Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 94)

7. Bố cục luận văn

3.3.3.Ngôn ngữ giàu chất thơ

Theo quan niệm mỹ học của Heeghen, kịch là tổng thể đầy đủ nhất về nội dung, hình thức và là sự kết hợp từ giai đoạn cao nhất của thơ và nghệ thuật. Kịch xuất hiện khi giai đoạn thơ của sử thi chấm dứt và giai đoạn biểu hiện tính chủ thể độc lập của thơ trữ tình ra đời. Bởi vậy ngôn ngữ trong kịch đễu thấm đẫm chất thơ.

Ta đọc thử một đoạn kịch của tác giả Xôphốclơ thuộc thời kì Hy Lạp cổ đại – buổi bình minh của sân khấu nhân loại qua lời độc thoại đầy cảm xúc, đầy chất thơ của nhân vật Êđip trong tác phẩm Edip làm vua

Ôi thôi! Xin đừng khuyên bảo nữa! xin đừng nói nữa rằng tôi đã không làm cái việc mà lẽ ra tôi đã phải làm. Chao ôi! Một khi tôi đã về dưới chốn âm cung, tôi có thể bằng con mắt nào nhìn thấy một người cha đau khổ và một người mẹ bất hạnh cho đang! Tội ác của tôi đối với song thân tôi to lớn quá. Không thể nào chuộc nổi bằng một cái chết do một sợi dây thừng oan nghiệt! Nhưng mà sống thì làm sao có thể nhìn các con tôi bị ô uế bởi sinh ra từ tội ác.

Không!

Hay trong vở kịch Hamlet của Sechxpia – kịch tác gia thời kì Phục Hưng với những lời kịch mang chất thơ của nhân vật Hamlet như sau:

Những nấm mồ hé nở và tử khí toả khắp nơi Giờ đây ta có thể uống cả máu nóng

và làm nổi những việc khủng khiếp

mà nếu giữa ban ngày ta sẽ phải run tay ghê sợ Mẹ gọi ta: Tim ta hỡi đừng cuồng loạn

Đừng để cho tâm địa Nê rông thâm nhập vào lồng ngực ta Không thương tiếc ta sẽ nói ra toàn bộ sự thật

Và, có thể ta sẽ giết bà bằng lời cay độc Nhưng, đây là mẹ đẻ, nên dù phẫn nộ

Ta nhất quyết không cho phép tay ta hành động

Đến ngay cả tác giả Arthur Muller – nhà văn, nhà viết kịch mỹ thế kỉ XX cũng bộc lộ quan niệm về chất thơ trong sáng tác của mình, ông viết

Tôi tin rằng một bài thơ tiềm ẩn là một nhu cầu hữu cơ trong mọi vở kịch. Một bài thơ lớn là bài thơ khi được trình diễn, sẽ đưa ra ánh sáng những hành động thực chất và những khái niệm làm cơ sở ý nghĩa tượng trưng của nó. Từ ngữ trong bi kịch và sự chuyển dịch vào ngôn ngữ của sự cố và làm cho ngôn ngữ có sức mạnh đó là cường độ của sự cố. Vì thế tại sao trên sân khấu, tôi đặt thơ ca lên tất cả… Mục đích của tôi là một vở kịch mang chất thơ mà ý nghĩa sâu thường ta không nhận thấy, một vở kịch có vẻ như không rõ bố cục, không được kết cấu nhưng bằng cách nào đó đến với cuộc sống ở trên sân khấu rồi sau đó tan biến vào những đám mây” [32, tr235]

Như vậy, từ khi xuất hiện, bản thân trong kịch đã có chất thơ. Lịch sử phát triển của kịch, chất thơ như là một dòng chảy theo suốt từ thời kì Hy lạp cổ đại, qua thời kì Phục Hưng cho đến tận ngày nay. Tuỳ từng thời điểm lịch sử mà độ đậm đặc, sự biến đổi của chất thơ trong kịch có sự khác nhau.

Vốn là một nhà thơ, Lưu Quang Vũ không chỉ nhuộm chất thơ vào mỗi trang văn bằng thứ ngôn ngữ chắt lọc, trau chuốt, bằng cách đặt tên các vở kịch, sáng tạo cốt truyện và các hình tượng nghệ thuật… mà trong văn ông còn được tạo ra bởi một đặc trưng rất độc đáo: thơ trong kịch. Bản thân tên mỗi vở kịch đã thấm đẫm chất thơ. Trong những năm cuối đời, ở một bức thư – là một bài thơ gửi Xuân Quỳnh đang ốm nằm ở bệnh viện, ông viết

Ta mới chỉ bắt đầu những ngày đẹp nhất Vở kịch lớn, bài thơ hay nhất

Dành cho em, chưa kịp viết tặng em Tấm màn nhung đỏ thắm

Mới bắt đầu kéo lên

Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát

Chất trữ tình, đó là sự tiếp tục mạch nguồn của thơ, cái chất thơ mà Lưu Quang Vũ coi là linh hồn, và cũng là đích cuối cùng của kịch: phải mang đến cho khán giả một hiệu quả thi ca.

