7. Bố cục luận văn
3.2.1. Ngôn ngữ kịch giàu chất chính luận
Bao giờ cũng vậy, trong kịch luôn phản ánh những xung đột giữa các lực lượng đối lập nhau: cái cũ – cái mới, cái tốt – cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ, …. Bởi ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ của hành động, cho nên đối thoại trong kịch bao giờ cũng mang kịch tính và vì vậy ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ mang màu sắc chính luận. Rất nhiều vở kịch của ông đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng: hiện trạng đất nước sau chiến tranh, công cuộc đổi mới và dân chủ hoá như Tôi và chúng ta, Nếu anh không đốt lửa, Khoảnh khắc và vô tận, … đã được ông đặt ra một cách tự nhiên thông qua
ngôn ngữ của nhân vật. Những cuộc đối thoại giữa các nhân vật nằm ở hai phe đối lập cho thấy sự khác biệt về quan niệm, nhận thức, tư tưởng đồng thời khắc hoạ những đặc điểm tính cách của nhân vật đó. Cuộc chiến đấu giữa các thế lực đối lập chưa bao giờ là đơn giản, dễ dàng. Trên mặt trận không có tiếng súng nhưng chẳng kém phần gay gắt ấy, các nhân vật đối lập nhau phải tranh luận, đấu lý với nhau, phải đưa ra ý kiến tấn công đối phương và bảo vệ lý lẽ của mình. Các vấn đề mà một số kịch bản viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ đặt ra vốn đã chứa đầy tính tranh luận trong thực tế, càng đậm sắc thái tranh luận hơn khi vào kịch. Nó được thể hiện thông qua hình tượng những con người mang tính lí tưởng mà hành động được diễn tả như một cuộc thử nghiệm táo bạo, tấn công quyết liệt vào cái xấu, cái thấp hèn, cái lạc hậu. Bình luận về kịch Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thưởng đã ghi nhận:“Có những người từ góc độ xã hội học cho rằng kịch Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng nhu cầu thời sự, được cả xã hội quan tâm, đưa được lên sân khấu những vấn đề quan thiết nóng bỏng của thực tiễn đời sống. Những người từ góc độ nghề nghiệp sân khấu khác nhau thì cho rằng kịch của anh dễ dàn dựng, dễ diễn và dễ ăn khách…” [47]. Kịch bản dễ dàn dựng là kịch bản mà ngôn ngữ trong đó ngoài phẩm chất gần gũi đời thường, cô đọng thì nó còn mang tính hành động.
Trong kịch Lưu Quang Vũ, những cuộc đối thoại giàu tính chính luận khá nhiều, nhất là các tác phẩm hiện đại viết về đất nước thời kì đổi mới. Đây là những vở kịch giàu tính thời sự, luôn luôn hướng vào những vấn đề của đời sống hiện tại, đi sát diễn biến tư tưởng của đời sống con người trong từng thời điểm. Ngôn ngữ đối thoại mang màu sắc chính luận thường được thể hiện trong các cuộc tranh luận trực tiếp giữa các nhân vật mà thực chất là cuộc tranh luận giữa các quan niệm, tư tưởng. Hình thức của ngôn ngữ chính luận thường là câu hỏi mang tính chất vấn, tranh luận, đối thoại. Tuy là đối thoại
giữa các nhân vật nhưng đối tượng được hướng tới vẫn là số đông, là cả cộng đồng, xoáy sâu vào những vấn đề bức xúc đang tồn tại. Vì là thứ ngôn ngữ thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhân vật dựa trên một lập trường nào đó nên ngôn ngữ chính luận thường có tính khẳng định, phán xét và kết luận rõ ràng. Hình thức của ngôn ngữ chính luận thường là những câu hỏi, mang màu sắc chất vấn, tranh luận, đối thoại. Đối tượng mà ngôn ngữ chính luận hướng tới là số đông, là cả cộng đồng, xoáy sâu vào những vấn đề đang tồn tại, bức xúc. Cuộc chiến đấu đầy căng thẳng ấy có thể diễn ra giữa hai chiến tuyến, giữa hai lực lượng, giữa hai cách nghĩ, cách sống đối lập, nhưng cũng có thể diễn ra trong một con người. Chính ở đây, ngôn ngữ giàu tính chính luận đã phát huy tối đa hiệu quả của nó. Trong Tôi và chúng ta, Hoàng Việt là một đại diện tiêu biểu cho kiểu nhân vật tiên phong mang tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Lý tưởng đổi mới của anh không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà được thực hiện hoá ở các hành động cụ thể. Chính trong các cuộc đối thoại của anh, đặc biệt với các nhân vật thuộc phe bảo thủ và cũ kỹ của Nguyễn Chính, của Trần Khắc bằng lập luận, lý lẽ sắc bén, chỉ ra hạn chế yếu kém đang diễn ra hàng ngày ở xí nghiệp Thắng Lợi
Hoàng Việt: (…) Đồng chí bảo tình hình xí nghiệp chúng tôi đang yên ổn, bình thường. Điều đó không đúng! Tình hình xí nghiệp rất không bình thường, rất yếu kém, bê bết, tồi tệ, mọi khâu sản xuất đều trì trệ. Mang tên xí nghiệp Thắng Lợi nhưng phải gọi là thất bại thì đúng hơn. Đã thất bại, đang thất bại, luôn luôn thất bại. Điều đáng bàn bây giờ là: xí nghiệp có nên tiếp tục tồn tại nữa hay tốt nhất nên giải tán phắt nó đi! Tất cả những con người ở đây sẽ đi làm công việc khác.
