1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nguồn gốc của công giáo

19 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 61,03 KB

Nội dung

1, Giáo lý Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ, đến phức tạp của các học thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinh thánh n

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

ăn hóa loài người được hình thành ngay từ khi có các hình thái tổ chức xã hội sơ khai Khi có quan hệ tương tác, con người đã biết lợi dụng quan hệ để tạo nên sức mạnh chế ngự thiên nhiên, cải tạo môi trường kinh tế Và gắn với mỗi giai đoạn phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là sự ra đời, phát triển của các tôn giáo để đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người Do vậy, tôn giáo với tính cách hoàn chỉnh của một thuật ngữ là một hiện tượng văn hóa tinh thần có giáo chủ, giáo lý và tín đồ đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thế giới, giải tỏa tạm thời những bức xúc chưa giải quyết được trong cuộc sống của đa số dân chúng.Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều loại hình tôn giáo khác nhau như: Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Tin lành, Những tôn giáo này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mọi người dân về mặt tâm linh, tinh thần cũng như thể xác, vật chất Trong số đó có Công giáo với số lượng tín đồ lớn nhất, vào khoảng 1/6 dân số thế giới Chắc chắn Công giáo phải

có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trên toàn thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng Để hiểu rõ hơn về Công giáo chúng em xin chọn đề tài : “ Đạo Công giáo”

V

I, KI TÔ GIÁO- NGUỒN GỐC CỦA CÔNG GIÁO

Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía Đông của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ Kitô giáo lan truyền nhanh:

+ Thông qua Ai Cập đến Bắc Phi, Sudan và Ethiopia

+ Thông qua vùng Lưỡng Hà đến Ba Tư và Ấn Độ

+ Thông qua Hy Lạp và La Mã đến các vùng khác của Âu châu

Vào thời kỳ ban đầu, Hội thánh bao gồm hai cộng đồng: Do Thái và Hy Lạp

Vào thiên niên kỷ thứ hai, Kitô giáo phát triển đến hầu hết thế giới phương Tây, Trung Đông, các vùng Châu Phi và bắt đầu tiếp cận vùng Viễn Đông

Cuộc Đại Ly giáo năm 1054 chia cắt Giáo hội thành hai nửa Tây phương và Đông phương:

+ Giáo hội Tây phương với tên gọi Công giáo Rôma ;

+ Giáo hội Đông phương với danh xưng Chính thống;

Đức tin Công giáo và Kháng Cách đặt chân đến Bắc Mỹ (và sau đó là Châu

Úc) đặc biệt là từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19

Bắt đầu từ thế kỷ 19, nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Kitô giáo, đặc biệt tại Tây Âu, ngày càng trở nên thế lực

Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước

Trang 3

Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị gọi là Ba Ngôi

Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau

Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính

là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Kháng Cách Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với 2,2 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 32% dân số thế giới)

II,CÔNG GIÁO.

Cũng như các tôn giáo khác, đạo Công giáo xem việc truyền đạo là xứ mệnh thiêng liêng và thường trực Ngay từ rất sớm, với lời thúc giục: “Hãy đi khắp trái đất và giảng giải Phúc âm cho mọi người” Bằng các hoạt động truyền giáo, đạo Công giáo từ 1 tôn giáo địa phương nhanh chóng trở thành tôn giáo của đế chế La

Mã và sau đó trở thành tôn giáo của Châu Âu

A, CẤU TRÚC CỦA CÔNG GIÁO.

1, Giáo lý

Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ, đến phức tạp của các học thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinh thánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và là thẩm quyền của Giáo hội

Công giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối (mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng là đại diện Thiên chúa ở trần gian)

Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là

một bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước Ban đầu Kinh thánh được truyền khẩu trong dân gian Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da

dê, từ thế kỷ IV – VI được viết trên giấy Papêrút và đến thế kỷ VII mới viết thành sách Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học Trong Kinh thánh bao gồm toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạo Kitô

Kinh thánh chia làm 2 bộ:

- Bộ Cựu ước: có 46 cuốn Kể về những chuyện trước khi Chúa Giê su ra đời.

