0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Các giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN, NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 66 -81 )

3.3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một việc làm thường xuyên và không bao giờ có điểm dừng tuyệt đối. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, khi yêu cầu của thực tế trở nên bức bách ở một số lĩnh vực nhất định thì một số văn bản pháp luật sẽ được đặt ở vị trí ưu tiên hơn. Các khiếm khuyết của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và một số quy định pháp luật ở các ngành luật khác có liên quan đang tiềm tàng khả năng làm nảy sinh những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án trộm cắp. Khắc phục tình trạng này, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần được lên kế hoạch để nhanh chóng sửa đổi, bổ sung một số quy định bất cập của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự, đặt trong mối quan hệ mật thiết với việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật khác, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và cũng đồng thời phòng, chống các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án.

để hạn chế vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án trộm cắp, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung, điển hình là một số quy định sau:

Về tội phạm: Cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các hành vi đang bị xem là tội

Trun

ph

g

ạm

,

m

đặt

H

tro

n

c

g b

li

i

u

cả

Đ

nh

H

C

h

ội

n

hi

T

ện

h

n

ơ

ay

@

, để

T

n

à

ếu

i

c

li

ó

t

u

hể

h

, t

c

p

t

h

i

p

tội

v

p

à

hạ

n

m

g

h

h

ó

i

a

ê

n

n

hữ

c

n

g

u

trường hợp không cần thiết phải dùng biện pháp xử lý hình sự. Còn với những hành vi cần truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cũng nên có văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể hơn về các dấu hiệu định tội, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp chỉ là quan hệ dân sự, kinh tế và tình trạng bỏ lọt tội phạm do pháp luật không rõ ràng.

Cần nghiên cứu để bổ sung tội thuê người khác nhận tội thay. Thực tế đã chứng minh các hành vi này là rất nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động tư pháp một cách khá rõ ràng. Ngoài ra, với một số tội ở những nhóm khác cũng cần rà soát các tình tiết, phân biệt giữ tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác để bổ sung các văn bản quy định làm tiền đề cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về hình phạt: luật hiện hành, mặc dù đã có sự điều chỉnh lớn khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng vẫn còn một số điều, khoản có khung hình phạt khá rộng, chính vì vậy, cần rà soát các điều luật, các khung hình phạt để sửa đổi sao cho các khung hình phạt không nên quá rộng, tránh tình trạng tùy tiện trong xét xử. Mỗi khung hình phạt có lẽ chỉ nên trong khoản thời hạn tối đa cho một tội. Khi bản thân các quy định của luật hình sự đã phân nhỏ mức hình phạt thì việc vận dụng để giải quyết các vụ án sẽ thuận lợi và chính xác hơn.

đồng thời, để việc áp dụng án treo phát huy được ý nghĩa tích cực của nó, cần quy định chặt chẽ hơn nữa về điều kiện áp dụng án treo, bởi quy định hiện nay chưa chặt chẽ nên dễ bị lạm dụng, đánh mất tính ưu việt của chế định này. Việc quy định điều kiện hưởng án treo đối với trường hợp bị xử phạt tù không quá ba năm thực chất áp dụng cho những trường hợp tính chất hành vi phạm tội ít nghiêm trọng. Nhưng chính điều kiện căn bản này cũng đã bị bóp méo. Vì vậy, bên cạnh điều kiện này, cần luật hóa các tình tiết giảm nhẹ nào là cơ sở để đánh giá nhân thân tốt, đủ để có thể khẳng định là không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.

Luật hiện hành không quy định về thời gian nghị án trong thủ tục xét xử hình sự. Do đó, cần bổ sung quy định này để tránh trình trạng xét xử ngâm án, không tuyên. đồng thời, có thể nghiên cứu sửa đổi chế định hội thẩm cho phù hợp hơn. Hội thẩm vốn không bắt buộc là người hiểu biết pháp luật một cách chuyên sâu. Vì vậy, không nên buộc họ phải cùng Thẩm phán đưa ra những phán quyến về những vấn đề cần áp dụng pháp luật quá cụ thể mà họ lại chẳng phải chịu trách nhiệm pháp lý gì về quyết định không chuẩn mực của mình. Nên chăng, chỉ để Hội thẩm tham gia vào việc ra quyết định có tội hay không có tội, còn tội danh và mức hình phạt cụ thể thì nên dành cho một hội đồng xét xử chỉ gồm các Thẩm phán quyết định.

