So sánh tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN, NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 46)

Khoản 1 điều 141- Bộ luật hình sự quy định: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có

SVTH: Lê ThKiu Trang 31

SVTH: Lê ThKiu Trang 32

hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa được giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

X Giống nhau:

- Về mặt chủ thể: đều do các chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi theo luật định.

- Về mặt khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản. - Về mặt khách quan: đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Về mặt chủ quan: Do lỗi cố ý.

X Khác nhau:

- Về mặt chủ thể: Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Vì tội này có 2 khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Về mặt khách quan: Tội chiếm giữ trái phép tài sản khác tội trộm cắp tài sản và các tội xâm phạm sở hữu vừa được phân tích trên ở mặt khách quan là tội này không có tính chiếm đoạt. Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản: một hình thức

Trunthgấptâhơmn, Hcũọngc đlưiệợuc tĐhểHhiệCnầbnằnTg

hsựơch@uyểTnàdiịclhiệtuài hsảọnctừtậchpủ vthàể knhgáhc,iêchnủ cthứể u quản lý tài sản đã mất khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản.

- Về mặt chủ quan: Trong tội chiếm giữ trái phép tài sản, người phạm tội không có thủ đoạn nào đối với việc chiếm đoạt tài sản. Chỉ có mục đích mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhằm, tìm được hoặc bắt được tài sản thất lạc hoặc chưa rõ chủ quản lý là ai. Nhưng trách nhiệm hình sự của họ xuất phát từ việc họ có thái độ cố tình không chịu trả lại tài sản.

điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội chiếm giữ trái phép là tài sản do người phạm tội cố tình chiếm giữ phải có giá trị từ năm triệu đồng. Riêng tài sản là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa không đánh giá trị giá của tài sản chỉ cần chủ thể tỏ rõ thái độ không giao nộp khi có yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm là cấu thành tội phạm.

Về hình phạt thì tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định hai khung hình phạt: + Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

+ Khung tăng nặng có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội thỏa mãn một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

SVTH: Lê ThKiu Trang 33

SVTH: Lê ThKiu Trang 34

• Tài sản bị chiếm giữ trái phép là cổ vật hoặc vật có ý nghĩa lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt.

Ví dụ: Tối 28/04, Doãn Tiến Dũng (SN 1971) gởi xe máy tại bãi trông giữ xe phố Hàng Thùng (Phường Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm). Khi Dũng quay lại lấy xe, nhân viên trông giữ xe trả nhầm xe khác tốt hơn. Biết nhân viên trông giữ xe trả nhầm nhưng Dũng không thông báo và trả lại xe. Ngày 12/06, Công An Phường Yên Phụ bắt Doãn Tiến Dũng về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

SVTH: Lê ThKiu Trang 35

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH TI TRM CP TÀI SN, NHNG BT CP TRONG GII QUYT VÁN TRM CP TÀI SN VÀ CÁC

GII PHÁP HOÀN THIN 3.1. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên cả nước

Hội nhập kinh tế Quốc tế, gia nhập WTO là bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại của đảng và Nhà nước ta, nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, nắm bắt, tận dụng thời cơ, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt trong đó trọng tâm là lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, việc gian nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế đất nước, đòi hỏi sự đổi mới thích nghi của cơ quan hữu quan và doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Gia nhập WTO, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức rất lớn là sự gia tăng của tội phạm. Trung bình mỗi năm xảy ra trên 80.000 vụ phạm tội các loại, trong đó khoảng 2.000 vụ xâm phạm sở hữu mà tội trộm cắp tài sản luôn chiếm tỷ lệ cao

( ht t p://Vie tnamnet. v n/ x ahoi/2007 / 09/741 03 5 ) .

3.2. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên một số địa bàn nhất định* Tội trộm cắp tài sản ở thành phố Hà Nội: * Tội trộm cắp tài sản ở thành phố Hà Nội:

Từ đầu năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy hơn 700 vụ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

phạm pháp hình sự các loại, riêng tội trộm cắp tài sản chiếm 70% trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự. Hoạt động của tội trộm cắp tài sản đang có những diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

đối tượng tài sản là xe máy, trung bình mỗi tháng trên địa bàn thành phố xảy ra khoảng 100 đến 120 vụ trộm cắp xe máy.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội còn thường xảy ra một số vụ trộm cắp tài sản nhà dân, cửa hàng, cửa hiệu, công sở và những khu vực công cộng với những phương thức mới được bọn tội phạm áp dụng. Ngoài các thủ đoạn trộm cắp tài sản như đột nhập qua cửa, lỗ thoáng để vào nhà dân trộm cắp tài sản vào ban đêm, hiện nay bọn tội phạm đã sử dụng cả những “công nghệ” để hoạt động phạm tội vào bất cứ thời gian nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữa tháng 01 – 2008, nhà một hộ dân ở quận đống đa đã xảy ra vụ trộm cắp tài sản với thủ đoạn tương tự. Kẻ gian dùng kích xe ô tô phá cửa cuốn, đột nhập vào nhà trộm cắp một xe máy attila. Trong vụ án này, kẻ gian còn dùng thủ đoạn buộc dây trần nhà vào tay vịn lan can sắt, sau đó cắm vào ổ điện để gây khó khăn cho người bị hại khi phát hiện, đuổi bắt.

