Giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 41)

7. Bố cục luận văn

1.4.2.Giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu

Với tư tưởng nghệ thuật nhân văn hướng thiện, nên các xung đột kịch của Lưu Quang Vũ tạo nên giá trị nghệ thuật phù hợp với nghệ thuật biên kịch của ông. Nó làm nổi lên xu hướng giải quyết mâu thuẫn xã hội và con người biến đổi theo chiều hướng tích cực và hướng thiện. Nó mang đậm dấu ấn nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Vì vậy mà một phương thức nữa trong cách giải quyết xung đột của Lưu Quang Vũ là giải quyết bằng kết thúc có hậu. Cách thức giải quyết xung đột bằng kiểu kết thúc này khá đơn giản và dễ hiểu. Dù trải qua rất nhiều khó khăn, mất mát nhưng cuối cùng người tốt cũng được đền bù xứng đáng còn kẻ xấu sẽ phải gánh nhận những hậu quả thích đáng. Luân trong Trái tim trong trắng đã được minh oan. Anh trở về trong sự đón nhận hân hoan của mọi người, đặc biệt là Phương – cô người yêu thủy chung, luôn dành cho anh một tình yêu bền vững và lòng tin mãnh liệt. Năm năm sau khi vô tình giết em trai, Tải đã phải chịu sự trừng phạt của tòa án lương tâm. Tải đã phải thế chân chỗ của Luân nơi ngục tù. Đại úy Hùng, chánh án, Ánh cũng đã nhìn nhận ra những hành động và việc làm của mình là sai trái. Cảnh yêu đương của Luân và Thu Phương vừa mở đầu, vừa khép lại vở diễn đã đem đến cho vở Trái tim trong trắng cái kết thúc mà bao giờ cũng vừa quyến rũ, vừa thanh thản nhẹ lòng của chèo cổ: Kết thúc có hậu … Vở kịch kết thúc để lại cho khán giả những giây phút mãn nguyện với niềm tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt. Kí giả Hoàng Kim trong tờ Công an thành phố Hồ Chí Minh đã có câu kết của mình: “Đó, hãy nhìn đi, nhìn cho kĩ cuộc đời của người con trai mà tuổi thanh xuân đang cuộn chảy phải chịu tắc nghẽn, gãy đổ. Có bóp nghẹt trái tim các người không? Có làm tan vỡ các tảng băng trong lòng các người không? Cả sân khấu như bị thít

chặt và rồi vỡ òa khi niềm tin được đền bù xứng đáng. Lưu Quang Vũ trả lại cho chúng tôi thứ ánh sáng lấp lánh của trái tim muôn đời trong trắng”.

Nhìn chung, cách thức giải quyết các hình thái xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ thường là một giải pháp mềm mại và thấm đẫm tinh thần nhân văn. Theo hướng tuân theo quy luật của cuộc sống, xu thế tất yếu của xã hội, theo những nguyên tắc đạo đức truyền thống hoặc nhân vật tự ý thức, chứ ít khi có hiện tượng triệt tiêu nhau của những thế lực đối lập. Cách kết thúc theo hướng gợi mở và sự thức tỉnh của nhân vật vừa thể hiện thái độ tôn trọng công chúng của nhà văn, vừa phản ánh tính chất phức tạp của cuộc sống đang trong quá trình vận động và phát triển. Đồng thời nếu xét kĩ, mỗi vở kịch của Lưu Quang Vũ ít khi chỉ tập trung khắc hoạ sâu một mối xung đột để rồi miêu tả đầy đủ tình tiết vận động của nó. Ta thường bắt gặp hiện tượng một tác phẩm đan xen nhiều xung đột khác nhau, không phải tất cả trong số đó đều được giải quyết tận cùng. Có những xung đột chỉ được đặt ra như một cái cớ để nhà văn chạm đến một vấn đề khác ở cao và xa hơn. Đó là xu hướng triển khai, giải quyết xung đột theo quan niệm riêng của Lưu Quang Vũ. Nếu như những nhà viết kịch bản chuyên nghiệp của sân khấu Việt Nam thường lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, và thường rơi vào tình trạng để cho sự kiện, tình tiết xảy ra che lấp nội tâm và suy tư của nhân vật, thì ngược lại, kịch Lưu Quang Vũ thực sự có những hành trình bên trong của nhân vật. Phần lớn nhân vật kịch của ông đều có nội tâm phong phú. Điều này có liên quan mật thiết với những cảm hứng, chủ đề mà tác giả quan tâm và khao khát thể hiện trong tác phẩm của mình.