Trần Khắc: Thế nào nhỉ? Tôi không hiểu đấy! (Với Nguyễn Chính) – Xí nghiệp mấy năm nay vẫn luôn luôn hoàn thành kế hoạch phải không nào?
Nguyễn Chính: Luôn hoàn thành kế hoạch dù gặp rất nhiều khó khăn…
Hoàng Việt: Chúng ta tự đánh lừa mình và mọi người làm gì? Việc hoàn thành kế hoạch và các mũi tên luôn hướng về phía trước trên các biểu đồ kia chẳng có ý nghĩa gì hết. Trên thực tế nếu xí nghiệp làm ra một triệu đồng thì lại tiêu tốn của nhà nước đến bốn triệu đồng. Nhà nước luôn luôn phải bù lỗ. Rõ ràng sự tồn tại của xí nghiệp là vô ích lợi và còn có hại.
Trần Khắc: Lê Sơn, đồng chí có nghĩ như vậy không?
Lê Sơn: Tôi phụ trách kỹ thuật, các khâu kỹ thuật là việc của tôi, ngoài ra những điều đồng chí Việt vừa nói… vượt ra ngoài quyền hạn chuyên môn của tôi.
Chỉ một đoạn đối thoại ngắn nhưng cũng đủ cho ta hiểu khá đầy đủ về đặc điểm tính cách nhân vật. Đó là một Hoàng Việt trung thực, thẳng thắn, dũng cảm. Nguyễn Chính, Trần Khắc là những kẻ bảo thủ, cá nhân, ích kỷ. Còn với Lê Sơn, đó là một kiểu người tốt trung lập: không đứng về cái xấu nhưng cũng luôn chừng mực, giữ mình để khỏi bị liên luỵ. Tính cách và lập trường của nhân vật thông qua đối thoại đã tự bộc lộ chân thực và sinh động. Những lý lẽ lập luận của Hoàng Việt là đứng trên lập trường đổi mới và dân chủ. Khi đối thoại với Thanh và những người công nhân, đó lại là thứ ngôn ngữ gần gũi, thân thiện, đồng cảm và sẻ chia.
Cuộc đối thoại của Hoàng Việt với thanh tra Trần Khắc xuống kiểm tra cách làm ăn của xí nghiệp cũng góp phần thể hiện khá rõ tính chính luận trong ngôn ngữ của nhân vật:
Hoàng Việt: Lạ thật! Lúc chúng tôi làm ăn bê bết, yếu kém thì chẳng thấy ai nhòm ngó gì đến, bây giờ chúng tôi vừa làm ăn khấm khá lên được một chút thì hết phái đoàn nọ đến phái đoàn kia đến kiểm tra, chất vấn.
Trần Khắc: Đồng chí đã vi phạm 22 điểm, mà cả 22 điểm đều quan trọng cả.
Hoàng Việt: Sản phẩm của xí nghiệp tăng 8 lần, mức sản xuất tăng 8 lần, cũng như vậy, tiền lãi thu về cho nhà máy tăng và đời sống của công nhân được cải thiện hơn trước nhiều lần… Chúng tôi sai ở chỗ nào?
Trần Khắc: Ở chỗ hàng loạt các nguyên tắc bị vi phạm, ít ra đồng chí cũng phải biết dựa vào đâu mà đồng chí làm thế?
Hoàng Việt: Dựa vào cơ sở thực tế, dựa vào nghị quyết Đảng… Trên đã cho chúng tôi làm nhưng hàng loạt các cơ quan, hàng loạt các chính sách là bó tay không cho chúng tôi làm. Khác nào đồng chí hô hào chúng tôi bơi, ném chúng tôi xuống nước, nhưng lại trói chặt chân tay chúng tôi. Không! Chúng tôi phải dứt dây trói đó.