SVTH: Lê ThKiu Trang 36

* Trộm cắp tài sản ở Kon Tum

Trong năm 2007, Công an thị xã Kon Tum đã phát hiện 137 vụ phạm pháp hình sự, phối hợp điều tra khám phá 124 vụ án với 254 bị can, hoàn tất hồ sơ chuyển viện kiểm sát 85 vụ, 155 bị can trong đó có 42 vụ trộm cắp tài sản với 33 bị can. Qua đó đã góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, gần đây trên địa bàn thị xã Kon Tum đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản nhà dân, thủ đoạn hoạt động của kẻ gian là lợi dụng các chủ nhà đi vắng hoặc ngủ say, bọn chúng dở ngói hoặc dùng kìm công lực, xà beng cắt khóa, cạy cửa đột nhập vào nhà trộm cắp tiền, vàng…và nhiều tài sản có giá trị khác. để kịp thời ngăn chặn và góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, ngày 04- 11-2007 Công an thị xã thành lập ban chuyên án mang số TND – 07 nhằm kịp thời đấu tranh, ngăn chặn tình hình hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn. Góp phần xóa đi sự lo lắng trong nhân dân.

* Tội trộm cắp tài sản ở địa bàn huyện Trà Ôn

Trong năm 2006 đơn vị tòa án nhân dân huyện Trà Ôn đã thụ lý 415 vụ án trong đó vụ án hình sự là 43 vụ. Năm 2007 tình hình tội phạm và các tranh chấp về dân sự vẫn còn diễn biến phức tạp chưa có chiều hướng giảm. Số lượng các vụ án Hình sự, Tòa án phải thụ lý tăng hơn so với cùng kỳ năm 2006.

Trung tâTmổnHg ọthcụ llýiệnuămĐ2H007Clầà n48T0

hvụơtr@ongTđóàiánliệhìunhhsọự clà t4ậ7pvụv.àTrnonggh4iê7 nvụcáứn u hình sự thụ lý giải quyết có 19 vụ trộm cắp tài sản.

Các vụ án hình sự đều được đưa ra xét xử đúng hạn luật định. Tòa án đã nổ lực đưa ra giải quyết đạt 100% án thụ lý. Trong quá trình giải quyết xét xử Tòa án đảm bảo những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ, các bản án quyết định của Tòa án căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện khách quan của các chứng cứ nên đảm bảo xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp oan, sai. đồng thời cũng đưa ra xét xử lưu động các vụ án dư luận xã hội quan tâm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Công tác xét xử các vụ án hình sự trong năm 2007 đã đóng góp có hiệu quả việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Sau đây là một vài vụ án cụ thể diễn ra tại địa bàn huyện Trà Ôn.

Ví dụ: Vào khoảng 8 giờ ngày 20-05-2007 anh Nhợ điều khiển xe mô tô biển số 64H1 – 7540 chở Hiền là người làm thuê cho anh đến Cầu Mới để nhờ Hiền điều khiển chiếc xe mô tô biển số 68N – 5107 về nhà anh Nhợ, còn anh Nhợ thì đi Vĩnh Long. đến 10 giờ 15 phút Hiền điều khiển xe về nhà anh Nhợ, lúc này thấy nhà anh Nhợ không có ai trông coi nên Hiền mở dây buộc cửa trước rồi vào nhà đi đến cái tủ

SVTH: Lê ThKiu Trang 37

SVTH: Lê ThKiu Trang 38

Nhợ phát hiện tài sản bị mất và báo chính quyền địa phương. Trong quá trình điều tra Hiền thừa nhận hành vi phạm tội của mình và bị phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và 12 tháng thử thách.