Là hiện thực nhưng sâu hơn hiện thực, là sự sống nhưng sâu hơn sự sống, là những khắc khoải thời đại nhưng sâu hơn những khắc khoải thời đại, các tác phẩm của Lưu Quang Vũ đã chạm tới những vấn đề có ý nghĩa lớn lao của đời sống muôn người và muôn đời.

CHƢƠNG 2

NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ

2.1. Lý thuyết chung về nhân vật 2.1.1. Nhân vật

Nhân vật hay nhân vật văn học là một khái niệm quan trọng, một phạm trù nghiên cứu quen thuộc trong nghiên cứu văn học. Khái niệm nhân vật xuất phát từ tiếng Latinh “Persone” – chiếc mặt nạ đeo vào mặt diễn viên khi biểu diễn. Trải qua thời gian, nó dần được gọi là nhân vật trong tác phẩm văn học.

Đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân vật như: “Nhân vật là yếu tố căn bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [13, tr 86] hay: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, tính cách …” [7, tr 152]. Qua các định nghĩa đó ta thấy được những nội hàm không thể thiếu về nhân vật là: Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học khác nhau. Thứ hai, đó là con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nhân vật văn học chính là đối tượng được miêu tả đến mức có sức sống riêng nào đó bên trong tùy thuộc vào nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó.

Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như tấm gương của cuộc đời. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là hạt nhân, là đặc điểm quan trọng nhất, là “nội dung của mọi nhân vật văn học”. Trong nghệ thuật thi ca, Aristốt viết: “Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó”. “Nhân vật sẽ là có tính cách, nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng, ý chí nào đó, bất kể nó tốt, xấu như thế nào”. “Trong các tính cách bao giờ cũng cần tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên, mà theo đó, một ai đó nói gì hoặc làm gì, hoặc việc gì đó xảy ra với họ đều tuân theo tính tất nhiên, khả nhiên đó”. Trong các ý kiến đó, ta thấy tính cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật hành động của nhân vật. Trong quá trình lao động nghệ thuật, xây dựng nhân vật là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn bởi lẽ văn học không thể thiếu nhân vật, đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Hơn nữa “Văn học là nhân học”, nên thông qua các nhân vật văn học, chúng ta thấy và hiểu rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm; đồng thời thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn về con người và cuộc đời. M. Gorki khi bàn về văn học đã nhấn mạnh vai trò của nhân vật như sau: “Nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên tác giả, chỉ có trông và nghe thấy những con người trình bày trước người đọc”.

Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên trong các nhân vật xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại, tạo thành các loại nhân vật. Để chiếm lĩnh thế giới nhân vật văn học đa dạng, cần tìm hiểu phương diện loại hình của chúng. Từ những góc độ khác nhau có thể phân chia nhân vật thành những kiểu loại khác nhau. Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn

học được chia thành nhân vật chính nhân vật phụ. Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diệnnhân vật phản diện. Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tưtưởng.

Nhân vật có một vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kì một tác phẩm văn học nào. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [17, tr 127]. Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và các quan niệm về các nhân vật đó trong các quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật sẽ là tiếng nói của nhà văn về con người, về cuộc đời. Qua nhân vật, người đọc thấy được biểu hiện tài năng, tư tưởng nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người nào đó, một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [7, tr 152]. Nhà viết kịch thiên tài Béc- tôn Brếch nhận xét rằng: “Các nhân vật của các tác phẩm nghệ thuật không phải là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [30, tr 210].

Ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Nhân vật là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, tái hiện con người với những đặc điểm về tính cách, số phận và chiều hướng con đường đời. Mỗi nhân vật luôn được đặt trong không gian, thời gian nhất định với các mối quan hệ xã hội, là đối tượng để đánh giá các quan niệm đạo đức, có những quy luật nội tại và những bậc thang giá trị. Nhân vật là chìa khoá giúp cho nhà văn mở rộng đề tài, giúp cho tác phẩm có tầm bao quát sâu và rộng. Sự phát triển của cốt truyện cũng như

tình tiết truyện chính là sự xoay quanh các nhân vật trong tác phẩm, qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nội dung và tư tưởng. Có thể khẳng định nhân vật sẽ quyết định đến màu sắc và tính chất của tác phẩm, có nghĩa là loại nhân vật sẽ quyết định việc nhà văn đi sâu vào vấn đề cốt lõi nào của đời sống và thế giới nghệ thuật mà nó tạo nên vì thế mà cũng có nét riêng phù hợp.

