1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG xã hội học

21 305 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 48,12 KB

Nội dung

* Nguyên nhân phân tầng xã hội Có hàng loại nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội, đặc biệt là các nguyên nhân kinh tế-xã hội như sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư , cơ cấu ngh

Trang 1

PTXH hợp thưc nv có thể hiểu là công bằng xã hội, là cái cần thiết phải có, nên chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truền , vận động và quảng bá cho những người khác cùng hiểu và thừa nhận nó.

Như vậy , với một xa hội PTXH hợp thưc sẽ tạo động lực, là nguồn xung thúc đẩy

xã hội đi lên Mặt khác tạo ra thước đo, chuẩn mực cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá bản thân.

Phân tầng XH không hợp thức:

PTXH không hợp thức là tất cả những gì đối lập với PTXH hợp thức tức là không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân , cũng không dựa trên sự khác nhau về tài đức về sự cống hiến của mỗi người cho XH mà dựa trên những hành vi bất chính như tham nhũng lừa đảo , trộm cắp, phi phap để giàu có Do vậy nó làm gia tăng hố phân cách giàu nghèo và bất công xh

PTXH không hợp thúc là bất công bằng xã hội, là tiêu cực , là vật kiềm hãm sự phát triểu của xã hội, là nguyên nhân của những mầm mống của sự bất bình, xung đột xã hội, dẫn đén những mâu thuẫn , khủng hoảng xã hội.

PTXh không hợp thức cần phải bị phê phán một cách gay gắt trước công luận.

Ý nghĩa của phân tầng hợp thức và phân tầng k hợp thức, liên hệ thực tiễn.

- Cho t thấy dk bản chất của các giai cấp tầng lớp trong xã hội và đời sống của các giai cấp tầng lớp khác nhau.

Trang 2

Câu 11 Khái niệm PTXH? Nguyên nhân phân tầng xã hội? đặc điểm của PTXH

* Phân tầng xã hội (tiếng Anh: Social Stratification) là sự phân chia nhỏ xã hội

thành các tầng lớp khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học Đó là một khái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, v.v

* Nguyên nhân phân tầng xã hội

Có hàng loại nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội, đặc biệt là các nguyên nhân kinh tế-xã hội như sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư , cơ cấu nghề nghiệp, trình độ học vấn, vai trò của quyền lực, tích chất độc quyền hoặc có ưu thế của một số ngành lĩnh vực hoạt động…

Trước hết, đó là tác động của quá trình thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

Về kinh tế chú trọng quá mức các hình thức đầu tư vào đô thị và công nghiệp,sử dụng không hop lý các nguồn lực trong và ngoài nước.việc thị trường hóa các dịch

vụ xã hội (đặc biệt sự phát triển dịch vụ tư nhân trong giáo dục và y tế) tác động tiêu cực, làm tăng sự phân tầng xã hội.

Học vấn được thừa nhận là một yếu tố tác động khác, rất quan trọng là quyền lực và môi trường pháp lý hiện nay ở nước ta.

Quyền lực (bao gồm cả quyền lực kinh tế hành chính và xã hội) các quyền lực này thường kết hợp với nhau và phát huy sức mạnh tạo nên 1 “tầng lớp trung lưu mới)

Do môi trường pháp lý ở vn chưa hoàn thiện, chưa ổn định và còn nhiều khuyết điểm tính khả thi của nhiều đạo luật còn yếu điều này tạo ra nhiều khe hở cho các hoạt động thao túng pháp luật làm giàu bất chính.

* Đặc điểm của phân tầng xh

Trang 3

Phân tầng xã hội diễn ra ở nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, địa vị xã hội, học vấn;

Phân tầng xã hội có phạm vi toàn cầu;

Phân tầng xã hội tồn tại theo lịch sử, theo các thể chế chính trị;

Phân tầng xã hội tồn tại trong các nhóm dân cư, giai cấp, tầng lớp xã hội

Câu 13 Thế nào là biến đổi xã hội? trình bày những đặc điểm và điều kiện của biến đổi xã hội?

