Hàng hóa công hay còn gọi là hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không
Trang 1HÀNG HÓA CÔNG Mục lục.
I. Khái quát chung về hàng hóa công
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Một số lưu ý với hàng hóa công.
4. Phân biệt với hàng hóa cá nhân
5. Phân loại
II. Cung cấp hàng hóa công
1. Khái niệm cung cấp công cộng
2. Chủ thể cung cấp hàng hóa công
3. Lý do chính phủ phải cung cấp hàng hóa công
4. Phương án phân bố hàng hóa công hiệu quả
III. Tác động của hàng hóa công tới đời sống kinh tế xã hội
1. Tác động tới kinh tế.
2. Tác động xã hội
IV. Thực trạng và Giải pháp cho chính phủ trong cung cấp hàng hóa
công.
1. Thực trạng
1.1. Thuận lợi
1.2. Khó khăn
2. Giải pháp cho chính phủ.
Trang 2I, Khái quát chung về hàng hóa công.
1. Khái niệm.
Hàng hóa công ( hay còn gọi là hàng hóa công cộng) là những loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác
cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó
Ví dụ: truyền hình không trả tiền, quốc phòng, hải đăng ở biển, các chương trình bảo vệ môi trường, giáo dục v.v
2. Đặc điểm của hàng hóa công.
Hàng hóa công có 2 đặc điểm (thuộc tính) sau:
- Thứ nhất : không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng (tính không tranh
giành/ non-rival)
Có nghĩa là với một lượng hàng hóa công được cung cấp, một cá nhân có thể tiêu dùng hàng hóa mà không làm giảm được sự hiện diện hay lợi ích của một hàng hóa đó đối với các cá nhân khác
Hay nói cách khác: chi phí biên phục vụ cho người tiêu dùng là bằng không Tức là từ khi người đầu tiên được hưởng các lợi ích từ hàng hóa
đó mang lại tới những người hưởng sau đó sẽ không phát sinh thêm bất
kỳ khoản chi phí nào
Ví dụ: Với các chương trình kế hoạch củng cố an ninh quốc phòng thì lợi ích của các công dân được hưởng từ chương trình này đều là như nhau, việc có thêm một người được hưởng lợi ích từ nó sẽ không làm giảm quyền lợi của người kia
- Thứ hai : không loại trừ trong tiêu dùng(non- exclusive)
Có nghĩa là không thể cản trở người khác tiêu dùng hay tiếp nhận những lợi ích của hàng hóa công đem lại Nói cách khác là nếu người thứ nhất đang tiêu dùng hàng hóa thì cũng không ngăn cản được người thứ hai tiêu dùng
nó, hoặc là rất tốn kém nếu muốn loại trừ người tiêu dùng đó
Ví dụ, quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người có đóng góp quỹ quốc phòng và không bảo vệ những người không đóng quỹ Điều này đối lập với hàng hóa tư nhân Nhà hát có thể loại trừ những người không mua vé nhưng trường hợp ngọn hải đăng được dùng để cảnh báo cho tàu thuyền lại khác Nếu công ty tàu biển xây
Trang 3dựng một ngọn hải đăng để cảnh báo cho tàu thuyền của mình nhưng nó không thể dễ dàng loại trừ các chủ thuyền khác được hưởng lợi từ ngọn hải đăng đó Tuy nhiên, hiện nay việc dẫn dắt tàu thuyền bằng vệ tinh thì lại khác; vệ tinh có thể loại trừ không dẫn dắt những tàu thuyền không chịu nộp chi phí
3.Một số lưu ý đối với hàng hóa công.
3.1 Mặc dù mọi người tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa, mức độ tiêu
thụ cùng một lượng như nhau song sự tiêu dùng này không nhất thiết được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả.