Sức sống của mỗi nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả chính là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát. Những nhân vật xây dựng thành công và có sức sống lâu bền đều là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc. Đó là những nhân vật không chịu nằm yên trên trang sách mà đã bước từ trang sách ra giữa cuộc đời. Đó là những nhân vật đã làm cho tên tuổi các nhà văn trở thành bất tử. Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy, một lần nữa có thể khẳng định: nhân vật là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương.

2.1.2. Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch

Nhân vật kịch là con người được miêu tả trong tác phẩm kịch. Tất cả mọi nội dung, diễn biến của câu chuyện, hành động, xung đột và tư tưởng, quan niệm của tác giả đều phải thể hiện qua nhân vật - và trực tiếp là qua biểu diễn của diễn viên trên sân khấu.

Ở mỗi loại văn khác nhau thì đặc trưng nhân vật cũng khác nhau. Nếu nhân vật trong tác phẩm tự sự được miêu tả nột cách tỉ mỉ, mang nhiều màu sắc thẩm mĩ; nhân vật trữ tình thiên về khám phá cảm xúc, tình cảm thì nhân vật kịch cũng có những nét khu biệt đặc thù. Do hạn chế về thời gian và không gian sân khấu, cốt truyện trong kịch bản đòi hỏi phải tập trung thật cao, điều đó cũng dẫn theo một hệ quả dây chuyền, số lượng nhân vật trong kịch không thể nhiều như trong tiểu thuyết được và đặc biệt là không có nhân vật người kể chuyện. Nhân vật kịch luôn hiện hình trong tác phẩm đúng vào thời điểm “bước ngoặt số phận” và dù ở bất cứ dạng thức nào, nó cũng luôn khẳng định bản chất, tính cách của mình bằng hành động.

Nhân vật kịch là yếu tố quan trọng nhất, không thể thiếu đối với tác phẩm kịch. Mọi khía cạnh và vấn đề của đời sống, dụng ý của tác giả đều gửi gắm qua nhân vật.“Do tính hiện đại và tính thời sự của mình, kịch thường tập trung trong hình tượng nhân vật trung tâm của mình những điển hình mang dấu vết của từng thời kì lịch sử” [36, tr67].

Nhân vật kịch không thể được khắc hoạ với nhiều khía cạnh tỉ mỉ, hơn nữa những tính cách quá ư phức tạp như trong tiểu thuyết không thể nào thích hợp với việc thưởng thức liền mạch của một tập thể khán giả trong cùng một thời gian ngắn ngủi. Người đọc tiểu thuyết có thể lật lại từng trang đã đọc để tìm ra những khúc mắc. Khán giả sân khấu không thể làm như thế. Tính cách trong kịch do đó phải thật nổi bật. Đó cũng là điều được xác nhận xưa nay. Theo Hêghen “Các nhân vật kịch phần đông đều đơn giản về mặt bên trong hơn so với các hình tượng tự sự” [30, tr 105]. Timofeev cũng cho rằng hình tượng kịch phản ánh những mâu thuẫn của cuộc sống đã chín mùi gay gắt nhất và đã được xác định, chính vì vậy nó được xây dựng trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con người sự cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên quy định.

Trong nhân vật kịch, yếu tố quan trọng nhất là hành động kịch. Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật trong mỗi tác phẩm luôn là tiền đề, là trục chính để xác định tính cách nhân vật kịch. Hành động được đặt trong tương quan và bộc lộ qua xung đột. Nhân vật lại là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm do đó tính cách nhân vật phải thật tiêu biểu (nhưng không có nghĩa là đơn giản, một chiều). Tính cách nhân vật kịch tuy không đa dạng như nhân vật tiểu thuyết nhưng có được những đường nét, màu sắc nổi bật hơn và dễ xác định về mặt bản chất.

Như vậy, thông qua tìm hiểu về nhân vật và nhân vật kịch nói riêng, có thể thấy, trong kịch, yếu tố nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân

vật kịch vừa là nơi trực tiếp và duy nhất khắc họa hình tượng, thể hiện mâu thuẫn, xung đột, vừa là nơi để truyền tải thông điệp, tư tưởng của tác giả đến công chúng. Việc đi vào tìm hiểu về nhân vật trong một vở kịch hay tìm hiểu về thế giới nhân vật trong các sáng tác kịch của một tác giả văn học là một công việc bao quát và toàn diện cho thấy quan niệm, tư tưởng, tài năng nghệ thuật của tác giả cũng như toàn bộ tác phẩm, đặc biệt khi nó được trình diễn trên sân khấu. Đó sẽ luôn là một con đường hiệu quả nhất để tiếp cận với

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 41)