Biến đổi xã hội

Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày Mọi cái đều biến đổi và

xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi Tất

cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội, như:

Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước;

Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của

xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội;

Riêng những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân, thì ít được các nhà xã hội học quan tâm và chú ý.

Trang 4

- Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội: mỗi xã hội điều biến đổi thông qua thời gian, nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo mức độ nhanh,chậm khác nhau.

Như G.J.lenski cho rằng tốc độ của sự biến đổi xã hội gia tăng khi nền kĩ thuật của một xã hội phát triển Do đó, biến đổi xã hội có nền khoa học kĩ thuật phát triển cao sẽ diễn ra nhanh hơn những xh có nền khoa học kĩ thuật kém phát triển hợn nữa không phải mọi yếu tố văn hóa điều biểu hiện những nhịp độ thay đổi như nhau, mà có sự “lệch pha” trong sự thay đổi.

- Biến đổi xã hội khác biệt thời gian và hậu quả: có những biến đổi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài Nhưng có những biến đổi diễn ra trong mội thời kì dàim, có khi hành nghìn năm hay vài thế hệ.

Ảnh hưởng của biến đổi xã hội cũng khác nhau tùy thuộc vào tích chất, mức độ vi phạm của sự biến đổi xã hội đó Hơn nữa, biến đổi xã hội có thể tạo ảnh hưởng vừa tiêu cực vừa tích cực, như công nghệ tin học , một mặt nó tạo ra không ít nghề mới; đồng thời nó cũng loại bỏ nghề cũ, cũng giống như nó tạo khả năng tối đa cho người tiếp cận vơi thông tin bên ngoài xh và trên thế giới đồng thời cũng căn thiệp vào đời sống riêng tư của con người, cả lĩnh vực văn hóa – tinh thần và sức khỏe.Bên cạnh những thay đổi về kĩ thuật, những thay đổi trong khuân mẫu, các chuẩn mực xã hội hoặc các hành vi xã hội có liên quan đến các hành vi giới hay chủng tộc cũng trở thành vấn đề tranh luận.

- Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa phi kế hoạch.

Đây là tính hai mặt của sự biến đổi nói một cách khác, những biến đổi xã hội do con người tạo nên đều xuất phát từ tính tự giác, chủ động của con người, do đó có thể kiểm soát được Song đồng thời cũng khó kiểm soát ngay chính những biến đổi

do con người tạo ra, điều này thể hiện rõ nhất ở xã hội công nghiệp ví dụ , công nghiệp phát triển đem lại những sản phẩm mới, đa dang và năng suất-chất lượng cao nhưng nó cũng tạo ra những mặt trái ảnh hưởng đến cuộc sông: ô nhiễm môi trường, hiện tượng thất nghiệp, các tệ nạn xã hội càng khó kiểm soát hơn bởi tính phi kế hoạch của thiên nhiên

Điều kiện của sự biến đổi xã hội

Trang 5

1 Thời gian: bất cứ sự biến đổi nào cũng cần có thời gian,đây là một điều kiện quan trọng để có thểlàn diễn ra sự biến đổi.thời gian cẩn thiết cho sự biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ đặc biệt những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa –

xh cần có time đủ để cho nó tạo nên cái mới thay thế cái cũ.

2 Hoàn cảnh Sự biến đổi phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hóa và vật chất Chỉ có trong một mtrg xh nhất định con người mói sống , hoạt động và chịu

sự chi phối của hoành cảnh, tạo nên đặc điểm khác nhau giữa các cá nhân Và ngc lại.

3 Nhu cầu của xã hội Mỗi xã hội – dù xh đơn giản hay phức tạp sơ khai hay hiện đại – đều có những nhu cầu của mình về văn hóa, xã hội và đây là điều kiện quan trọng nhất để có được sự biến đổi trong xã hội.