Theo quan niệm của người Ki-tô giáo nói chung, người Công giáo nói riêng, Cựu ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa và dân tộc Do Thái

Kinh Cựu ước được biên soạn từ thế kỉ VII đến TK II-TCN

Bộ này chia làm 4 tập

Tập 1: Bao gồm 5 cuốn đầu tiên (Ngũ kinh) gồm Sáng thế ký, Xuất hành ký, Lê vi

ký, Dân số ký, và Thân mệnh ký

Tập 2: là bộ sử thư gồm 16 cuốn

Tập 3:gồm 7 cuốn là những thi ca Triết học

Tập 4: gồm 14 cuốn sách Tiên tri

Ngoài ra còn có thể chia làm 3 loại như sau:

Trang 4

+ Sách lịch sử gồm: 5 quyển viết về sự tích dân Do Thái cùng luật pháp, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa; 12 quyển viết về vua và dân Do Thái, sau khi lập quốc và tan rã

+ Sách văn thơ: Thi thiên, Châm ngôn, Tuyền đạo, Nhã ca, Khôn ngoan, Huấn ca + Sách tiên tri: của các vị Tiên tri: E-sai, Gie-rê-mi, Ê-xê-chiên…

-Bộ Tân ước:

Nếu như Kinh cựu ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa với dân tộc Do Thái, thì Kinh Tân ước là lời giao ước mới giữa Thiên Chúa với cả loài người qua Chúa Giêsu

Trải qua hàng trăm năm vừa sàng lọc, vừa sử dụng từ cuối TK I đến TK IV, Kinh Tân ước mới được hoàn tất với 27 quyển; kể về cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu, hoạt động cua cá tông đồ của Chúa Giêsu, những lời răn dạy và chỉ bao của Chúa Giêsu và các tông đồ đối với con người

Tân ước được chia làm 4 tập:

Tập 1: có 4 quyển sách nổi tiếng gọi là sách Phúc âm 4 cuốn sách này mô tả cuộc đời của Chúa Giêsu, nhất là 3 năm ông đi truyền đạo

Tập 2: bao gồm 15 cuốn nói về Công vụ tông đồ Ghi lại các tông đồ làm việc như thế nào khi Chúa về trời

Tập 3: có 7 cuốn Nói về hoạt động của 3 tông đồ giỏi nhất

Tập 4: có tên là Khải huyền thư Ghi lại việc con người không nghe lời nên bị Chúa trừng phạt

Có thê chia Kinh Tân ước thành 4 loại như sau:

+Sách Tin mừng (Phúc Âm): viết về cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu, trong

3 năm đi truyền đạo

+Sách Công vụ sứ đồ: kê về hoạt động của các Tông đồ Chúa Giêsu

+Sách Thánh thư: gồm 21 bức thư của cá Tông đồ Chúa Giêsu gửi cho các giáo đoàn

+Sách Khải huyền: hay còn gọi là sách Tiên tri: tiên đoán về tương lai, về ngày tận thế, phục sinh và phán xét cuối cùng

2, Giáo chủ

Theo quan niệm của Công giáo Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô (Pierre) và thay mặt Đức Chúa Giêsu làm đầu Hội thánh ở trần gian Đức Giáo hoàng là biểu tượng và cơ sở của sự thống nhất trong đức tin và sự hiệp thông của các tín đồ.Giáo hoàng có quyền lực cao nhất và có trách nhiệm điều khiển mọi công việc của Hội thánh

Giáo hoàng ( The Pope, có gốc từ chữ Hy Lạp Pappas: Cha ) còn gọi là giáo chủ, được tín đồ xưng là Đức thánh cha Giáo hoàng được coi là người kế vị tông

đồ Phê-rô, là đại diện của chúa Giêsu nơi trần gian, là vị chủ nhân tối cao đối với toàn thể tín đồ đạo công giáo Giáo hoàng có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với giáo hội, từ giáo chiều Vatican đến giáo hội địa phương và giáo hội cơ

sở Sau cộng đồng Vatican I (1890) giáo hoàng được thêm một ân sủng đặc biệt

Trang 5

làm tăng thêm quyền lực của mình, là không bao giờ sai lầm về đức tin tức là không bị sai lầm khi ban bố một tín điều hay một sắc lệnh của giáo hội trên cương

vị giáo hoàng

Giáo hoàng do hội đồng Hồng y bầu ra khi Tòa Thánh trống ngôi (tức là vị giáo hoàng trước qua đời), và giữ nguyên chức vị đó cho đến chết, phẩm phục của giáo hoàng màu trắng Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thông qua giám mục đoàn, hội đồng hồng y và bộ máy giáo triều Vatican

Giáo hoàng hiện tại của Tòa Thánh Vatican là Đức Giáo Hoàng Phanxico

3, Nghi lễ tôn giáo

Ngay từ những ngày đầu xuất hiện, Công giáo đã xây dựng cho mình những luật lệ, lễ nghi rất chi tiết, cụ thể và được thống nhất áp dụng trên toàn thế giới Những lễ nghi của đạo Công giáo chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ phong kiến La Mã và có 1 số sự thay đổi theo thời gian nhưng rất ít