Ví dụ 2: vào khoảng 21 giờ ngày 25/01/2007 sau khi tổ chức uống rượu tại nhà ông Chính tại ấp Tích Lộc, xã Tích thiện xong, Luân, Linh và Lành dùng ghe, máy của Linh có trọng tải 04 tấn đặt máy dầu D6 do Lành điều khiển đến đậu tại mé sông vườn của ông Năm. đến nơi Lành buộc ghe lại rồi lên bờ đi đến chuồng bò của anh Kiệt mở dây cột bò dẫn hai con bò lớn xuống ghe, một con bò nghé chạy theo cùng xuống ghe. Sau khi bắt được 3 con bò, Lành, Luân và Linh xuống ghe do Lành điều khiển chạy đến ấp Sà Vần B, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh gửi ba con bò cho em vợ của Luân là Sô Phia. Hội đồng định giá tài sản ba con bò của anh Kiệt trị giá là 12.600.000 đồng. Qua điều tra Luân, Linh, Lành đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình, đã phạm tội trộm cắp tài sản và cả ba đều bị tòa án tuyên phạt 9 tháng tù.

3.3. Những bất cập trong giải quyết vụ án trộm cắp tài sản và các giải pháp hoàn thiện pháp hoàn thiện

Nhà nước ban hành pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người. Bất kể chủ thể nào đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Riêng đối với các quá trình giải Trunqugyếttâcmác Hvụọácn hliìệnhusĐự,HviệCc

ầtunânTthhủơng@hiêmTàtúicl,icệhuínhhọxácc tcậácpqvuyàđnịnghhpihêánp lcuậứt u của các chủ thể tiến hành tố tụng mang ý nghĩa rất quan trọng. Bởi kết quả của quá trình này không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng mà nó còn quyết định số phận của một con người. Do đó, pháp luật

đã có những yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với mọi thao tác trong quá trình giải quyết án, nhằm đảm bảo cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác, bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mọi chủ thể, không làm oan người dân, đồng thời cũng không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có nhiều vi phạm pháp luật xảy ra ngay trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự mà tiêu biểu là tội trộm cắp tài sản. Vi phạm pháp luật xuất phát từ các chủ thể tiến hành tố tụng, điều đó gây nhiều hậu quả xấu mà tác động tiêu cực nhất là làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, đối với pháp luật.

3.3.1. Những bất cập trong giải quyết vụ án trộm cắp tài sản

* Nguyên nhân của những bất cập

X Nguyên nhân khách quan

- Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của kinh tế thị trường

SVTH: Lê ThKiu Trang 39

Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phát triển mạnh, bên cạnh những thành tựu, cơ chế kinh tế thị trường cũng bộc lộ mặt trái của nó: môi trường

SVTH: Lê ThKiu Trang 40

xã hội bị ô nhiễm; bị băng hoại, các giá trị xã hội giá trị đạo đức bị xuống cấp, phong tục truyền thống bị xúc phạm, kinh doanh bất chấp pháp luật, cạnh tranh “một mất một còn”, cách giải quyết các mối quan hệ dân sự, kinh tế bằng “luật rừng”, bằng việc thuê xã hội đen…cũng đã diễn ra trong xã hội. Tội phạm ngày càng tinh vi coi thường pháp luật. Băng nhóm, đường dây tội phạm đã trở thành một hiện tượng tương đối phổ biến, không chỉ là những đường dây trong nước, mà cả đường dây quốc tế…

Trước sự phức tạp của tình hình tội phạm mà những công cụ pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật và người làm công tác bảo vệ pháp luật chưa ngang tầm, nên đôi khi tội phạm trở nên ngang nhiên, coi thường pháp luật. Có vụ án chỉ một số đối tượng bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, số còn lại phần thì chưa bắt được, phần thì điều tra thiếu sót nên để mất chứng cứ, không chứng minh được sự phối hợp giữa các đối tượng, xảy ra tình trạng lọt tội. Không ngoại trừ trường hợp có cán bộ không đủ bản lĩnh nên chùn bước vì sợ bị trả thù. Mặc khác, trước tình hình xã hội phức tạp như vậy, nhiều điều tra viên đã không phân biệt được giữa gian và ngay, niền tin nội tâm không chính xác nên đã áp đặt tội trạng cho một số đối tượng nghi can. đôi khi chính vì đã chứng kiến sự gan lì của nhiều sự phạm tội nên một số người tiến hành tố tụng trở nên nóng nảy, dễ dẫn đến bức cung, dùng nhục hình. Có khi ban

Trunđầgu txâumất pHháọt ctừ lniệhữungĐbHiểuChầiệnn vTi hphơạm@củTa ànhiữlinệgunghưọờicthtaậmpgviaàtốntgụnhgi,ênnhưcnứg u

cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không phát hiện được mà dẫn đến kết quả giải quyết án bị sai lệch. đây là một trong những nguyên nhân của hiện tượng làm oan trong quá trình giải quyết vụ án trộm cắp tài sản. Ngoài ra chính tội phạm đã “tấn công” những người tiến hành tố tụng, làm tha hóa cán bộ, làm sai lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN, NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 46)