Câu 14 Phân tích các nhân tố của sự biến đổi xã hội

Nhân tố bên trong của sự biến đổi xã hội

Nhân tố đổi mới

Kỹ thuật - Công nghệ mới là một yếu tố cơ bản của sự biến đổi xã hội Thông thường, một kỹ thuật mới xuất hiện và mất đi khi nó đã quá lạc hậu Nhiều phát minh kỹ thuật đã đưa đến thay đổi xã hội, văn hóa một cách rộng rãi ví như sự phát kiến ra xe hơi trong giao thông giúp đi lại thuận tiện nhanh chóng tuy nhiên lại gây ra ô nhiễm môi trường

Trong cuộc sống kĩ thuật mới đóng vai trò quan trọng làm thay đổi nhận thức và quan hệ xã hội giữa các cá nhân.

Alvirl Toffler đã nói đến 3 làn sóng trong lịch sử phát triển kĩ thuật của nhân loại như sau

- Làn sóng 1 tương ứng với cuộc cách mạng công nghiệp

- Làn sóng 2 bắt đầu với quá trình CNH

- Làn sóng 3 được đánh dấu bởi những nphast minh ra các kĩ thuật tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Văn hóa mới - không chỉ có kỹ thuật, máy móc biến thế giới, mà việc hình thành văn hóa mới cũng có thể tạo nên sự biến đổi xã hội.

Trang 6

Cấu trúc xã hội mới - những hình thức của cấu trúc xã hội có thể cũng là kết quả của sự phát minh, sáng tạo Thông qua những tổ chức, cơ cấu xã hội mà kỹ thuật, công nghệ mới được xuất hiện và triển khai Khi xuất hiện những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nó lại tạo ra một số ngành nghề mới, và tương ứng với nó là những cơ cấu xã hội mới, tổ chức xã hội mới Cấu trúc xã hội đóng vai trò chủ yếu trong sự biến đổi xã hội, và sự biến đổi trong các vai trò và sự tạo thành những vai trò mới thường là những nguyên nhân khác nhau của biến đổi xã hội.

Xung đột

Trong xã hội có nhiều sự thay đổi do những nguyên nhân xung đột tạo nên, xung đột giữa các nhóm khác nhau của các xã hội - đó là những mâu thuẫn giữa các giai cấp, chủng tộc, các nhóm dân tộc ít người, sự khác biệt về tôn giáo Chính vì những mâu thuẫn này đã tạo nên các phong trào đấu tranh để giải quyết các mối mâu thuẫn, và cũng chính những phong trào này lại là biểu hiện của sự xung đột

xã hội Các phong trào này tạo nên sự biến đổi xã hội trên những phạm vi và ở những mức độ khác nhau.

Tăng trưởng dân số

Sự tăng trưởng nhanh về dân số là một động lực chính đưa đến sự biến đổi xã hội hiện đại Sự biến đổi căn bản về quy mô dân số có thể gây ra thay đổi sâu sắc về văn hóa, xã hội Lúc dân số một xã hội tăng nhiều hơn đã đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi những mô hình mới của tổ chức xã hội Sự phát triển dân số hoặc sự giảm sút dân số đều có tác động mạnh đến sự biến đổi xã hội.

Tư tưởng

Tư tưởng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm biến đổi xã hội Học thuyết của Karl Marx thừa nhận vai trò quan trọng của tư tưởng, lý luận trong việc tạo ra biến đổi xã hội Max Weber lại càng nhấn mạnh vai trò của hệ tư tưởng Ông coi tư tưởng giữ vai trò động cơ trong biến đổi xã hội, đặc biệt là nghiên cứu của ông về tương quan giữa những giá trị luân lý của đạo Tin Lành và

sự hình thành của chủ nghĩa tư bản Max Weber nhấn mạnh tính hợp lý trong đạo Tin Lành đã góp phần đưa đến sự biến đổi xã hội trong nền kinh tế của các nước

Trang 7

châu Âu vào thế kỷ 18 Talcott Parsons (1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ, giáo sư Đại học Harvard từ 1927-1973, coi nguồn gốc của sự biến đổi xã hội học là

do những biến đổi các giá trị, những khuôn mẫu trong xã hội Trong lý thuyết hệ thống xã hội, Parsons coi tiểu hệ thống văn hóa là hệ thống có nhiều thông tin nhất

và nó kiểm soát các tiểu hệ thống khác Các nhà xã hội học đều cho rằng, tư tưởng

có thể giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc có thể kích thích sự biến đổi xã hội nếu những niềm tin và chuẩn mực xã hội không còn phù hợp với nhu cầu của

xã hội.