Trước đây, những luật lệ, nghi lễ của giáo hội được ghi trong luật Ca-non gồm 2000 điều Đến năm 1983, Giáo hội Công giáo quyết định ban hành bộ giáo luật mới thay thế Luật Ca-non BỘ giáo luật mới được rút ngắn còn 1752 điều chia làm 7 quyển:

-Quyển 1: Những nguyên tắc chung

-Quyển 2: Dân Thiên Chúa

-Quyển 3: Nhiệm vụ giáo huấn của giáo hội

-Quyển 4: Nhiệm vụ Thánh hóa của giáo hội

-Quyển 5: Tài sản của Giáo hội

-Quyển 6: Hình phạt của Giáo hội

-Quyển 7: Tố tụng

Những nghi lễ chủ yếu của Công giáo:

a) Những điều răn của Thiên Chúa và Giáo hội:

Giáo hội có 6 điều răn mang tính chất thuần túy tôn giáo:

1.Xem lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc

2.Kiêng việc xác ngày chủ nhật

3.Xưng tội mỗi năm 1 lần

4.Chịu lễ mùa phục sinh

5.Giữ chay những ngày quy định

6.Kiêng ăn thịt những ngày quy định

b) Bảy phép bí tích (7 nghi lễ)

1.Bí tích rửa tội

Nhằm để rửa sạch tội tổ tông truyền để trở thành tín đồ của đạo Công giáo;

Nghi lễ được thực hiện dễ dàng với trẻ sơ sinh của những gia đình có người theo đạo, người lớn thì phải trải qua thời kì chuẩn bị tâm lí và sám hối

về những tội lỗi gây ra; nghi lễ này được tiến hành là các linh mục dùng nước

Trang 6

lã dội lên đầu người chịu phép rửa tội và đọc lời kinh nguyện theo quy định của Giáo hội

2.Bí tích thêm sức

Giúp cho các tín đồ được ơn Chúa Thánh thần tạo sự liên kết với giáo hội, vững lòng tin vào tín ngưỡng của mình, được sự an ủi và ban sức mạnh của Chúa thánh thần

Nghi lễ chỉ thực hiện với trẻ em khi bước vào tuổi thiếu niên sau khi đã chịu phép rửa tội; Nghi lễ được tiến hành bởi giám mục và linh mục bằng việc bôi dầu thảo mộc đã làm phép lên trán của người chịu phép và đọc lời kinh nguyện

3.Bí tích giải tội

Nhằm tha thứ những tội lỗi mà bản thân mỗi con người mắc phải

Người được giải tội phải tự xét về hành vi của mình, rồi xưng tội một cách trung thành Linh mục thay mặt Thiên Chúa luận xét tha tội hoặc định ra hình thức đền tội bằng những việc làm nhân đức

Mỗi năm mỗi tín đồ phải xưng tội ít nhất 1 lần

4.Bí tích thánh thể

Bí tích thánh thể là đỉnh cao, là nguồn mạch trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của đạo Công giáo

Nghi lễ bí tích này được cử hành trọng thể tại nhà thờ gọi là Thánh lễ Misa Trong khi cử hành, vị chủ tế (linh mục, giám mục) đọc lời truyền phép Mình Thánh theo quy định của giáo hội để bánh mì trở thành Thịt Chúa và rượu nho trở thành Máu Chúa

Tín đồ sau khi chịu xưng tội và giải tội thì được chịu Mình Thánh, tức

là được nhận 1 phần chiếc bánh đã làm phép để Chúa ngự trong lòng họ Mỗi tín đồ buộc phải chịu Mình Thánh ít nhất mỗi năm 1 lần

5.Bí tích Xức Dầu Thánh

Đây là nghi lễ được thực hiện với bệnh nhân trong cơn nguy cấp để xin được Thiên Chúa nâng đỡ và cứu vớt

Giám mục thực hiện phép chuyển dầu thảo mộc thành dầu Thánh, còn các linh mục thực hiện bí tích Xức dầu Thánh bằng cách xoa dầu lên trán hoặc thân thể bệnh nhân và cầu nguyện

6.Bí tích Truyền chức Thánh

Chỉ được thực hiện với những tín đồ có ơn riêng của Thiên Chúa để trở thành người thay mặt Thiên Chúa chăn dắt các tín đồ (giám mục, linh mục, phó tế)