Xét ví dụ lau rửa vệ sinh nhà cửa trong một ký túc xá Đây là một dạng
hàng hóa công theo bản chất mọi người cùng được hưởng lợi ích từ đó và rất khó loại trừ được ai đó hưởng dịch vụ phòng tắm chung sạch sẽ cả Nhưng giá trị đối với những sinh viên thích sống sạch sẽ cao hơn những sinh viên ít quan tâm đến lắm Tương tự, trong ví dụ quốc phòng, những người quan tâm
lo lắng đến việc xâm lăng cướp bóc của quân ngoại xâm sẽ đặt cho dịch vụ quốc phòng giá trị cao hơn người đã cảm thấy tương đối an toàn, với các điều kiện khác là không đổi
Thực sự như vậy, người ta có thể có quyết định khác về việc cho giá trị một hàng hóa công là tích cực hay tiêu cực ( hay còn gọi là âm hay dương)
Khi xây dựng xong một hệ thống tên lửa quốc phòng mới, mỗi người không
có lựa chọn nào khác là phải sử dụng dịch vụ đó mang lại Đối với những người tin rằng hệ thống tên lửa bảo đảm được an toàn cho họ thì giá trị hàng hóa đó sẽ là dương Với người nghĩ rằng hệ thống tên lửa là tốn kém vô ích
và không quý gì được trong việc chống kẻ thù thì giá trị mà hàng hóa đó mang lại sẽ là giá trị âm
3.2 Sự phân loại hàng hóa công là không mang tính tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ.
Xét dịch do một ngọn hải đăng cung cấp, một khi ngọn đèn phát sáng thì tất
cả tàu thuyền đều có định hướn và đi đúng, không cô con tàu nào bị loại trừ
ra khỏi việc nhận lợi ích từ tín hiệu của hải đăng cả
Trang 4Ta lại giả sử có một dịch vụ nào đó chỉ cho phép các con tàu có trang bị các thiết bị riêng mới nhận được tín hiệu từ hải đăng Trong trường hợp này, tiêu chuẩn không loại trừ không đáp ứng được và còn là hàng hóa công nữa
3.3 Tính cạnh tranh và loại trừ không nhất thiết phải đi cùng nhau.
Ví dụ: Trong ví dụ về tắc nghẽn giao thông , ngắm bờ biển
3.4 Có những thứ không được quy ước như hàng hóa song lại có tính chất như hàng hóa công.
Ví du như tính trung thực nếu mọi người cùng trung thực trong giao dich buôn bán thì tất cả xã hội sẽ hưởng được lợi ích do giảm chi phí giao dịch Tương tự như vậy với phân phối thu nhập
3.5 Hàng hóa tư nhân không nhất thiết phải do khu vực tư cung cấp, có nhiều hàng hóa tư nhân được cung cấp công cộng Các dịch vụ y tế, nhà cửa vv đôi khi do chính phủ cung cấp.
Tương tự ta thấy, đôi khi hàng hóa công do tư nhân cung cấp Ví dụ: tư nhân tài trợ duy trì các khu nghỉ ngơi công cộng : công viên…
4.Phân biệt với hàng hóa cá nhân :
- Hàng hóa cá nhân là những hàng hóa mà sau khi người sản xuất đã nhận lại đầy đủ chi phí cơ hội cho việc sản xuất của mình, thì nó chỉ tạo ra lợi ích cho người mua nó mà không tạo ra lợi ích cho bất kỳ ai khác
Bảng so sánh hàng hóa công và hàng hóa cá nhân
Đối tượng Tất cả mọi cá nhân trong
xã hội
Chi với cá nhân nào mua nó
Điều kiện
được cung cấp
Khi cá nhân có nhu cầu Khi cá nhân chấp nhận chi
trả chi phí mà phía cung cấp đưa ra
Tính cạnh
tranh
Tính không
loại trừ
không đáp ứng được các điều kiên hoặc sự đáp ứng
Trang 5là chậm trễ)
VD1 : Điểm khác biệt giữa chiếc bánh nướng và chính sách quốc phòng? Hai người không thể cùng đồng thời ăn một chiếc bánh nướng một lúc nhưng nhiều người có thể cùng hưởng thụ những lợi ích quốc phòng mà quân đội mang lại Bạn có thể loại trừ người khác trong việc tiêu thụ bánh nướng song bạn không thể ngăn cản người khác hưởng thụ lợi ích quốc phòng bởi bạn khó có thể tìm kiếm lra lý do nào ( khó có trường hợp nào giặc xâm lăng sẽ chỉ xâm chiếm nhà tôi mà không xâm chiếm nhà bạn)
5.Phân loại:
