Những người Kitô giáo có cùng đức tin độc nhất vào Đức Chúa Giêsu ngườiNazareth... Tín đồ không có quyền kê cứu kinh thánh.. Công giáo đề cao thuyết thần quyềntuyệt
Trang 1PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói Kitô giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có gần hai tỷ người theo Kitô giáo Nghĩalà khoảng một phần ba tổng số người trên trái đất
Những người Kitô giáo có cùng đức tin độc nhất vào Đức Chúa Giêsu ngườiNazareth Họ cho rằng Chúa đã đem lại sự cứu chuộc tội lỗi cho loài người bằngcái chết của mình và sống lại từ cõi chết Người Kitô giáo cũng tin vào phép rửa tộilà nghi thức nhập đạo, và tin vào việc rước lễ Họ chủ trương quan niệm là: các tínđồ chỉ có một kiếp sống duy nhất để quyết định đời sống của họ, đó là sau khi chết
Trang 2Người ta tin rằng, số phận này hoặc là cuộc sống vĩnh cửu vô cùng hạnh phúc trênThiên Đàng; hoặc là đời đời bị đoạ đày trong hoả ngục.
I Vài nét về đạo Công giáo
Công giáo là tôn giáo thuộc Kito giáo.Đạo Công giáo là một trong những tôngiáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới
Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma,dưới sựlãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và Giáo triều Rôma Với khoảng 6,87%,ViệtNam là quốc gia có tỷ lệ người Công giáo (trong tổng dân số) xếp thứ năm ở châu
Á, sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc Thời cực thịnh, Công giáo tạiViệt Nam còn được mệnh danh là "Trưởng nữ Giáo hội bên Viễn Đông" Giáo hộiCông giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo châu Âu tớigiảng đạo Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, cho đến năm 2005, Cônggiáo tại Việt Nam có 5,7 triệu tín hữu (chiếm 6,95%) trong tổng số dân 82 triệu,với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên Tới
Trang 3năm 2008, theo thống kê của Giáo hội, số lượng tín hữu Công giáo Việt Nam làhơn 6,18 triệu người, chiếm tỉ lệ 7,18% tổng dân số
II.Cấu trúc đạo Công giáo
1.Giáo lí của đạo Công giáo:
Nội dung cơ bản của giáo lý Công giáo
Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp của các họcthuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinhthánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và là thẩm quyền củaGiáo hội Tín đồ không có quyền kê cứu kinh thánh Luật lệ, lễ nghi của Công giáorất phức tạp (12 tín điều trong kinh tín kính,10 điều răn của Chúa, 6 điều răn củaHội thánh, 7 phép bí tích, 1752 điều luật) Công giáo đề cao thuyết thần quyềntuyệt đối (mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng làđại diện Thiên chúa ở trần gian)
Kinh thánh
- Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là mộtbộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước Ban đầu Kinhthánh được truyền khẩu trong dân gian Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da
dê, từ thế kỷ IV – VI được viết trên giấy Papêrút và đến thế kỷ VII mới viết thànhsách Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học Trong Kinh thánhbao gồm toàn bộ toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạoKitô Tùy theo đạo mà số kinh này được chấp nhận theo yêu cầu của giáo lý cácđạo Ví dụ Đạo Chính thống chú trọng 5 cuốn đầu tiên của Kinh Cựu ước Đạo TinLành lại lấy 4 cuốn Kinh Phúc âm làm giáo nghĩa cơ bản…
- Kinh thánh chia làm 2 bộ:
+ Bộ Cựu ước: có 46 cuốn Kể về những chuyện trước khi Chúa Giê su ra đời Bộnày chia làm 4 tập
Tập 1: Bao gồm 5 cuốn đầu tiên (Ngũ kinh) gồm Sáng thế ký, Xuất hành ký, Lê vi
ký, Dân số ký, và Thân mệnh ký
Tập 2: là bộ sử thư gồm 16 cuốn
Tập 3:gồm 7 cuốn là những thi ca Triết học
Tập 4: gồm 14 cuốn sách Tiên tri
+ Bộ Tân ước: có 27 cuốn chia làm 4 tập
Tập 1: có 4 quyển sách nổi tiếng gọi là sách Phúc âm 4 cuốn sách này mô tả cuộcđời của Chúa Giêsu, nhất là 3 năm ông đi truyền đạo
Trang 4Tập 2: bao gồm 15 cuốn nói về Công vụ tông đồ Ghi lại các tông đồ làm việc nhưthế nào khi Chúa về trời.
