1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở việt nam hiện nay

26 319 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 36,37 KB

Nội dung

Phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Thực tế cho thấy, tôn giáo không chỉ có vai tr

Trang 1

Quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở việt nam hiện nay

1 Quan điểm nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềtôn giáo, vận dụng đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôngiáo và mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội, luận án xin đưa ra một số quan điểm cótính chất nguyên tắc nhằm phát huy những tác động tích cực của một số xu hướngbiến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay

1.1 Phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Thực tế cho thấy, tôn giáo không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống tinhthần của một bộ phận quần chúng nhân dân mà còn đóng vai trò rất lớn vào hoạt độngkinh tế Sự tác động này vừa trực tiếp và vừa gián tiếp

Tác động trực tiếp, như đã trình bày ở phần thực trạng, đó là kinh tế tôn giáođang hoạt động rất mạnh mẽ, dưới các dạng thức: Dịch vụ tâm linh, hàng hóa hóa tâmlinh (đồ ăn thức uống, trang phục phục vụ cho các tôn giáo), du lịch tâm linh,… sựđóng góp của nó vào nền kinh tế Việt Nam cụ thể là bao nhiêu, chưa có một điều tra,thống kê nào thực hiện điều này (Một trung tâm thống kê xã hội học Mỹ đã thống kêđược con số mà tôn giáo đóng góp khoảng 1.200 tỷ USD vào GDP của nước Mỹ mỗinăm Con số này bằng sự đóng góp của 10 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ cộng lại, bằngxấp xỉ tổng GDP của 15 quốc gia trung bình trên thế giới – ý kiến của B.Grim trongHội thảo Quốc tế “Kinh tế tôn giáo trong Cộng đồng ASEN” ngày 24, 25 tháng 10năm 2017 tại Trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).Tuy nhiên, chúng ta cũng nhìn thấy sự tham gia vào đời sống kinh tế của những hoạtđộng tôn giáo trong những hoạt động du lịch tâm linh như: Bái Đính – Tràng An, Yên

Tử - Hạ Long, Tây Thiên – Tam Đảo,…các hàng hóa tâm linh cũng được buôn bán,

Trang 2

trao đổi: tranh, ảnh, tượng,…Trong tương lai gần, những hoạt động ngày càng trở nênmạnh mẽ, gắn với sự trở lại của tâm thức tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam.

Sự tác động gián tiếp của tôn giáo lên đời sống kinh tế, đó chính là tác độngđến thái độ lao động, đạo đức kinh doanh, sự điều tiết các ham muốn lợi nhuận, hammuốn mục đích của các cá nhân khi tham gia vào đời sống kinh tế Đây là sự tác độngmặc dù gián tiếp nhưng lại rất mạnh mẽ vào mục tiêu, định lượng hệ giá trị kinhdoanh Một nền kinh tế nếu chịu sự tác động bởi những nguyên tắc đạo đức tôn giáo

sẽ tạo ra sự phát triển hài hòa Phát triển kinh tế gắn với giá trị đạo đức, văn hóa tôngiáo là sự phát triển bền vững không chỉ đối với kinh tế mà còn đối với văn hóa, xãhội nói chung

Mỗi một tôn giáo đều có những giá trị riêng của đời sống đức tin Nếu Phật giáochủ trương “không”, bởi giáo lý “sắc - không”, bởi nhân quả, nghiệp báo,… thì chắcchắn, những tín đồ Phật tử khi tham gia kinh doanh, buôn bán cũng luôn chú trọng đếnviệc “tích đức” cho đời sau và cho con cái Nếu như vậy, quả thật là đáng quý, bởi đứctin tôn giáo như một sợi dây vạch giới hạn cho những ham muốn vật chất tầm thườngcủa con người Con người sẽ không phải vì những gì không thuộc về mình để có thểđánh mất đi sự “thanh thản trong lương tâm”, điều này tưởng như dẫn con người ta rơivào một mâu thuẫn giữa một bên là khuyến khích làm việc lương thiện còn một bên thìchạy đua theo cuộc sống vật chất Vậy tôn giáo có kìm hãm phát triển kinh tế không?Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì, các tôn giáo cũng đều khuyến khích tín đồ làmkinh tế, làm giàu cho bản thân mình và làm giàu cho xã hội Tuy nhiên, cái cách làmgiàu của người tôn giáo đòi hỏi tín đồ của mình phải thực hiện theo các giới răn, theogiáo lý của mình nên động cơ thúc đẩy làm kinh tế sẽ được kiểm soát bằng những giáo