5.1 Phân loại theo tính chất hàng hóa.
Để hiểu tác động dùng chung và không loại trừ theo đúng nghĩa của nó, các nhà
kinh tế học đưa ra khái niệm hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công cộng
không thuần túy
• Hàng hóa công cộng thuần túy là hàng hóa có đầy đủ hai đặc điểm nêu
trên: không cạnh tranh và không loại trừ Đây là hàng hóa có thể sản xuất cho tất cả mọi người trong xã hội hưởng thụ với mức chi phí tương tự với mức chi phí sản xuất cho một người dùng Nó cũng là hàng hóa mà chi phí loại trừ quá lớn, hay nói cách khác là không thể loại trừ
VD: Quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh, chiếu sáng đô thị…
• Hàng hóa công cộng không thuần túy là những loại hàng hóa chỉ có một
trong hai thuộc tính hoặc có cả 2 thuộc tính nhưng một trong hai thuộc tính
ấy bị mờ nhạt
Hàng hóa công không thuần túy lại được chia thành 2 dạng :
+Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá : là những thứ hàng hóa mà
lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá
VD: thu phí qua cầu.
Định giá hàng hóa công:
Khi định giá hàng hóa công cần phải cân nhắc :
Tính hiệu quả
Tạo nguồn thu và thu hồi chi phí
Tính công bằng : vận tải công công, giáo dục, nước sạch…thường được tính giá thấp hơn với chi phí vận hành, làm ra nó để mọi người dân đều có thể tiếp cận được
Trang 6Những cách định giá hàng hóa công
Theo chi phí biên ( P = MC)
Theo chi phí trung bình (P= AC)
Biểu giá hai phần
Phân biệt giá
Đánh giá lúc cao điểm
+Hàng hóa công có thể tắc nghẽn : là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều
người cùng sử dụng chúng thì có thể gây sự ra tắc nghẽn khiến lợi ích của những người trước đó bị giảm sút
VD: đường đi bị sử dụng vượt công suất vào giờ cao điểm, dẫn đến tắc đường
=> việc sử dụng đường không có tính loại trừ, nhưng có tính tranh giành vì càng nhiều người sử dụng con đường thì càng làm giảm tốc độ lưu thông, tăng nguy cơ tai nạn, v v
4.2 Theo phạm vi cung cấp của hàng hóa.
Hàng hóa công cộng sẽ được chia thành 2 dạng:
• Hàng hóa công cộng quốc gia : do chính quyền trung ương cung cấp cho toàn bộ quốc gia Những loại hàng hóa có cả hai tính chất trên ở mức cao sẽ thường được xếp vào hàng hóa công cộng quốc gia Một số hàng hóa công cộng quốc gia tiêu biểu là ngoại giao, quốc phòng, v.v…
• Hàng hóa công cộng địa phương: do chính quyền địa phương cung cấp chủ yếu cho công dân địa phương Hàng hóa công cộng địa phương thường chỉ mang một trong hai tính chất nói trên hoặc mang cả hai tính chất nhưng ở mức
độ không cao Một số hàng hóa công cộng địa phương tiêu biểu là giáo dục phổ cập, y tế cộng đồng, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch, v.v…
• Bên cạnh các hàng hóa trên, hàng hóa công cộng cũng có phạm vi không chỉ
bó hẹp ở phạm vi một địa phương hay một quốc gia Do vậy, hàng hóa công
cộng còn có thêm hàng hóa công cộng quốc tế VD: tri thức v v
II Cung cấp hàng hóa công
Trang 7Phần này sẽ giả đáp cho các câu hỏi:
1. Thế nào là cung cấp công công ?
2. Chủ thể cung cấp hàng hóa công là ai?
3. Lý do chính phủ phải cung cấp hàng hóa công ?
4. Phương án phân bố hàng hóa công hiệu quả
1. Khái niệm về cung cấp công cộng
Cung cấp công cộng một hàng hóa là việc cung cấp hàng hóa đó dựa trên cơ chế phi thị trường ( tức là hàng hóa đó sẽ được cung cấp miễn phí hoặc thu khoán – thu lấy lệ để bù chi phí chứ không đư ra mức giá quá cao nhằm thu lợi nhuận )
Mức thu khoán sẽ không thay đổi theo mức độ sử dụng ( tức là nếu có nhiều hơn
số người sử dụng hoặc số lần sử dụng nhiều lên cũng không làm thay đổi mức thu đối với việc sử dụng hàng hóa đó)
2. Chủ thể cung cấp hàng hóa công.
- Nhà nước, chính phủ :
+ Trực tiếp sản xuất, tạo ra và cung ứng Ví dụ: quốc phòng an ninh, tiêm chủng vacxin cho trẻ em…v.v
+ Cung ứng thông qua thị trường và quản lý nó Ví dụ: dịch vụ vận tải, điện
- Tổ chức, doanh nghiệp :
+ Được nhà nước cho phép sản xuất và cung ứng các hàng hóa công thông qua các hình thức đấu thầu, ký kết các hợp đồng với trình phủ VD: các dự án xây dựng trạm xá, cầu cống…v.v
+Nhiều hàng hóa có đặc tính của hàng hóa công, chẳng hạn như không cạnh tranh trong tiêu dùng, lại do tư nhân sản xuất và cung cấp thông qua thị trường VD: truyền hình, các dịch vụ truyền thông v v
3.Lý do chính phủ phải cung cấp hàng hóa công.
- Thông thường hàng hóa công sẽ có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra Do vậy về mặt
xã hội đó là hàng hóa cần thiết được cung cấp
- Hàng hóa công cộng thường có chi phí làm ra nó rất lớn nên việc để tư nhân cung cấp sẽ rất khó khăn
Trang 8Ví dụ, chi phí để duy trì hệ thống thu phí trên đường cao tốc Do đó, sẽ là hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế Mà điều đó chỉ có chính phủ mới làm được
-Xuất phát từ 2 thuộc tính của hàng hóa công ( không cạnh tranh, không loại trừ) nên sẽ xuất hiện những người “ ăn theo” – dùng không trả tiền mà các tổ chức sản xuất kinh doanh thì luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận tư nhân không đầu tư
chính phủ phải cung ứng
- Cung cấp hàng hóa công không đầy đủ giảm phúc lợi xã hội nảy sinh nhiều vấn đề xã hội
- Biểu đồ 1:
Giá E
Nhu cầu đi lại
P A Tổn thất PL Khả năng cây cầu
0
Q0 Qm P Qc Số lượt đi qua cầu
Số lượt không
Đi qua cầu do thu phí
Trong đó :Trục tung mô tả giá
Trục hoành mô tả lượng người qua cầu
P : công suất cây cầu
Q0 tới Qm biểu thị số lượng người không đi qua cầu do thu phí
Trang 9
Đối với hàng hóa có thể loại trừ qua giá( mà có chi phí biên sử dụng bằng 0), việc áp đặt giá tuy có thể thực hiện được nhưng không có hiệu quả vì gây ra tổn thất phúc lợi xã hội
Hoặc để tư nhân cung cấp hàng hóa công sẽ làm tăng chi phí
Giá
E Đường cầu
A
P Chi phí g.dịch
C B E F
Chi phí s.xuất
0 Q* Q0 Qm Lượng
Trong đó: trục tung biểu thị giá cả của hàng hóa
Trục hoành biểu thị lượng hàng hóa
Khoảng 0-C : Chi phí sản xuất; C-P: Chi phí giao dịch hàng hóa
Khi để cho tư nhân sản xuất tất yếu sẽ dẫn tới các khoản chi phí bị đẩy lên cao dẫn tới giá cả tăng cao Khi giá P tăng lượng hàng hóa giảm và ảnh hưởng tới đường cầu sử dụng hàng hóa đó của người dân
4.Phương án phân cung cấp và bổ hàng hóa công hiệu quả.