Chất thơ trong mỗi vở kịch được thể hiện ở lời bài hát thường xuất hiện ở phần mở đầu hay xen lẫn trong mỗi lớp kịch. Đồng thời trong rất nhiều ngôn ngữ nhân vật, chất thơ cũng thấm đẫm, là tiếng lòng của nhân vật muốn gửi gắm, muốn giãi bày, tâm sự trong phút nhìn lại mình, những niềm vui, nỗi buồn, những rung động trước tạo vật và nhất là những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Đó là những tiếng lòng xuất phát từ nội tâm nhân vật nên ẩn chứa trong đó những tình cảm tha thiết, những cảm xúc trinh nguyên, những suy tư sâu lắng, những ý nghĩa đằm thắm về tình đời, tình người. Thông qua kiểu ngôn ngữ này, ta hiểu rõ hơn về đời sống tâm hồn cũng như tính cách của nhân vật. Chất thơ toát lên từ các cuộc đối thoại mang màu sắc trữ tình, giàu hình ảnh.

Một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ thường xuất hiện những lời bài hát, lời bài thơ ở phần mở đầu, kết thúc hay xen giữa mỗi lớp kịch. Những bài ca ấy có xuất xứ đa dạng, nó có thể là do nhân vật tự sáng tác, cũng có thể do tác giả trích, mượn từ nguồn thơ ca hoặc lời một ca khúc nào đó. Những bài thơ, bài hát này không chỉ thể hiện tâm tư, cảm xúc của nhân vật mà còn góp phần chuyển tải ý nghĩa, thông điệp của vở kịch một cách nhẹ nhàng, thấm thía. Đồng thời nó còn tạo cho những kịch phẩm của Lưu Quang Vũ một vẻ đẹp sâu lắng đầy chất thơ. Có thể nói, nó giống như phần trữ tình ngoại đề của tác phẩm tự sự, nơi mà những cảm xúc và suy tư trữ tình của tác giả hay nhân vật có điều kiện bộc lộ mà không ảnh hưởng đến cốt truyện.

Trong vở kịch Nếu anh không đốt lửa, tác giả vở kịch đã lấy đoạn thơ của nhà thơ nước ngoài để mở đầu cho vở kịch. Hẳn nhiên, đó là đoạn thơ chở đầy tâm trạng và ám ảnh, làm nền cho nội dung tư tưởng của tác phẩm.

“Nếu anh không đốt lửa Nếu tôi không đốt lửa

Nếu chúng ta không đốt lửa lên Thì làm sao bóng đêm

Lại có thể biến thành Ánh sáng?

Nếu anh không đốt lửa Nếu tôi không đốt lửa

Nếu chúng ta không đốt lửa lên”

Mở đầu vở kịch Trái tim trong trắng cũng là một ca khúc:

Tin là con trên cành Tin cánh buồm biển xanh Tin đất ta cày, tin nhà ta dựng

Nhưng trước nhất, anh ơi Hãy tin trái tim người Giữa bao điều cay đắng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữa dông bão phũ phàng tàn nhẫn Trái tim như lửa xoá đêm dài

Trái tim trung hậu con người Trái tim thương yêu

Trái tim trong trắng Của mình và của bạn

Giúp ta đứng dậy trong đời

Ca khúc mở đầu đem đến cho người đọc và người xem những niềm tin, niềm thương yêu nhất định vào con người. Để sau khi theo dõi vở kịch dù có thế nào thì vẫn tin tưởng vào sự chiến thắng của chân lý, vào trái tim trong trắng của con người.

Trong cảnh V, khi Luân và Bốn trò chuyện với nhau sau khi Luân bị đánh trong tù, ca khúc về niềm tin bất diệt lại vang lên:

Đừng thất vọng anh ơi

Trong cảnh buồn đau vẫn có hình người Vẫn còn lương tri không tắt của con người Đâu phải đời mình đã hết

Đâu phải niềm tin đã cạn

Dưới manh áo tù, vẫn phập phồng tiếng đập Trái tim trắng trong nhân hậu của con người Đừng thất vọng anh ơi