lý, giáo luật Điều này góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh hành vi kinh doanh, động cơlàm kinh tế, không phải chỉ cho bản thân mình nữa mà cho toàn xã hội Chính vì vậy, nếukết hợp được mục tiêu phát triển kinh tế gắn với các hoạt động kinh tế trong hoạt độngtôn giáo thì sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế một cách bền vững

Số người cần được hưởng những chính sách công từ dịch vụ y tế: những ngườinghèo, người già không nơi nương tựa, những vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên

Trang 3

bị thiên tai lũ lụt,… trên đất nước ta rất lớn Ở đó, việc cung cấp các dịch vụ giáo dục,

tư vấn chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống tâm lý, của các tín đồ diễn ra thườngxuyên Những khủng hoảng về văn hóa, tâm lý do quá trình toàn cầu hóa và quá trìnhcông nghiệp hóa cũng đang là những nguy cơ tiềm ẩn, gây bất an, hoang mang trongđời sống tinh thần của một bộ phận người trẻ cũng như người già ở Việt Nam Đâychính là đối tượng đang có nhu cầu khao khát cần những dịch vụ chăm sóc về đời sốngtinh thần và đời sống vật chất

Mục đích của các tôn giáo là “giải thoát”, là “cứu thế” Những hoạt động từ thiện

là những hoạt động gắn với tôn giáo, phù hợp với nội dung giáo lý, cách hướng conngười đến cái Chân, Thiện, Mỹ, chăm lo đời sống tinh thần, đời sống vật chất cho conngười Các tổ chức Phật giáo Việt Nam, Công giáo Việt Nam và các Hội thánh TinLành ở Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng làm công tác từ thiện, các dịch

vụ công, giúp đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội

Mỗi một chức sắc tu hành của Phật giáo hay Công giáo, Tin Lành cũng lànhững người đứng đầu trong các hoạt động an sinh xã hội, an ninh tâm linh Họ cókhả năng nhập vai rất lớn, có lúc vai trò như một nhân viên Công tác xã hội trong việc

tư vấn tâm lý cho những tín đồ của mình khi gặp phải những khó khăn trong côngviệc, trong cuộc sống Có khi, lại là người đi tiên phong đứng ra kêu gọi ủng hộ, giúp

đỡ trong các chương trình thiện nguyện giúp đỡ những người yếu thế, những ngườigặp khó khăn Có thể nói, sức ảnh hưởng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việckêu gọi các hoạt động thiện nguyện cũng như an sinh xã hội là rất lớn

Mỗi tín đồ của các tôn giáo là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đónggóp vào các hoạt động an sinh xã hội Họ cũng sẵn sàng cùng các vị chức sắc trong tôngiáo mình đứng ra tổ chức các hoạt động thiện nguyên, thậm chí, tự đứng ra để đóng gópcho các hoạt động này Có thể nói, hoạt động của các tôn giáo và an sinh xã hội luôn gắnliền với nhau Trong cách hiểu ngày nay, an sinh xã hội như một chức năng của tôn giáohiện đại Các tổ chức cũng như tín đồ các tôn giáo đã tích cực hưởng ứng đường lối, chủtrương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt phương châm sống “tốt đờiđẹp đạo”, “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc”,… Điều này được khẳng định trong Văn