Trần Khắc: Đồng chí Việt, những chính sách đó là của nhà nước đặt ra, nó đã tồn tại không chỉ một mà nhiều năm nay, nó trở thành những nguyên tắc mà chúng ta phải tuôn thủ và bảo vệ.
Hoàng Việt: Những nguyên tắc đã không còn thích hợp nữa, đã lạc hậu và trở thành mức trì trệ, cản trở. Thưa đồng chí, tôi nghĩ rằng những nguyên tắc sinh ra là để phục vụ sự sống, chứ không phải sự sống sinh ra để phục vụ những nguyên tắc. Không thể gọt chân để nó vừa với đôi giầy chật chội cũ kĩ”
Cuộc tranh luận giữa hai quan điểm: một bên cho rằng bên kia “vi phạm hàng loạt các nguyên tắc”, một bên lại cho rằng “những nguyên tắc ấy không còn thích hợp nữa”, hơn nữa “đã lạc hậu và trở thành mức trì trệ, cản trở” cho nên cần thay đổi và thực tế đã thay đổi. Tinh thần dũng cảm, kiên quyết ở Hoàng Việt ở chỗ anh dám tấn công nhằm phá bỏ những ràng buộc của những nguyên tắc đã lỗi thời, cứng nhắc, tấn công vào những kẻ cơ hội và bảo thủ để thay đổi, để nâng cao năng suất xí nghiệp và cải thiện đời sống
công nhân. Trước những con người chống đối anh quyết liệt, bằng lí lẽ và thực tế, vừa kiên quyết, vừa tự tin, anh đưa ra những lập luận sắc sảo, táo bạo làm cơ sở cho sự đổi mới của mình. Trong khi đó,Trần Khắc đại diện cho một bộ phận cán bộ quan liêu, mang cách nghĩ trái ngược lại, yêu cầu phải giữ vững các nguyên tắc và không chấp nhận sự thay đổi các nguyên tắc đó. Lời nói của mỗi nhân vật là biểu hiện giá trị của bản thân nhân vật đó. Trần Khắc – hình ảnh của một giá trị đã lỗi thời, còn Hoàng Việt – tiêu biểu của cái mới, cái tiến bộ. Hai giá trị đối lập nhau, nhưng theo xu thế tất yếu, cái mới, cái tiến bộ sẽ thắng thế, được công nhận.
Ngôn ngữ chính luận phải giàu sức thuyết phục. Khi muốn thuyết phục, cổ vũ, kêu gọi ai về một vấn đề nào đó người ta phải dùng đến lập luận. Nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ dù là trẻ nhỏ hay ông già, dù là giám đốc hay công nhân, dù sang hay hèn, dù giàu hay nghèo thì trong ngôn ngữ của mình cũng rất ưa lí sự. Lý lẽ trong những lập luận mang tính chính luận phải là những lý lẽ mang tầm tư tưởng khái quát và sâu sắc. Mang cảm hứng phê phán cái xấu, cái lạc hậu, khẳng định cái mới, cái tiến bộ có rất nhiều trong ngôn ngữ mang tính chính luận của Hoàng Việt:
Hoàng Việt: Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều được hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi lại được nể vì hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lạ thế? Không, từ nay ai càng làm được nhiều thì hưởng lương càng cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta!”.
Có thể thấy những luận cứ mà Hoàng Việt đưa ra để công kích chế độ xã hội dưới sự quản lý của cơ chế cũ hết sức cụ thể. Đó là những hiện tượng mắt thấy, tai nghe đang hiển hiện trong xã hội. Lập luận của Hoàng Việt không chỉ vạch ra những hiện tượng bất công, vô lý, hậu quả của một cơ chế
lạc hậu lỗi thời vẫn tồn tại trong cuộc sống như một sự phản quy luật, mà lập luận của anh còn là lời kêu gọi, cổ vũ, ủng hộ một sự cải tổ, cách tân nhằm đem lại tiến bộ cho xã hội, lợi ích, bình đẳng cho từng cá nhân.