Kịch của Lưu Quang Vũ mang tính chất trữ tình công dân vì các vở kịch của ông nói lên cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, trăn trở của tác giả nảy sinh trong mối liên hệ với xã hội, chế độ chính trị. Tác giả lấy tư cách công dân cổ

vũ và ca ngợi sự nghiệp đổi mới, lên án và đả kích cơ chế quan liêu và bao cấp. Khi vận mệnh của dân tộc đang đặt ra những thử thách, vấn đề cuộc sống và vấn đề đất nước đang là sự quan tâm của cả dân tộc thì kịch của ông với chất trữ tình công dân này đã có tác động mạnh mẽ đến xã hội. Lời thoại của các nhân vật trong một số vở kịch viết về vấn đề đổi mới của ông đều mang tính hình tượng, gợi cảm và hàm súc. Các câu đối thoại trong kịch của ông bao giờ cũng mang tính nhạc điệu rất cao bởi sự bắt nhịp giữa hai nhân vật:

Thanh:… Trước kia, những ngày ở đỉnh đèo Bác ba lăng ở ngã ba Đông dương anh nhớ chứ?

Hoàng Việt: - Thanh cũng từng ở đó sao?

Thanh: Tiểu đoàn xung phong số 12

Hoàng Việt: Đơn vị hứng chịu nhiều chất bom Napan và những trận mưa thuốc độc hoá học Mỹ.

Thanh: Anh chưa biết chúng tôi, nhưng chúng tôi thì đã biết tên anh. Ngày đó, tôi hay nghe cánh lái xe và các cô thanh niên xung phong kể về đại đội trưởng công binh Hoàng Việt, con người nghiêm khắc nổi tiếng, gan dạ nổi tiếng và…

Hoàng Việt: Vậy chúng ta ở cùng một chỗ mà không gặp nhau. Bây giờ lại ở cùng một xí nghiệp.

Hay như lời thoại của Thanh mang tính gấp gáp của nhịp điệu:… Bản thân tôi không cần gì số tiền ấy, tôi đã quen sống đạm bạc nhưng còn những người khác… Tôi không muốn họ rời bỏ xí nghiệp… tôi yêu thương những con người ấy. Những con người thật tốt có cách nào để họ đỡ cực

Trong vở kịch Trái tim trong trắng, cuộc trò chuyện giữa Luân và Phương khi trở về quê nhà sau nhiều ngày xa cách cũng thấm chất trữ tình, ngọt ngào êm ái.

Luân: Phương ơi, thế là ta đã về đến bến sông quê nhà. Con sông quen thuộc từ thuở nhỏ. Dòng nước trong xanh. Khúc trên chảy qua làng em, khúc dưới chảy qua làng anh. Từ bé ta đã soi chung dòng nước mà chẳng biết. Gặp nhau, quen nhau ở nơi xa, hẹn nhau một buổi cùng về thăm quê mà nay mới có dịp. Khi đi anh chỉ có một mình, xuân này trở về, đã có em…

Phương: Suốt mấy ngày đường từ Đắc Lắc về đây, em cứ mong giây phút này… Thế là sắp gặp lại xóm quê, gặp lại mẹ. Mong mà cũng buồn… bởi vì… anh Luân ơi, qua bến đò rồi, đã tới lúc ta phải chia tay. Đây là ngã ba, đường chia hai ngả, anh về làng anh, Phương về làng Phương, nơi mẹ Phương đang đợi. Bến sông này là chỗ phải chia xa…

Phương: Vì cuộc đời là như thế. Cuộc đời chẳng giống dòng sông tuổi thơ phẳng lặng êm trong, còn ghềnh thác, còn bão giông, còn bao điều nhọc nhằn ghê sợ. Mà hai ta thì chẳng có gì ngoài tình yêu để sống. Mỗi lúc xa nhà em lại bồn chồn lo sợ.

Tình yêu của Phương và Luân đẹp như ánh trăng đêm rằm. Với cuộc đối thoại như một bài thơ ấy, người ta thấy sáng lên vẻ đẹp của hai tâm hồn trong sáng và lãng mạn. Họ đã yêu, đã sống hết mình cho tình yêu và có trách nhiệm với tình yêu, nâng niu tình yêu ấy. Nhờ vậy, mà dù khi Luân rơi vào vòng lao lý, Phương vẫn kiên trì, bền bỉ tìm cách minh oan cho người chồng sắp cưới của mình.

Ngôn ngữ giàu chất thơ góp phần bộc lộ đời sống nội tâm, tình cảm của nhân vật, ở cả phần sâu kín nhất của tâm hồn. Khi đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự, xã hội, khi thể hiện suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc sống và những vấn đề nhân sinh, ngôn ngữ Lưu Quang Vũ giàu chất triết lý và mang màu sắc chính luận. Còn với ngôn ngữ giàu chất thơ, đời sống tinh thần phong phú của nhân vật lại mang đến cho người đọc, người

xem nhiều cảm xúc lắng sâu. Chất thơ không chỉ minh chứng cho ảnh hưởng của tâm hồn thơ tinh tế, nhạy cảm trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ mà còn làm nên nét riêng, sức hấp dẫn riêng cho các vở kịch của ông.