Trang 4

kiện Đảng lần thứ XII của Đảng ta: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tínngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều

lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật,đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”1 Vì vậy cần có nhữngchính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các hoạt động an sinh

xã hội, coi an sinh xã hội là mục đích, phương tiện tu hành của đời sống thực hành tôngiáo, có như vậy, sẽ phát huy được vai trò cũng như những giá trị tốt đẹp của tôn giáo vàhạn chế những tác động tiêu cực, làm cho tôn giáo đóng góp vào đời sống xã hội ngàycàng thiết thực, có ý nghĩa hơn

1.2 Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời chống lợi dụng tôn giáo thực hiện các âm mưu chính trị phản động

Khi thừa nhận tôn giáo còn tồn tại lâu dài, trước tiên quan niệm coi tôn giáo là

“mê tín dị đoan” cần phải loại bỏ, thay vào đó bằng nhận thức: “tôn giáo còn là nhu cầucủa một bộ phận nhân dân”, các tôn giáo cũng có thể đồng hành cùng với chủ nghĩa xãhội, “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiệnnhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chốngviệc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích Tổ quốc và nhân dân”2 Tinh thầnnày được khẳng định ở Đại hội Đảng lần thứ VIII: “Về tôn giáo, thi hành nhất quánchính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nàocủa công dân”3 Khẳng định quyền bình đẳng của các tôn giáo, khẳng định Việt Namkhông có tôn giáo nào chiếm vị trí chủ lưu, cũng tức là khẳng định Nhà nước hoàn toànđóng vai trò trung lập giữa các tôn giáo: “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.Bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Nhà nước Nghiêmcấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Trang 5

làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”4 Có thể nói, đây là một sự chuyểnbiến quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng nhậnthức này đã xóa bỏ được tình trạng phân biệt, đối xử với người có tôn giáo với ngườikhông theo tôn giáo, để từ đó có thể thực hiện được nhất quán chính sách tôn trọng vàbảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, từ đó phát huy được nhữnggiá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, góp phần tạo ra khối đại đoàn kết tôngiáo, đại đoàn kết dân tộc nhằm thúc đẩy sự ổn định chính trị, kinh tế, phát triển đấtnước Sự kiên trì trong quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trướcnhững biến đổi lớn của tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội trong nước cũngnhư quốc tế càng khẳng định thêm tính đúng đắn trong nhận thức của Đảng ta nhằm:

“Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tínngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt độngtín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật”5

Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội ban hành và có hiệu lực là những hướngdẫn cụ thể hơn quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề tôn giáo, giúp các tôn giáo cóthể phát huy được vai trò của mình đối với đất nước và xã hội, đồng thời giúp các cơquan quản lý tôn giáo tốt hơn, có thể ngăn ngừa trước những hành vi lợi dụng tôn giáo

để xâm lược, phá hoại đất nước của kẻ thù

1.3 Đảm bảo lợi ích dân tộc và hòa bình quốc tế qua các quan hệ tôn giáo Việt Nam và các tổ chức tôn giáo quốc tế

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hóa của chúng ta không ngừngđược mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu (trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị,kinh tế và tôn giáo) Tôn giáo là một nhân tố thúc đẩy và mở rộng quan hệ quốc tế bởinhững giá trị nhân văn Thực tế đã chứng minh trong những năm qua, nhờ những quan hệtrong hợp tác về tôn giáo cũng giúp cho việc mở rộng các quan hệ chính trị, kinh tế(trong đó đặc biệt phải nói đến du lịch) và văn hóa của Việt Nam với bạn bè năm châu

4 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.126

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, tr.165

Trang 6

Qua các diễn đàn Đại hội các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới cũng như những sựkiện tôn giáo được tổ chức ở trong nước cũng như khu vực, một giá trị mới trong đờisống tôn giáo hiện đại đó chính là xu hướng đối thoại tôn giáo Xu thế này giúp giảmbớt những khác biệt về tôn giáo, chính trị, giảm bớt được thái độ kỳ thị cũng như lợidụng những sự bất đồng giữa các tôn giáo để lôi kéo, trở thành những vấn đề nóng củachính trị