Tập 3: có 7 cuốn Nói về hoạt động của 3 tông đồ giỏi nhất
Tập 4: có tên là Khải huyền thư Ghi lại việc con người không nghe lời nên bịChúa trừng phạt
Một số nội dung cơ bản
- Mười hai tín điều cơ bản:
Tín điều là 1 đoạn văn ngắn viết về các giáo lý chủ yếu tạo ra cơ sở cho bất kỳphong trào tôn giáo nào hay bất kỳ giáo hội nào Tín điều phải được chấp nhậnkhông điều kiện (không chứng minh)
Đối với Công giáo trong kinh Tín kính có 12 tín điều cơ bản Trong đó 8 tín điềunói về bản chất Thiên Chúa, sự hiện thân của chúa Giêsu và ơn cứu độ, 4 tín điềucòn lại nói về giáo hội, nhà thờ và cuộc sống vĩnh hằng
Tín điều căn bản đầu tiên là niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của ThiênChúa Thiên Chúa có ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa ThánhThần nhưng cùng một bản thể Ba ngôi “đồng vinh, đồng đẳng, đồng quyền”nhưng có chức năng và vai trò khác nhau Cha – tạo dựng, Con – cứu chuộc,Thánh thần – thánh hoá
-) Gồm 4 điều “TIN, XIN, GIỮ, CHỊU (LÃNH)”
• Những điều phải TIN(được tóm lại trong kinh Tin kính):
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúachúng tôi/ bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi BàMaria Đồng Trinh/ chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô/ chịu đóng đanh trên câyThánh giá/ chết và táng xác/ xuống ngục Tổ tông/ ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà
Trang 5sống lại/ lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng/ ngày sau bởi trờilại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này
Các Thánh thông công
Tôi tin phép tha tội
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Tôi tin hằng sống vậy Amen
• Những điều phải XIN (được tóm lại trong kinh Lạy Cha):
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,
Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ Amen
Trang 6• Những điều phải giữ (được tóm lại trong kinh 10 điều răn):
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
Thứ nhất, thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên mọi sự,
Thứ hai, chớ kêu Tên Đức Chúa Trời vô cớ,
Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật,
Thứ bốn, thảo kính cha mẹ,
Thứ năm, chớ giết người,
Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục,
Thứ bảy, chớ lấy của người,
Thứ tám, chớ làm chứng dối,
Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người,
Thứ mười, chớ tham của người,
Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trờitrên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy Amen
• Những điều phải chịu được tóm lại trong kinh 7 Bí tích:
Đạo Đức Chúa Trời có bảy phép Bí tích:
Thứ nhất là phép Rửa tội,
Trang 7Thứ hai là phép Thêm sức,
Thứ ba là phép Mình Thánh Chúa,
Thứ bốn là phép Giải tội,
Thứ năm là phép Xức dầu thánh,
Thứ sáu là phép Truyền chức thánh,
Thứ bảy là phép Hôn phối
2 Giáo chủ đạo Công gíao
• Đạo Công giáo do Chúa Giêsu lập ra.
Chúa Giêsu có kế hoạch thương xót cứu độ loài người.Chúa chọn một dân riênglà dân Do thái.Chúa lập kế hoạch sai Con của Chúa làm người để cứu chuộc loàingười khỏi tội Con Chúa nhập thể có người mẹ là Đức Maria, một thiếu nữ đẹp
đẽ, khôn ngoan, thùy mị, đạo hạnh người Do thái, theo pháp lý đời, Chúa Con cócha nuôi là Giuse, tên Chúa Con là Giêsu, còn gọi là Kitô (Đấng Cứu Thế)
Ngài sống với cha mẹ tại thành Nazareth 30 năm 3 năm cuối đời, Ngài đi giảngđạo cho người Do thái Ngài bị dân chúng hiểu lầm, bắt đóng đinh, chết trên thậpgiá, nhưng tới ngày thứ 3, Ngài đã sống lại, sau 40 ngày, Ngài về trời với ChúaCha của Ngài Ngày tận thế, Ngài sẽ xuống thế cách uy nghi để phán xét kẻ dữngười lành, kẻ dữ sẽ muôn đời bị phạt trong Hỏa ngục , còn người lành sẽ muônđời hưởng phước trên Thiên đàng với Ngài
Trang 8Trước khi về trời, Ngài đã lập ra Hội thánh để nối tiếp công việc giảng đạo củaNgài.Đứng đầu Hội thánh là ông Phêrô, có 11 tông đồ khác giúp sức.Các ông chianhau đi khắp nơi giảng đạo.
Sau khi ông Phêrô chết, các vị kế tiếp ông được gọi là giáo hoàng Cộng tác vớigiáo hoàng trong Hội thánh là các hồng y, giám mục, linh mục phó tế , và toàn thểgiáo dân trên khắp thế giới
Đạo Công giáo tuy nhỏ bé từ ban đầu, nhưng với sự trợ giúp của Thiên Chúa 3ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, đạo đã từ từ phát triên và lan rộng khắp nơi ranhiều nước trên thế giới
Gốc chính do Chúa Giêsu lập vẫn đứng thẳng cho tới nay là 2007 năm, gọi làđạo Công giáo , người ngoài gọi là Công giáo Roma Từ thánh Phêrô là giáo hoàngtiên khởi, tới nay là 265 vị.Giáo hoàng thứ 265 hiện nay tên hiệu là Benedicto thứ16
• Đức Giêsu Kitô có vai trò trung tâm và quan trọng tuyệt đối trong đạo Công giáo, bởi vì:
Thứ nhất Đức Giêsu Kitô là "Con Một Thiên Chúa" Con Một của Thiên Chúa
nghĩa là chỉ một mình Đức Giêsu Kitô đích thực là Con trên hết mọi người là con.Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, sinhsống ở đất Do Thái Đồng thời Đức Giêsu Kitô cũng là Thiên Chúa thật như Ngườiđã mặc khải cho biết: Người với Chúa Cha là một ,nghĩa là Người cũng là ThiênChúa Do đó Đức Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là người Đây thật là một mầunhiệm.Mầu nhiệm này làm cho Đạo Công giáo thật sự là đạo xuất phát từ trời, từThiên Chúa là Đấng làm chủ trời đất
Trang 9Thứ hai, Đức Giêsu Kitô là Con một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa, đã
xuống thế làm người để cứu chuộc, nên Người có ba nhiệm vụ cốt yếu đối với loài
người là: mặc khải, cứu chuộc, qui tụ và phục hồi
+ Mặc khải Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng duy nhất mặc khải về Thiên Chúa
là tình yêu và về chương trình cứu rỗi loài người: " Không ai biết rõ Chúa Cha trừngười Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” Đức Giêsu Kitô biết rõThiên Chúa cũng như biết rõ con người, biết rõ ngôn ngữ hình ảnh nào diễn tảThiên Chúa đúng nhất và dễ hiểu nhất cho con người để mặc khải Người khôngchỉ dùng lời nói mà còn dùng toàn bộ đời sống Người, từ giáng sinh, sống âm thầm
ở Nadarét, đi giảng dạy Phúc Âm, cho đến việc chết trên thập giá, sống lại,về trời,tất cả đều góp phần làm cho việc mặc khải của Người về Thiên Chúa và về conngười được đầy đủ, trọn vẹn
+ Cứu chuộc Không những mặc khải, Đức Giêsu Kitô còn đích thân thực
hiện chương trình cứu rỗi và cứu chuộc loài người, nghĩa là Phúc Âm Hóa họ, biếnđổi họ từ thù nghịch với Thiên Chúa trở thành con cái nghĩa thiết với Thiên Chúa.Để chuộc lại tội không vâng phục Thiên Chúa, Người đã dâng cả cuộc đời để vângphục thánh ý Thiên Chúa Ngay từ 12 tuổi Người đã lo sống hiếu thảo với Cha trêntrời ở Nadarét Người vâng phục cha mẹ là thánh Giuse và Đức Maria Người cùngvới dân tộc Người tuân giữ việc thờ phượng, cảm tạ, cầu nguyện Thiên Chúa.Khi
đi giảng đạo, Nguời tìm gặp gỡ mọi người, kêu gọi họ từ bỏ tội lỗi; dạy cho họTám mối Phúc để biết sống khó nghèo, yêu thương, công bằng, khiết tịnh, tha thứ;Người chữa bệnh, trừ quỉ, giúp con người thoát khổ; và để tỏ tình yêu thương đếncùng, Người vui lòng chết trên thập giá như một hiến tế chuộc tội cho mọi người,hòa giải con người với Thiên Chúa để họ lại có thể hưởng hạnh phúc vĩnh hằng vớiThiên Chúa
Trang 10+ Qui tụ và phục hồi - Trong khi loan báo Phúc Âm để mặc khải cho mọi
người biết chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, cũng như trong khi thực hiện việccứu chuộc bằng cuộc sống vâng phục đến chết trên thập giá, Đức Giêsu Kitô đãbiến đổi và phục hồi được một số đông người Do thái tin theo Người, và qui tụ họthành nhóm 12 tông đồ để làm nền móng cho Giáo Hội Công giáo Người cũng đãthiết lập Bí tích Thánh Thể và Bí tích Truyền chức thánh để ban ơn thiêng choGiáo hội đủ khả năng nối tiếp công việc của Người.Trước khi về trời, Đức GiêsuKitô đã sai giáo hội đi khắp trần gian "làm cho mọi dân trở thành môn đệ, làmphép rửa cho họ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Người đã truyền Và Người hứa ởcùng giáo hội mọi ngày cho đến tận thế".Sau khi về trời, Đức Giêsu Kitô đã cửThánh Thần đến giúp Giáo hội
Như vậy Đức Giêsu Kitô có vai trò độc đáo duy nhất trong đạo của Người,Người vừa là Thiên Chúa, vừa là Con một Thiên Chúa xuống thế làm người.Nói theo kiểu mới bây giờ, Ngườivừa là Đấng loan báo Phúc Âm, vừa là Đấngsống Phúc Âm một cách toàn hảo, vừa Phúc Âm Hóa mọi người, để biến đổihọ từ thù nghịch với Thiên Chúa trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, qui tụ họtrong giáo hội của Người để tất cả những người theo Chúa được hưởng anlành, hạnh phúc
III Nghi lễ Công Giáo
Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ
Nghi lễ Thánh Lễ gồm 6 nghi thức sau:
Trang 11- Kinh Thương xót
- Kinh Vinh Danh (Bài thánh ca này đã có từ lâu đời cũng được gọi là “khúchát thiên thần” (le cantique des anges) Giáo Hội, được đoàn tụ trong ChúaThánh Thần, dùng kinh Vinh Danh để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn ChúaChiên Con Kinh Vinh Danh được hát hay đọc vào phần đầu thánh lễ Chúanhật (trừ Mùa Vọng và Mùa Chay), trong các lễ trọng, lễ kính và trong các dịplễ khá long trọng Người ta không biết tác giả là ai cũng như năm sáng tác,nhưng biết rằng kinh Vinh Danh đã có trong kinh sáng bên Đông Phương vàothế kỷ thứ IV)
- Lời Nguyện Ðầu Lễ
Do đó, trong Mùa Chay, mùa sám hối và hoán cải, mùa tưởng niệm mầunhiệm khổ nạn của Chúa Kitô, chúng ta không đọc hoặc hát Alleluia trong cácnghi thức phụng vụ)
- Phúc Âm
- Giảng (Bài giảng là phần phụng vụ phải có trong các thánh lễ chúa nhật và lễtrọng, vì sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội luôn nhấn mạnh vai trò quantrọng của Tin Mừng, của Thánh Kinh trong thánh lễ cũng như trong đời sốngKitô hữu)
- Kinh Tin Kính (Có hai bản kinh Tin Kính: kinh Tin Kính các Tông Đồ và kinhTin Kính Nicée Dưới hình thức này hay hình thức khác, kinh Tin Kính đượccộng đoàn đọc trong các thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng sau bài Tin Mừng vàbài giảng
Trang 12° Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín các Tông Đồ(symbole des Apôtres), là bản kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II Bản nàytổng hợp các công thức đã có trước đó.Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức nhưchúng ta thấy hiện nay.Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khichịu phép Rửa.
° Kinh Tin Kính Nixêa do Công Đồng Nixêa (Nicée) chấp thuận vàonăm 325 nhằm đối phó với lạc thuyết arianô chối bỏ thần tính của Chúa GiêsuKitô Sau đó bản này được Công Đồng Constantinople bổ túc vào năm 381 nhằmđể xác quyết thần tính của Chúa Thánh Thần do nhiều bè rối chối bỏ, vì thế đôi khingười ta gọi bản này là kinh Tin Kính của các Công Đồng Nixêa-Constantinople.Giáo dân Việt Nam thường đọc bản này trong thánh lễ), Lời Nguyện Tín Hữu (
3, Phụng Vụ Thánh Thể:
- Dâng bánh
- Dâng rượu
- Lời Nguyện Tiến Lễ
- Lời Tiền Tụng
4, Kinh Tạ Ơn: là trung tâm và là đỉnh điểm của Thánh lễ Đây là phần cao
trọng nhất của Thánh lễ, vì phần này hiện tại hóa cho đến muôn đời lễ tế của Giêsu
trên Thập Giá, để cứu chuộc mọi người Kinh tạ ơn bao gồm:
- Hành vi tạ ơn
- Khẩn cầu Chúa Thánh Thần
- Truyền phép
- Các lời chuyển cầu
- Vinh tụng ca kết thúc
5, Nghi Thức Hiệp Lễ:
- Kinh Lạy Cha
Trang 13Nói một cách đơn giản, phụng vụ chỉ định các nghi thức thờ phượng công cộngcủa Giáo Hội Các nghi thức phụng vụ, theo định nghĩa, phải có sự chủ tọa của mộtthừa tác viên của Giáo Hội với sự tham dự tích cực của các tín hữu
IV Tổ chức
Khi nói đến tôn giáo, chúng ta thường thấy hai khái niệm là Giáo hội và Hộithánh Hiểu một cách vắn tắt, Giáo hội là cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính củatôn giáo và cũng là cơ quan quyền lực của tôn giáo, trong đó tập trung ở một sốngười Nói đến Giáo hội là nói đến pháp nhân về tổ chức và không dừng lại ở mốiquan hệ trong đạo mà còn là mối quan hệ xã hội.Hội thánh là nói về phần thiêngliêng, một tập hợp rộng rãi cả chức sắc và tín đồ có mối quan hệ trong đạo, mangtính chất tôn giáo thuần túy.Trên thực tế hai khái niệm này rất gần nhau, thậm chí ởmột số tôn giáo, đôi khi được hiểu là một và sử dụng như nhau
Công giáo tổ chức giáo hội theo 3 cấp: cấp Trung ương ( toàn đạo ), cấp trunggian và cấp cơ sở
Trang 14Giáo hội Công giáo là một tổ chức quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toànthế giới, vì được thiết lập trên các phẩm trật chức sắc cố định có quyền thiêngliêng ( hang giáo phẩm ) Người theo đạo và chức sắc - người có chức vụ hoạtđộng tôn giáo chuyên nghiệp, tạo gạch nối giữa tín đồ với Đấng Thiêng liêng.
Cơ cấu tổ chức giáo hội để quản trị tín đồ và lo các công việc: đào tạo chức sắc,hướng dẫn việc tu học cho tín đồ, chức sắc, việc phong chức, bổ nhiệm và điềuchuyển chức sắc, việc xây dựng nơi thờ tự, in ấn, xuất bản kinh sách,…
Phạm vi hình thành tổ chức giáo hội toàn thế giới (hoàn vũ) mang tính truyềnthống: Duy nhất (chỉ có một giáo hội), Công giáo (chung cho tất cả), Thánh thiện(tính thiêng liêng) và Tông truyền (liên tục từ thời tông đồ Phêrô đến nay)
V Niềm tin
Niềm tin là sự tin tưởng , hy vọng vào một chủ thuyết, một vấn đề tâm linh haysự kiện, một lẽ sống, một đối tượng, trong hiện tại cũng như trong tương lai, đểmong đạt được một mục đích cao đẹp nào đó Bởi vậy, ai không có niềm tin thìkhông có sức sống và không còn muốn sống nữa Niềm tin là một động cơ sống vàlàm việc, để có lý do tồn tại, là điều kiện cốt yếu để có được hạnh phúc, ngay cảtrong lúc con người gặp đau khổ nhất
Niềm tin được hình thành ngay từ trong bản tính con người, nghĩa là được phúbẩm qua di truyền, rồi qua giáo dục, qua văn hóa, qua môi trường sống, và thămtrầm qua những biến cố của đời sống tinh thần phong phú , chính là nhờ vào niềmtin chan chính đã được phú bẩm, cũng như do văn hóa và giáo dục mang lại, chứkhông phải những yếu tố bên ngoài Như vậy, người ta có thể căn cứ vào nhữngniềm tin chân chính để làm thước đo ý nghĩa và giá trị của đời sống con ngườicũng như hạnh phúc của họ
Trang 15Vì vậy, niềm tin là là một lẽ hết sức tự nhiên, hoặc gọi là đức tính hoàn toàn tựnhiên của con người, có khác nhau là do những yếu tố thuộc về văn hóa và giáodục mà thôi Vì là lẽ tự nhiên, nên niềm tin được tồn tại và phát triển tùy thuộcvào mỗi cá nhân, mỗi gia đình và xã hội hoặc qua tổ chức tín ngưỡng , tôn giáo.Trong tín ngưỡng hay tôn giáo, niềm tin và tình cảm lên cao sẽ thành long mộ đạohay sùng đạo.
Đối với niềm tin Công giáo, họ tin rằng linh hồn do Thiên Chúa và xuất phát từThiên Chúa nên bất tử Và nó sẽ mãi mãi tồn tại ở một trong hai nơi sau khi giã từcõi đời: Thiên đàng hay hỏa ngục Đối với niềm tin Công giáo, chết là đưa lịch sửcon người đến hồi kết thúc Tức là khii chết chúng ta quyết định số phận tối hậucủa mình một cách dứt khoát, không rút lui cũng không thể đảo ngược lại đượcnữa Giao lý Công giáo đã khẳng định rằng: “ Sự chết là chỗ tận cùng lữ hành củacon người nơi trần gian… và để quyết định về sô mệnh tối hậu của mình Khi đãchấm dứt gong đời duy nhất cảu cuộc sống trần gian cuả chúng ta, chúng ta sẽkhông trở lại những kiếp khác nơi trần gian này Người ta chỉ chết một lần thôi,không có sự lại đầu thai sau khi chết” (GLGHCG 1013)
Để có được những niềm tin chân chính và cao đẹp, điều kiện cần và đủ là conngười phải thông qua giáo dục dựa trên nhân bản Một xã hội vững bền và pháttriển phần lớn là có được những niềm tin chân chính, tin vào con người với nhau,vào tổ chức, vào tín ngưỡng và tôn giáo chính đáng trong xã hội đó