1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thuyết trình Công giáo ở Việt Nam 2017

28 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 10,08 MB

Nội dung

VÀI NÉT VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO• Công giáo là tôn giáo thuộc Kito giáo.Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới •Giáo hội Công giáo có mặt tại Việ

Trang 1

Chủ đề: Đạo Công giáo và quá trình phát triển đạo Công giáo

tại Việt Nam

Trang 2

NỘI DUNG

I Vài nét về đạo Công giáo

II Cấu trúc đạo Công giáo

1 Giáo lí Công giáo

2 Giáo chủ Công giáo

3 Nghi lễ Công Giáo

4 Tổ chức Công giáo

5 Niềm tin Công giáo

III Qúa trình hình thành và phát triển công giáo ở Việt

Nam

Trang 3

I VÀI NÉT VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO

• Công giáo là tôn giáo thuộc Kito giáo.Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo

có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới

•Giáo hội Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo

châu Âu tới giảng đạo Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm

2005, Công giáo tại Việt Nam có 5,7 triệu tín hữu (chiếm 6,95%) trong tổng số dân

82 triệu, với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý

viên Tới năm 2008, theo thống kê của Giáo hội, số lượng tín hữu Công giáo Việt Nam là hơn 6,18 triệu người, chiếm tỉ lệ 7,18% tổng dân số

Trang 4

II Cấu trúc đạo Công giáo

1 Giáo lí của đạo Công giáo

•Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp của các học thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinh thánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và là thẩm quyền của Giáo hội Tín đồ không có quyền kê cứu kinh thánh Luật lệ, lễ nghi của Công giáo rất phức tạp (12 tín điều trong kinh tín kính,10 điều răn của Chúa, 6 điều răn của Hội thánh, 7 phép

bí tích, 1752 điều luật) Công giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối (mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng là đại diện Thiên chúa ở trần gian).

Trang 5

II Cấu trúc đạo Công giáo

•Kinh thánh

• - Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là một bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước

•Kinh thánh chia làm 2 bộ:

•+ Bộ Cựu ước: có 46 cuốn Kể về những chuyện trước khi Chúa Giê su ra đời Bộ này chia làm 4 tập.

•Tập 1: Bao gồm 5 cuốn đầu tiên (Ngũ kinh) gồm Sáng thế ký, Xuất hành ký, Lê vi ký, Dân số ký, và Thân mệnh ký.

•Tập 2: là bộ sử thư gồm 16 cuốn.

•Tập 3:gồm 7 cuốn là những thi ca Triết học.

•Tập 4: gồm 14 cuốn sách Tiên tri.

•+ Bộ Tân ước: có 27 cuốn chia làm 4 tập.

•Tập 1: có 4 quyển sách nổi tiếng gọi là sách Phúc âm 4 cuốn sách này mô tả cuộc đời của Chúa Giêsu, nhất là 3 năm ông đi truyền đạo.

•Tập 2: bao gồm 15 cuốn nói về Công vụ tông đồ Ghi lại các tông đồ làm việc như thế nào khi Chúa về trời.

•Tập 3: có 7 cuốn Nói về hoạt động của 3 tông đồ giỏi nhất.

•Tập 4: có tên là Khải huyền thư Ghi lại việc con người không nghe lời nên bị Chúa trừng phạt

Trang 6

II Cấu trúc đạo Công giáo

Nội dung cơ bản:

- Mười hai tín điều cơ bản:

•Tín điều là 1 đoạn văn ngắn viết về các giáo lý chủ yếu tạo ra cơ sở cho bất kỳ phong trào tôn giáo nào hay bất kỳ giáo hội nào Tín điều phải được chấp nhận không điều kiện (không chứng minh).

•Đối với Công giáo trong kinh Tín kính có 12 tín điều cơ bản Trong đó 8 tín điều nói về bản chất Thiên Chúa, sự hiện thân của chúa Giêsu và ơn cứu độ, 4 tín điều còn lại nói về giáo hội, nhà thờ và cuộc sống vĩnh hằng.

•Tín điều căn bản đầu tiên là niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa Thiên Chúa có ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần nhưng cùng một bản thể Ba ngôi “đồng vinh, đồng đẳng, đồng quyền” nhưng có chức năng và vai trò khác nhau Cha – tạo dựng, Con – cứu chuộc, Thánh thần – thánh hoá

Trang 7

II Cấu trúc đạo Công giáo

• Gồm 4 điều “TIN, XIN, GIỮ, CHỊU (LÃNH)”

- Những điều phải TIN(được tóm lại trong kinh Tin kính)

- Những điều phải XIN (được tóm lại trong kinh Lạy Cha)

- Những điều phải GIỮ (được tóm lại trong kinh 10 điều răn)

- Những điều phải CHỊU (được tóm lại trong kinh 7 Bí tích)

Trang 9

2 Giáo chủ đạo Công gíao

Đạo Công giáo do Chúa Giêsu lập ra.

-Chúa Giêsu có kế hoạch thương xót cứu độ loài người.Chúa chọn một dân riêng là dân Do

thái.Chúa lập kế hoạch sai Con của Chúa làm người để cứu chuộc loài người khỏi tội

-Ngài sống với cha mẹ tại thành Nazareth 30 năm 3 năm cuối đời, Ngài đi giảng đạo cho người Do thái Ngài bị dân chúng hiểu lầm, bắt đóng đinh, chết trên thập giá, nhưng tới ngày thứ 3, Ngài đã sống lại, sau 40 ngày, Ngài về trời với Chúa Cha của Ngài

-Trước khi về trời, Ngài đã lập ra Hội thánh để nối tiếp công việc giảng đạo của Ngài.Đứng đầu Hội thánh là ông Phêrô, có 11 tông đồ khác giúp sức.Các ông chia nhau đi khắp nơi giảng đạo

-Gốc chính do Chúa Giêsu lập vẫn đứng thẳng cho tới nay là 2007 năm, gọi là đạo Công giáo , người ngoài gọi là Công giáo Roma Từ thánh Phêrô là giáo hoàng tiên khởi, tới nay là 265 vị.Giáo hoàng thứ 265 hiện nay tên hiệu là Benedicto thứ 16.

Hội thánh chúa Giêsu

Trang 10

Đức Giêsu Kitô có vai trò trung tâm và quan trọng tuyệt đối trong đạo Công giáo, bởi vì:

- Thứ nhất, Đức Giêsu Kitô là "Con Một Thiên Chúa"

- Thứ hai, Đức Giêsu Kitô là Con một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, đã xuống thế

làm người để cứu chuộc, nên Người có ba nhiệm vụ cốt yếu đối với loài người là: mặc

khải, cứu chuộc, qui tụ và phục hồi.

 Như vậy Đức Giêsu Kitô có vai trò độc đáo duy nhất trong đạo của

Người, Người vừa là Thiên Chúa, vừa là Con một Thiên

Chúa xuống thế làm người Nói theo kiểu mới bây giờ, Ngườivừa là

Đấng loan báo Phúc Âm, vừa là Đấng sống Phúc Âm một cách

toàn hảo, vừa Phúc Âm Hóa mọi người, để biến đổi họ từ thù

nghịch với Thiên Chúa trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, qui tụ họ

trong giáo hội của Người để tất cả những người theo Chúa được

hưởng an lành, hạnh phúc.

Trang 11

3 Nghi lễ Công Giáo

Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ

Nghi lễ Thánh Lễ gồm 6 nghi thức sau:

- Kinh Vinh Danh

- Lời Nguyện Ðầu Lễ

Trang 12

•Thứ hai, Phụng Vụ Lời Chúa:

- Kinh Tin Kính Kinh Tin Kính các Tông Đồ

Kinh Tin Kính Nixêa

Trang 13

•Thứ tư, Kinh Tạ Ơn: là trung tâm và là đỉnh điểm của Thánh lễ Đây là phần cao

trọng nhất của Thánh lễ, vì phần này hiện tại hóa cho đến muôn đời lễ tế của Giêsu

trên Thập Giá, để cứu chuộc mọi người Kinh tạ ơn bao gồm:

Trang 14

• Thứ năm, Nghi Thức Hiệp Lễ

Theo tinh thần của Công Đồng Vaticanô II, phụng vụ là tác động linh thiêng, qua đó,

và dưới một nghi thức, hành vi tư tế của Chúa Kitô, nghĩa là công cuộc thánh hóa con người và vinh danh Thiên Chúa, được thực hiện và tiếp tục trong Giáo Hội và bởi Giáo Hội

Nói một cách đơn giản, phụng vụ chỉ định các nghi thức thờ phượng công cộng của Giáo Hội Các nghi thức phụng vụ, theo định nghĩa, phải có sự chủ tọa của một thừa tác viên của Giáo Hội với sự tham dự tích cực của các tín hữu

Trang 15

4, Tổ chức Công giáo

• Công giáo tổ chức giáo hội theo 3 cấp: cấp Trung ương ( toàn đạo ), cấp trung gian và cấp cơ sở.

• Giáo hội Công giáo là một tổ chức quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn thế giới, vì được thiết lập trên các phẩm trật chức sắc cố định có quyền thiêng liêng ( hang giáo phẩm ) Người theo đạo và chức sắc - người có chức vụ hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, tạo gạch nối giữa tín đồ với Đấng Thiêng liêng.

• Cơ cấu tổ chức giáo hội để quản trị tín đồ và lo các công việc: đào tạo chức sắc, hướng dẫn việc tu học cho tín đồ, chức sắc, việc phong chức, bổ nhiệm và điều chuyển chức sắc, việc xây dựng nơi thờ tự, in ấn, xuất bản kinh sách,…

• Phạm vi hình thành tổ chức giáo hội toàn thế giới (hoàn vũ) mang tính truyền thống: Duy nhất (chỉ có một giáo hội), Công giáo (chung cho tất cả), Thánh thiện (tính thiêng liêng) và Tông truyền (liên tục từ thời tông đồ Phêrô đến nay).