3.3.4. Ngôn ngữ hài hƣớc, dí dỏm

Trong kịch Lưu Quang Vũ cũng có yếu tố hài. Nó góp phần làm giảm đi sự căng thẳng trong quá trình tiếp nhận của công chúng. Bên cạnh những lời thoại gay gắt hoặc đầy triết lý về cuộc sống, hoặc những đoạn trữ tình đằm thắm mượt mà, trong một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ còn xen lẫn cả những tiếng cười vui vẻ, hài hước, nhưng là tiếng cười có trí tuệ.

Kiểu ngôn ngữ này thường xuất hiện trong các đối thoại của các nhân vật, là một cách Lưu Quang Vũ để cho nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình. Ông Quých trong Tôi và chúng ta là một kiểu nhân vật như thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay từ tên của nhân vật đã bộc lộ tính hài, đó là ông Quých, bà Bộng trong Tôi và chúng ta, rồi Trần Trí Tơ trong Nếu anh không đốt lửa. Lời thoại của các nhân vật mang lại những tiếng cười nhẹ nhàng, đậm chất đời thường:

Ở cảnh II trong Tôi và chúng ta, ông Quých, bà Bộng vừa đi vừa cãi nhau. lời nói của các nhân vật đã lớn tuổi xoay quanh những chuyện tưởng chừng nhưng không đâu nhưng lại có tác dụng mang lại tiếng cười vui vẻ:

Bà Bộng: Ông im đi!

Ông Quých: Có bà im đi thì có!

Bà Bộng: Đàn ông như ông là thứ đàn ông vô tích sự, đụng đâu hỏng đấy!

Ông Quých: Đàn bà như bà là thứ quỷ dạ xoa, chỉ xúi người ta gây ra tội lỗi, làm người ta héo hắt, kiệt quệ. Tại sao xí nghiệp lại cử bà phụ trách nhà ăn? Bà nuôi chúng tôi như nuôi lợn, cám lợn còn ngon hơn thức ăn của bà.

Bà Bộng: Này, ông nói năng cho cẩn thận…

Trương: Lại có chuyện gì nữa? Đây là chỗ cãi nhau à, ông Quých?

Ông Quých: Báo cáo đồng chí quản đốc, trong xuất mì bồi dưỡng ca ba, bà Bộng nấu cho chúng tôi ăn đêm qua, bát mì của tôi có cả một con gián chín nhừ…

Bà Bộng: Ông đừng có mà vu vạ. Gián đâu? Tôi hỏi ông con gián ấy đâu?

Ông Quých: Vứt mẹ nó đi rồi. Chứ bà bảo tôi phải giữ à? Con gián không phải là huy hiệu kỉ niệm, cũng không phải là hiện vật cho vào bảo tàng mà tôi phải giữ! Khiếp! suýt nữa tôi nuốt phải.

Bà Bộng: Mà người như ông thì cũng đáng ăn gián, ăn ruồi lắm! Sao nó không sà vào bát người khác mà lại chỉ sà vào bát của ông?

Ông Quých: Dĩ nhiên nó không sà vào bát đồng chí quản đốc rối, bát đồng chí quản đốc đầy ắp thịt.

Trương: Thôi, thôi, đủ rồi! Ông Quých, ông không biết xấu hổ à? Ngần ấy tuổi đầu mà lúc nào cũng chỉ thắc mắc về chuyện ăn uống, rồi thì tị nạnh, đặt điều…

Ông Quých: Nhưng mà… Có thực mới vực được…

Cũng trong vở kịch, nhân vật ông Quých với những câu chuyện tiếu lâm có ngụ ý rõ ràng chứ không phải là những cảnh pha trò hời hợt. Sau câu chuyện tưởng như bịa đặt, lếu láo, bậy bạ là một kết luận nghiêm túc: “Ý nghĩa là: cũng một việc mà người này coi là bậy bạ đáng kỉ luật, người khác lại coi là can đảm, vẻ vang. Việc chị Ngà dám một mình đảm đương lấy trọng trách làm mẹ, theo tôi là một việc làm anh hùng” – (lời ông Quých). Cuộc đối thoại của ông Quých với Bộ trưởng là cuộc trò chuyện lý thú, hài hước và dí dỏm:

Ông Quých: Người ta bảo sự thật mất lòng, mà sự thật rõ hơn nữa thì mang vạ vào thân ạ.

Bộ trưởng: Đã yêu sự thật thì không sợ mang vạ vào thân, đã là lẽ phải thì không sợ gì hết, tôi đảm bảo với bác như vậy.

Ông Quých: Vâng, nghe bác nói tôi rất yên tâm… Tôi làm thợ ba chục

Một phần của tài liệu Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184) (Trang 94)