7.Bí tích Hôn phối

Là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung sống đến trọn đời của một người nam và một người nữ đã chịu phép rửa tội Linh mục là người thực hiện bí tích này

c.Những ngày lễ của đạo Công giáo

Đạo Công giáo có rất nhiều ngày lễ trong 1 năm và được tính theo dương lịch Mỗi ngày lễ lại có 1 ý nghĩa riêng đối với các tín đồ theo đạo Công giáo và được thực hiện với những nghi lễ khác nhau

*Những ngày lễ quan trọng:

Trang 7

-Lễ Chúa Giêsu Giáng sinh: 25/12

-Lễ Phục sinh(kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại): 21/3-25/4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn, ngày rằm của tháng sau xuân phân)

-Lễ Chúa Giêsu lên trời: sau lễ Phục sinh 40 ngày

-Lễ Chúa thánh thần hiện xuống: sau lễ Chúa Giêsu lên trời 10 ngày

-Lễ Đức Bà Maria hồn và xác lên trời: 15/8

-Lễ các Thánh: 1/11

*Các ngày lễ thông thường: Lễ Tro(8/12); Lễ lá; Lễ truyền phép mình Thánh;

Lễ cầu nguyện cho các linh hồn…

*Ngoài ra, Giáo hội còn chia 1 năm thành từng tháng, từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động của tín đồ (như tháng 3 là tháng Kính Thánh cả Giêsu; tháng 5 là dâng hoa kính Đức bà Maria; tháng 6

là tháng kính trái tim của Chúa Giêsu; tháng 11 là tháng cầu nguyện cho linh hồn; mùa chay; mùa Phục sinh; mùa vọng ……)

4.Tổ chức tôn giáo

Từ rất lâu, người Công giáo cho rằng Giáo hội là 1 cộng đồng hữu hình

có tổ chức mà Chúa Giêsu lập ra trước khi về trời để lưu tồn sự hiện diện của Thiên chúa nơi trần thế Trải qua năm tháng, tổ chức tôn giáo càng ngày càng phức tạp, đó là chuyện cơ cấu tổ chức Sau 10 thế kỷ, Giáo hội dần dần được quy tụ về 1 mối, vượt qua biên giới các nước, quyền lực tập trung vào Giáo hoàng

Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo gồm 3 cấp hành chính chính thức là:

-Giáo triều Vatican

-Địa phận hay Giáo hội địa phương

-Giáo xứ hay giáo hội cơ sở

Ngoài ra còn có các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp như Giáo tỉnh, Giáo miền, Giáo hạt

a.Giáo triều Vatican

Là cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo được tổ chức như bộ máy nhà nước thế quyền.(thực ra lúc đầu Giáo triều Vatican chỉ là Văn phòng Chưởng ấn Tòa Thánh, có nhiệm vụ soạn thảo và ban hành các sắc chỉ, văn thư của Giáo hoàng Dần dần Giáo triều Vatican được tổ chức cồng kềnh mô phỏng theo nhà nước phong kiến La Mã Sau này được cải tổ gọn nhẹ và năng động hơn để phù hợp với yêu cầu mới về cả 2 mặt tôn giáo và xã hội)

Từ năm 1989, Giáo triều Vatican bao gồm:

+ Phủ Quốc Vụ Khanh (gồm Bộ thường vụ và Bộ ngoại giao)

+ 9 Bộ (Bộ giáo lý đức tin, Bộ giáo hội phương Đông, Bộ phụng tự kỉ luật và Bí tích, bộ Tuyên thánh, bộ Giám mục, bộ Truyền giảng Phúc âm cho các dân tộc, bộ Giáo sĩ, bộ Tu sĩ, bộ Giáo dục công giáo)

+ 11 Hội đồng (HĐ Giáo hoàng về Giáo dân, HĐ Giáo hoàng cổ vũ sự hợp nhất Kito hữu,HĐ Giáo hoàng về gia đình,HĐ Giáo hoàng về công lý và hòa bình,HĐ Giáo hoàng đồng tâm,HĐ Giáo hoàng về Mục vụ cho người di

Trang 8

dân và du mục,HĐ Giáo hoàng về Mục vụ cho nhân viên y tế, HĐ Giáo hoàng về Giải thích văn bản giáo luật, HĐ Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn,

HĐ Giáo hoàng về văn hóa,HĐ Giáo hoàng về Truyền thông xã hội)

+ 3 Toà án (Tòa Án giải tối cao, Tòa Tối cao Pháp viện, Toà Thượng thẩm)

+ 3 Văn phòng (Vp quản lý tông tòa, VP quản trị tài sản tông tòa, VP Kinh tế tòa thánh)