Khi các tôn giáo có thể đối thoại với nhau cũng là lúc sự khác biệt về đức tin tôngiáo được tôn trọng Đại hội lần thứ 3 của các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới tổ chứctại Astana (vào đầu tháng 7 năm 2009) gồm các tiểu ban: 1) Các giá trị đạo đức và tinhthần; 1) Công bằng, hòa bình và an ninh; 3) Môi trường xung quanh và sự hài hòa; 4) Đốithoại và Hợp tác; 5) Tình đoàn kết trong thời kỳ khủng hoảng Như vậy, hoạt động của 5Tiểu ban này nhằm tập trung theo đuổi mục tiêu để ổn định hòa bình thế giới: ủng hộ vàtạo điều kiện cho các nỗ lực của các nhà lãnh đạo và các tổ chức tôn giáo trong việc thiếtlập các cuộc đối thoại liên tôn giáo đích thực, ủng hộ đối thoại giữa các tôn giáo và cácnền văn minh nhằm cải thiện sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau Đây được xem như làmột nhân tố tạo nên sự sự đoàn kết thế giới

Đại hội quốc tế Phật giáo Vesak được tổ chức ở Việt Nam 2 lần liên tiếp, năm

2008 ở Hà Nội và năm 2014 ở Ninh Bình và dự kiến tháng 5 năm 2019 sẽ tổ chức lầnthứ 3 ở Hà Nam, là một hoạt động gây tiếng vang lớn trong cộng đồng Phật giáo thếgiới Thế giới không chỉ biết đến Phật giáo Việt Nam mà thông qua những hoạt động

có tính chất quốc tế này, Phật giáo Việt Nam cũng khẳng định được vị thế trên thếgiới, đồng thời thông qua đó, thế giới sẽ biết đến văn hóa con người, đất nước ViệtNam

Thông qua quan hệ quốc tế về tôn giáo, tiếng nói của Việt Nam cũng được vươncao trên tầm quốc tế Đây là những cứ liệu quan trọng, là tiếng nói thể hiện thái độ ủng

hộ hòa bình, phản đối chiến tranh của các tôn giáo Ví dụ, năm 2008, khi Công giáo thếgiới tổ chức “Ngày giới trẻ quốc tế” (WYD) ở Australia, Hồng y Phạm Minh Mẫn đã gửithư đến cho đoàn Việt Nam: WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada đều có một sự kiện

mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự tắc nghẽn con đường hiệp thông của các

Trang 7

bạn trẻ Việt Nam Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đã được giăng lên trong lúc các bạn trẻViệt Nam đến từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hay sinh hoạt chung(Theo Phạm Huy Thông trong Hội thảo “Những chuyển biến quan trọng của đời sống tôngiáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay” tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tháng 12 năm2017) Từ đó chúng ta thấy được, các hoạt động tôn giáo sẽ là nhân tố giúp củng cố vịthế của Việt Nam trên thế giới, đồng thời thể hiện rõ thái độ, quan điểm của Việt Nam làmột quốc gia yêu chuộng hòa bình, coi trọng nhân phẩm, quyền con người, trong đó cóquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người

Vì vậy, trong quan hệ ngoại giao cũng như trong đường hướng hoạt động củacác tôn giáo, chúng ta phải biết vận dụng khéo léo vấn đề tôn giáo và quan hệ quốc tế,một mặt thúc đẩy quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với các nước trên thế giới, mặtkhác, thúc đẩy sự phát triển của các tôn giáo, làm cho các tôn giáo của Việt Nam có

cơ hội để phát triển ra thế giới, thông qua đó góp phần củng cố sự ổn định chính trị,hòa bình của Việt Nam

2 Một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền về các xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay

Các xu hướng biến đổi tôn giáo Việt Nam cũng như thế giới đang diễn ra phức tạp

Cần phải thấy rằng, hiện nay, các xu hướng biến đổi tôn giáo đang diễn ramạnh mẽ, có những xu hướng khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể Sự xuấthiện của những xu hướng này là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố, từ kinh

tế, chính trị, đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam cũng như những tác động của đờisống tôn giáo thế giới

Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy, hai xu hướng đa dạng hóa tôngiáo và thế tục hóa tôn giáo được coi là hai xu hướng biến đổi chủ lưu, tuy nhiên, trongthời gian tới, cùng với sự phát triển của xã hội công nghiệp và sự tự ý thức cá nhân, khi

mà con người sẽ dần rút khỏi không gian sinh hoạt tôn giáo chung sẽ dần lui vào đời sống

Trang 8

cá nhân thì xu hướng cá nhân hóa tôn giáo có thể sẽ là xu hướng chủ đạo, chi phối đờisống tôn giáo của Việt Nam Nếu điều này xảy ra, chắc chắn rằng, những hiện tượng tôngiáo cá nhân, ảnh hưởng của cá nhân trong hoạt động tôn giáo sẽ tăng lên nhanh chóng

và phổ biến Vì vậy, đối với hoạt động tôn giáo, các cấp ủy đảng, chính quyền cần nhìnnhận sự biến đổi tôn giáo là một tất yếu cũng với sự biến đổi của các yếu tố xã hội, có

dự báo đúng xu hướng vận động, biến đổi của tôn giáo, giúp cho việc hoạch định cácchính sách phát triển tôn giáo cũng như chủ động ứng xử với những tình huống liênquan đến tôn giáo dựa trên sự hài hòa giữa tôn giáo và chính trị, bảo đảm quyền tự dotín ngưỡng tôn giáo của công dân, nhưng cũng đảm bảo được sự nghiêm minh của phápluật, giữ vững được định hướng cũng như sự lựa chọn của Đảng cộng sản Việt Nam

Khi thừa nhận các xu hướng biến đổi tôn giáo đang diễn ra mạnh mẽ, các cấp

ủy Đảng cũng có thể dự báo được khuynh hướng phát triển, khả năng tác động và ảnhhưởng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, từ đó có những biện pháp có tính chấtngăn ngừa kịp thời, tránh được những hậu quả ngoài ý muốn, gìn giữ được trật tự, antoàn xã hội

Nâng cao cảnh giác cho các cấp ủy Đảng trước âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình”

Đời sống tôn giáo hiện nay dưới tác động của các xu hướng biến đổi tôn giáođang diễn ra những diễn biến rất phức tạp Các hiện tượng tôn giáo, đặc biệt là các

sự kiện và nhân vật tôn giáo thường được lồng ghép trong các sự kiện chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội khác hòng làm mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cáccấp ủy Đảng, chính quyền Trong thực tế, đã không ít những sự kiện các thế lực thùđịch lợi dụng tôn giáo như một vũ khí nhân quyền, chính trị lợi hại nhằm công kích

sự lãnh đạo của Đảng, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, để nhân dân cónhững hình ảnh xấu về chế độ, chính sách và cá nhân một số các đồng chí lãnh đạocấp cao Chính vì vậy, trong nhận thức của cấp ủy Đảng các cấp phải không ngừnggiáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như thái độ ứng xử tỉnh táo trước nhữnghiện tượng tôn giáo Đặc biệt, trong những năm gần đây, vấn đề Tin Lãnh và các Hệphái Tin Lành, khi xâm nhập vào các vùng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vấn đề “ba

Trang 9

Tây” (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ), các âm mưu lợi dụng diễn biến hòabình đã theo chân các hệ phái Tin Lành, thông qua vai trò của điểm trưởng, nhómtrưởng để tuyên truyền, duy trì và củng cố sự lớn mạnh của chúng ở Việt Nam TinLành ngày nay với thế mạnh về các hoạt động kinh tế, các hoạt động cứu trợ, việntrợ nước ngoài để chi phối hoạt động của một số công ty, một số lĩnh vực Cũngchính nhờ nguồn tài chính dồi dào, các hệ phái Tin Lành hiện nay đang tổ chức,tuyên truyền, lôi kéo những người chưa theo tôn giáo hoặc những người theo các tôngiáo khác gia nhập vào các hệ phái Tin Lành Thậm chí, các tín đồ nước ngoài cũngđang chịu sức hút mạnh mẽ, bởi lực lượng mục sư hùng hậu, được đào tạo khá bàibản, lại có lòng “sùng đạo”, tận hiến cho Thiên Chúa Tầng lớp trí thức, học sinh,sinh viên và những công chức tại các thành phố lớn đang là đối tượng lôi kéo, dụ dỗcủa các hệ phái Tin Lành Họ có những hình thức cổ động, tuyên truyền khá mới mẻ