Ngoài ra, cần ban hành văn bản quy định về quy chế bảo vệ người làm chứng

Trun

để

g

h

t

â

c

m

ó th

H

c

n

l

t

i

â

m

u

h

Đ

ơn

H

kh

C

i c

u

n

ng

T

c

h

ấp

ơ

th

@

ông

T

ti

à

n

i

củ

li

a

v

u

h

án

.

c

đồ

tậ

ng

p

th

v

à

i,

n

g

n

h

c

i

ê

n

n

h q

c

u

y

u

chế bảo vệ người làm chứng, cũng cần xem xét thêm về chế độ bồi dưỡng cho người làm chứng một cách thỏa đáng. Mặc dù, Nhà nước triệu tập người làm chứng là vì lợi ích chung; song, rõ ràng, người làm chứng có thể bị thiệt hại về vật chất do phải tham gia vào việc làm chứng. Trong thời gian bị triệu tập, họ không thể tiến hành các hoạt động lao động, hoạt động kinh tế bình thường để tạo thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy không phải là khoản bồi thường nhưng nó sẽ có tính chất hổ trợ, bù đắp một phần công sức và thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người này.

Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì việc tập hợp, phổ biến và hệ thống hóa các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật cũng góp phần giúp cho quá trình thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật được tốt hơn.Vì vậy, các cơ quan Nhà nước có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật cần quan tâm, xúc tiến việc này, với tất cả các loại văn bản ở từng lĩnh vực, từng chuyên ngành, tạo thuận lợi cho các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình chọn luật để vận dụng.

3.3.2.2. Giải pháp về tổ chức

Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án trộm cắp chủ yếu xuất phát từ nhận thức và năng lực chuyên môn của các chủ thể tiến hành tố tụng. Vì vậy, thay đổi những nhận thức sai lầm của họ, nâng cao trình độ và rèn luyện thêm kỹ năng cho những người này và bổ sung cán bộ có trình độ để tháo gỡ tình trạng quá tải công việc sẽ là giải pháp đầu tiên có thể góp phần khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra trong hoạt động giải quyết các vụ án trộm cắp.

Về nhận thức: hoạt động giải quyết án phải đảm bảo đồng thời cả hai mục tiêu, vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không làm oan người dân. Hai mục tiêu này thật ra không mâu thuẫn nhau. Vì vậy, tuyệt đối không thể chấp nhận tư tưởng “thà làm oan hơn bỏ sót”, hay “thà bỏ lọt hơn làm oan”. Các chủ thể tiến hành tố tụng phải làm hết khả năng của mình, phát hiện mọi dấu hiệu tội phạm, xác minh mọi sự kiện phạm tội, xác định chính xác người phạm tội, điều tra, chứng minh đầy đủ mọi tình tiết sự thật của vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Về nâng cao năng lực cho cán bộ, Nhà nước cần triển khai rà soát đánh giá về chuyên môn tất cả các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, từ cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đến cán bộ chưa được bổ nhiệm giữ một chức danh

Trun

g

o,

từ

m

đó

H

p

c

n

l

l

i

o

u

i đ

Đ

H

C

kế

h

n

oạ

T

ch

h

,

ơ

@

biện

T

p

à

h

i

á

l

p

iệ

n

u

ân

h

g

ca

c

o

t

t

p

nh

v

đ

à

ộ v

n

à

g

b

h

i

i

ê

d

n

ưỡ

c

n

g

u

chuyên môn. Bên cạnh đó, có thể phải giảm dần số cán bộ quá yếu kém, thường vi phạm đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác và không còn khả năng đào tạo.

- đổi mới về tổ chức và phân định lại thẩm quyền cho các cơ quan tiến hành tố tụng

Với bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng hiện hành, hoạt động giải quyết các vụ án trộm cắp còn gặp vướng mắc và dễ sai phạm. Do đó, trước mắt, cần phải chỉnh đốn tổ chức, cơ chế vận hành công việc của từng cơ quan tiến hành tố tụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngăn ngừa tiêu cực, phát huy trách nhiệm, nhằm thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định.

* Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cải tiến các chế độ ưu đãi và tôn vinh các bộ làm công tác bảo vệ pháp luật.

Cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật tuy chỉ là những yếu tố hỗ trợ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong quá trình giải quyết vụ án. Với cơ quan điều tra, cần trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp cho việc điều tra xác minh tội phạm và người phạm tội được nhanh chóng chính xác. Trước tiên, Nhà nước cần quan tâm

âm, ghi hình, phương tiện thông tin, phương tiện liên lạc,…đầy đủ. Thiếu những phương tiện này, chiến sỉ Công an, điều tra viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh chống tội phạm và điều tra xác minh các dấu vết.

Với cơ quan Kiểm sát và Tòa án, cơ sở vật chất hiện nay còn quá thiếu thốn. Thậm chí trụ sở, các trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại cũng còn quá khó khăn. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước và cho các cơ quan này không chỉ là hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết vụ án, mà nhiều nơi còn phải lưu ý xây sửa, nâng cấp trụ sở làm việc nhằm đảm bảo tính tôn nghiêm của các cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước.

Về tiền lương và chế độ ưu đãi đối với cán bộ ngành tư pháp, có lẽ không chỉ tiến hành cải cách tiền lương đồng loạt như mọi cán bộ, công chức các ngành khác mà Nhà nước phải quan tâm đặt biệt đối với những người làm công tác bảo vệ pháp luật. Trước hết, do đặc thù công việc của họ quá vất vả, đôi khi phải hi sinh bản thân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, nên mọi sự ưu đãi, dù có hơn hẳn tất cả các ngành nghề khác, thì cũng không phải là quá nhiều và luôn được nhân dân ủng hộ.

3.3.2.3. Giải pháp về kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, kiểm sát đối với

Trun

ho

g

ạt

t

đ

â

m

ng

H

gi

ải

c

qu

li

y

ế

u

t án

Đ

.

H Cần Thơ @ Tài liệu học tập

và nghiên cứu

Thủ trưởng các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như thanh tra, kiểm tra thường xuyên để có thể chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện sai phạm của các cán bộ, công chức của mình trong quá trình tiến hành các hoạt động giải quyết án. Với các cơ quan này, Thủ trưởng cơ quan không chỉ làm công tác quản lý hành chính, không phải là người vạch ra chính sách, định hướng mà là người chỉ đạo về mặt chuyên môn. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm tra, thanh tra thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, còn cần phải lưu ý đến nâng cao năng lực, trình độ của những người đứng đầu, đặc biệt là Thủ tướng, Phó Thủ trưởng các cơ quan điều tra.

Viện kiểm sát vừa là cơ quan thay mặt Nhà nước để thực hành quyền công tố, đấu tranh với tội phạm, nhưng đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động giải quyết án. Như vậy, để hạn chế vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ án trộm cắp thì kiểm sát viên cần theo sát vụ án ngay từ đầu. Nhiệm vụ của kiểm sát viên là phát hiện vi phạm và tìm cách giải quyết. Trong quá trình tiến hành tố tụng, sự phối hợp công tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là cần thiết, nhưng không thể vì nể nang mà bỏ qua các sai phạm. Vi phạm được phát hiện càng sớm thì càng dễ khắc phục và sẽ hạn chế được các

được mức độ sai phạm, ngăn chặn được tình trạng sai phạm tiếp nối nhau. Công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo lại càng cần thiết hơn ở cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, vì trong quá trình điều tra cần phải ra nhiều quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi của nghi can và ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết án. để hạn chế tình trạng bắt sai và giam giữ quá hạn do việc thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sâu sát và chưa kịp thời, thì việc thanh tra, kiểm tra không chỉ phải tiến hành thường xuyên, mà còn phải nhạy bén, sát với thực tế, tránh tình trạng chỉ nghe qua các báo cáo. Qua quá trình thanh tra, kiểm tra mà phát hiện vi phạm pháp luật thì phải chỉ đạo, khắc phục ngay, không để các thiếu sót nhỏ trở thành các vi phạm pháp luật nghiêm trọng không thể khắc phục được.

đối với tòa án, cần tăng cường công tác giám đốc kiểm tra án để kịp thời phát hiện sai sót và đề nghị kháng nghị trong thời hạn luật định. Với những vi phạm nhỏ cần báo cáo với lãnh đạo để chỉ đạo rút kinh nghiệm chung. đối với những trường hợp hành vi phạm tội quá phức tạp, các tình tiết dễ gây nhầm lẫn về tội danh hoặc về khung hình phạt thì việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thống nhất quan điểm cũng là vô cùng cần thiết cho hoạt động giải quyết vụ án.

- Xử lý triệt để các vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết án

Có thể nói, nếu vi phạm pháp luật không được phát hiện và xử lý thấu đáo thì

Trun

vừ

g

a

t

k

â

h

m

ông

H

n

c

n

l

c

iệ

hặ

u

n

Đ

đư

H

ợc

C

vi

p

n

hạ

T

m

h

p

ơ

háp

@

luậ

T

t

à

ti

i

ếp

liệ

th

u

eo

h

, v

c

a

t

c

ó

p

ng

v

u

à

y c

n

ơ

g

h

m

c

n

ho

c

v

i

u

phạm pháp luật tăng thêm và nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, để xử lý được những vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án trộm cắp thì nhất thiết phải áp dụng các biện pháp cụ thể sau:

Một là, mọi trường hợp phát hiện hoặc có tin báo, tố giác về bất kỳ một cán bộ ngành Tư pháp nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án cũng đều phải được điều tra, xác minh ngay để xử lý dứt điểm…

Hai là, việc xử lý kỷ luật phải đúng quy định và phù hợp với mức độ vi phạm.

Ngoài ra, cần nghiên cứu để có những quy định buộc những người cố ý vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án gây ra oan sai cho người dân phải có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường cho người bị oan.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN, NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 66 -81 )

×