Vấn đề hiện đại

Tính hiện đại là những khuôn mẫu, những hình thức của tổ chức xã hội có liên

quan đến vấn đề công nghiệp hóa Ở góc độ xã hội học, tính hiện đại và một số khái niệm để mô tả những mô hình xã hội mang những đặc trưng của giai đoạn đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu cuối thể kỷ 18.

Hiện đại hóa - theo góc độ xã hội học là sự biến đổi từ cuộc cách mạng công

nghiệp, được coi là quá trình hiện đại hóa

- có sự biến đổi từ việc sử dụng những kĩ thuật thô sơ sang sử dụng kiến thức khoa học và kĩ thuật

- Nông nghiệp chuyển từ nông nghiệp tự cung tự cấp trên phạm vi nhỏ sang kinh doanh nông nghiệp trên phạm vi lớn

- Trong công nghiệp có sự chuyển đổi từ việc sử dụng sức người, sức kéo động vật sang sử dụng máy móc

- xã hội chuyển từ gia đình trung tâm ở nông nghiệp và làng xã sang các đô thị thành phố

v.v……

Nhân tố bên ngoài của sự biến đổi xã hội

Sự truyền bá: chúng ta biết rằng , sự đổi mới là yếu tố cơ bản của sự biến đổi

nhưng những đổi mới , dù trong hình thức của công cụ mới, phong tục mới hoặc tôn giáo mới,… phần nhiều được “ nhập khẩu” từ những xã hội khác

Trang 8

hơn là sự phát triển độc lập của một xã hội Nhiều nhà xã hội tiến bộ nhanh bởi vì vay mượn những sự đổi mới từ các xã hội khác Sự chuyển giao đổi mới đó được gọi là sự truyền bá.

Sự biến đổi của hệ sinh thái: sự biến đổi trong môi trg tự nhiên thường tạo nên

biến đổi xã hội khí hậu lạnh quá hay nóng quá, lũ lụt hay hạn hán… đều đưa đến những biến đổi cuộc sống con người.

Tóm lại

Cả những yếu tố bên trong và bên ngoài đều tạo lên sự biến đổi xh, và cả hai có thể

là nguyên nhân khiến các xã hội sụp đổ Sự biến đổi có thể mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa ngc lại.

Câu 7 : Lấy ví dụ để làm rõ ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách của con người?

Nếu môi trường xã hội đóng vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách như vậy, vậy thì tại sao lại có những con người có nhân cách khác nhau, tại sao trong cùng một điều kiện sống lại có những con người khác nhau và tại sao trong cùng một hoàn cảnh sống, con người lại có những hành vi khác nhau Đây là một vấn đề không đơn giản Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trường vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội Đó có thể

là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình… Việc đặt vấn đề môi trường vi mô, thiết nghĩ, là cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta giải thích sự đa dạng của nhân cách, mà nếu chỉ dựa vào những tồn tại cơ bản của xã hội thì sẽ không giải thích được Thực ra, ngay ở cấp độ sinh học, sự phong phú, đa dạng của nhân cách cũng đã được thể hiện Khi sinh ra, mỗi người đã có một bộ gen riêng của mình mà rất hiếm khi trùng với người khác Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy… hết sức khác nhau Cho nên, có thể, dù cùng sống

Trang 9

trong một thời đại, một nhóm xã hội (giai cấp, giai tầng), một môi trường giáo dục giống nhau và thậm chí, ngay cùng một gia đình, nhưng con người vẫn có những phẩm chất, kiểu loại nhân cách khác nhau Trong những hành vi của mình, con người thường dựa trên những kinh nghiệm sống, thiên hướng bẩm sinh)… để quyết định.