và hấp dẫn, đi vào từng hoàn cảnh, tâm lý của quần chúng để thông qua đó chiếmlĩnh được cảm tình, niềm tin và sự đồng ý thực hiện phép Bắp têm Các cấp ủy Đảngcần nhận thức rằng, sở dĩ Tin Lành có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa quaxuất phát từ chính đặc điểm thần học của Tin Lành (khẩu hiệu: chỉ tin vào KinhThánh, chỉ tin vào Thiên Chúa, chỉ tin vào Ân sủng) và nguyên tắc tổ chức của Hộithánh (Tự dưỡng, tự diễn, tự giáo) Khi nhận thức được điều đó, bản thân các cấp ủyĐảng sẽ không lúng túng trong việc nhận biết cũng như phân biệt các hệ phái TinLành với các hệ phái gần với nó hoặc các giáo phái, các “Hiện tượng tôn giáo mới”,

từ đó có thể xây dựng một chính sách về tôn giáo cho phù hợp với những điều kiện

và hoàn cảnh đặc thù của từng tôn giáo khi cùng được tạo điều kiện bình đẳng đểphát triển ở Việt Nam

Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về các hiện tượng tôn giáo mới

Kết quả của những xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay ở Việt Nam cũng nhưtrên thế giới đã dẫn đến một thực trạng đó là ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều các Hiệntượng tôn giáo mới Các Hiện tượng tôn giáo mới nếu như trước đây chỉ xuất hiện chủyếu ở các vùng nông thôn, những vùng quê nghèo, trình độ dân trí thấp thì nay đã xuất

Trang 10

hiện phổ biến ở các thành phố lớn, có đủ các tầng lớp nhân dân tham gia, thuộc nhiều

hệ phái khác nhau Có những tôn giáo được pha trộn với Phật giáo, có Hiện tượng đượcpha trộn với Ki tô giáo và cũng có rất nhiều những Hiện tượng pha trộn với Tín ngưỡngthờ Mẫu hoặc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có công Sự hoạt độngcủa các Hiện tượng tôn giáo mới có cả những tác động tích cực nhưng tiềm ẩn nhữngảnh hưởng tiêu cực khôn lường Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần thừa nhận Hiệntượng tôn giáo mới đang dần trở thành một bộ phận của đời sống tôn giáo Việt Nam,đồng thời cần phải có những hiểu biết nhất định về những dấu hiệu của nó để có thểnhận diện được nó trong đời sống tôn giáo Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhàkhoa học trong và ngoài nước, hiện nay, trên toàn quốc có khoảng trên 80 Hiện tượngtôn giáo mới, tập trung nhiều nhất tại miền Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng,vùng Tây Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên Các Hiện tượng tôn giáo mới có những đặcđiểm như: thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, thường gắn với vai trò của ngườiđứng đầu, là sự pha trộn giữa các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, sợi dây gắn kết giữacác tín đồ khá lỏng lẻo, nhưng đa số lại có liên kết chặt chẽ với người đứng đầu, hay đổitên (một phần lớn là do bị kiểm duyệt chặt chẽ, hoạt động ngoài sự công nhận của Nhànước),… Rất khó để có những căn cứ về một Hiện tượng tôn giáo mới, song, qua việcnghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước chúng ta thấy, những Hiện tượng tôngiáo thỏa mãn các điều kiện: tồn tại niềm tin song song, Cứu thế luận… thừa nhận cácHiện tượng tôn giáo mới, đó là cách để chúng ta có thể sớm đưa những hoạt động nàyvào những hình thức quản lý phù hợp nhằm ngăn chặn sự lợi dụng các Hiện tượng nàyhòng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, có những biểu hiện trái với thuần phong mỹtục, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam

Các cấp ủy Đảng và chính quyền cũng cần thấy rằng, các Hiện tượng này cùngvới sự phát triển mạnh mẽ các tôn giáo truyền thống khác du nhập vào Việt Nam đã làmcho thị trường tôn giáo Việt Nam thêm sôi động, đã và đang hình thành một “thị trườngtôn giáo”, và nếu vậy, chắc hẳn nó phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường Nhưvậy, chúng ta cần có một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn hơn về vấn đề kinh tế tôn giáo hiệnnay, đâu là những hành vi tôn giáo thuần túy, đâu là hoạt động kinh tế tôn giáo, và có

Trang 11

hay không việc khẳng định tôn giáo cũng trở thành một thành phần kinh tế? Làm đượcđiều này, thiết nghĩ, cần phải có những nghiên cứu, những sự điều tra có tính xác thực

để có đủ những căn cứ pháp lý khi đưa ra những kết luận Chừng nào còn chưa cónhững nhận thức đúng đắn về những hoạt động này, sự “nhập nhằng” giữa tính “thiêng”của tôn giáo và cái “lợi” của nền kinh tế nó sẽ còn có những mâu thuẫn, và sẽ có không

ít những kẻ sẽ lợi dụng những hoạt động tôn giáo nhằm trục lợi cá nhân Khi chưa cónhững nhận thức đầy đủ về một vấn đề mới nảy sinh từ xu hướng chuyển hóa sinh hoạttôn giáo công cộng sang sinh hoạt cá nhân, hướng vào cá nhân và vai trò của cá nhâncũng sẽ ngày càng tăng trong sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam trong những năm tới

Tuyên truyền giáo dục cho các cán bộ, đảng viên, quần chúng về âm mưu củađịch lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện công tác tôn giáo, kích động, lừa bịp một

bộ phận nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước Kịp thời phát hiện, đấu tranh với nhữngluận điệu xuyên tạc, phản cách mạng Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúngbằng tiếng địa phương để giác ngộ quần chúng không tham gia các hoạt động tuyêntruyền, đấu tranh chống chính quyền của các tôn giáo một cách trái với pháp luật Đểlàm được điều này, các cấp ủy Đảng cần phải được xây dựng, củng cố tại các điểm dân

cư có người theo các tôn giáo Xây dựng các cấp ủy Đảng trong sạch, vững mạnh làtấm gương phản chiếu chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo niềm tin choquần chúng nhân dân có đạo tin và theo

2.2 Tăng cường công tác quản lý tôn giáo từ Trung ương đến địa phương

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo

Công tác tôn giáo là một nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta xác định là quantrọng Chính vì vây, ngay từ những ngày đầu tiên thành lập Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, chúng ta đã có những chủ trương về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, điềunày lần lượt được thể hiện trong Hiến pháp 1946, Sắc lệnh 234/SL ngày 14 6 1955của chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là văn bản mẫu mực trong công tác tôn giáo, thể hiện

rõ nhất tính ưu việt cũng như tiến bộ của Nhà nước trong ứng xử đối với các hiệntượng tín ngưỡng, tôn giáo trong những ngày đầu độc lập và thực hiện nhiệm vụ mới,

Trang 12

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến của miền Nam Sắc lệnh 234 làmột văn bản giá trị đã có sức động viên, khích lệ được đồng bào tôn giáo cũng nhưđồng bào có tín ngưỡng tham gia vào cuộc cách mạng Việt Nam