Trang 16

5 Niềm tin Công giáo

•Đối với niềm tin Công giáo, họ tin rằng linh hồn do Thiên Chúa và xuất phát từ Thiên Chúa nên bất tử

Và nó sẽ mãi mãi tồn tại ở một trong hai nơi sau khi giã từ cõi đời: Thiên đàng hay hỏa ngục.

•Đối với niềm tin Công giáo, chết là đưa lịch sử con người đến hồi kết thúc Tức là khii chết chúng ta quyết định số phận tối hậu của mình một cách dứt khoát, không rút lui cũng không thể đảo ngược lại được nữa.

•Giáo lý Công giáo đã khẳng định rằng: “ Sự chết là chỗ tận cùng lữ hành của con người nơi trần gian… và để quyết định về sô mệnh tối hậu của mình Khi đã chấm dứt gong đời duy nhất cảu cuộc sống trần gian cuả chúng ta, chúng ta sẽ không trở lại những kiếp khác nơi trần gian này Người ta chỉ chết một lần thôi, không có sự lại đầu thai sau khi chết”

•Để có được những niềm tin chân chính và cao đẹp, điều kiện cần và đủ là con người phải thông qua giáo dục dựa trên nhân bản Một xã hội vững bền và phát triển phần lớn là có được những niềm tin chân chính, tin vào con người với nhau, vào tổ chức, vào tín ngưỡng và tôn giáo chính đáng trong xã hội đó.

Trang 17

III Qúa trình hình thành và phát triển công giáo ở Việt Nam

1 Sự phát triển công giáo trên đất nước Việt Nam

Công giáo là một trong số những tôn giáo lớn ở nước ta.

Tính đến nay lịch sử truyền giáo và phát triển công giáo đã trải qua hơn 4 thế kỷ trải qua theo từng giai đoạn tại Việt Nam.

Trang 18

• Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 – 1884

Năm 1533: Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây

dương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam

Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay)

Đạo Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị

lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà

Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong,

Đàng Ngoài

Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt

Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ

yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh

trong nước.

Năm 1550: giáo hội công giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc truyền giáo vào châu âu và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở khu vực Châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn độ, Việt Nam…

Năm 1622:bộ truyền giáo được thiết lập

Năm 1627: Mở chủng viện Urbano để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo

Năm 1651: chữ quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La tại Roma

Năm 1664: hội thừa sai Pa ri được thành lập và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam

Trang 19

Năm 1679: (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài

Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799)

người đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945); cũng là người mang lại nhiều "cơ hội" cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam

Năm 1844 Giáo hoàng Gregoro XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn

Năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh)

Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng)

và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu); tiếp theo là một loạt các giáo phận mới được chia tách

Đến hoà ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862) được ký kết giữa triều đình Nhà Nguyễn với Pháp và Tây Ban Nha, theo hoà ước triều đình phải nhượng 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và các thừa sai hai nước được tự do ra vào truyền đạo Đến hoà ước Giáp Tuất 15/3/1874 thì việc truyền giáo ở Việt Nam tiếp tục được khẳng định

GIÁO HOÀNG GREGORO

Trang 20

Với hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt

Nam, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam

Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại

Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay.

Năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương

và đặt tại Phú Cam (Huế)

Năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm

Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo

hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo

NGUYỄN

BÁ TÒNG

Năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ ở Việt Nam.

Đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân

Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nambuộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng Lợi dụng sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên

truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di cư Cuộc di cư có 72% linh mục, 40% giáo

dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam Vì vậy

thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện vắng không còn người

Trang 21

Năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ ở Việt Nam.

Đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng Lợi dụng

sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di

cư Cuộc di cư có 72% linh mục, 40% giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam Vì vậy thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện vắng không còn người

Trang 22

Cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự xáo trộn ở cả hai miền:

Miền Bắc: Sau di cư số linh mục còn lại 28%, giáo dân 60%, có những địa phận như:

Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng có số người Công giáo di cư đông Hoạt động chủ yếu là giữ đạo

Miền Nam: cuộc di cư năm 1954 đã dẫn đến đời sống đạo ở miền Nam sôi động, số giáo

dân tăng nhanh Một số giáo phận mới được thành lập như: Cần Thơ (năm 1955), Nha Trang (năm 1957)

Ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam; Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1960 Giáo hội Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, 4 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh; với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu

sĩ, 1.530 chủng sinh.

Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội Công giáo Việt Nam lại có biến động: 100 linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 giáo dân ra nước ngoài Tại miền Nam chỉ còn 25 Giám mục (15 vị tại Toà) 2.000 linh mục, gần 7.500 tu sĩ Nhưng giáo hội 2 miền Bắc và Nam được thống nhất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển tiếp theo.

Một gia đình Công giáo sùng đạo ở Miền Nam Việt Nam (1970), với 3

người con làm linh mục, 3 người con làm nữ tu.

Ngày đăng: 25/03/2017, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w