1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị của hôn nhân và gia đình công giáo ở việt nam hiện nay

202 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 4,44 MB

Nội dung

Hơn nữa, nghiên cứu hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam để tìm ra những giá trịvăn hoá, đạo đức có ý nghĩa thiết thực giúp chúng ta hiểu được đời sống tinh thần của người Công giáo tro

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS NGUYỄN VĂN TÀI

Trang 3

Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học Giá trị của hôn nhân

và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay, dưới sự hướng dẫn khoa học của

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài là hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với cáccông trình nghiên cứu khác

- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào

Tác giả

Đỗ Thị Ngọc Anh

Trang 4

Lời cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy - Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án

Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, giảng viên

của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị (cơ sở đào tạo cũ)

và Khoa Triết học của Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội (cơ sở đào tạo hiện tại) đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tham gia học nghiên cứu sinh

Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Thầy, Cô giáo và gia đình,

bè bạn đã giúp đỡ, ủng hộ tôi hoàn thành luận án

Tác giả

Đỗ Thị Ngọc Anh

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error!

Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error!

Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error!

Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

iii

Trang 6

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid CÔNG GIÁOError! Hyperlink reference not

valid

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error!

Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

iv

Trang 7

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.

Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

10 Mt - Tin mừng theo thánh Mát-thêu 11

Mc - Tin mừng theo thánh Mac-cô

12 Lc - Tin mừng theo thánh Luc-ca 13

Ga - Tin mừng theo thánh Gio-an

14 Rm - Thƣ gửi tín hữu Rô-ma

15 1Cr - Thƣ gửi tín hữu Cô-rin-tô 16

2Cr Thƣ gửi tín hữu Côrintô 17 Ep

-Thƣ 1 gửi tín hữu Ê-phê-xô

18 Cl - Thƣ gửi tín hữu Cô-lô-xe

19 Kh - Sách khải huyền

20 GLHT - Giáo lý Hội Thánh

21 MV - Hiến chế mục vụ về Hội thánh trong thế giới ngày nay của

Công đồng Vaticanô II

22 TĐ - Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân của Công đồng Vaticanô II

23 GĐ - Tông huấn về Gia đình của Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II, 1981

24 GD - Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo của Công đồng Vaticanô II

Trang 9

CHÚ GIẢI CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng cách trích dẫn cụ thể sau đây:

Thứ nhất, đối với tài liệu tham khảo của Giáo hội, chúng tôi sử dụng

phương pháp trích dẫn đặc thù của Công giáo, chẳng hạn:

- Tài liệu là Kinh thánh, khi trích dẫn đoạn 5, câu 17 Sách Sáng thế, chúng tôi ghi: [St 5, 17], hoặc khi trích dẫn đoạn 7, câu 1 của Thư thứ nhất

gửi giáo đoàn Cô-rin-tô, chúng tôi ghi: [1Cr 7, 1]

- Tài liệu Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, khi trích dẫn câu số

1601, chúng tôi ghi: [56, số 1601], trong đó, 56 là số thứ tự của tài liệu tham

khảo được xếp theo vần a, b, c trong phần Tài liệu tham khảo của đề tài, còn

1601 là số câu được trích dẫn

- Tài liệu là Bộ Giáo luật, khi trích dẫn điều 1078, chúng tôi ghi: [54,

điều 1078], trong đó, 54 là số thứ tự của tài liệu tham khảo được xếp theo vần a,

b, c trong phần Tài liệu tham khảo của đề tài, còn 1601 là số câu được trích dẫn

Thứ hai, đối với những tài liệu tham khảo khác, chúng tôi sử dụng

phương pháp trích dẫn thông thường của một đề tài nghiên cứu khoa học

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với mỗi người, hôn nhân là việc trọng đại, đánh dấu sự trưởng thành về tâm sinh lý, nhận thức và trách nhiệm xã hội Đồng thời hôn nhân cũng mở ra một hướng đi mới trong cuộc sống của mỗi con người Trong xã hội hiện đại, hôn nhân thường được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của tình yêu thương giữa một người nam và một người nữ mà kết quả của nó là sự ra đời của một gia đình mới Hay nói cách khác, gia đình được bắt đầu từ hôn nhân, hôn nhân chính là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự thiết lập một gia đình

Con người sống không thể tách rời gia đình Gia đình và giáo dục gia đình luôn in dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc đời của mỗi con người Vì vậy,

dù xét ở phương diện nào đi nữa, gia đình vẫn luôn là tổ ấm, nơi nương tựa quan trọng của mỗi con người, là cội nguồn của mọi tình cảm Gia đình có vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành thể lực, trí lực và nhân cách, văn hóa của mỗi con người Đồng thời, gia đình cũng là một thiết chế cơ bản của xã hội, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Gia đình là nền tảng, tế bào của xã hội, là một trong những nhân

tố quyết định sự hưng thịnh của quốc gia Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, trước hết từng "tế bào" phải phát triển lành mạnh, bền vững Chủ tịch

Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt" [87, tr 300] Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước cũng đã xác định: "Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng

quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

và xây dựng chủ nghĩa xã hội" [3]

Trang 11

Những trình bày trên đây chứng tỏ hôn nhân và gia đình là hai vấn đề đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường đang trực tiếp tác động đến hôn nhân, gia đình làm rạn nứt, mai một các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trên các phương diện kinh tế, văn hoá, đạo đức và lối sống Đồng thời đây cũng là hệ quả của việc nhìn nhận vấn đề hôn nhân, gia đình thiếu đúng đắn Thực tiễn này đòi hỏi phải có những hiểu biết cơ bản về vấn đề này Yêu cầu đặt ra cho các nhà khoa học là nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề hôn nhân, gia đình ở Việt Nam hiện nay, tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát huy những giá trị của hôn nhân, gia đình truyền thống để xây dựng hôn nhân tiến bộ và gia đình hạnh phúc trong

xã hội hiện đại

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo Giá trị của các tôn giáo đã được khẳng định ở phương diện đạo đức, văn hoá có nhiều điều phù hợp với công

cuộc xây dựng xã hội mới Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: "tôn trọng

những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của các tôn giáo" [34, tr 51]

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giám mục Việt Nam (tính đến ngày 31/12/2012), hiện nay nước ta có khoảng hơn 6,4 triệu người Công giáo [118, tr 13] Như thế, trong tổng dân số cả nước, người Công giáo chiếm khoảng 7% và là cộng đồng không thể tách rời của dân tộc Việt Nam Điều đáng nói là trong quá trình tồn tại và phát triển đạo, người Công giáo đã xây dựng được lối sống giàu bản sắc, mang đặc trưng riêng của giáo dân Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình Nghiên cứu về hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam chúng tôi thấy rằng, mặc dù còn một

số hạn chế nhất định, song mặt tích cực vẫn là cơ bản, trong đó giá trị nổi bật củahôn nhân Công giáo là vợ chồng chung thuỷ và gia đình có tính

bền vững cao Những giá trị này đặc biệt có ý nghĩa trong xã hội hiện nay

Trang 12

Nghiên cứu hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam không chỉ giúp cho chúng ta có được cách nhìn mới toàn diện hơn về sự hội nhập, giao thoa giữa văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc mà còn thấy rõ sự kế thừa cũng như điểm tương đồng của văn hoá Công giáo với văn hoá Việt Nam Hơn nữa, nghiên cứu hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam để tìm ra những giá trịvăn hoá, đạo đức có ý nghĩa thiết thực giúp chúng ta hiểu được đời sống tinh thần của người Công giáo trong nền văn hoá dân tộc phong phú, đa dạng, đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo tồn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá dân tộc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm xây dựng một nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề "giá trị của hôn nhân và

gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về

giá trị của hôn nhân, gia đình của người Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những

nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ quan niệm về hôn nhân, gia đình; đặc điểm và những mối quan

hệ cơ bản của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam

- Phân tích các giá trị cơ bản của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay

- Làm rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị của hôn nhân, gia đình trong cộng đồng Công giáo ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giá trị văn hoá tinh thần của

hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam hiện nay

Trang 13

P hạm vi nghiên cứu của đề tài là:

Công giáo Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 4 thế kỷ, nhưng trong

k h u ô n k h ổ c ủ a đ ề t à i l u ậ n á n n à y, c h ún g t ô i t ậ p t r u n g n g hi ê n c ứu g i á t r ị hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam hiện nay (cụ thể là từ Công đồng Vaticanô II (1962 - 1965) cho đến nay) và chỉ nghiên cứu người Việt dân tộc Kinh, còn các dân tộc khác chưa có điều kiện nghiên cứu

Vì nhiều lí do chủ quan và khách quan, chúng tôi xác định trước hết nghiên cứu giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu trên bình diện lý thuyết Tuy chưa có nhiều điều kiện trực tiếp khảo sát thực tiễn đời sống của đồng bào Công giáo trong cả nước, nhưng trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi kế thừa các công trình nghiên cứu mang tính chất điền dã thực tiễn có liên quan đến đề tài đã được công bố

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, về hôn nhân và gia đình

T r ê n c ơ s ở p h ươ n g p h á p l u ậ n c ủ a c h ủ n g h ĩ a d u y v ậ t b i ệ n c h ứ n g v à duy vật lịch sử, tác giả luận án chú trọng vận dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, kết hợp logic với lịch sử, so sánh

và đối chiếu, phương pháp tiếp cận giá trị, sưu tầm

5 Đóng góp của luận án

- Gó p p h ầ n l à m r õ n h ữ n g g i á t r ị c ủ a h ô n n h â n , g i a đ ì n h C ô n g g i á o ở Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

* Ý nghĩa lý luận

- Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về

Trang 14

vấn đề hôn nhân, gia đình Công giáo vànhững giá trị của nó đối với cộng

đồng Công giáo và xã hội Việt Nam hiện nay

- Luận án góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho hoạt động thực tiễn phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân

và trong đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay

- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo và các khoa học khác liên quan, cung cấp tư liệu cho cho học viên, sinh viên quan tâm tới vấn đề hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam

* Ý nghĩa thực tiễn

- Nâng cao hiểu biết về giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay, từ đó thay đổi nhận thức và tác động vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm phát huy ý nghĩa tích cực hôn nhân và gia đình Công giáo trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

- Nâng cao sự hiểu biết chuyên môn, kinh nghiệm và chất lượng nghiên cứu khoa học Ngoài ra, những kiến thức và trải nghiệm thu được qua việc nghiên cứu luận án sẽ được tác giả vận dụng trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận

án có 5 chương gồm 16 tiết

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài

N g h i ên c ứu v ấn đ ề g i á t r ị c ủ a h ô n n h ân v à g i a đ ì n h Cô n g g i áo ở Việt Nam hiện nay đã được các nhà khoa học ít nhiều bàn đến Sau khi tham khảo các công trình trước đó về mảng đề tài này, chúng tôi tạm chia thành các nhóm vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nhóm tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực hôn nhân và hôn nhân Công giáo

Đây là mảng tư liệu khá phong phú, được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như văn hoá học, dân tộc học, tôn giáo học, triết học Ở đây chúng tôi tập trung tham khảo những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên bình diện lý thuyết, với mục đích lấy đó làm cơ sở vận dụng vào nội dung nghiên cứu của luận án

Trước hết phải kể đến cuốn sách Tình yêu, hôn nhân, gia đình trong xã

hội ta của Viện Xã hội học, xuất bản năm 1985 Cuốn sách đã cung cấp cho

người đọc những hiểu biết nhất định về vấn đề hôn nhân, gia đình mà nền tảng ban đầu chính là tình yêu Tình yêu dẫn đến hôn nhân và hôn nhân là cơ sở (cả về mặt xã hội và pháp lý) của gia đình Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở việc đưa ra những quan niệm chung về hôn nhân, gia đình mà chưa có sự phân tích sâu sắc về giá trị của hôn nhân, gia đình

Vấn đề hôn lễ của người Việt được tác giả Trương Thìn đề cập trong

cuốn sách Những điều cần biết về hôn lễ truyền thống (NXB Hà Nội, 2008)

Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra và phân tích những quy định, tập tục

về hôn lễ của người Việt truyền thống Những quy định này có rất nhiều nội dung tương đồng với hôn lễ của người Công giáo Việt Nam hiện nay

Trang 16

Nguồn sách của các giáo sĩ và những nhà nghiên cứu Công giáo viết về hôn nhân Công giáo cũng khá nhiều Có thể kế đến các cuốn sách do NXB

Tôn giáo phát hành: Suy niệm với các bí tích (2003) của Hương Việt; Tâm sự

với em ngày thành hôn (2004) của Hồng Nguyên; Giáo lý hôn nhân và gia đình

(2004), Tin mừng cho đôi tân hôn (2005) của Hội đồng Giám mục Việt Nam;

Hôn nhân Công giáo (2006) của Toà Giám mục Xuân Lộc; Hôn nhân Kitô giáo của Nguyễn Bình Tĩnh và Xuân Bích (NXB Thuận Hoá, Huế, 1985); Giảng trong lễ hôn phối của Nguyễn Hữu Triết (NXB TP Hồ Chí Minh,

1997); Cho đôi bạn tâm tình của Bùi Văn Khiết Tâm (NXB Phương Đông,

Hà Nội, 2011);

Những nghiên cứu trên đây giúp chúng tôi hiểu rằng, đối với người Công giáo Việt Nam, hôn nhân là một bí tích "Bí tích là những dấu hiệu hữu hình được Chúa Kitô dùng để ban ân sủng cho loài người" [124, tr 5] Khi kết hôn, vợ chồng không còn là hai mà nên một như nước hòa thành rượu Chính Thiên Chúa đã dùng quyền năng liên kết họ với nhau bởi thế họ không được bỏ nhau vì bất cứ lý do gì Quan niệm này xuất phát từ đặc tính và mục đích của hôn nhân Công giáo, đó là đơn nhất (đơn hôn) và bất khả phân ly (vĩnh hôn) Hôn nhân đơn nhất nghĩa là hôn nhân một vợ một chồng "Khi đã kết hôn, người nam không thể là chồng của người nữ nào ngoài vợ mình và người nữ cũng không thể là vợ của người nam nào ngoài chồng mình" [124, tr 10] Hôn nhân bất khả phân ly nghĩa là khi đôi nam nữ đã trở thành vợ chồng thì không thể ly dị, "hôn nhân ràng buộc hai người cho đến chết Khi người nam và người nữ đã kết hôn thành sự và hợp pháp, họ phải chung thủy với nhau trọn đời Không ai có quyền tháo cởi dây hôn nhân đó" [124, tr 10], vì hôn nhân Công giáo là luật do Thiên Chúa định Theo nghĩa đó, đặc tính đơn hôn loại trừ nạn ngoại tình và đa thê, còn đặc tính vĩnh hôn loại

Trang 17

trừ sự ly dị Như vậy, các tài liệu trên đãphần nào làm sáng tỏ quan niệm của

Giáo hội Việt Nam về hôn nhân Công giáo và những đặc tính của nó

Vấn đề hôn nhân của người Công giáo Việt Nam cũng được tập thể tác

giả trong bản tin chuyên đề Hiệp thông nêu ra và bước đầu phân tích dưới

nhãn quan của người Công giáo [60] Trong ấn phẩm này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề nóng nhất của hôn nhân Công giáo như bí tích hôn nhân, tính dục và tình dục, hôn nhân đồng tính hay làm cha, làm mẹ Những vấn đề này đã phác thảo nên một bức tranh về hôn nhân Công giáo nói chung Tuy nhiên, những bản tin này chỉ dừng ở việc nêu lên đặc điểm của hôn nhân Công giáo và những sự kiện mang tính chất cung cấp thông tin chứ chưa có những phân tích, đánh giá về giá trị cũng như là những hạn chế của nó

Những nghiên cứu về vấn đề hôn nhân nói chung và hôn nhân của người Công giáo nói riêng trên đây giúp chúng tôi hiểu được một cách căn bản về hôn nhân truyền thống, quan niệm về hôn nhân của người Công giáo Việt Nam và các nghi lễ hôn phối của họ Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu dừng lại ở việc trình bày khái quát những quan niệm của Hội Thánh

về hôn nhân và đặc điểm của hôn nhân Công giáo Mảng tư liệu nghiên cứu vềgiá trị của hôn nhân Công giáo Việt Nam vẫn còn quá ít và vì thế nó là khoảngtrống cần phải có sự đầu tư nghiên cứu

Thứ hai, nhóm tài liệu nghiên cứu về gia đình và gia đình Công giáo

Tư liệu về gia đình nói chung và gia đình Công giáo Việt Nam nói riêng khá phong phú, đa dạng Có thể chia thành các loại sau đây:

- Tài liệu về gia đình và vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội

Trong công trình Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội do Lê

Minh chủ biên (NXB Lao động, Hà Nội, 1994), các tác giả đã tiếp cận giá trị tâm linh của gia đình và cho rằng nó "hết sức bền vững và có thể nói nó là hằng số của văn hoá gia đình", giá trị tâm linh sẽ "tồn tại vĩnh cửu chừng

Trang 18

nào con người còn tồn tại" [89, tr 36] Như vậy, vấn đề gia đình ở đây

không chỉ được khai thác từ các mối quan hệ hiện thực, giữa những con người đang hiện hữu mà còn bao gồm cả gia tộc, kể cả mối quan hệ giữa những người đang sống với những người đã mất

Trong cuốn Gia đình của Yvonne Castellan (Giáo sư của Đại học Paris -

Pháp) do Nguyễn Thu Hồng và Ngô Dư dịch (NXB Thế giới, Hà Nội, 2002), tác giả trình bày các khái niệm một cách ngắn gọn, dễ hiểu như gia đình là gì, hay vì sao có gia đình? Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khai thác khái niệm dưới dạng hỏi - đáp chứ chưa đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của gia đình như quan hệ giữa vợ - chồng, hay cha mẹ - con cái

Tác giả Trần Nữ Quế Phương trong cuốn sách Gia đình như một nền

tảng tâm linh - mĩ học (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006) đã tập trung phân

tích vai trò của gia đình từ góc độ tâm linh và mĩ học, trong đó nêu lên sự ảnh hưởng trực tiếp của các thế hệ trước đối với thế hệ sau, chủ yếu ở mặt văn hoá, đạo đức

Tiếp cận từ góc độ xã hội học, công trình Gia đình Việt Nam quan hệ,

quyền lực và xu hướng biến đổi do Vũ Hào Quang chủ biên (NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2006), gia đình được nhìn nhận và nghiên cứu ở nhiều lát cắt

khác nhau Tuy nhiên, như chính Lời tựa của cuốn sách đã khẳng định, các tác

giả không có điều kiện trình bày tất cả những vấn đề liên quan đến gia đình, mà chủ yếu tập trung ở khía cạnh "xem gia đình như là một thiết chế xã hội, một nhóm xã hội vi mô" [104, tr 5] Điều đó có nghĩa là cần thiết phải có sự bổ sung cho những nghiên cứu về vấn đề gia đình cũng như những xu hướng biếnđổi của nó

Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào sự thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Gia đình là nơi gần gũi, truyền thụ nền văn hoá dân tộc mà một

Trang 19

trong những nội dung quan trọng là vănhoá gia đình Nó đặt nền móng đầu

tiên cho sự hình thành nhân cách con trẻ và có ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân Hướng nghiên cứu này đã được nhiều tác giả trình

bày trong các cuốn sách như: Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình của Trung

tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ (NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1994); Giáo dục đời sống gia đình của Nguyễn Đình Xuân (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997); Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát triển

nhân cách trẻ em của Lê Như Hoa (NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000); Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình của Nguyễn Linh Khiếu (NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội, 2003); "Bàn về thuyết "tam phụ" trong đạo Thiên Chúa, một

bước đi vào văn hoá Việt Nam" của Trần Văn Toàn đăng trên Nguyệt san

Công giáo và Dân tộc (số 99, 2003); Giáo dục truyền thống văn hoá gia đình cổ xưa của Dương Thu Ái và Nguyễn Kim Hanh (NXB Văn hoá - Thông tin, Hà

Nội, 2004);

Từ một góc độ khác, tác giả Lê Ngọc Văn trong cuốn Gia đình Việt Nam với

chức năng xã hội hoá (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998) đã tập trung chủ yếu vào

việc tìm hiểu vai trò của gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam thông qua chức năng xã hội hoá của nó Tác giả khẳng định: "Trong sự phát triển lịch sử, các chức năng gia đình đã có nhiều biến động.Một số chức năng của gia đình truyền thống bị mất đi hay bị thay thế bằng các chức năng khác Nhưng chức năng tái sản xuất ra con người vẫn luôn luôn là chức năng quan trọng nhất của gia đình Bởi nó là một chức năng cố hữu, đặc thù, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được Nó thực hiện việc duy trì nòi giống, chuyển giao văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác, và - do đó, nó là một trong hai nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại" [140, tr 10] Quan điểm này của Lê Ngọc Văn có nhiều nét tương đồng với quan điểm của Giáo hội khi bàn về vấn đề truyền sinh, một

Trang 20

chức năng tái sản xuất ra con người để duy trì, phát triển gia đình, Giáo hội và

xã hội

Gia đình luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của

xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thực trạng gia đình trên toàn thế giới đang có nhiều vấn đề nổi cộm đặt ra đòi hỏi phải giải quyết cả về lý

luận và thực tiễn Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Thực tại và tương lai

của gia đình trong thế giới hội nhập (2012) đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du

lịch tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Thông qua hội thảo quốc tế này, một lần nữa tái khẳng định vai trò của gia đình "không chỉ là môi trường quan trọng nhất để hình thành, nuôi dưỡng

và giáo dục nhân cách con người, mà còn là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc" [10, tr 11]

Tìm hiểu về gia đình Công giáo là mảng đề tài tương đối hấp dẫn, đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm bàn đến, nhưng chủ yếu ở góc độ giáo dục gia đình Công giáo và giáo dục con cái trong gia đình Kitô hữu Có thể kể đến các nghiên cứu: "Gia đình chiếc nôi văn hoá đức tin" của Phạm Thị Oanh

(Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 99, 2003); Hướng dẫn mục vụ gia đình

của Nguyễn Văn Dụ (do Toà Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh ấn

hành, 2006); Gia đình Công giáo cần sống theo lời Chúa hằng ngày của Phạm Minh Mẫn (NXB Tôn giáo, 2009); hay Bản tin Hiệp Thông của Hội đồng Giám mục Việt Nam chuyên đề Gia đình và Mục vụ gia đình; Những

ấn phẩm này hầu hết đều tiếp cận gia đình từ góc độ đức tin của người Công giáo Việt Nam Trong đó, "Hội Thánh được gọi là gia đình con cái Thiên Chúa, bởi vì trong đó mọi người đều là con một Cha trên trời và là anh chị em với nhau trong Đức Kitô Trong gia đình Công giáo, Chúa Thánh Thần là tình yêu, hiện diện như sức sống liên kết mọi người với Đức Kitô trong cùng một niềm tin, một niềm hy vọng và một tình yêu, làm cho họ được hợp nhất với

Trang 21

nhau và hợp nhất với Thiên Chúa Nếu Hội Thánh được gọi là gia đình con

cái Thiên Chúa, thì ngược lại gia đình Kitô hữu cũng được gọi là Hội Thánh tại gia hay Hội Thánh thu nhỏ Chính Bí tích hôn phối đã giúp người Kitô hữu xây dựng gia đình mình thành một mái ấm hạnh phúc, nơi Thiên Chúa tình yêu ngự trị" [51, tr 112]

- Tài liệu về giáo dục trong gia đình

Khi gia đình được hình thành, vợ chồng có nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái Giáo dục con cái trong gia đình Công giáo Việt Nam luôn là một chủ đề hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu bàn đến Bàn về vấn đề này có các

công trình như: Tứ đức công - dung - ngôn - hạnh theo linh đạo của Đức cha

Pierre Lambert De Lamotte của Trần Thị Thanh Hương (NXB Đông Phương,

Hà Nội, 2009); Giáo dục, huấn luyện và đồng hành - một sư phạm giúp một

người thể hiện ơn gọi mình (2011) của tác giả Amadeo Cencini và đã được

Damiano Ofm chuyển ngữ; hay Người nữ trong nhà Chúa của Ủy ban Cơ đốc

giáo dục (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2012); Đây là những cuốn sách viết về cách thức giáo dục con cái trong gia đình của người Công giáo Việt Nam cũng như

là những chuẩn mực về luân lý đạo đức mà các Kitô hữu cần hướng đến

Những tư liệu tham khảo trên cho thấy, mặc dù nguồn tư liệu viết về gia đình và gia đình Công giáo rất phong phú nhưng hầu hết đây là những công trình nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách con người Riêng mảng tư liệu viết về gia đình Công giáo Việt Nam thì hầu hết khai thác ở nội dung gia đình là Hội Thánh tại gia và con cái là hồng ân của Chúa qua thế giới quan của người Kitô hữu Những nội dung khác tuy có được đề cập nhưng chỉ trong một chừng mực nhất định, chủ yếu làm sáng tỏ quan niệm của Công giáo Việt Nam về gia đình Vấn đề giá trị của gia đình Công giáo Việt Nam mới bước đầu được tìm hiểu dưới dạng phác thảo, trình bày

Trang 22

Như vậy, nghiên cứu về hôn nhân, gia đình nói chung và hôn nhân, gia

đình Công giáo Việt Nam nói riêng không phải là một chủ đề hoàn toàn mới

mẻ Trên thực tế đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm bàn đến và đã đạt được những kết quả nhất định Song, điều dễ nhận thấy là hầu hết các tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề hôn nhân, gia đình của người Việt Nam nói chung; vấn đề hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam tuy cũng có nhiều công trình bàn tới nhưng chủ yếu dừng lại ở việc đưa ra quan niệm của Giáo hội về vấn đề này, nghiên cứu về giá trị của hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống

- Thứ ba, nhóm tài liệu nghiên cứu về giá trị của Công giáo Việt Nam

và những công trình có liên quan đến đề tài luận án

Tôn giáo và văn hoá là hai lĩnh vực cùng tồn tại trong đời sống xã hội, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Xét về mặt giá trị của nó, nói đến tôn giáo là nói đến văn hoá dân tộc và nói đến văn hoá dântộc ít nhiều cũng nói đến tín ngưỡng, tôn giáo Giữa văn hoá, tôn giáo và dân tộc luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ Quan điểm này đã được tác giả Bùi

Thị Kim Quỳ trình bày một cách khá rõ nét trong cuốn sách Mối quan hệ thời

đại, dân tộc, tôn giáo (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002)

Tác giả Lê Thi trong công trình Sự tương đồng và khác biệt trong quan

niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay (NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009) đã có những phân tích sâu sắc về sự chuyển biến của lĩnh vực hôn nhân, gia đình trong sự vận động của tồn tại xã hội Trong sự vận động đó, có những giá trị được giữ lại nhưng cũng có những giátrị đang mai một, thay đổi Cuốn sách đưa ra những phân tích, đánh giá thuyết phục về vấn đề hôn nhân, gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay dựa trên những khảo sát tin cậy Đây là tư liệu quý để chúng tôi tham khảo và triển khai luận án Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu về giá trị của hôn nhân, gia đình người Việt Nam nói chung

Trang 23

Trong lịch sử Việt Nam, người Công giáo có vai trò quan trọng trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn các lễ nghi, các phong tục tập quán, trong đó có quan hệ hôn nhân, gia đình Với nội dung này, có thể tìm thấy qua các công trình:

- Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam của tác giả

Nguyễn Hồng Dương (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001) Mục đích của tác phẩm này là chỉ ra mối quan hệ có tính quy luật trong việc hội nhập nghi lễCông giáo với lễ hội truyền thống Việt Nam, rộng ra là văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời nêu lên vai trò, vị trí, ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam truyền thống và đương đại

- "Người Công giáo Việt Nam, trách nhiệm công dân và giáo dân" của

Thanh Hiếu đăng trên Nguyệt san Người Công giáo Việt Nam (số 50, 1998), hay Tìm hiểu nét đẹp văn hoá Thiên Chúa giáo của Hà Huy Tú (NXB Văn

hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002), Trong các tác phẩm này, các tác giả ít nhiều nói lên vai trò của con người trong quá trình hội nhập văn hoá hiện nay, trong đó có hội nhập văn hóa Công giáo Tác giả Hà Huy Tú khẳng định: "Sự phong phú và

đa dạng của văn hoá Thiên Chúa giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hoá

ở nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam Thiên Chúa giáo ở nước

ta đã mang một sắc thái văn hoá riêng, hoà trong tổng thể bản sắc văn hoá dân tộc, phong phú và đa dạng" [131, tr 6]

Ngoài ra, vẫn theo hướng nghiên cứu hội nhập văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc, chúng tôi còn tìm thấy trong "Bước đường hội nhập văn hóa dân

tộc của Công giáo Việt Nam" của Nguyễn Hồng Dương (Tạp chí Nghiên cứu

Tôn giáo, số 1-2, 1999); Sống đạo theo cung cách Việt Nam của Hội đồng Giám

mục Việt Nam (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2004); các bài viết đăng trên Nguyệt

san Công giáo và Dân tộc: "Theo Đạo là đồng hành với Chúa Kitô" (số 99,

2003), "Khủng hoảng đức tin hay khủng hoảng văn hóa" (số 1441-

Trang 24

1442, 2004), "Đồng bào Công giáo có

thể đóng góp gì cho công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc" (số 129, 2005) của tác giả Thiện Cẩm Những cuốnsách và bài viết này, dù nghiên cứu vấn đề ở góc độ nào đi chăng nữa thì cũng ít nhiều khẳng định "tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hoá, chính trị" [131, tr 5]

Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề hôn nhân, gia đình của người Công giáo Việt Nam trên đây, chúng tôi còn tìm thấy

nhiều công trình bàn về vấn đề hội nhập văn hóa Công giáo với dòng chảy

chung của văn hóa dân tộc và nhân loại Thời gian gần đây, Viện nghiên cứu

Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo

khoa học "Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam" (Kỷ yếu của hội

thảo đã được xuất bản thành sách năm 2010 do Nguyễn Hồng Dương chủ biên) Cuốn sách tuyển chọn 27 báo cáo từ các nhà nghiên cứu về đạo Công giáo ở Việt Nam, trong đó đáng chú ý là bài nghiên cứu của Lê Đức Hạnh với chủ đề "Hôn nhân Công giáo: quá trình hình thành một bí tích" Trong bài viết này, tác giả đi vào tìm hiểu hôn nhân với tư cách là một bí tích và quá trình hình thành của nó Tuy nhiên, như chính tác giả tự nhận xét, đây mới chỉ

là những tìm hiểu "ban đầu về sự ra đời của hôn nhân Công giáo và quá trình nótrở thành một trong 7 bí tích như thế nào" [26, tr 274] chứ chưa phải hướngnghiên cứu về giá trị của hôn nhân Công giáo ở Việt Nam hiện nay Hoặc tác giả Trần Côn, khi nghiên cứu về gia đình Công giáo từ góc độ văn hóa đã cho rằng "nếp sống gia đình Công giáo Việt Nam qua thực hành đời sống đức tin

đã trực tiếp tác động tới việc thăng tiến các giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thốngdân tộc trong các hoạt động đóng góp xây dựng xã hội" [26, tr 118] Nhận địnhnày cũng có chung quan điểm với tác giả Phạm Huy Thông khi bàn về vấn đề

Nếp sống người Công giáo: sự giao thoa giữa đức tin và văn hóa dân tộc [26,

tr 31]

Trang 25

Cuốn sách Hội nhập văn hoá trong hôn nhân và gia đình Việt Nam

theo Tông huấn Familiaris Consortio (2006) của Linh mục Augustinô

Nguyễn Văn Dụ là một công trình chuyên sâu nghiên cứu về sự hội nhập văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Cuốn sách trình bày kế hoạch của đấng tạo hoá về hôn nhân, về đời sống gia đình và về vai trò của gia đình trong xã hội Theo tác giả, văn hoá Công giáo khi hội nhập với văn hoá dân tộc được biểu hiện rõ nhất qua lĩnh vực hôn nhân

và gia đình Trong quá trình tồn tại, đạo Công giáo, "mặc dù chưa có được một sự phát triển lớn lao về số lượng, nhưng cũng không thiếu những ảnh hưởng trong cuộc sống riêng cũng như đời sống chung của dân chúng" [20,

tr 98] Có sự ảnh hưởng không nhỏ đó là bởi vì giữa đạo đức, văn hoá Công giáo với đạo đức, văn hoá dân tộc có nhiều điểm tương đồng, chứa đựng những giá trị hợp lý, tích cực

Như vậy, các công trình kể trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận quan trọng về hôn nhân, gia đình Công giáo và nếp sống đạo của họ Các tác giả bước đầu cũng đã chỉ ra những giá trị văn hoá, đạo đức của Công giáo nói chung và giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo nói riêng trong quá trình hội nhập với văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay Mặc dù vậy, như chính lời tựa của một cuốn sách đã khẳng định, thì những công trình này chỉ mới "được xem làcông việc mở đầu, vấn đề nghiên cứu cần được tiếp tục với những công trình sâu hơn, rộng hơn" [26, tr 6]

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận được là ngoài sự hội nhập về phong tục tập quán và nghi lễ truyền thống dân tộc của người Công giáo thì ở họ vẫn có nét đặc thù khác biệt trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình cả về mặt tín ngưỡng văn hóa và cả ở việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước Điều này

có thể giải thích được vì giữa người Công giáo và người ngoài Công giáo Việt Nam có những quan niệm khác nhau về vấn đề hôn nhân, gia đình Cụ thể:

Trang 26

- Người Công giáo khi muốn kết hôn ngoài những thủ tục bình thường của một công dân Việt Nam (phần đời), họ còn phải hoàn tất những thủ tục của một tín đồ Công giáo (phần đạo), mà với họ chính những thủ tục này mới là quan trọng, vì nếu thiếu coi như chưa trở thành vợ chồng

- Trong vấn đề thực hiện chính sách của Nhà nước về việc sinh đẻ có

kế hoạch cũng là một bài toán nan giải đối với những nơi có đồng bào giáo dân sinh sống Giáo dân ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quan niệm của Chúa, "hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất" [St1, 28], không được can thiệp vào quá trình tạo sinh và sinh đẻ tự nhiên; trong khi đó chính sách của Nhà nước ta là mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ từ một đến hai con và để thực hiện chính sách đó thì cần phải có sự hỗ trợ của kỹ thuật y học cho việc ngừa thai và tránh thai Chính những khác biệt này giữa người Công giáo và người ngoài Công giáo đã ít nhiều trở thành lực cản trong quá trình hội nhập và phát triển đấtnước hiện nay

Bàn về vấn đề này, cuốn sách Đồng bào Công giáo với chính sách kế

hoạch hóa gia đình do Trần Cao Sơn chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1998) đã phân tích cụ thể những khó khăn của cán bộ tuyên truyền, vận động sinh đẻ có kế hoạch tại những nơi có đồng bào giáo dân sinh sống Cuốn sách là một tập hợp các bài viết về vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình của đồng bào giáo dân dưới những góc độ phân tích khác nhau Trong đó, với công trình nghiên cứu "Thái độ của Vatican với vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình" tác giả Đỗ Quang Hưng đã phân tích những chuyển biến, thay đổi

về vấn đề hôn nhân, gia đình của các linh mục, các Kitô hữu và thái độ của Vatican trước những thay đổi đó Những nghiên cứu này tuy chủ yếu tiếp cận ở góc độ dân số học, văn hóa học nhưng cũng đã ít nhiều chỉ ra được những khó khăn của công việc tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình ở nhữngnơi có người Công giáo sinh sống

Trang 27

Mối quan hệ giữa hôn nhân và gia đình Công giáo với xã hội đương đại hiện nay còn có nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ từ góc độ lý luận và thực

tiễn Đó là những vấn đề có tính nổi cộm được phân tích trong cuốn sách Bổn

phận của gia đình Kitô hữu trong thế giới ngày nay của Giáo hoàng Gioan

Phaolô II, (Toà Thánh Roma, 2006); hay Đạo đức sinh học và những thách đố

hiện nay của Trần Mạnh Hùng (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2003) Trong những

cuốn sách này, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự của hôn nhân, gia đình Công giáo như vấn đề ly dị, tái kết hôn, kết hôn đồng tính, hay kế hoạch hoá gia đình Đây cũng chính là những vấn đề nóng không dễ gì giảiquyết của thế giới đương đại, trong đó có Giáo hội Công giáo Việt Nam

Như vậy, nghiên cứu về hôn nhân, gia đình hay quan hệ giữa hôn nhân

và gia đình Công giáo đã được bàn đến ít nhiều ở các công trình trên như chúng tôi đã đề cập Tuy nhiên bàn về giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam thì cho đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống, mặc dù đã có

một vài công trình bàn đến Chẳng hạn như cuốn Hôn nhân và nếp sống đạo

trong gia đình người Việt Công giáo của tác giả Lê Đức Hạnh (NXB Văn hoá

Thông tin và Viện Văn hoá Hà Nội, 2012) Cuốn sách được phát hành trên cơ sở luận án tiến sĩ của chính tác giả Cuốn sách tuy có một phần chung đối tượng nghiên cứu với luận án của chúng tôi nhưng lại khác nhau ở chỗ Lê Đức Hạnh nghiên cứu hôn nhân và gia đình Công giáo với cách tiếp cận nhân học từ một giáo họ cụ thể (là giáo họ Nỗ Lực ở tỉnh Phú Thọ), còn chúng tôi, trong luận án này lại đi vào nghiên cứu giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu trên bình diện lý thuyết Như vậy, đây là hai lĩnh vực có liên quan đến nhau nhưng không hề trùng lặp

Gần đây trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 5-2013) có bài viết

của tác giả Trần Thị Kim Oanh với nội dung "Một số suy nghĩ về văn hoá Công giáo Việt Nam và việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hoá đó" Trong bài viết này tác giả đã nghiên cứu văn hoá Công giáo ở các lĩnh vực khác nhau

Trang 28

như kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc Điều đó có nghĩa tuy bài báo cũng khai

thác giá trị của Công giáo nhưng ở nhiều lĩnh vực dàn trải khác nhau, còn chúng tôi, trong luận án này chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu về giá trị và giá trị của Công giáo

Đây là mảng đề tài đã được một số nhà khoa học quan tâm khai thác

Trước hết phải kể đến cuốn Giá trị học - Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây

dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay của nhà nghiên cứu Phạm

Minh Hạc (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) Đúng như tên của cuốn sách, công trình chủ yếu cung cấp cơ sở lý luận để đúc kết và xây dựng hệ giá trịchung của người Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá theo hướng hiện đại

để mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới Cuốn sách đề cập đến nhiều nội dung xoay quanh về vấn đề giá trị học với các bài mục khác nhau Những phân tích này của tác giả đã cung cấp cho chúng tôi sự hiểu biết nhất định về lý thuyết giá trị học

Một công trình khác cũng đề cập tới các giá trị đạo đức của nước ta hiện

nay đó là cuốn Văn hoá đạo đức ở nước ta hiện nay, vấn đề và giải pháp của Lê

Quý Đức và Hoàng Chí Bảo (NXB Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá Hà Nội,

2007) Trong quyển sách này, khi nghiên cứu về văn hoá đạo đức hai ông đã khẳng định: "nói đến văn hoá đạo đức là nói tới "giá trị", "chuẩn mực",

"phẩm chất" đạo đức" [37, 18] Điều này có nghĩa, khi đề cập tới giá trị trong

lĩnh vực tinh thần, thường đó là những giá trị về văn hoá, đạo đức

Gần đây nhất (tháng 10/2013), Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề:

"Phát huy giá trị tôn giáo nhằm xây dựng, nâng cao đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay: Thực trạng những vấn đề đặt ra và phương hướng, giải pháp" Kỷ yếu hội thảo tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học có liên

quan đến đề tài luận án của chúng tôi Trong đó, trước hết phải kể đến bài viết

Trang 29

của tác giả Nguyễn Hồng Dương: "Giá trị Công giáo ở Việt Nam - tiếp cận và

lý giải"; tác giả Ngô Quốc Đông về "Giá trị của Công giáo đối với đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay"; tác giả Chu Văn Tuấn với "Nhận thức

về giá trị tôn giáo - tiếp cận từ phương diện triết học"; tác giả Ngô Văn Lệ với

"Ảnh hưởng và tác động của các giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội vùng Nam bộ" Chủ đề hội thảo và hướng nghiên cứu của các nhà khoa học đã làmsáng tỏ những nội dung nhất định về phạm trù giá trị, giá trị của tôn giáo và giá trị của Công giáo Đây là những khái niệm công cụ vô cùng quan trọng chúng tôi đã kế thừa trong quá trình triển khai luận án Tuy nhiên, chủ đề của Hội thảo là phát huy giá trị của các tôn giáo nói chung, trong đó có Công giáo, còn luận án thì tập trung nghiên cứu về giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo Việt Nam hiện nay Như vậy, ở đây có sự kế thừa nhưng không phải là sự trùng lặp

Tóm lại, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trên cho thấy, vấn đề giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay đã được các tác

giả trong và ngoài nước bàn đến ít nhiều ở những nội dung khác nhau Đây chính là nguồn tư liệu quý giá chúng tôi kế thừa trong quá trình triển khai luận án của mình Tuy nhiên, sau khi khảo sát các công trình trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

- Thứ nhất, các công trình trước đó chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề

hôn nhân nhân, gia đình nói chung, vấn đề giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay còn ít tài liệu đề cập đến Hoặc, nếu có đề cập mới chỉ

là những bài viết mang tính chất trao đổi trên các tạp chí hoặc nguyệt san Cho đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu về giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam một cách hệ thống vẫn còn đang bỏ ngỏ Trong khuôn khổ của luận

án, chúng tôi mong sẽ góp phần nhỏ bé trong nghiên cứu về vấn đề này

- Thứ hai, nghiên cứu về hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam và

những vấn đề đặt ra hiện nay khá phong phú Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là

Trang 30

phần đông tác giả của những công trình này là các chức sắc hay tín đồ Công giáo viết về những quy định, những chỉ dẫn, bài học, bài giảng, nên tài liệu thường mang tính tuyên truyền phổ biến nhiều hơn là nghiên cứu học thuật

Có một thực tế, so với các tôn giáo khác du nhập vào Việt Nam thì các nghiên cứu khoa học về Công giáo còn hạn chế Giới khoa học hình như ái ngại khi nghiên cứu về Công giáo, bởi lẽ đây được coi là vấn đề nhạy cảm và tếnhị Vì tồn tại tâm lý như vậy cho nên có nhiều vấn đề của Công giáo Việt Nam chưa được nghiên cứu, khai thác để tìm ra những điểm tích cực, trong đó

có vấn đề giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam hiện nay

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy luận án ít có điều kiện hơn so với nhiều đề tài khác trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứutrước đây Vì vậy, khi triển khai đề tài này, chúng tôi có những khó khăn nhất định Chúng tôi mong rằng, với quyết tâm của mình, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học, luận án sẽ hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đặt ra

1.2 Nguồn tài liệu Công giáo, khái niệm và những lý thuyết cơ bản

1.2.1 Tài liệu Công giáo

Nguồn tài liệu này bao gồm Kinh Thánh và các tư liệu của Giáo hội Công giáo Việt Nam

* Tài liệu Kinh Thánh

- Kinh Thánh là văn bản quan trọng nhất của Kitô giáo Kinh Thánh

trọn bộ gồm hai quyển Cựu ước và Tân ước

- Các Thư tín mục vụ

- Sách Khải Huyền của Gioan (theo truyền thống là sứ đồ Gioan)

Theo Kinh Thánh, hôn nhân được coi như một bí tích, khi đôi nam nữ

trở thành vợ chồng, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của Thiên Chúa trên trời Thiên Chúa tạo thành người đàn ông đầu tiên là Adam, nhưng rồi Chúa thấy rằng "Con người ở một mình không tốt Ta sẽ

Trang 31

làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó" [St 2, 18], rồi Thiên Chúa khiến cho Adam ngủ say, Ngài lấy xương sườn từ Adam, đắp thịt vào trở thành người đàn bà đầu tiên - Eva, Thiên Chúa dẫn Eva đến trước Adam, Adam liền nói: "Đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi" [St 2, 23], từ đó họ trở thành vợ chồng và "cả hai thành một xương một thịt" [St 2, 24]

Thiên Chúa không chỉ ban cho họ ơn tự nhiên mà còn ban cả ơn siêu nhiên để họ chu toàn trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ trong tư cách họ là con cái Chúa, đáng lĩnh nhận phần thưởng sau này

* Văn kiện của Giáo hội Công giáo

Quan điểm về hôn nhân, gia đình trong Kinh Thánh được thể hiện

thông qua các nguồn tư liệu của Giáo hội và các chức sắc Công giáo Hay nói

cách khác, Kinh Thánh là nguồn tư liệu gốc, là văn bản học chính thống để từ

đó Giáo hội Công giáo cụ thể hóa trong Bộ giáo luật, các văn kiện, tuyên ngôn, hiến chế Đây là nguồn tư liệu chính, là cơ sở khoa học luận án dựa vào để nghiên cứu và đưa ra những phân tích về giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Nguồn tư liệu của Giáo hội Công giáo lại được chia ra thành hai nhóm chính là tư liệu của Tòa thánh Rôma và tư liệu của Hội đồng Giám mục Việt Nam

Thứ nhất, về tư liệu của Tòa thánh Rôma

- Văn kiện của Công đồng Vaticanô II (1962- 1965) gồm:

+ Hiến chế về phục vụ Thánh (Sacrosanctum Conciliun)

+ Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen Gentium)

+ Hiến chế mục vụ về Giáo hội (Gaudium et Spes)

+ Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis

- Tông huấn về gia đình (Familiaris Consortio) của Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1981)

- Bộ Giáo luật năm 1983

- Nhiệm vụ thánh hóa của Giáo hội ( Rôma, 1992)

Trang 32

- Chân lý và ý nghĩa của tính dục (Truth and Meaning of Human Sexuality) của Hội đồng Giáo hoàng về gia đình (1995)

- Chuẩn bị bí tích hôn phối (Preparation for the Sacrament of Marriage) của Hội đồng Giáo hoàng về gia đình (1996)

Thứ hai, về tƣ liệu của Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm có Thư chung (các năm: 1980, 1992, 1998, 2001, 2007 và 2008); Giáo lý hôn nhân và gia đình; Chúa Giêsu tại Việt Nam; Tóm lược học thuyết xã hội; Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo

Ngoài ra còn có nhiều tƣ liệu của các linh mục và chức sắc Công giáo viết về hôn nhân, gia đình 

1.2.2 Một số khái niệm

- Giá trị

Nhà nghiên cứu Chu Văn Tuấn trong bài viết "Nhận thức về giá trị tôn

giáo - tiếp cận từ phương diện triết học" đã cho rằng: "Giá trị là đối tƣợng

quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa học lại quan tâm nghiên cứu về các loại giá trị khác nhau hay các góc độ khác nhau của giá trị Trong đó giá trị luận, giá trị học (hay còn gọi là triết học giá trị) thì nghiên cứu giá trị với tính cách là một học thuyết nhằm tìm ra bản chất của giá trị" [143, tr 139]

Mỗi sự vật, hiện tƣợng có thể bao gồm nhiều giá trị khác nhau nhƣ giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục , có giá trị cơ bản và giá trị không cơ bản Tổng hợp những giá trị đó sẽ tạo nên giá trị chung của sự vật, hiện tƣợng Nghiên cứu giá trị của sự vật, nhƣ đã nói ở trên lại có thể tiếp cận từ những góc độ khác nhau Ở đây, chúng tôi đi vào tìm hiểu giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo Việt Nam từ góc độ triết học Tức là tìm ra cơ sở hình thành và bản chất của giá trị hôn nhân, gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Trang 33

Để chỉ ra được giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam thì trước hết phải hiểu được giá trị là gì?

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về giá trị Trong Từ điển bách

khoa triết học Liên Xô, khái niệm giá trị được định nghĩa: " là thuật ngữ

được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học dùng để chỉ ý nghĩa văn hoá và xã hội của các hiện tượng, về thực chất, toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tượng

tự nhiên có liên quan, có thể được thể hiện là các "giá trị khách quan" với tính cách là khách thể của quan hệ giá trị, nghĩa là được đánh giá trong khuôn thước của thiện và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu, được phép và cấm kỵ, chính nghĩa và phi nghĩa

Khi định hướng đối với hoạt động của con người, phương thức và tiêu chuẩn được dùng làm thể thức đánh giá sẽ định hình trong ý thức xã hội và trong văn hoá thành các "giá trị chủ quan" (bảng đánh giá, mệnh lệnh và những điều cấm, mục đích và ý đồ được thể hiện dưới hình thức các chuẩn mực) Giá trị khách quan và giá trị chủ quan là hai cực của quan hệ giá trị của con người với thế giới" [Dẫn theo 45, tr 53]

Như vậy, giá trị là một khái niệm rộng bao gồm cả lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật chất, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tiếp cận giá trị trên lĩnh vực văn hoá tinh thần, thông qua nghiên cứu về quan niệm và đời sống hôn nhân, gia đình của người Công giáo trong xã hội Việt Nam

Giá trị xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần vì thế không thể định lượng bằng cách cân đong đo đếm

Theo Từ điển Tiếng Việt, "giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý

nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó" [146, tr 386]

Với ý nghĩa này, giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo tức là tất

cả những cái làm cho hôn nhân và gia đình Công giáo có lợi ích, có ý nghĩa

và trở nên đáng quý

Trang 34

Ngô Đức Thịnh trong một nghiên cứu cho rằng: "Giá trị, trước nhất là

hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người, tự nhiên, xã hội

và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt là hay, là đẹp, nói một cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện mĩ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người" [115, tr 16]

Qua một số định nghĩa đã dẫn ra trên đây, có thể đi đến một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, giá trị là một khái niệm rộng, bao gồm giá trị vật chất và giá

trị tinh thần Trong mỗi lĩnh vực ấy lại có những giá trị khác nhau, chẳng hạn như giá trị tinh thần bao gồm giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục Vì vậy, khi nghiên cứu giá trị của một lĩnh vực nào đó, cần xác định rõ giá trị cần nghiên cứu

Thứ hai, giá trị không phải là một hằng số vĩnh cửu, nó thay đổi tuỳ

theo không gian và thời gian, theo quan niệm của vùng, miền, giai cấp, dân t ộ

c Vì v ậ y, k h i n g h i ê n c ứ u g i á t r ị c ũ n g p h ả i đ ặ t n ó t r o n g b ố i c ả n h l ị c h s ử cụ thể

Thứ ba, mỗi sự vật, hiện tượng thường có nhiều giá trị Có giá trị cơ

bản và giá trị không cơ bản Tổng hợp các giá trị đó sẽ tạo nên giá trị chung của sự vật hiện tượng Sự phân biệt ranh giới giữa các giá trị cũng chỉ là tương đối mà thôi Chẳng hạn giữa giá trị văn hoá và giá trị đạo đức trong đời sống xã hội khó có thể bóc tách một cách rõ ràng Và trong một cách hiểu nào

đó, giá trị đạo đức cũng chính là giá trị văn hoá (ví dụ: đạo hiếu trong gia đình, lòng chung thuỷ của vợ chồng )

Thứ tư, giá trị tinh thần của một tôn giáo thường được biểu hiện rõ nhất

ở mặt đạo đức và niềm tin tôn giáo Vì vậy, khi nghiên cứu giá trị tôn giáo của một lĩnh vực cụ thể, thì giá trị của tôn giáo đó cũng được biểu hiện chủ yếu ở hai lĩnh vực này Đó là lí do vì sao trong luận án này, chúng tôi xác định

Trang 35

đối tượng nghiên cứu là giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam hiện nay, chủ yếu trong lĩnh vực đạo đức và tín ngưỡng, văn hoá

- Giá trị của tôn giáo

Giá trị thiêng là một trong những đặc trưng nổi bật của tôn giáo Giá trị này được biểu hiện rõ nét trong nhận thức của các tín đồ về thế giới quan, nhân sinh quan và con người theo cách riêng của từng tôn giáo, trong cách thực hành nghi lễ các niềm tin của tín đồ "Người ta không thể cắt nghĩa thấu đáo các "giá trị thiêng" bằng các nhãn quan thực chứng, duy vật hay thực nghiệm Giá trị thiêng mang tính tiềm ẩn và hướng tín đồ tới các giá trị vĩnh hằng như niết bàn, thiên đàng " [143, tr 51]

Giá trị thiêng được hiểu là giá trị nội tại của tôn giáo Nó có ý nghĩa trong điều kiện tôn giáo đó tồn tại ở một thời điểm nhất định và một không gian

cụ thể Điều đó cũng có nghĩa, giá trị của tôn giáo thường chỉ có ý nghĩa với những tín đồ của tôn giáo đó và những người có cùng niềm tin tôn giáo với họ Người vô thần hoặc người không cùng niềm tin với họ sẽ không thấy hết được giá trị của tôn giáo Vì thế, với tư cách là người ngoài, người nghiên cứu về nó, chúng ta nên có một thái độ tôn trọng đối với những giá trị của tôn giáo, đặc biệt

là giá trị thiêng

Thông thường, giá trị của tôn giáo thường tồn tại có vẻ biệt lập so với các giá trị khác trong đời sống xã hội Một tôn giáo nhất định, khi tồn tại bao giờ cũng gắn với những tổ chức của nó như Hội Thánh hoặc Giáo hội Vì vậy, giá trị của tôn giáo thường nằm trong khuôn khổ của những giới luật mà ở đó quy định một cách rõ ràng những điều tín đồ được làm hay không được làm Những quy định này được xây dựng trên căn cứ của niềm tin tôn giáo

- Giá trị của Công giáo

Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều giá trị khác nhau Tôn giáo tồn tại với

tư cách là một hình thái ý thức xã hội cũng có nhiều giá trị

Như đã trình bày ở trên, giá trị của Công giáo Việt Nam gồm cả lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực vật chất, tuy nhiên trong luận án này chúng tôi chủ

Trang 36

yếu tiếp cận giá trị Công giáo trên lĩnh vực văn hoá tinh thần, trên cơ sở

nghiên cứu về hôn nhân và gia đình

Giá trị của Công giáo Việt Nam phản ánh những chiết xuất nội tại từ đời sống của tôn giáo này tại Việt Nam Nó hình thành trên cơ sở của Kinh Thánh, của giáo lý, giáo luật, đặc biệt là lối sống đạo của người Công giáo Việt Nam

Giá trị Công giáo là những chuẩn mực dựa trên những nguyên lý đạo đức và các định hướng hành động chứa đựng trong các văn kiện của Giáo hội

để hướng dẫn sinh hoạt của tín đồ Công giáo trong xã hội thông qua tổ chức của nó

Giá trị đạo đức là cái mà con người căn cứ vào đó để đưa ra sự lựa chọn và đưa ra các quyết định hành vi Giá trị đạo đức chứa đựng tính có ích, tính cần thiết của hành vi Trong cuộc sống, giá trị này thường gắn với những phạm trù của đạo đức như thiện ác, hạnh phúc, lương tâm, trách nhiệm Tuy nhiên,

Giáo hội Công giáo không gọi là đạo đức Công giáo mà gọi là luân lý Công

Luân lý Kitô giáo còn nhấn mạnh, các tín hữu phải sống đúng tư cách Kitô hữu Thiên Chúa chính là cùng đích và nguồn hạnh phúc của con người Con người được mời gọi, quy hướng về Ngài, trở nên giống hình ảnh Ngài qua việc "bước theo" Đức Giêsu Kitô" [trích theo 143, tr 54]

Luân lý Công giáo luôn gắn với trách nhiệm và định hướng các nguyên tắc hành động Giáo hội quan niệm, mỗi người là một nhân vị làm nên phẩm giá cũng như là quyền hạn của họ

Trang 37

Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng đều có những giá trị nhất định Tuỳ

thuộc vào mục đích khác nhau của chủ thể mà vị trí, vai trò của các giá trị được khai thác khác nhau Giá trị văn hoá tinh thần của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam thuộc về ý thức xã hội, bị tồn tại xã hội quyết định và cũng có tác động trở lại tới tồn tại xã hội theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

Vì thế, nghiên cứu giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo Việt Nam khôngthể tách rời đời sống hiện thực của giáo dân Việt Nam và những tác động trở lại của nó

1.2.3 Những lý thuyết cơ bản

Trong quá trình triển khai đề tài "Giá trị của hôn nhân và gia đình

Công giáo ở Việt Nam hiện nay", luận án dựa trên những lý thuyết cơ bản

sau đây:

- Lý thuyết về hôn nhân

Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam cho rằng: "Hôn nhân là quan

hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn" [101]; về mặt xã hội, lễ cưới thường được coi là sự kiện chính thức của hôn nhân; về mặt pháp luật, đó là việc đăng ký kết hôn

Ở hầu hết các chế độ xã hội, hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình Nó được hình thành trên cơ sở tự nguyện hoặc ép buộc về mặt tình cảm, xã hội hoặc tín ngưỡng tôn giáo

Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông là chồng và một người đàn bà là vợ Nhưng cũng có thể theo chế độ đa thê, tức là một người đàn ông kết hợp với nhiều người đàn bà; hoặc hôn nhân đồng tính giữa hai người cùng giới với nhau Ở một số nước trên thế giới, hôn nhân đồng tính đã được công nhận Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù hôn nhân đồng tính

đã xuất hiện trong xã hội nhưng cho đến thời điểm hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình vẫn chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Trang 38

Khái niệm hôn nhân luận án nói đến ở đây là hôn nhân Công giáo một

vợ một chồng, theo đức tin của người tín hữu Kitô: "Hôn nhân là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, để sống yêu thương và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng; để sinh sản và giáo dục con cái trong nhiệm vụ làm cha làm mẹ" [51, tr 13]

- Lý thuyết về gia đình

Theo Từ điển Tiếng Việt, "Gia đình là tập hợp người cùng sống chung

thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu" [146, tr 381]

Có gia đình truyền thống (bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau) và gia đình hiện đại (thường bao gồm hai thế hệ (vợ chồng và con cái) hoặc là ba thế hệ (vợ chồng, bố mẹ và con cái) Gia đình tôn giáo và gia đình không theo tôn giáo Trong luận án này chúng tôi đi vào nghiên cứu gia đình tôn giáo hiện đại, cụ thể đó là gia đình Công giáo Việt Nam

Theo Giáo hội Công giáo, gia đình là xã hội tự nhiên đầu tiên "Gia đình làmột nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân hay do máu mủ, cụ thể gồm

có một người cha, một người mẹ và con cái Một số gia đình mở rộng gồm ông bà, cha mẹ, cháu Gia đình là một xã hội tự nhiên, có quyền sinh tồn và được nâng đỡ, những quyền này đã được Giáo luật quy định Gia đình Công giáo là những người có cùng đức tin và là tín đồ của đạo Công giáo" [43, tr 16]

- Lý thuyết về nếp sống đạo (hoặc sống đạo)

Sống đạo là sống một cuộc sống chu toàn bổn phận của một tín đồ Công giáo trước hết là đối với Thiên Chúa và sau đó là với cộng đồng dân Chúa, với tất cả mọi người

Đối với người Công giáo Việt Nam, nếp sống đạo chính là sự giao thoa giữa đức tin tôn giáo và văn hóa dân tộc Nếp sống đạo của người Công giáo

Trang 39

được thể hiện trên ba cấp độ: cá nhân, gia đình và cộng đoàn người Công

giáo Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bởi vì, mỗi cá nhân không thể tách rời những nếp sống cùng với gia đình hay cộng đoàn Việc tách ra là một sự trừu tượng hóa trong quá trình nghiên cứu, để có thể thấy được những đặc thù trong nếp sống đạo của từng đối tượng nghiên cứu

Một là, nếp sống đạo cá nhân: Điểm khởi đầu trong đời sống người

Công giáo là được lĩnh nhận bí tích Rửa tội, bí tích khai tâm đời sống của

Kitô hữu Em bé sinh ra trong gia đình Công giáo thì sau khoảng một tháng

em bé đó sẽ trở thành một Kitô hữu với việc làm phép Rửa tội Rửa tội là một

trong bảy bí tích của Công giáo Đây là một thủ tục chính thức để em bé trở thành tín đồ trong cộng đoàn dân Chúa Theo thời gian, em bé đó sẽ được làm quen dần với những nghi thức, câu kinh, nhà thờ mà em thấy được từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình Đây chính là môi trường tôn giáo đầu tiên em tiếp xúc Nó đi vào ý thức cá nhân của mỗi con người một cách tự nhiên, và theo chúng tôi đó là nguyên nhân chính để những em bé sinh ra trong gia đình Công giáo cũng thường là những Kitô hữu trong cộng đồng dân Chúa Sau đó, em

được học giáo lý, kinh bổn để xưng tội, rước lễ lần đầu, rồi chịu phép Thêm

sức Cấp độ giáo lý sẽ được nâng lên theo độ tuổi của các Kitô hữu Và khi đến

tuổi thanh niên cũng là lúc cá nhân đó được học giáo lý hôn nhân để chuẩn bị xây dựng gia đình

Hai là, nếp sống đạo gia đình Gia đình theo quan niệm chung được

coi là tế bào của xã hội Nếu xã hội có những tế bào khỏe mạnh thì đó là một xãhội vững mạnh và ngược lại Trong các Hội Thánh tại gia đó, tín đồ Công giáonuôi dưỡng đức tin của mình từ ngày lĩnh nhận bí tích hôn nhân cho đến suốt quá trình sinh sôi các gia đình hạt nhân sau này Khi gia đình được hình thành, vợ chồng có nhiệm vụ sinh sản và giáo dục con cái Nếp sống đạo gia đình của người Công giáo được thể hiện thông qua:

Trang 40

+ Các buổi kinh cầu nguyện hàng ngày được gia đình duy trì một cách nền nếp nhằm giữ đạo cho các thành viên

+ Trong khi cầu nguyện, các tín hữa Kitô thường cảm tạ Thiên Chúa, cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ, anh chị em và người thân trong gia đình sống mạnh khỏe, yêu thương nhau

+ Điểm nổi bật của nếp sống đạo gia đình là việc cha mẹ giáo dục con cáitheo tinh thần của Giáo hội trên cả ba mặt đức dục (giáo dục về đức tin của người Công giáo), thể lực (giáo dục về thể chất) và trí dục (tức giáo dục về trí tuệ, kiến thức)

Ba là, nếp sống đạo cộng đoàn Đối với người Công giáo, sau khi chịu

phép rửa tội, người đó đã chính thức gia nhập vào cộng đoàn dân Chúa, cộng đoàn của Giáo hội toàn cầu Đó là những người có cùng niềm tin, vì thế mỗi tín đồ Công giáo cần có trách nhiệm hiệp thông, liên đới với các thành viên khác cả khi sống và đã chết Nếu mất đi sự hiệp thông đó (vạ tuyệt thông) thì cũng có nghĩa bị loại khỏi cộng đoàn dân Chúa, và đây là án phạt nặng nhất của người Công giáo

Như vậy, nếp sống đạo Công giáo được thể hiện ở bản thân mỗi tín đồ, t r

o n g g i a đ ì n h h a y n g o à i c ộ n g đ ồ n g , l à n h ữn g n é t v ă n h ó a đ ặ c s ắ c c ủ a người Công giáo Việt Nam, góp phần làm phong phú cho văn hóa dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 05/07/2016, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
101. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
102. Hồng Phúc (2000), Lịch sử Giáo hội Công giáo, NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Giáo hội Công giáo
Tác giả: Hồng Phúc
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2000
103. Trần Nữ Quế Phương (2006), Gia đình như một nền tảng tâm linh - mỹ học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình như một nền tảng tâm linh - mỹ học
Tác giả: Trần Nữ Quế Phương
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2006
104. Vũ Hào Quang chủ biên (2006), Gia đình Việt Nam quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi
Tác giả: Vũ Hào Quang chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
105. Phạm Văn Quyết (2007), Tôn giáo và biến đổi mức sinh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo và biến đổi mức sinh
Tác giả: Phạm Văn Quyết
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
106. Bùi Thị Kim Quỳ (2002), Mối quan hệ thời đại - dân tộc - tôn giáo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ thời đại - dân tộc - tôn giáo
Tác giả: Bùi Thị Kim Quỳ
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2002
107. Nguyễn Đình Quý (1990), Tìm hiểu Công đồng Vatican II, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Công đồng Vatican II
Tác giả: Nguyễn Đình Quý
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 1990
108. Bùi Đức Sinh (1972), Lịch sử giáo hội Công giáo, Chân Lý xuất bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo hội Công giáo
Tác giả: Bùi Đức Sinh
Năm: 1972
109. Hoàng Sơn (2005), "Một gợi ý về văn hoá Việt và sống đạo", Nguyệt san Công giáo và dân tộc (125 + 126), tr. 20-36 và tr. 47-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một gợi ý về văn hoá Việt và sống đạo
Tác giả: Hoàng Sơn
Năm: 2005
110. Phạm Công Sơn (1987), Hôn lễ và nghi thức, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn lễ và nghi thức
Tác giả: Phạm Công Sơn
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1987
111. Trần Cao Sơn (1998), Đồng bào Công giáo với chính sách kế hoạch hoá gia đình, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bào Công giáo với chính sách kế hoạch hoá gia đình
Tác giả: Trần Cao Sơn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1998
112. Bùi Văn Khiết Tâm (2011), Cho đôi bạn tâm tình, NXB Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho đôi bạn tâm tình
Tác giả: Bùi Văn Khiết Tâm
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2011
113. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lê Thi
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2009
114. Trương Thìn (2008), Những điều cần biết về hôn lễ truyền thống, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về hôn lễ truyền thống
Tác giả: Trương Thìn
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2008
115. Ngô Đức Thịnh (2003), "Một số quan điểm về hệ giá trị văn hoá Việt Nam", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (7), tr. 16-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quan điểm về hệ giá trị văn hoá Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Năm: 2003
116. Mel Thomson (2004), Triết học tôn giáo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học tôn giáo
Tác giả: Mel Thomson
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
117. Phạm Huy Thông (2013), "Ảnh hưởng của văn hoá Việt với Công giáo Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (8), tr. 47-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của văn hoá Việt với Công giáo Việt Nam
Tác giả: Phạm Huy Thông
Năm: 2013
118. Phạm Huy Thông (2012), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam
Tác giả: Phạm Huy Thông
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2012
119. Nguyễn Tài Thƣ chủ biên (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Tài Thƣ chủ biên
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
120. Pio Phan Văn Tình (2010), Triết học thượng cổ Tây phương ảnh hưởng trên Kitô giáo, NXB Phương Đông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học thượng cổ Tây phương ảnh hưởng trên Kitô giáo
Tác giả: Pio Phan Văn Tình
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w