Đặc biệt, Nghị quyết 24 – NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là sự chuyểnbiến tư duy của Đảng ta về vấn đề tôn giáo với 3 điểm cần nhấn mạnh đó là: 1) Côngtác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng,vừa đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng; 2) Nội dung cốt lõicủa công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng có đạo; 3) Làm tốt công tác tôngiáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo Dĩ nhiên, đến bâygiờ, những điều này không còn là mới mẻ nữa, nhưng có thể nói, ngay những năm cuốithập kỷ 90 của thế kỷ XX, Nghị quyết 24 đã làm chuyển đổi nhận thức của không ít cán

bộ Đảng viên, khắc phục được thái độ mặc cảm, phân biệt đối xử đối với đồng bào cóđạo, đồng thời tìm sự tương đồng, phát huy được những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo.Nghị quyết 24 đi vào cuộc sống và đã chứng minh cho sự đúng đắn của nó Trướcnhững biến đổi lớn lao của thực tiễn cách mạng, sự chuyến biến bối cảnh trong nước vàquốc tế cũng như những diễn biến của tình hình tôn giáo trong nước, Pháp lệnh về tínngưỡng, tôn giáo năm 2004 bao gồm 6 chương, 41 điều quy định khá rõ ràng cụ thểnhững quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo cũng như tráchnhiệm của các cơ quan trong công tác tôn giáo Có thể thấy, Pháp lệnh này trong 10năm đã có những tác động tương đối quan trọng với đời sống tôn giáo

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua tháng 11 năm 2016 là một sự hoàn thiện hệ thống pháp luật vềcông tác tín ngưỡng, tôn giáo Với 12 chương, 75 điều được quy định, có thể nói, Bộluật mới đã có những sự đáp ứng tốt những yêu cầu mở rộng phạm vi điều chỉnhcũng như chi tiết, rõ ràng hơn về các vấn đề như Tư cách pháp nhân của các tổ chứctôn giáo, về những điều chỉnh trong đào tạo, công nhận các tổ chức tôn giáo, nhữngquy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo dựa trên những căn

cứ thông lệ quốc tế đã thông qua và phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như thể

Trang 13

chế chính trị Việt Nam Lần đầu tiên, những vấn đề về tư cách háp nhân đã được đềcập đến, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam trong giai đoạnmới

Dĩ nhiên, để một bộ luật đi vào được đời sống, để cho hoàn toàn phù hợp với cáctôn giáo là điều rất khó, bởi cũng chưa có một bộ luật tôn giáo nào trên thế giới có thểbao trọn được nhu cầu, tâm tư, tình cảm của các tổ chức tôn giáo Quốc hội cũng đãtham khảo ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước, trưng cầu ý kiến của các tậpthể, cá nhân trong nước trước khi xây dựng Luật và chính thức đưa Luật vào hoạt động

Để Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) đi vào cuộc sống và thực sự trở thànhhướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo cũng như để trở thành phương tiện quản lýtôn giáo của Nhà nước, chắc chắn sẽ còn cần phải có những văn bản hướng dẫn cũngnhư công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có như vậymới nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý tôn giáo của các cấp quản lý tôn giáo,đồng thời, các tổ chức, cá nhân tôn giáo mới có những điều kiện mới trong sự phát triểnmới của mình Có thể thấy, đây là những việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng vàNhà nước ta về quản lý tôn giáo bằng pháp luật, mở rộng điều chỉnh phạm vi của phápluật đồng thời phản ảnh những nguyên tắc cơ bản của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đềtôn giáo, làm cho quần chúng tín đồ yên tâm phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào đườnglối, chính sách của Đảng

Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thủ tục hành chính trong quản lý tôn giáo

Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản liên quan cótính chất hướng dẫn thực thi các hoạt động tôn giáo, trong Công tác quản lý tôn giáocũng cần dần kiện toàn bộ máy quản lý từ TW đến địa phương, có năng lực và đủ khảnăng để thực thi pháp luật trong hoạt động tôn giáo

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý tôn giáo đó là việcxây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở gắn với xây dựng, ổn định và pháttriển kinh tế xã hội ở vùng có tôn giáo hoạt động mạnh Phải có kế hoạch tổ chức các lớptập huấn, nâng cao trình độ, năng lực nhận thức chính trị cho các cán bộ chính quyền cơ sở,

Ngày đăng: 20/04/2019, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w