Ngôn ngữ giàu chính luận có khi còn được thể hiện qua những suy nghĩ của nhân vật về những vấn đề còn tồn tại trong cơ chế. Trong Nếu anh không đốt lửa, cuộc đối thoại giữa Lê Duy, bà Bảo, phó giám đốc sở là một cuộc đối thoại giàu tính chính luận, qua đó ta hiểu được tính cách, suy nghĩ và nhận thức của mỗi nhân vật trước một vấn đề. Đứng ra bảo vệ Định (một công nhân, trước là thuỷ thủ được đưa lên làm giám đốc, đã có một loạt các thay đổi trong cách điều hành xí nghiệp, tuy có nhiệt tình hăng hái nhưng còn thiếu kinh nghiệm nên cuối cùng, sau ba tháng, bí thư Lê Duy phải về tìm hiểu thực trạng sản xuất), Lê Duy đã vạch ra thực trạng làm việc của bộ máy quản lý, của thực tế bấy lâu nay:
Lê Duy: Tôi định nói là: ta đang chống cơ chế bao cấp, nhưng nguy hiểm hơn cả, là bao cấp về cái này (chỉ vào đầu)… Đó là sự bao cấp đáng sợ hơn cả: bao cấp về trí tuệ. Và khi đã không tự mình suy nghĩ nữa, chỉ biết nhắm mắt vâng lời, thì nhân cách cũng dần mất theo, cái thói tật hèn nhát, giả trá, cơ hội theo đó mà sinh sôi… tinh thần chủ động sáng tạo của xã hội không thể có khi thước đo con người không phải ở bản lĩnh sáng tạo mà là sự ngoan ngoãn phục tùng.
Bà Bảo: Thưa đồng chí… nhưng… Chúng tôi, chính chúng tôi đã được đào tạo để làm một cái đinh ốc, một mắt xích vững chắc của cả sợi dây khổng lồ, nối với nhau bằng sự chấp hành các chỉ thị của cấp trên và phổ biến các chỉ thị ấy xuống cấp dưới. Chính tôi, từ trước đến nay luôn phải tuyệt đối nghe theo các đồng chí, của chính đồng chí, dù trong bụng có thể không thông. Tôi biết: Trong Thành uỷ đồng chí là người ủng hộ chủ trương để công nhân tự bầu giám đốc, nên đồng chí tỏ ra dễ dãi nương nhẹ với giám đốc
Định… Trong khi, thưa đồng chí, tôi được biết là: mới chỉ riêng thành phố ta có việc bầu giám đốc… Ở cấp trên cao hơn, nhiều đồng chí không tán thành việc này…
Lê Duy: Như vậy đâu phải đồng chí nhắm mắt vâng lời, đồng chí có lắng nghe những cấp cao hơn, tôi hiểu. Nhưng không, nếu tôi có dễ dãi với Định, thực tiễn cũng sẽ không dễ dãi với anh ta, nếu Định không làm được, tự thực tiễn sẽ đào thải anh ta… Kết quả công việc xí nghiệp của Định, không phải như đồng chí nói với tôi, sự thực không hoàn toàn như vậy, còn những việc làm của Định… Đồng chí Bảo, đồng chí Hân ạ, ta cứ luôn kêu gọi: phải có con người mới, phải xây dựng con người mới, con người mới đâu, sao ít xuất hiện thế? Nhưng khi có một con người, chưa hẳn là mới lắm đâu, mới chỉ lấp loé vài yếu tố mới, chúng ta đã liền lo lắng, e ngại và sẵn sàng đổ ụp hàng thùng nước dữ dằn lên ngọn lửa mới ấy… Tôi chưa thể kết luận được giám đốc Định đúng hay sai, tự anh ta và cuộc sống sẽ kết luận, nhưng tôi thấy: Ở anh ta có những điều mới mẻ người khác không dễ có, anh ta dám nghĩ dám làm và muốn mọi người cũng như vậy. Lỗi là ở chúng ta, chúng ta đã không chuẩn bị đủ những điều kiện cho những người như thế làm việc.
Những lời đáp trả của Lê Duy đã vạch trần, lật tẩy, bẻ gẫy luận điệu che mắt người khác nhằm thực hiện lợi ích cá nhân của một nhóm người. Nhân vật Lê Duy tuy xuất hiện không nhiều nhưng những đoạn đối thoại đã làm hiện lên trước mắt chúng ta bức chân dung của một bí thư thành uỷ điềm đạm, từng trải, gần gũi, sâu sát với quần chúng, mang tư tưởng đổi mới tiến bộ và có nhận thức đúng đắn. Không chỉ khuyến khích thái độ làm việc tích cực và những tư tưởng tiến bộ của Định, Lê Duy còn tỏ ra là một con người có bản lĩnh, kiên quyết bảo vệ chính kiến của mình, bảo vệ Định – vị giám đốc trẻ tuy còn nhiều điều vụng về bồng bột nhưng đã đang làm được nhiều điều mới mẻ. Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi bằng ngôn ngữ đối thoại
của nhân vật, xây dựng lên những bức chân dung tinh thần về họ, mỗi người