Việc đặt ra tính đa dạng, phong phú của nhân cách trong xã hội là rất quan trọng Bởi, nếu bỗng dưng vì những nguyên nhân nào đó mà mọi người trong xã hội đều như nhau: bộ mặt, đầu óc, tư tưởng, tinh thần, năng lực thì khi đó, xã hội sẽ như thế nào? có được sự phát triển bình thường hay không? - "Một cộng đồng toàn thể những cá thể đồng loạt giống nhau, không có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển" Thực ra, sự phát triển đa dạng, độc đáo của mỗi người là điều kiện, là hình thức biểu hiện sự phát triển tốt đẹp của xã hội Và ngược lại, đây không chỉ là biểu hiện của sự phát triển tốt đẹp của xã hội, mà còn là nhu cầu, yêu cầu phát triển của mỗi người.

Khi nhấn mạnh vai trò quyết định của môi trường xã hội, chúng ta cũng đồng thời phải khẳng định tính tích cực của con người trong đời sống xã hội, trong sự hình thành bản chất của mình Môi trường xã hội không phải là "tủ kính" trưng bày tất

cả những giá trị xã hội mà qua đó, con người phải lựa chọn những giá trị cần thiết cho mình Bởi lẽ, con người là một động vật xã hội khác với toàn bộ thế giới động vật còn lại ở khả năng hoạt động có ý thức Sự hoạt động có ý thức là điều kiện cơ bản để phân biệt hoạt động của con người với hoạt động của động vật Con người sáng tạo ra tất cả của cải vật chất và tinh thần, đồng thời cũng sáng tạo ra chính bản chất của mình.

Tính tích cực của nhân cách không mang tính tự nhiên, mà là bản chất của con người Quan điểm của thuyết hành vi mới không tính đến yếu tố này trong sự hình thành và phát triển nhân cách, mà coi con người như một sản phẩm thụ động của môi trường Theo quan điểm của họ, môi trường tác động đến con người như thế

Trang 10

nào, thì cũng tạo ra con người như thế ấy Đó là sự suy diễn máy móc Giải thích theo cách này không thể lý giải được tính độc đáo của mỗi nhân cách Bởi như đã trình bày, con người khi sinh ra chỉ như là con người dự bị Chính vì vậy, không ai nói tới nhân cách của đứa trẻ mới sinh hay còn ẵm ngửa Bước vào đời sống xã hội, đầu tiên là bắt chước, hành động tự phát, sau đó, hoạt động của con người dần mang tính tự giác, con người bộc lộ tính chủ thể của mình trong các hoạt động

xã hội và qua đó, thể hiện tính tích cực xã hội của mình Có thể thấy rằng, tính tích cực của nhân cách, một mặt, phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của họ Quá trình thực hiện nhu cầu và lợi ích là quá trình con người nỗ lực hoạt động, phát huy tính tích cực xã hội của mình Tuỳ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những mặt nhất định của tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân (có thể cá nhân này tích cực hoạt động trong học tập, cá nhân khác là trong giao tiếp hoặc trong lao động ) Chúng tạo ra xu hướng phát triển của nhân cách và dần đi vào cấu trúc nhân cách của mỗi người Chính ở đây, tính đa dạng, phong phú của nhân cách cũng được hình thành Song, cũng cần phải thấy rằng, nếu nhu cầu và lợi ích của con người được thực hiện một cách tự động, không cần nỗ lực của chủ thể thì sẽ không khuyến khích chủ thể tìm kiếm phương thức thực hiện và thoả mãn nhu cầu Điều này sẽ gây ra tính ỷ lại, tính thụ động của nhân cách Mặt khác, môi trường xã hội và khuynh hướng tiến bộ xã hội cũng quy định tính tích cực của nhân cách Một môi trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan

hệ xã hội, điều kiện văn hoá - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cách phát huy Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột đi, nếu môi trường xã hội không tạo điều kiện cho

nó bộc lộ Trong một chừng mực nào đó, điều này không những làm cho nhân cách

bị nghèo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ nhân cách, mà trong Bản thảo kinh

tế triết học năm 1844 C.Mác đã nói tới.

Ngày đăng: 28/04/2016, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w