế, càng đậm sắc thái tranh luận hơn khi vào kịch. Nó được thể hiện thông qua hình tượng những con người mang tính lí tưởng mà hành động được diễn tả như một cuộc thử nghiệm táo bạo, tấn công quyết liệt vào cái xấu, cái thấp hèn, cái lạc hậu. Bình luận về kịch Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thưởng đã ghi nhận:“Có những người từ góc độ xã hội học cho rằng kịch Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng nhu cầu thời sự, được cả xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan thiết nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Những người từ góc độ nghề nghiệp sân khấu khác nhau thì cho rằng kịch của anh dễ dàn dựng, dễ diễn và dễ ăn khách…” [47]. Kịch bản dễ dàn dựng là kịch bản mà ngôn ngữ trong đó ngoài phẩm chất gần gũi đời thường, cô đọng thì nó còn mang tính hành động.

Trong kịch Lưu Quang Vũ, những cuộc đối thoại giàu tính chính luận khá nhiều, nhất là các tác phẩm hiện đại viết về đất nước thời kì đổi mới. Đây là những vở kịch giàu tính thời sự, luôn luôn hướng vào những vấn đề của đời sống hiện tại, đi sát diễn biến tư tưởng của đời sống con người trong từng thời điểm. Ngôn ngữ đối thoại mang màu sắc chính luận thường được thể hiện trong các cuộc tranh luận trực tiếp giữa các nhân vật mà thực chất là cuộc tranh luận giữa các quan niệm, tư tưởng. Hình thức của ngôn ngữ chính luận thường là câu hỏi mang tính chất vấn, tranh luận, đối thoại. Tuy là đối thoại

giữa các nhân vật nhưng đối tượng được hướng tới vẫn là số đông, là cả cộng đồng, xoáy sâu vào những vấn đề bức xúc đang tồn tại. Vì là thứ ngôn ngữ thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhân vật dựa trên một lập trường nào đó nên ngôn ngữ chính luận thường có tính khẳng định, phán xét và kết luận rõ ràng. Hình thức của ngôn ngữ chính luận thường là những câu hỏi, mang màu sắc chất vấn, tranh luận, đối thoại. Đối tượng mà ngôn ngữ chính luận hướng tới là số đông, là cả cộng đồng, xoáy sâu vào những vấn đề đang tồn tại, bức xúc. Cuộc chiến đấu đầy căng thẳng ấy có thể diễn ra giữa hai chiến tuyến, giữa hai lực lượng, giữa hai cách nghĩ, cách sống đối lập, nhưng cũng có thể diễn ra trong một con người. Chính ở đây, ngôn ngữ giàu tính chính luận đã phát huy tối đa hiệu quả của nó. Trong Tôi và chúng ta, Hoàng Việt là một đại diện tiêu biểu cho kiểu nhân vật tiên phong mang tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Lý tưởng đổi mới của anh không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà được thực hiện hoá ở các hành động cụ thể. Chính trong các cuộc đối thoại của anh, đặc biệt với các nhân vật thuộc phe bảo thủ và cũ kỹ của Nguyễn Chính, của Trần Khắc bằng lập luận, lý lẽ sắc bén, chỉ ra hạn chế yếu kém đang diễn ra hàng ngày ở xí nghiệp Thắng Lợi

Hoàng Việt: (…) Đồng chí bảo tình hình xí nghiệp chúng tôi đang yên ổn, bình thường. Điều đó không đúng! Tình hình xí nghiệp rất không bình thường, rất yếu kém, bê bết, tồi tệ, mọi khâu sản xuất đều trì trệ. Mang tên xí nghiệp Thắng Lợi nhưng phải gọi là thất bại thì đúng hơn. Đã thất bại, đang thất bại, luôn luôn thất bại. Điều đáng bàn bây giờ là: xí nghiệp có nên tiếp tục tồn tại nữa hay tốt nhất nên giải tán phắt nó đi! Tất cả những con người ở đây sẽ đi làm công việc khác.

Trần Khắc: Thế nào nhỉ? Tôi không hiểu đấy! (Với Nguyễn Chính) – Xí nghiệp mấy năm nay vẫn luôn luôn hoàn thành kế hoạch phải không nào?

Nguyễn Chính: Luôn hoàn thành kế hoạch dù gặp rất nhiều khó khăn…

Hoàng Việt: Chúng ta tự đánh lừa mình và mọi người làm gì? Việc hoàn thành kế hoạch và các mũi tên luôn hướng về phía trước trên các biểu đồ kia chẳng có ý nghĩa gì hết. Trên thực tế nếu xí nghiệp làm ra một triệu đồng thì lại tiêu tốn của nhà nước đến bốn triệu đồng. Nhà nước luôn luôn phải bù lỗ. Rõ ràng sự tồn tại của xí nghiệp là vô ích lợi và còn có hại.

Trần Khắc: Lê Sơn, đồng chí có nghĩ như vậy không?

Lê Sơn: Tôi phụ trách kỹ thuật, các khâu kỹ thuật là việc của tôi, ngoài ra những điều đồng chí Việt vừa nói… vượt ra ngoài quyền hạn chuyên môn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 73)