Ngoài ra còn có các văn phòng chuyên môn khác: Văn phòng quản gia Giáo hoàng, Văn phòng báo chí tòa thánh, văn phòng thông tin…

b Địa phận hay Giáo hội địa phương

Là cấp hành chính chính thức của Giáo hội trực thuộc tòa thánh Vatican về mọi phương diện được cai quản bởi giám mục

c.Giáo tỉnh và giáo miền:

Là các nhóm giáo hội riêng được Tòa thánh Vatican lập ra nhưng không đc xem là cấp hành chính chính thức của Giáo hội

d Giáo xứ và giáo hạt

Giáo xứ là cộng đồng tín hữu ở địa phận Mỗi giáo xứ chia thành nhiều đơn vị nhỏ như họ đạo, khu, cái giáp

Giáo hạt là đơn vị liên hiệp giữa các giáo xứ

Tương đương với 3 cấp cơ bản, các giáo sĩ Công giáo cũng có 3 cấp bậc

cơ bản: Giáo hoàng, giám mục và linh mục

5 Niềm tin tôn giáo:

Niềm tin vào Công giáo là niềm tin vào Thiên Chúa và sự mầu nhiệm của Thiên Chúa (Thiên Chúa là đấng thiêng liêng sáng tạo nên trời đất và muôn loài, con người được Thiên Chúa tạo ra có nhiệm vụ thờ phụng Thiên Chúa và tiếp tục công việc kiến tạo Trái Đất)

Các tín đồ Công giáo thể hiện niềm tin của mình bằng cách đeo ảnh tượng, tràng hạt như là dấu hiệu của người có đạo Tại nhà riêng thì lập bàn thờ trang trọng theo khả năng kinh tế của gia đình Nhà nào khá giả còn đắp tượng Chúa, Đức Mẹ giữa sân, trên tường Có một số gia đình Công giáo là người ta lo làm nhà thờ, càng to càng tốt Bởi vậy chỉ cần nhìn những dấu hiệu này cũng biết ai, gia đình nào, làng nào theo đạo Công giáo

Trong ba nhân đức tu luyện của người Công giáo thì nhân đức tin là quan trọng nhất Nhưng “đức tin không có việc làm là đức tin chết” nên thể hiện niềm tin theo đạo, trước hết là phải giữ luật đạo Luật đạo thì mênh mông nào là 10 điều răn, 6 điều răn, 8 mối phúc, 7 mối tội đầu, thương người 14 mối… tóm lại ngắn gọn là “mến Chúa, yêu người”

Trang 9

B- CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM

1, Giai đoạn từ 1533 - 1659

Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước

Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc truyền giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam Trong

bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục được soạn thảo dưới triều Tự

Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Công giáo (khi đó gọi là đạo Gia-tô, phiên âm từ chữ Giêsu trong tiếng Hán) chú thích như sau:

"Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-nê-khu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy".”

Với dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam

Sau giáo sĩ In-nê-khu là các giáo sĩ thuộc dòng Đa Minh như: linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên năm 1550; linh mục Luis de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte tại Quảng Nam năm 1588 và thời gian này công cuộc truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm dò Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên tại Cửa Hàn, Quảng Nam; Cửa Bạng, Thánh Hoá (1627) Tại những nơi đến, các thừa sai

đã lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy giáo dân Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục dân tộc Việt

Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi: Bộ Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano năm 1627

Trang 10

để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo; chữ Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày bằng chữ Quốc ngữ; Hội Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam

Ngày 3 tháng 7 năm 1645, linh mục Alexandre de Rhodes rời Việt Nam

về Roma để báo cáo cho Tòa Thánh về những tiến triển mau chóng trong việc truyền đạo tại Việt Nam, nhất là xin gửi một số Giám mục đến truyền giáo tại Việt Nam, nơi mà ông gọi là "cánh đồng truyền giáo phì nhiêu" để củng cố nền móng cho Giáo hội tại nước này Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở Châu Á trong đó có Việt Nam

2, Giai đoạn từ 1659 - 1802

Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài) Đến năm

1679 (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài

Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799), người đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945); cũng là người mang lại nhiều "cơ hội" cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam Bá

Đa Lộc mất ngày 9 tháng 10 năm 1799 đã làm dập tắt hi vọng của người Công giáo Việt Nam về một thời kì tự do truyền đạo

3, Giai đoạn từ 1802 - 1885

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, triều đại đầu tiên của nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân, Huế Nhớ ơn Giám mục Bá Đa Lộc, Gia Long cho phép tự do truyền bá đạo Công giáo

Đến năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do

Ngày đăng: 25/03/2017, 20:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w