HHC sẽ được xem như cung cấp hiệu quả khi đáp ứng được các điều kiện
- Chủ thể cung cấp là nhà nước ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Đáp ứng được điều kiện :
Lợi ích biên = chi phí xã hội biên (MSC = MB)
Trong đó
Lợi ích xã hội biên : Lợi ích tăng thêm đạt được khi có thêm một đơn
vị hàng hóa được sản xuất và tiêu dùng
Trang 10Chi phí xã hội biên : tổng số tiền tối thiểu phải trả cho người sở hữu
các đầu vào để sx thêm một đơn vị hàng hóa
Hoăc xác định cân bằng Lindahl ( thực chất là mức thuế chính phủ đặt ra
cho các loại hàng hóa): Bằng việc xác định mức độ sẵn sàng chi trả của
các cá nhân cho hàng hóa công, chính phủ có thể xác định được một cơ chế đánh thuế tối ưu theo mức độ lợi ích mà cá nhân nhận được từ hàng hóa công
Nói cách khác từng người sẽ phải đóng góp, trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa công mà họ nhân được theo lợi ích biên mà họ nhân được tại mức cung ứng hiệu quả
Mô hình Lindahl để xác định phương án phân bổ hiệu quả hay nói
các khác là để xác định cơ chế đánh thuế của chính phủ như thế nào là hiệu quả
III Tác động của hàng hóa công tới đời sông kinh tế, xã hội.
1 Đối với kinh tế.
- Tác động tích cực:
HHC giúp nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội => tạo nên một môi trường kinh doanh
ổn định thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài => quy mô nền kinh tế được
mở rộng
- Tác động tiêu cực:
+ Thời gian để thu hồi lại chi phí đã bỏ ra để cung cấp HHC rất chậm, thậm chí
là không thể thu hồi => ít mang lại lợi ích kinh tế
+ HHC được cho là một thất bại của thị trường Điều này muốn nói đến vấn đề tư nhân không đầu tư kinh doanh hàng hóa công
Trang 11Do đặc tính không cạnh tranh và không loại trừ của HHC => dẫn đến tình trạng
“người ăn theo”
• Các cá nhân sẽ tự nguyện đóng góp khi sử dụng hàng hóa công Tuy nhiên trường hợp một số người biết rằng nếu mình không đóng góp chi phí thì hàng hóa đó vẫn được sản xuất ra nên sẽ không trả tiền và trở thành “người
ăn theo” Nếu có rất ít “kẻ ăn theo” thì hàng hóa công cộng vẫn được cung cấp có hiệu quả Nhưng nếu với số lượng lớn thì không thể cung cấp vì chi phí quá lớn mà không thể thu hồi được
• Có thể loại trừ những “kẻ ăn theo” bằng việc định giá, nhưng như vậy sẽ làm tổn thất phúc lợi chung của xã hội Chẳng hạn, nếu thu phí tất cả những người qua cầu thì lượng người qua cầu sẽ giảm và sẽ làm cản trở những hoạt động khác trong xã hội
• HHC có chi phí giao dịch rất lớn (chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá) Ví dụ, chi phí để duy trì hệ thống thu phí trên đường cao tốc
=> Tư nhân sẽ không muốn đầu tư kinh doanh HHC, vì mục đích của tư nhân là lợi nhuận
2 Đối với xã hội.
- Tác động tích cực:
+ Phục vụ những nhu cầu cần thiết cho mọi công dân Thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân