1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay

170 470 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế này đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu, khái quát vấn đề truyền thông mạng Công giáo để thấy rõ thông qua phương tiện truyền thông mạng đời sống tôn giáo của

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-  -

ĐỖ THU HƯỜNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TRONG TRUYỀN THÔNG MẠNG

CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-  -

ĐỖ THU HƯỜNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TRONG TRUYỀN THÔNG MẠNG

CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 62 22 03 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS,TS Đỗ Quang Hưng

2 PGS,TS Nguyễn Phú Lợi

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới

sự hướng dẫn khoa học của GS,TS Đỗ Quang Hưng và PGS,TS Nguyễn Phú Lợi

Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án là đáng tin cậy và có xuất xứ rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận án

Đỗ Thu Hường

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Những vấn đề đặt ra cho luận án 27

1.3 Khung phân tích lý thuyết 28

1.4 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án 32

Tiểu kết chương 1 43

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN THÔNG MẠNG CÔNG GIÁO 45

2.1 Các hình thức truyền thông truyền thống của Công giáo trong lịch sử 45

2.2 Quan điểm của Tòa thánh Vatican và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam về truyền thông và truyền thông mạng 55

2.3 Tổng quan các trang mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay 67

Tiểu kết chương 2 77

Chương 3 ĐỜI SỐNG CÔNG GIÁO ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG TRUYỀN THÔNG MẠNG CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 80

3.1 Thần học 80

3.2 Hoạt động truyền giáo và phổ biến giáo lý, giáo luật qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay 90

3.3 Việc thực hành đức tin tôn giáo của Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam 102

Tiểu kết chương 3 111

Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG MẠNG CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 114

4.1 Đặc điểm và vai trò của truyền thông mạng Công giáo đối với đời sống tôn giáo của Công giáo ở Việt Nam hiện nay 114

4.2 Những vấn đề đặt ra về truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay 129

Trang 5

4.3 Những kiến nghị nâng cao hiệu quả của truyền thông mạng trong đời sống Công giáo ở Việt Nam hiện nay 139

Tiểu kết chương 4 145 KẾT LUẬN 147 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Mô hình hóa cơ chế hoạt động của truyền thông 33

Bảng 2 Lịch sử trang hdgmvietnam.org 70

Bảng 3 Tỷ lệ người quan tâm đến giáo lý Công giáo từ 2009- 2015 99

Biểu đồ 3.1: Thông tin về Công giáo nói chung mà bản thân quan tâm 120

Trang 7

HĐGMVN: Hội đồng Giám mục Việt Nam

IM: Inter Mirifica

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã có những thay đổi cơ bản theo hướng hội nhập quốc tế Đây là kết quả của của sự đổi mới đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ cuối năm 1990 đến nay Sự thay đổi đó bên cạnh chịu tác động của đời sống kinh tế, xã hội, còn chịu những tác động từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt đó là các phương tiện truyền thông hiện đại trong đó có truyền thông mạng Internet

Internet với những tiện ích nổi bật của nó đã góp phần làm cho tôn giáo trở nên “phẳng” hơn khi tạo ra cảm giác khoảng cách về không gian và thời gian giữa các vùng miền, quốc gia phần nào bị nhòa đi Là một tôn giáo lớn

và luôn có nhu cầu tăng cường ảnh hưởng của mình, Công giáo đã khá nhanh nhạy trong việc tận dụng các phương tiện truyền thông đại chúng vào việc truyền giáo Việc ứng dụng các công nghệ mới trong đó có công nghệ thông tin, chỉ cần chiếc máy tính có kết nối mạng, người ta có thể dễ dàng trao đổi thông tin, bày tỏ chính kiến của mình tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà có kết nối mạng Nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thay đổi phương thức truyền giáo của mình, Giáo hội Hoàn vũ đã sớm quan tâm đến lĩnh vực này bằng cách ban hành Sắc lệnh Inter Mirifica (1963) của Công đồng Vatican II được xem là văn kiện tiên phong liên quan đến các hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông mạng nói riêng,

mở ra một cái nhìn mang tính đối thoại với nhân loại và ngỏ lời muốn dấn thân cộng tác với xã hội Văn kiện này là nền tảng cho các văn kiện khác của Giáo hội về truyền thông mạng như hai văn kiện quan trọng đó là “Giáo hội

và Internet” và “Đạo đức trên Internet”

Ngay chính những văn kiện đầu tiên về Internet, Giáo hoàng đã đưa ra những cảnh báo về tác hại của nó và Giáo hội nên tránh những tiêu cực do nó

Trang 9

gây ra để thực hiện tốt “Tin mừng hóa và Internet” Sử dụng truyền thông mạng là một phương thức truyền giáo mới, góp phần thay đổi phương thức truyền giáo truyền thống trước đây của Công giáo, đồng thời nâng cao khả năng trao đổi thông tin, tăng cường sự hiểu biết của thế giới ngoài Công giáo

và chính thế giới Công giáo với nhau

Dưới sự hướng dẫn của Giáo hội Hoàn vũ và Liên Hội đồng Giám mục Á Châu về lĩnh vực truyền thông mạng và đặc biệt từ năm 1997 Nhà nước cho phép Internet hoạt động chính thức ở nước ta, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiếp cận và cổ vũ sử dụng truyền thông mạng trong hoạt động loan báo Tin Mừng Tuy nhiên ở nước ta hiện nay truyền thông mạng Công giáo chưa được kiểm soát chặt chẽ và khoa học dẫn đến nảy sinh những tiêu cực như việc lợi dụng truyền thông mạng Công giáo để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước cũng như truyền thống của Giáo hội Xuất phát từ thực

tế này đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu, khái quát vấn đề truyền thông mạng Công giáo để thấy rõ thông qua phương tiện truyền thông mạng đời sống tôn giáo của người Công giáo được biểu hiện như thế nào? Tại sao truyền thông mạng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống tôn giáo của Công giáo nhiều đến như vậy? Đâu là chiều hướng tích cực, đâu là chiều hướng tiêu cực của truyền thông mạng tác động đến đời sống tôn giáo của Công giáo? Những thay đổi của đời sống tôn giáo của Công giáo dưới tác động của truyền thông mạng có trái ngược với truyền thống của Giáo hội hay không? Đặc biệt trên góc độ quản lý nhà nước về tôn giáo, mạng truyền thông tác động đến phương cách quản lý công tác tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng như thế nào?

Những câu hỏi trên cần được trả lời nghiêm túc, trên cơ sở khoa học, để một mặt nhận diện được toàn bộ diện mạo của đời sống tôn giáo của người Công giáo dưới tác động của các hình thức truyền thông mạng Mặt khác đưa

Trang 10

ra những khuyến nghị nhằm pháp huy những tích cực và hạn chế những tiêu cực mà truyền thông mạng mang lại trong đời sống tôn giáo của Công giáo

Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài: Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng

Công giáo ở Việt Nam hiện nay cho luận án tôn giáo học của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích của luận án

Khảo sát, làm rõ thực trạng, biểu hiện của đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát huy vai trò của truyền thông mạng đối với đời sống tôn giáo của Công giáo và trong việc tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ chủ trương của Tòa thánh Vatican, Liên Hội đồng Giám mục

Á Châu và Hội đồng Giám mục Việt Nam về truyền thông mạng

- Làm rõ biểu hiện đời sống tôn giáo của Công giáo ở Việt Nam hiện nay qua truyền thông mạng Công giáo

- Làm rõ đặc điểm, vai trò của truyền thông mạng Công giáo đối với đời sống tôn giáo của Công giáo và trong việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo

- Rút ra nhận xét và khuyến nghị đối với Nhà nước và Hội đồng Giám mục Việt Nam về truyền thông mạng Công giáo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những biểu hiện cơ bản của đời sống tôn giáo của người Công giáo qua khảo sát các trang mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là các trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam và một số trang mạng Công giáo hợp pháp tại Việt Nam hiện nay

Trang 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Chủ yếu tập trung nghiên cứu những biểu hiện cơ bản

của đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở

nước ta hiện nay

Về thời gian: Nghiên cứu đời sống tôn giáo của Công giáo qua truyền

thông mạng Công giáo từ năm 2006 đến nay, khi trang mạng của Hội đồng

Giám mục Việt Nam chính thức được khởi tạo và hoạt động ở Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, những thành quả nghiên cứu lý luận đã đạt được trong

lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và lĩnh vực truyền thông mạng

Công giáo

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để tiến hành xử lý,

phân tích các tài liệu về truyền thông, truyền thông tôn giáo như các bài viết

đăng trên những tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học, những trang web

về tôn giáo, những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài

nước Phương pháp này sẽ giúp hệ thống hóa các quan niệm về truyền thông;

truyền thông tôn giáo; truyền thông Công giáo, truyền thông mạng Công giáo

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để làm rõ sự tương đồng và khác

biệt giữa truyền thông mạng Công giáo với truyền thông của các tôn giáo ở

nước ta hiện nay

- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học

- Phương pháp phân tích dữ liệu qua google trends

- Các phương pháp liên ngành như truyền thông học, xã hội học, sử học

Trang 12

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án là một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống

về biểu hiện của đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay

- Luận án thông qua việc khảo sát một số trang mạng của Công giáo

để làm sáng tỏ biểu hiện đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo và vai trò của truyền thông mạng đối với việc tuyên truyền chính sách, pháp luật Nhà nước về tôn giáo và đời sống tôn giáo của Công giáo

- Luận án đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền thông mạng Công giáo đối với đời sống tôn giáo của Công giáo

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong công tác tôn giáo nói chung và công tác truyền thông mạng Công giáo nói riêng ở Việt Nam

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu

và giảng dạy chuyên ngành tôn giáo học và truyền thông học tại các học viện, trường đại học liên quan đến lĩnh vực tôn giáo

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu chủ yếu gồm 4 chương 13 tiết

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những vấn đề lý luận chung về đời sống tôn giáo

Nghiên cứu về khái niệm đời sống tôn giáo và biểu hiện của đời sống tôn giáo, có các công trình của các tác giả như:

Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001, tác giả cung cấp những vấn đề lý

luận về tín ngưỡng, tôn giáo như: Khái niệm về tôn giáo; sự khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu; tác giả cũng phân tích, lý giải các xu hướng tôn giáo, đồng thời giới thiệu những vấn đề cơ bản

về tình hình tôn giáo Việt Nam Tuy nhiên công trình này mới giới hạn vấn đề

ở những năm cuối thế kỷ XX

Đỗ Quang Hưng (2013), Công giáo trong mắt tôi, Nxb Tôn giáo, Hà

Nội Đây là những tiểu luận nghiên cứu của tác giả về vấn đề Công giáo Gồm những nội dung cơ bản đó là:

Thứ nhất, những tiếp cận lịch sử Công giáo Việt Nam Ở phần này tác giả nêu một số sự kiện lịch sử tôn giáo tiêu biểu, góp phần tìm hiểu thêm một

số giai đoạn, những vấn đề quan trọng của Công giáo Việt Nam

Thứ hai, tác giả cho rằng: “Có một không gian Công giáo” ở đây tác giả có sự thay đổi về nhận thức đó là việc trước đây dường như tác giả chỉ lưu tâm đến lịch sử truyền giáo và những quan hệ chính trị, xã hội của nó Còn bản thân cái “không gian Công giáo” ấy ở nước ta như thế nào thì chưa

có ý thức hoặc điều kiện nghiên cứu Claude Langlois nói rằng, trong cái L'espace catholique (không gian Công giáo), một cấu trúc xã hội - tôn giáo - con người được thể hiện một cách sống động, từ tổ chức giáo hội, phẩm trật, đời sống tôn giáo đến nghi lễ, lễ hội Những nội dung trong mảng này giúp

Trang 14

cho người ngoài Công giáo hiểu được “thế giới” Công giáo Việt Nam là thế nào, từ hình ảnh các giáo phận, giáo xứ đến việc học hỏi kinh bổn, văn hóa

lễ hội Công giáo

Thứ ba, Công giáo - những nhân vật và sự kiện Tác giả lựa chọn những nhân vật Công giáo tiêu biểu qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là những nhân vật có những đóng góp lớn với dân tộc và văn hóa cũng như những sự kiện tôn giáo (le fait religieux) đáng chú ý với Công giáo

Thứ tư, với tiêu đề Công giáo Việt Nam hôm nay Tác giả đề cập một

số vấn đề cấp bách hiện nay với giới Công giáo, thuộc lĩnh vực nội bộ Giáo hội cũng như những lĩnh vực quan hệ Nhà nước - Giáo hội, Công giáo và Dân tộc, một chủ đề vốn đã quen thuộc lâu nay nhưng lại đang diễn ra với những chiều kích mới Những chủ đề này rất lớn, có nhiều ý nghĩa chiến lược từ hai phía Đạo - Đời

Đỗ Quang Hưng, Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội,

Nxb Hà Nội, 2010 Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã kết hợp phương pháp lịch sử tôn giáo trong việc dựng lại lịch sử các tôn giáo chính như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài… cũng như các loại hình tín ngưỡng ở Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt tác giả đi sâu phân tích khái niệm đời sống tôn giáo nói chung từ đó khắc họa đời sống tôn giáo mà cụ thể là dựng lại hình ảnh sinh hoạt của mỗi tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng cho đến hình ảnh cụ thể của các “nhân vật” tôn giáo ở Thăng Long – Hà Nội như người Phật tử, người Công giáo, người Tin Lành, cho đến

“nhân vật tôn giáo” thiểu số

Đỗ Quang Hưng, Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:

Những thách thức về mặt pháp lý cập nhật tại btgcp.gov.vn Trong bài viết này

tác giả làm rõ khái niệm quan trọng tái cấu hình đời sống tôn giáo và một số khái niệm có liên quan như thị trường tôn giáo (marché religieuse), sự phục hồi

Trang 15

tôn giáo (reveil religieux), bước đầu nêu ra một số vấn đề có tính hệ luận khi

đời sống tôn giáo xuất hiện trạng thái “tái cấu hình” và những suy tư cá nhân góp phần vào việc giải quyết những thách thức mới ấy về mặt pháp lý

Đỗ Quang Hưng, trong cuốn Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt

Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 đã bàn đến

những ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình nhận thức của Đảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo trong giai đoạn từ 1945 đến 2005

Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn

hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Cuốn sách cung cấp cho người đọc kiến

thức về sự hội nhập văn hóa Kitô giáo với văn hóa Việt Nam, đặc biệt là phần nghi lễ tác giả đã bóc tách ra được những hình thức diễn xướng, bài trí, lối ăn mặc, âm nhạc có nguồn gốc lễ hội Việt Nam truyền thống Phần lối sống tác giả nêu bật được lối sống đạo của người Công giáo đó là được thể hiện qua quan hệ của giáo dân với hàng giáo phẩm, tu sĩ, với người đồng đạo, người khác đạo, cũng như vấn đề mô hình tâm lí

Nguyễn Hồng Dương, Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và

những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2012 Ngoài những góc nhìn riêng của tác giả về quan điểm, đường lối chính sách tôn giáo, tác giả đã phác họa bức tranh tôn giáo ở Việt Nam, phân tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở một số nước và đề xuất một số khuyến nghị đối với công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay

Nguyễn Đức Lữ với công trình Tôn giáo- Quan điểm, chính sách đối với

tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị- Hành chính,

Hà Nội, 2009 đã tập trung vào các vấn đề: lý luận về tôn giáo; tình hình tôn giáo thế giới và Việt Nam; quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo trong tiến trình cách mạng Việt Nam, tập trung chủ yếu vào thời kỳ đổi

Trang 16

mới Trên cơ sở văn kiện của Đại hội Đảng tác giả bình luận và minh hoạ bằng

dữ liệu thực tiễn, đồng thời gợi mở ra những vấn đề cần trao đổi thêm

Trác Tân Bình, Lý giải tôn giáo do Trần Nghĩa Phương dịch, Nxb Hà

Nội, 2007 Trong cuốn sách tác giả trình bày và lí giải tôn giáo Trung Quốc

và tôn giáo thế giới Đặc biệt cung cấp cho người đọc những hiện tượng biểu hiện bên ngoài của tôn giáo, đồng thời đi sâu phân tích mổ xẻ kết cấu nội tại của chúng, nhằm đạt đến sự lí giải chân thực thế giới tâm linh tôn giáo, qua

đó có thể thấy được mối quan hệ gắn bó giữa tôn giáo với đời sống xã hội hiện thực của nhân loại

Phạm Huy Thông, Ảnh hưởng qua lại của đạo Công giáo và văn hóa

Việt Nam”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2012 Tác giả đã phác họa sự tác động đạo

Công giáo ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đóng dấu ấn lên văn hóa Việt thì văn hóa Việt cũng ảnh hưởng trở lại, biến đổi đạo Công giáo đến từ phương Tây xa lạ, trở thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc Hơn nữa, ảnh hưởng của đạo Công giáo với văn hóa Việt cũng không hẳn hoàn toàn chỉ có mặt tích cực mà còn cả những mặt tiêu cực

Nguyễn Hoài Sanh (2013), luận án “Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những

vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học

Xã hội Trong luận án này tác giả phân tích định nghĩa về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo để từ đó làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như vấn đề về lý luận: quan hệ giữa tôn giáo với chính trị; quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa; quan

hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức Ngoài ra còn có các nội dung: lịch sử tôn giáo ở Việt Nam; gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo và vấn đề về sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam Trên cơ sở những vấn đề cấp bách đó tác giả đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển đất nước

Trang 17

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận đến khái niệm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống đạo ở những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên các công trình trên chưa làm rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm đời sống tôn giáo hiện nay được biểu hiện như thế nào

1.1.2 Nghiên cứu vấn đề lý luận chung về truyền thông, truyền thông mạng, truyền thông mạng Công giáo

1.1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về truyền thông, truyền thông tôn giáo

Công tác truyền thông tôn giáo gần đây được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm Sự quan tâm thể hiện ở nhiều phương diện từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo Điều đó được thể hiện qua các văn bản của Đảng và Nhà nước về truyền thông, truyền thông mạng, công tác tôn giáo Các văn bản này đã đề cập đến chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp sử dụng các phương tiện truyền thông trong đó có truyền thông mạng ở tất cả các lĩnh vực xã hội trong đó có tôn giáo để giáo dục, tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và tôn giáo nói riêng cho nhân dân Điều này được thể hiện qua đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể như sau:

Điều 3 nghị định 21-CP ngày 5 tháng 3 năm 1997 (Quy chế tạm thời)

đòi hỏi "mọi thông tin đưa vào, truyền đi và nhận đến mạng Internet qua cửa

đi quốc tế tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí và Điều 22 Luật Xuất bản "

- Điều 10 "Những điều không được thông tin trên báo chí" của Luật Báo chí

quy định: " Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây: 1/ Không được kích động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; 2/

Trang 18

Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, truỵ lạc, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; 3/ Không được tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định; 4/ Không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân" [114]

- Điều 22 "Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản"

của Luật Xuất bản quy định "Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây: a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm

ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong

mỹ tục; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác

do pháp luật quy định; đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân [115]

Điều 5 nghị định 72/2013/ NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nghiêm cấm:

1 Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

Trang 19

b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự

và nhân phẩm của cá nhân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

2 Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân

3 Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

4 Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet

5 Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet [13]

Đối với lĩnh vực tôn giáo, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa thành các quy định của chính sách, pháp luật đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới đất nước

Năm 1991, thể chế hóa Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị, Nhà nước ta

đã ban hành Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định về các hoạt động

tôn giáo Nghị định gồm có 3 chương và 28 điều: Chương I, Những nguyên

Trang 20

tắc chung, gồm 5 điều, từ điều 1 đến điều 5; Chương II, Những quy định cụ

thể, gồm 20 điều, từ điều 6 đến điều 25; Chương III, Tổ chức thực hiện, gồm

3 điều, từ điều 26 đến điều 28

Đến năm 1992, Nhà nước ban bố Hiến pháp khẳng định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ta Đó là quy định xuyên suốt và tiến bộ mặc dù quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn giới hạn ở quyền công dân

Sau Hiến pháp có Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị

về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nhà nước ta đã thể chế hóa và ban

hành Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, về các hoạt động tôn giáo Nghị định 26

gồm 3 chương, 29 điều: Chương I, Những quy định chung, gồm 5 điều, từ điều 1 đến điều 5; Chương II, Những quy định cụ thể, gồm gồm 26 điều, từ điều 6 đến

điều 26; Chương III, Điều khoản thi hành, gồm 3 điều, từ điều 27 đến điều 29

Đến năm 2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh tín

ngưỡng, tôn giáo và cho đến nay, đây là văn bản pháp quy cao nhất của Nhà

nước ta đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo Sau đó, Chính phủ ra Nghị định

số 22/2005/NĐ-CP và đến cuối năm 2012, thay thế bằng Nghị định số

92/2012/NĐ-CP, ngày 8/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo Nghị định số 92 được thực hiện từ ngày

01/01/2013 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có những quy định về nội dung hoạt động chủ yếu của tôn giáo, tín ngưỡng

Nếu như trong Hiến pháp năm 1992 quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền công dân thì trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013, được Quốc hội thông qua sáng 28/11/2013 đã nâng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo từ quyền công dân lên thành quyền con người Hiếp pháp thể hiện một bước tiến vượt bậc, từ phương diện thể chế hóa quan điểm của Đảng ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Xuất phát từ quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

và bám sát thực tiễn đời sống tôn giáo của Việt Nam và thế giới, với quan điểm

Trang 21

tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta thể hiện cụ thể bằng việc ban hành quan điểm, chính sách, pháp luật đối với tôn giáo, tín ngưỡng và luôn khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặc dù vậy, một số cá nhân, tổ chức, chính phủ nước ngoài lại cho rằng truyền thông tôn giáo ở Việt Nam bị kiểm duyệt gắt gao Trong khi chính quyền Việt Nam cho rằng các nỗ lực kiểm duyệt Internet là để bảo vệ người dùng khỏi phải đối mặt với các nội dung phản văn hóa thì Berkman Center for Internet & Society at Harvard University (Trung tâm Berkman về Internet và

Xã hội tại Đại học Harvard)lại cho rằng phần lớn các website bị kiểm duyệt chứa các nội dung nhạy cảm về chính trị hay tôn giáo mà có thể thách thức sự thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam [63]

1.2.2.2 Các công trình nghiên cứu khoa học về truyền thông, truyền thông mạng, truyền thông mạng Công giáo

Giáo trình Lý luận báo chí và truyền thông (2012) của Dương Xuân Sơn,

đã đưa ra các quan niệm, các khái niệm về truyền thông, truyền thông đại

chúng Giáo trình khoa học về truyền thông (2010), Học viện Báo chí và

Tuyên truyền, cung cấp cho người đọc những quan niệm, các định nghĩa truyền thông nói chung, từ đó đi sâu luận giải về truyền thông học

Tạ Ngọc Tấn (2001), “Truyền thông đại chúng”, Nxb Chính trị Quốc

gia Trong cuốn sách này tác giả cung cấp cho những người đọc những nhận thức cơ bản về hệ thống các khái niệm truyền thông và truyền thông trong xã hội hiện đại, đưa ra những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý, nhằm phát huy ngành truyền thông ở Việt Nam

Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế (2010), Truyền thông đại chúng

trong công tác Thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị -

Hành chính, Hà Nội Công trình nghiên cứu này cho rằng truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến và liên quan đến mọi cá thể xã hội

Trang 22

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên về truyền thông có những điểm giống nhau là đều đưa ra các quan niệm về truyền thông dưới nhiều góc

độ khác nhau Trong đó, có một số quan niệm tương đối phổ biến về định nghĩa truyền thông như sau:

Dưới góc độ ký hiệu lời, theo John R Hocber: truyền thông là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời

Dưới góc độ quá trình truyền tải, Berelson và Steiner lại cho rằng truyền thông là sự chuyển tải thông tin, ý tưởng, tình cảm, kỹ năng… bản thân hành động của quá trình truyền tải

Quan niệm của Dean C Barnlund dưới góc độ không rõ ràng, truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn

Ở góc độ tính công cộng, Frank Dance cho rằng: Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người

Góc độ quyền lực: Truyền thông là cơ chế qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng lên (S Schaehter, 1951)

Góc độ chủ định: Truyền thông về cơ bản quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó, nguồn thông tin truyền một nội dung đến người nhận với chủ đích tác động tới hành vi của họ (Gerald Miler, 1966)

Khái niệm truyền thông được đề cập đến trong cuốn Dictionary of Mission: Theology, History, Perspective, Maryknoll, New York: Orbis Books,

1998 của Karl Muller: “Truyền thông có nghĩa là tiến trình trao đổi tri thức giữa các cá thể hay tập thể, dẫn tới việc truyền đạt và trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tình cảm, hàng hoá, và dịch vụ Theo nghĩa rộng nhất, truyền thông bao gồm tất cả những gì đưa con người lại gần nhau hơn, ràng buộc và kết hợp

họ với nhau bằng cách này hay cách khác” [139,tr 73]

Trang 23

Như vậy với rất nhiều định nghĩa, có thể thấy tính phức tạp, đa dạng của truyền thông, do đó khi nghiên cứu về truyền thông phải mang tính liên ngành Với việc phân tích sâu về nội hàm và ngoại diên khái niệm khoa học về truyền thông, truyền thông đại chúng của các công trình nghiên cứu này là cơ sở trực tiếp để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển nhằm xây dựng khái niệm truyền thông tôn giáo nói chung và truyền thông mạng Công giáo nói riêng

Luận án của Nguyễn Thúy Hà (2013) Truyền thông tôn giáo từ năm 1990

đến nay (qua nghiên cứu trường hợp Phật giáo và Công giáo), luận án tiến sĩ

tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội nghiên cứu truyền thông tôn giáo với

chủ thể là Đảng, Nhà nước ta và đối tượng tiếp nhận truyền thông là tín đồ, chức sắc của Phật giáo cùng Công giáo; từ các phương diện đánh giá nội dung truyền thông là vấn đề tôn giáo, chính sách, pháp luật tôn giáo, chất lượng, hiệu quả truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng Trong luận

án này, tác giả trước hết khái quát những vấn đề chung về tôn giáo, chính sách tôn giáo và phân tích về truyền thông tôn giáo ở nước ta; đồng thời tìm hiểu thực trạng truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước qua khảo sát về tính hiệu quả, kết quả đối với tín đồ, chức sắc Phật giáo và Công giáo Từ đó rút ra những vấn đề về truyền thông tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đồng thời đưa ra khuyến nghị có tính giải pháp đối với cho công tác truyền thông tôn giáo và quản lý nhà nước về hoạt động truyền thông tôn giáo

Bài viết Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn

giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học của Nguyễn Thị Minh

Ngọc, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 03(129), năm 2014 Tác giả đề cập đến giá trị của truyền thông và chủ thể truyền thông của Phật giáo và Công giáo ở Việt Nam Trong đó, khái niệm truyền thông và truyền thông tôn giáo được làm rõ trước tiên Khi bàn về hệ thống giá trị của truyền thông tôn giáo, tác giả cho rằng truyền thông tôn giáo đã góp phần tích cực vào quá trình tăng

Trang 24

cường hiểu biết giữa các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay; gắn kết cộng đồng;

là phương tiện chủ đạo tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của

Đảng, Nhà nước về tôn giáo; là công cụ để các tôn giáo hội nhập với các vấn

đề xã hội; là vũ khi sắc bén để phản bác lại những luận điệu xuyên tạc tình

hình và chính sách tôn giáo ở Việt Nam Hiệu quả của truyền thông tôn giáo

và những mặt hạn chế của nó cũng được phân tích qua những số liệu, dẫn

chứng cụ thể Từ đó Nguyễn Thị Minh Ngọc đưa ra những kết luận và khuyến

nghị để thúc đẩy truyền thông tôn giáo phát triển, trở thành công cụ hữu hiệu

hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Nguyễn Nghị Thanh (2009), Công nghệ thông tin và tôn giáo, Tạp chí

Nghiên cứu Tôn giáo số 10 Bài viết đã phân tích sự tác động của công nghệ

thông tin và Internet - một phương tiện truyền thông đối với tôn giáo Theo đó

sự tác động này diễn ra với nhiều hình thức khác nhau ở hầu hết các lĩnh vực

cốt lõi như truyền giáo, giáo dục tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, tổ chức tôn

giáo Tác giả cho rằng Internet là công cụ có nhiều tiện ích không thể phủ

nhận nhưng việc quản lí các thông tin trên Internet về các lĩnh vực xã hội nói

chung và tôn giáo nói riêng còn nhiều khó khăn Từ đó tác giả đề ra một số

phương pháp quản lý như xây dựng hành lang pháp lí đáp ứng cho công tác

quản lí và kiểm soát các thông tin trên mạng; đồng thời xây dựng đội ngũ

nhân lực có trình độ cao về Internet

Nghiên cứu các khái niệm liên quan đến truyền thông mạng Công giáo:

Quan điểm của Giáo hội luận bàn về những khái niệm liên quan đến truyền

thông Trước hết là thuật ngữ truyền thông, thuật ngữ này được Công đồng

Vatican II dùng lần đầu tiên trong Sắc lệnh Inter Mirifica, được Giáo hoàng

Phaolô VI công bố ngày 4 tháng 12 năm 1963 Khái niệm truyền thông Công

giáo được các công trình khoa học luận bàn sau khi Sắc lệnh này ra đời Mặc

dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng khái niệm truyền thông Công

Trang 25

giáo được các tác giả nhấn mạnh khía cạnh “căn tính” Công giáo của các hoạt động truyền thông trong đời sống Giáo hội Theo tác giả Ngọc Lan, nghiên cứu các khái niệm truyền thông nên tiếp cận mục đích luận: “Mục đích của truyền thông Công giáo là truyền đạt đức tin và các giá trị Tin Mừng, và đó chính là truyền thông Đức Kitô cho thế giới nhờ các hình thức truyền thông

do người Công giáo thực hiện, bắt đầu bằng chứng tá đời sống của họ Như thế truyền thông Công giáo có thể là các hoạt động truyền thông do các thành phần trong Giáo hội đứng ra tổ chức hoặc điều hành, cũng có thể là sự cộng tác của giới Công giáo trong các chương trình truyền thông hữu ích, hoặc là

sự dấn thân đơn lẻ của người Kitô hữu trong các hoạt động truyền thông ngoài

xã hội… Nói cách khác, Truyền thông Công giáo nhắm đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong tầm tay cho việc rao giảng Tin Mừng

và phổ biến các giá trị của nền văn hóa Kitô giáo, làm cho sứ điệp Tin Mừng phù hợp với não trạng và tình cảm của con người hôm nay” [72]

Nguyễn Văn Đệ (2011), Giới trẻ và truyền thông Công giáo, bài thuyết

trình tại Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội, http://tonggiaophanhuet.net/home/ index Tác giả đưa ra khái niệm truyền thông là gì và phân tích ba yếu tố cấu thành truyền thông để từ đó tác giả tiếp tục phân tích truyền thông Công giáo, các phương tiện truyền thông Công giáo và ảnh hưởng của truyền thông Công giáo đến giới trẻ Tác giả cho rằng bản chất của truyền thông Công giáo với các nội dung và phương tiện kỹ thuật truyền thông không hoàn toàn tốt mà cũng không hoàn toàn xấu, nó tuỳ thuộc vào cách người sử dụng và người tiếp thu, tùy điều kiện, môi trường thích hợp của mỗi người

Truyền thông xã hội trong tôn giáo - trường hợp cổng thông tin điện tử của Công giáo ở Việt Nam của Trần Hữu Hợp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu

Tôn giáo số 03 năm 2015 Bài viết đã tìm hiểu việc sử dụng cổng thông tin điện

tử phục vụ cho các hoạt động của Hội đồng Giám mục Việt Nam Trong đó tác

Trang 26

giả nêu lên những quan điểm về truyền thông xã hội của Công giáo như coi các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Internet có vai trò quan trọng trong việc truyền giáo, phát triển đạo; giữ nguyên tắc đạo đức, thông tin phải tôn trọng phẩm giá con người và cộng đồng con người, phải phục vụ công ích và

cổ vũ tình liên đới Tác giả cũng đã khái quát tình hình các cổng thông tin điện

tử của Công giáo Việt Nam, đồng thời so sánh với một số tôn giáo khác

1.1.2.2 Những vấn đề về thực trạng, vai trò của truyền thông mạng Công giáo

Nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông Công giáo, tác giả Vũ

Thanh trong bài viết Văn hóa và Internet cho rằng: “Quả thật, mạng Internet

đang mang lại những thay đổi có tính cách mạng trong thông tin, báo chí, giáo dục, chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, tương quan giữa các dân tộc và các nền văn hóa Các khả năng hầu như vô tận của mạng điện toán toàn cầu không ngừng gây kinh ngạc cho cả những người làm ra và tham gia vào các hoạt động của nó Chiếc máy tính ngày nay gần như có khả năng của tất cả các loại phương tiện truyền thông khác, thêm vào đó khả năng kết nối vào mạng Internet với tốc độ đường truyền ngày càng được cải tiến và hàng loạt tiện ích khác nhau” [124]

Đánh giá về vai trò của truyền thông mạng Công giáo, Giáo hoàng Bênêđictô XVI trong Sứ điệp Ngày Quốc tế Truyền thông lần thứ 43, năm

2009 viết: “Nhiều thuận lợi phát sinh từ nền văn hóa truyền thông mới mẻ

này: các gia đình có thể giữ liên lạc cho dù bị chia ly bởi những khoảng cách lớn, các sinh viên và các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận dễ dàng và trực tiếp với các tài liệu, với các nguồn và với những khám phá khoa học và

do đó, có thể làm việc theo nhóm từ những nơi khác nhau; vả lại, bản chất tương tác của các phương tiện truyền thông mới tạo điều kiện dễ dàng cho những hình thức học tập và giao tiếp năng động hơn, đóng góp vào sự tiến

bộ của xã hội” [4]

Trang 27

Hội nghị Truyền thông xã hội của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu lần thứ VI năm 2007 tại Bangkok - Thái Lan nhấn mạnh vai trò của truyền

thông mạng đối với Công giáo như sau: “Truyền thông mạng là “Sự Hội tụ

của các phương tiện truyền thông”, vì với những ứng dụng kỹ thuật mới mẻ hiện nay, mạng có thể thay thế cho tất cả các phương tiện truyền thông khác Người ta có thể vào mạng để “chat” với người khác, để gọi điện thoại mà thấy được người nghe, để có thể đọc các loại sách báo, nghe nhạc hoặc các chương trình phát thanh, xem phim hoặc các chương trình truyền hình của mọi kênh trên toàn thế giới, thực hiện các loại giao dịch và tra cứu, cập nhật mọi loại thông tin mới mẻ nhất… Mạng còn được sử dụng cho các cuộc Hội nghị liên lục địa (tele-conference), các chương trình học từ xa (e-learning) ở mọi cấp, và là kho lưu trữ các hệ thống kiến thức của cả nhân loại Do đó mạng trở thành một công cụ tuyệt vời của truyền thông, trợ giúp đắc lực cho các hoạt động giáo dục, phổ biến kiến thức và thông tin, nối kết và chia sẻ, công tác xã hội và các hoạt động công ích khác” [93]

Sự ra đời của Internet và mạng xã hội đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, trong đó có đời sống tôn giáo Hơn hẳn báo chí, truyền thanh, truyền hình và điện thoại, mạng internet hiện nay đã có mặt khắp nơi, và hầu như ai cũng có thể

sử dụng Giáo hội một lần nữa khẳng định: “Internet là “quà tặng của Thiên Chúa” đồng thời là “cơ hội và thách đố chứ không phải sự đe dọa” [44]

Bên cạnh đó còn có một số bài viết gián tiếp đề cập tới vấn đề truyền

thông tôn giáo Trong bài viết Hoạt động truyền giáo trong bối cảnh bùng nổ

thông tin của thế giới hiện đại Công nghệ thông tin và tôn giáo, Lê Đức Hùng

đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 06 năm 2005 Tác giả đã phân tích những biểu hiện của hoạt động truyền giáo trong bối cảnh xã hội bùng nổ thông tin Đó là việc sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, phổ quát nhất là mạng thông tin toàn cầu Internet vào hoạt động truyền giáo; áp dụng công

Trang 28

nghệ hiện đại của truyền thông đại chúng phục vụ hoạt động truyền giáo; một

số hạn chế trong việc truyền giáo qua Internet hiện nay ở các nước đang phát triển; truyền giáo thông qua hệ thống kinh thánh, sách, báo, tạp chí tôn giáo Tác giả đã đưa ra kết luận rằng hầu hết các tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo lớn đã triệt để sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng vào hoạt động truyền giáo Có thể nói, truyền thông là cánh tay vươn dài của các tôn giáo, là phương tiện, công cụ đắc lực cho việc truyền giáo

Trong các công trình nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra những khái niệm, vai trò truyền thông nói chung và truyền thông tôn giáo nói riêng ở Việt Nam hiện nay Các bài viết đề cập đến hiện trạng truyền thông mạng tôn giáo

và xu hướng phát triển của truyền thông mạng trong đó chủ yếu là Phật giáo

và Công giáo

Nguyễn Ngọc Sơn (2005), Vài nét về hiện trạng truyền thông xã hội tại

Việt Nam, Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

Với tư cách là một linh mục Công giáo, tác giả cho rằng truyền thông không phải chỉ là một nhu cầu tự nhiên của con người mà còn là một mầu nhiệm siêu việt của người tín hữu muốn bước theo Chúa Giêsu Chính Ngài là nhà truyền thông đầu tiên và gương mẫu đã trao ban cả con người như một thông điệp để thắt chặt mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người và vũ trụ vật chất Đồng thời, Ngài đón nhận chúng ta với tất cả những gì của con người và vũ trụ vật chất tiềm ẩn trong đó, chỉ trừ tội lỗi, để cho ta được tháp nhập vào thiên tính và trở nên một với Ngài Tác giả còn cho rằng vai trò của các phương tiện truyền thông là những công cụ được sử dụng để bảo vệ trật tự an ninh xã hội và cũng có thể gây mất trật tự an ninh nếu người dân không biết

sử dụng đúng đắn Tác giả cung cấp những thông tin và số liệu tổng hợp từ sách báo chính thức của nhà nước về thực trạng truyền thông ở Việt Nam theo các mục như: sách, báo, thư viện, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, Internet

Trang 29

Về thực trạng của truyền thông tác giả nhận định trong mỗi lĩnh vực truyền thông riêng biệt, mức độ cởi mở hay hạn chế cũng khác nhau tuỳ theo từng địa phương và trình độ hiểu biết của người dân Thực trạng truyền thông tác giả chia thành hai phần: thực trạng truyền thông ở Việt Nam và truyền thông của Giáo hội Công giáo Việt Nam

Nghiên cứu về mặt trái của mạng xã hội Công giáo, tác giả Nguyễn Ngọc

Sơn cho rằng: “Hiện nay trong phạm vi quốc gia lẫn quốc tế đang tràn ngập một

số lượng khổng lồ các phương tiện truyền thông đủ loại, tốt xấu lẫn lộn, đang cố tranh giành ảnh hưởng: các sách báo tạp chí xuất bản định kỳ, các chương trình truyền thanh truyền hình, các loại phim ảnh, video, truyền thông điện tử hoặc kỹ thuật số qua vệ tinh và nhất là mạng internet trong số đó có rất nhiều nội dung xuyên tạc bóp méo sự thật, đồi bại khiêu dâm, hoặc cổ võ bạo lực hận thù Chúng đang xói mòn các giá trị, hạ thấp phái tính, đả phá hôn nhân và đời sống gia đình, gây nên những tác dụng xấu xa và cô lập con người trong một thế giới ích kỷ, hận thù, tàn ác… Nhiều thứ tương quan “ảo”, các loại tội phạm mới và các hình thức nghiện ngập mới của thời đại thông tin liên mạng đang gây ra những xáo trộn lớn lao cho gia đình và xã hội” [118, tr 36]

Nghiên cứu thực tiễn về tác hại mà truyền thông mạng gây ra cho Công giáo, tác giả Ngọc Lan viết: “Những ví dụ diễn ra khắp nơi cho chúng ta thấy rằng Internet đang có một tác động vô cùng lớn lao trên đời sống con người, kể

cả biến những điều có thật thành ảo và ngược lại Nhiều người đang để cho mình bị bệnh “nghiền mạng” hành hạ, họ dành rất nhiều thời gian cho “chat” (tán gẫu trên mạng), cho “game on-line” (các loại trò chơi trên mạng), cho các

“mối tình ảo”, các chương trình quảng cáo, giải trí “rẻ tiền” và nhiều loại thông tin “lá cải”, đó là chưa kể đến các nạn nhân của những trò gian lận, lừa đảo trên mạng, cờ bạc trên mạng, các chương trình khiêu dâm và bạo lực, thư nặc danh… Các phương tiện thông tin cũ chỉ nhằm xoá bỏ biên giới chính trị và

Trang 30

thực hiện một sự hoà nhập tốt đẹp hơn Nhưng với Internet, dự án không dám nói ra của việc xoá bỏ biên giới về văn hóa nhằm thống nhất cách suy nghĩ, hành xử và làm việc là một mục tiêu xem ra tốt đẹp, nhưng thực ra lại làm cho các nền văn hóa thống trị chi phối và lấn lướt toàn bộ thế giới Các nền văn hóa yếu hơn sẽ không phải là “được hoà nhập” mà là “bị đồng hoá” trong một tiến trình “toàn cầu hoá mới” Và đều đáng nói hơn cả, đó là một khuynh hướng không thể đảo ngược mà mọi người chỉ có thể tìm cách giảm thiểu mức độ tiến triển của nó” [94]

Những tác hại do truyền thông mạng mang lại cũng được nhiều học giả

đề cập tới Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng truyền thông mạng rất hấp dẫn, nó thu hút và dần dần lôi kéo họ xa rời những tương quan xã hội nếu lạm dụng mạng xã hội, sẽ tự giam mình trước màn hình vi tính nhiều giờ mỗi ngày mà không ý thức rằng mình đang lãng phí sức khỏe và thời gian

Theo Tác giả Vũ Văn An trong Đạo đức trong truyền thông, cập nhật

tại http://gpbanmethuot.vn/content thì “truyền thông mạng xã hội làm tha hóa con người, nếu không cẩn thận sẽ bị gạt ra ngoài lề rồi cô lập con người; lôi kéo con người vào những cộng đồng băng hoại được tổ chức xoay quanh các giá trị giả dối và phá hoại; cổ vũ sự thù nghịch và xung đột, biến người khác thành ma quỷ, tạo ra một não trạng ‘phe ta’ chống lại ‘phe chúng’; phô diễn những điều hèn hạ, thấp kém bằng sự hào nhoáng, trong khi lại không màng tới hay xem thường những gì cao quý và có giá trị; phổ biến những thông tin sai lạc, thất thiệt, ủng hộ những gì là xoàng xĩnh, tầm thường” [1]

Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Truyền thông năm 2008, Giáo

hoàng Bênêđictô XVI nhận định: “Khi truyền thông đánh mất trụ cột đạo đức

của mình, để cho xã hội khống chế thì rốt cuộc nó không còn để ý đến trọng tâm con người, có một phẩm giá bất khả xâm phạm Hệ quả là nó liều lĩnh tác động ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm của họ, trên chọn lựa của họ để cuối

Trang 31

cùng ràng buộc tự do và chính đời sống của họ vào những điều kiện khác nhau Chính vì vậy, truyền thông xã hội phải miệt mài bảo vệ con người và hết lòng tôn trọng phẩm giá con người” [5]

Gần đây nhiều công trình cứu đề cập đến thực trạng ảnh hưởng của truyền thông tới đời sống và lợi ích của “kỹ nghệ tình dục” qua truyền thông

mạng Văn kiện “Khiêu dâm và Bạo lực trong các phương tiện truyền thông”

của Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội chỉ rõ vấn đề khiêu dâm trên

các phương tiện truyền thông là: “một sự vi phạm quyền tư riêng của thân xác

con người trong bản chất là nam và nữ, hạ thấp nhân phẩm và thân xác con người thành một đối tượng vô danh của sự lạm dụng vì mục đích thỏa mãn dục vọng” [95] Nhiều nghiên cứu cho thấy các chương trình khiêu dâm là

động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của mạng và đem lại nhiều tiện ích mới cho người sử dụng, vì nếu không có những hoạt động này thì mạng chỉ đơn thuần là nơi gửi email mà thôi Nhưng cũng chỉ ra mặt xấu của nó, vì những trang web khiêu dâm này gây thương tổn nghiêm trọng cho nhân phẩm, nhất là đối với trẻ em và nữ giới

Nghiên cứu về giải pháp đối với truyền thông Công giáo, tác giả Ngọc

Lan nhấn mạnh: “Vấn đề chính vẫn là sự hiểu biết đúng đắn, ý thức và chọn

lựa của con người Giáo hội nhìn nhận rằng các phương tiện truyền thông không phải là những sức mạnh mù quáng của tự nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người Vì cho dù mạng Internet có đưa tới những hậu quả ngoài ý muốn, nhưng chính con người vẫn có quyền lựa chọn sử dụng mạng vào các mục đích và phương cách tốt hay xấu Những lựa chọn đó chính là trọng tâm của vấn đề luân lý đạo đức trong truyền thông, được thực hiện không phải chỉ

do những người tiếp nhận thông tin - những khán giả, thính giả, độc giả - mà đặc biệt do những người kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội và ấn định cơ chế, chính sách, nội dung của việc truyền thông” [95]

Trang 32

Giáo hoàng Bênêđictô XVI trong Sứ điệp Ngày Quốc tế truyền thông lần thứ 43, năm 2009 viết: “Các con hãy biết gánh lấy cách nhiệt tình việc

loan báo Tin Mừng cho những người đương thời với các con! Các con biết sự

sợ hãi và hy vọng của họ, sự nhiệt tình và thất vọng của họ: hồng ân cao quý nhất mà các con có thể làm cho họ là chia sẻ với họ “Tin Mừng” về một Thiên Chúa đã làm người, đã đau khổ, đã chết và đã phục sinh để cứu rỗi nhân loại”[ 4]

Hoàng Mạnh Đoàn (2002), trong luận án tiến sỹ: Công tác vận động

giáo dân của tổ chức Đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc bộ nước ta hiện nay

(luận án Tiến sỹ khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), đã nêu lên nội dung, chất lượng công tác vận động đồng bào Công giáo, đồng thời tác giả cũng đưa ra những biện pháp để nâng cao công tác vận động giáo dân trong đó xem vấn đề truyền thông Công giáo như một

bộ phận rất quan trọng để tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức hướng dẫn đồng bào Công giáo nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, khoa học, vận động giáo dân tích cực tham gia các phong trào ở khu dân cư, cảnh giác và đấu tranh các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch

Nguyễn Văn Đệ (2011), trong bài Giới trẻ và truyền thông Công giáo,

bài thuyết trình tại Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội, http://tonggiaophanhuet.net/home/index, đã đưa ra các các con số cụ thể về tình trạng sử dụng các phương tiện truyền thông ở nước ta: Cả nước có 89% làng xã có truyền dẫn cáp đồng và 95,9%, truyền dẫn cáp quang; Số làng xã

có thuê bao internet: 87%; Gia đình có điện thoại cố định: 65%; Mật độ điện thoại là 19,2 (thuê bao/100 dân); Điện thoại di động tính bình quân trên toàn quốc là 37,5%; Gia đình có máy thu thanh: giảm chỉ còn 10,7%; Gia đình có máy thu hình tăng: 90,4%; Gia đình sử dụng Internet: mật độ 30%; Gia đình

Trang 33

có máy tính cá nhân: 12,6% (Hà Nội 28%, Đà Nẵng 32%, TP Hồ Chí Minh 44%); Gia đình có nối mạng: 8,2% (Hà Nội 22%, Đà Nẵng 21%, TP Hồ Chí Minh 33%); Người dùng internet trong các hộ gia đình: 14,6% Ở đây tác giả cũng đưa ra là các loại hình thức truyền thông: rất khác nhau và đa dạng: cá thể, phi cá thể v.v

Nguyễn Vinh Giang (05/11/2010), trong bài Linh mục và vấn đề truyền

thông hiện nay, http://tonggiaophanhue.net/home/index, chỉ rõ các phương tiện

truyền thông xã hội ở những thập niên cuối thể kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã phát triển một cách lạ lùng, chi phối sâu đậm tất cả mọi nền văn hoá của toàn thể nhân loại Những phương tiện truyền thông xã hội này để lại dấu ấn rõ ràng trong những lĩnh vực quan trọng hiện nay như giáo dục, luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội Tác giả cho rằng Internet đang ngự trị trong thời đại chúng ta

Hội đồng Toà thánh về Truyền thông Xã hội có những đánh giá xác thực về những gì mà truyền thông mạng xã hội đóng góp cho Công giáo Những nghiên cứu của Giáo hội gần đây cho thấy truyền thông mạng xã hội Công giáo ngày càng đáp ứng nhu cầu của người Công giáo Việt Nam Hệ thống mạng xã hội đã liên kết với nhau để người đọc có thể tìm được những thông tin thích hợp cho nhu cầu riêng của mình Thực tế cho thấy Internet đem lại những ích lợi rất đặc biệt, vì nó cho phép người ta tiếp cận trực tiếp

và tức khắc những tài nguyên tôn giáo và tâm linh quan trọng - những thư viện khổng lồ, những văn kiện quan trọng của Giáo hội, những bài viết của các thần học gia cũng như kho tàng khôn ngoan tôn giáo của nhiều thời đại Internet có một khả năng đáng kể để vượt qua mọi khoảng cách, giúp con người tiếp xúc với những người thiện chí có cùng tư tưởng, gia nhập vào những cộng đoàn đức tin ảo để khích lệ và nâng đỡ lẫn nhau [44]

Những công trình nghiên cứu thực tiễn biểu hiện đời sống tôn giáo của Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở nước ta hiện nay có rất ít Gần

Trang 34

đây, những công trình nghiên cứu về đời sống tôn giáo dưới tác động của mạng

xã hội chủ yếu đề cập đến Phật giáo như hiện tượng “Chùa ảo”, “Nghĩa trang ảo” và các hiện tượng khác như xem tướng số qua mạng… Có thể nói rằng bên cạnh những vấn đề lý luận, thực tiễn đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo vẫn còn bỏ ngỏ cần quan tâm nghiên cứu

Tóm lại, hiện nay đã có những công trình nghiên cứu về đời sống tôn giáo của Công giáo qua các phương tiện truyền thông tôn giáo Các công trình trên đã đề cập tới truyền thông tôn giáo với chủ thể là các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam và Đảng, Nhà nước ta, đồng thời cũng luận bàn về truyền thông của Công giáo Một số tài liệu đó đã có những đánh giá về hiện trạng truyền thông

xã hội và truyền thông Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Đặc biệt là sau sự ra đời của Sắc lệnh Truyền thông Xã hội của Công đồng Vatican II, các công trình nghiên cứu đều dựa trên quan điểm của Giáo hội làm cơ sở Các tài liệu về truyền thông của Giáo hội được ban hành nhằm giúp người tín hữu có một sự hiểu biết đúng đắn và rộng mở, nhờ đó họ có thể sử dụng tốt các phương tiện và kỹ thuật truyền thông Các giáo huấn khác nhau ở nhiều cấp cũng giúp hướng dẫn, đào luyện lương tâm và khả năng biện biệt của người tín hữu trước những nguy cơ của các loại truyền thông sai lệch và độc hại

1.2 Những vấn đề đặt ra cho luận án

1.2.1 Về mặt lý luận

Việc nghiên cứu đời sống tôn giáo qua truyền thông mạng Công giáo hiện nay có sự thuận lợi lớn đó là truyền thông mạng đã và đang được Giáo hội Hoàn vũ và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam rất quan tâm

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thông, truyền thông tôn giáo nói chung và truyền thông mạng Công giáo nói riêng Các công trình này

về cơ bản đã làm rõ lý luận về truyền thông, đó là nội hàm và ngoại diên khái niệm truyền thông, truyền thông tôn giáo, phân loại, phương tiện, chủ thể của truyền thông, truyền thông tôn giáo trong lịch sử và hiện tại

Trang 35

Các công trình về truyền thông mạng Công giáo đã làm rõ vị trí và vai trò của truyền thông mạng trong xã hội hiện đại Đây là những cơ sở lý luận

để nghiên cứu sinh định nghĩa là làm rõ khái niệm truyền thông Công giáo và truyền thông mạng Công giáo

Vấn đề đời sống tôn giáo nói chung đã được các nhà nghiên cứu dưới góc

độ khác nhau như văn hóa, tôn giáo, lịch sử Các công trình đã làm rõ nội hàm và ngoại diên khái niệm đời sống tôn giáo và biểu hiện cụ thể của đời sống tôn giáo Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu đời sống tôn giáo của Công giáo được biểu hiện trên truyền thông mạng Công giáo như thế nào

1.2.2 Về thực tiễn

Cho đến nay, những công trình nghiên cứu thực tiễn đời sống tôn giáo của Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo và tác động của truyền thông mạng Công giáo trong đời sống tôn giáo ở nước ta còn rất ít Nhiệm vụ của luận án là phải làm rõ biểu hiện của đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo giáo và thực trạng tác động của truyền thông mạng Công giáo vào đời sống tôn giáo của Công giáo Việt Nam từ 2006 cho đến nay, khi mà trang mạng của Hội đồng Giám mục được khởi tạo và chính thức hoạt động

Như vậy, hiện chưa có công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam cũng như đời sống tôn giáo của Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam Quan điểm về truyền thông mạng của Giáo hội Hoàn vũ còn thiếu vắng trong các văn bản của Hội đồng Giám mục Việt Nam Các công trình nghiên cứu về Công giáo cũng chưa đề cập đến những vấn đề lý luận về đời sống tôn giáo của Công giáo dưới tác động của truyền thông mạng Công giáo

1.3 Khung phân tích lý thuyết

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Với đề tài luận án: “Đời sống tôn giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, nghiên cứu sinh xác định những câu hỏi nghiên cứu sau đây:

Trang 36

Câu hỏi 1: Truyền thông mạng Công giáo là một trong những phương tiện, công cụ truyền giáo và tổ chức cộng đồng trong đời sống tôn giáo của Công giáo?

Câu hỏi 2: Đời sống tôn giáo của người Công giáo được biểu hiện như thế nào trên truyền thông mạng Công giáo?

Câu hỏi 3: Truyền thông mạng Công giáo có đặc điểm, vai trò gì đối với đời sống tôn giáo của Công giáo

Câu hỏi 4: Những thách thức, hướng phát triển truyền thông mạng Công giáo và vai trò của quản lý nhà nước đối với truyền thông mạng Công giáo?

1.3.2 Giả thuyết khoa học

Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh xây dựng một số giả thuyết khoa học như sau:

Một là, Trong giai đoạn hiện nay sự bùng nổ của Công nghệ thông tin

đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng Giáo hội Hoàn vũ và Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập và đưa ra những quan điểm về truyền thông và

sử dụng truyền thông mạng là một trong phương tiện truyền giáo hữu hiệu

Hai là, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhưng trình độ và khả năng và mức hưởng thụ về công nghệ thông tin không thua kém gì so với các nước trên thế giới Vì thế truyền thông mạng tôn giáo nói chung và truyền thông mạng Công giáo cũng trở nên sôi động, dân chủ, khách quan, Truyền thông mạng Công giáo cũng là một phương tiện mà thông qua đó Công giáo biểu hiện đời sống của mình

Ba là, Truyền thông mạng Công giáo bên cạnh những tích cực còn có nhiều bất cập mà các thế lực thù địch lợi dụng để đưa những thông tin sai lệch chống phá Đảng và Nhà nước ta cho nên phải có giải pháp để truyền thông mạng Công giáo trở thành một công cụ hữu hiệu để phát triển đạo Công giáo

và tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

Trang 37

1.3.3 Lý thuyết nghiên cứu

Để trả lời những câu hỏi nghiên cứ trên và mục đích của luận án, nghiên cứu sinh dựa vào lý thuyết sau:

Thứ nhất: Lý thuyết truyền thông

Lý thuyết truyền thông là một ngành trong khoa học xã hội, nghiên cứu

về bản chất và hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với các cá nhân và xã hội, cũng như phân tích những nội dung truyền thông và các biểu hiện truyền thông trong thực tế Với tư cách là một bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu truyền thông sử dụng các phương pháp và lý thuyết của các ngành khoa học khác như xã hội học, nghiên cứu văn hoá, tâm lý học, lý thuyết nghệ thuật, lý thuyết thông tin, và kinh tế học

Lý thuyết này do những nhà nghiên cứu truyền thông tiêu biểu đưa ra gồm Marshall McLuhan, Stuart Hall, Ien Ang và Jean Baudrillard Lý thuyết truyền thông phổ biến vào những năm 1970 là quan hệ giữa truyền thông và quyền lực

Lý thuyết truyền thông cho phép luận án làm rõ khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương tiện của truyền thông, truyền thông tôn giáo, truyền thông Công giáo, truyền thông mạng Công giáo Lý thuyết này được sử dụng trong chương 1 phần thao tác khái niệm truyền thông, truyền thông tôn giáo, truyền thông Công giáo và truyền thông mạng Công giáo Chương 2 lý thuyết này được sử dụng để làm rõ quan điểm về truyền thông của Tòa thánh Vatican, Hội đồng Giám mục Việt Nam, so với các hình thức truyền thông truyền thống thì truyền thông mạng Công giáo có những điểm nổi bật hơn

- Lý thuyết thực thể tôn giáo Lý thuyết này cho phép luận án xem tôn

giáo là một thực thể xã hội đặc biệt, bao gồm ba bộ phận cấu thành: niềm tin vào cái thiêng, việc thực hành gắn với niềm tin đó và cộng đồng người có cùng niềm tin vào cái thiêng Vận dụng lý thuyết này, luận án sẽ triển khai

Trang 38

nghiên cứu đời sống tôn giáo của Công giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay trên ba phương diện là: Niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo

Luận án khi sử dụng lý thuyết này không phải là toàn bộ của thực thể tôn giáo mà chỉ đi vào hai nội dung đó là niềm tin và cộng đồng Song niềm tin ở đây được thể hiện qua đời sống đạo; Cộng đồng ở đây thể hiện qua những việc làm của dân Thiên Chúa (gồm hàng giáo phẩm, giáo dân và tu sĩ)

Lý thuyết này được sử dụng trong chương 3 của luận án để phân tích những biểu niện cụ thể của đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở khía cạnh niềm tin đó là: thần học, truyền giáo và thực hành đức tin

Lý thuyết cấu trúc-chức năng Lý thuyết này do Durkheim, Weber,

tiếp đó là E Tylor, B Malinowski phát triển, được xử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo Lý thuyết cấu trúc cho phép luận án nghiên cứu Công giáo là một thực thể xã hội đặc biệt, có hệ thống cấu trúc gồm nhiều bộ phận, thiết chế cấu thành và chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể

Cấu trúc để nhìn cấu trúc các loại mạng truyền thông cũng như các tầng diện của mạng, các đường linhk nối kết Chức năng của truyền thông mạng Công giáo nói chung và của tầng diện, đường nối kết thể hội nội và ngoại mạng

Tiếp cận lý thuyết chức năng khi nghiên cứu đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam giúp ta thấy được quá trình truyền

bá đức tin (truyền giáo), tiếp nhận đức tin (gia nhập đạo) và thực hành đức tin tạo thành các cộng đồng Công giáo Lý thuyết cấu trúc-chức năng được áp dụng trong luận án để nghiên cứu ở chương 4, nhằm chỉ ra vai trò, tác động, ảnh hưởng của truyền thông mạng Công giáo đối với đời sống sinh hoạt tôn giáo của Công giáo ở nước ta hiện nay

Trang 39

1.4 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án

1.4.1 Khái niệm truyền thông, truyền thông tôn giáo, truyền thông Công giáo

và truyền thông mạng Công giáo

Giáo trình Lý luận báo chí và truyền thông định nghĩa: Truyền thông là

một quá trình mang tính liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức và hành vi [38, tr 9]

Theo định nghĩa này, khái niệm truyền thông được hiểu như sau:

Thứ nhất, truyền thông là một quá trình, có nghĩa là nó không phải là

một việc làm nhất thời hay xảy ra trong khuôn khổ thời gian hẹp mà diễn ra trong một khoảng thời gian lớn Quá trình này là liên tục vì nó không thể kết thúc ngay sau khi truyền thông chuyển tải một nội dung cần thiết mà còn tiếp diễn sau đó Đấy là quá trình trao đổi hoặc chia sẻ giữa ít nhất là hai thực thể

và cả hai bên đều cho và nhận

Thứ hai, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này

cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông

Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành

vi Truyền thông là sự cố gắng tạo lập sự hiểu biết chung của con người với mục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội

Trang 40

Ngoài ra, để có cách hiểu đúng về truyền thông còn cần phải phân biệt

sự khác nhau giữa khái niệm truyền thông với khái niệm các phương tiện

truyền thông đại chúng Các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media

hay Mass Communication) bao gồm: sách, báo, đài phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, báo chí điện tử phát trên mạng Internet Các phương tiện truyền thông đại chúng là phương tiện quan trọng và hiệu quả nhất của quá trình truyền thông nhưng không phải là truyền thông như đang được đề cập ở đây

Cơ chế hoạt động của truyền thông

Cơ chế hoạt động của truyền thông là quá trình chuyển tải, chia sẻ, trao đổi thông tin bao gồm nhiều bước Quá trình đó được nhà chính trị học Mỹ

Harold Lasswell khái quát trong công thức: “Ai nói gì? Theo kênh nào? Tới

ai? Tác động gì?” Theo công thức đó, có thể mô hình hóa cơ chế hoạt động

của truyền thông như sau:

Bảng 1: Mô hình hóa cơ chế hoạt động của truyền thông

Theo bảng trên, quá trình truyền thông bao gồm 5 yếu tố cơ bản: Nguồn phát – thông điệp – kênh truyền tải – nguồn nhận – phản hồi

Như vậy truyền thông là trao đổi thông tin liên tục giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội, giữa các tổ chức với cộng đồng nhằm hiểu biết lẫn nhau từ đó dẫn tới hiệu quả trong nhận thức và hành vi

NGUỒN

KÊNH TRUYỀN TẢI

NGUỒN NHẬN

PHẢN HỒI NHIỄU

Mã hóa

Giải

Hiệu quả

Ngày đăng: 27/10/2016, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Văn An, Truyền thông Công giáo và thời đại kỹ thuật số, http://gpbanmethuot.vn/content/truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-c%C3%B4ng-gi%C3%A1o-v%C3%A0-th%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%A1i-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-s%E1%BB%91 truy cập ngày 25/ 4/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông Công giáo và thời đại kỹ thuật số
2. Mai Thùy Anh (2015), Truyền thông tôn giáo tại Việt Nam hiện nay, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông tôn giáo tại Việt Nam hiện nay
Tác giả: Mai Thùy Anh
Năm: 2015
3. Lê Đình Bảng (2009), Hành trình 100 năm báo chí Công giáo Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình 100 năm báo chí Công giáo Việt Nam
Tác giả: Lê Đình Bảng
Nhà XB: Nxb Tôn Giáo
Năm: 2009
6. “Cả thế giới lên mạng” (2002), Bốn mươi năm sau vatican hai nhìn lại. Tài liệu hội thảo, mùa vọng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cả thế giới lên mạng
Tác giả: “Cả thế giới lên mạng”
Năm: 2002
7. Các tham dự viên được chào đón nồng nhiệt tại hội nghị truyền giáo Á Châu, Cổng thông tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam,http://hdgmvietnam.org, truy cập tháng 6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tham dự viên được chào đón nồng nhiệt tại hội nghị truyền giáo Á Châu
4. Bênêđictô XVI (2009), Sứ điệp ngày thế giới truyền thông năm 2009, cập nhật tại: http://hdgmvietnam.org/su-diep-cua-duc-thanh-cha-benedicto-xvi-nhan-ngay-quoc-te-truyen-thong-xa-hoi-lan-thu-43-24-05-2009/317.114.3.aspx Link
24. Doanh nhân Sài Gòn, "5 xu hướng truyền thông xã hội năm 2014, cập nhật tại: http://www.thongtincongnghe.com/article/54986 Link
32. Khánh Hà (BBC), "Nhà thờ thực tại ảo: Cầu nguyện thời Internet?, http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nha-tho-thuc-tai-ao-Cau-nguyen-thoi-Internet/20381181/195/ Link
41. HĐGMVN, Thư chung năm (1980), Rao giảng Tin Mừng giữa lòng dân tộc, Hà Nội: HĐGMVN, 1980. Cập nhật tháng 5 năm 2015 tại Cổng thông tin điện tử của HĐGMVN: http://hdgmvietnam.org/thu- chung-2000-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam/226.116.3.aspx Link
57. Mạnh Hữu, Giáo hội và diễn đàn internet, cập nhật tại http://tgpsaigon.net/, ngày 02/11/2012 Link
91. Ngày quốc tế truyền thông xã hội 2009 - Phỏng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội, Cổng thông tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam, http://hdgmvietnam.org/, truy cập tháng 6/2015 Link
94. Ngọc Lan, Truyền thông Công giáo Việt Nam trong hơn 50 năm qua, http://www.hdgmvietnam.org/truyen-thong-cong-giao-tai-viet-nam-trong-50-nam-qua/1777.65.24.aspx Link
97. Trần Đình Long, Mục vụ truyền thông trong thế giới kỹ thuật số, http://www.giaophanvinhlong.net/Truyen-Thong-Cong-Giao-Viet-Nam-3.html Link
98. ĐGM. Giuse Nguyễn Năng, Dạy giáo lý theo định hướng truyền giáo: http://gpcantho.com/bai-viet-giao-phan-can-tho-day-giao-ly-theo-dinh-huong-truyen-giao-8923.aspx Link
121. Sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô nhân ngày thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48 cập nhật tại http://hdgmvietnam.org/su-diep-cua-duc-thanh-cha-phanxico-cho-ngay-the-gioi-truyen-giao-2015/7031.114.3.aspx Link
128. Nguyễn Thị Thân, truyền giáo trong thế giới truyền thông, http://www.tanhienducmelentroi.net/?p=2553 Link
129. Theo Wikipedia, từ điển bách khoa trên mạng tại http://en.wikipedia.org/wiki/Socialcommunications Link
130. Theohttp://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/TuDuc/163LoiChuaDoiSongThanhHien.htm Link
133. Phạm Huy Thông, Diện mạo của báo chí Công giáo ở Việt Nam, nguồn : http://danchuausa.net Link
137. Blog Nguyễn Hữu Vinh (http://www.chungnhanduckito.net) Tiếng Anh Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w