Xã hội học nghiên cứu sự biến đổi xã hội với tu cách là sản phẩm của hành động xã hội được thực hiện trong một bối cảnh lịch sử, văn hoá, tôn giáo, kinh tế cụ thể.. Có nghĩa là là nghiên
Trang 1Đề cương xã hội học
Câu 1 Anh/ chị hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Xã hội học? Nêu và phân tích quan niệm về đối tượng nghiên cứu của M Weber cho sự phát triển của
Xã hội học?
a) Xã hội học là một bộ môn khoa học nghiên cứu “mặt” xã hội, khía cạnh xã hội của
thực tại xã hội Nó hiện diện trong các lĩnh vựu chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật, gia đình,
“Mặt” xã hội được biểu hiện ở 4 khía cạnh sau:
Thứ nhất: những hình thức và mức độ biểu hiện của hiện tượng xã hội, các quá trình Xã hội (bao gồm cả các hành vi, hành động, khuôn mẫu, tác phong, các chuẩn mực, giá trị phong tục tập quán, thiết chế xã hội )
Có bao nhiêu hình thức biểu hiện của thực tại thì có bấy nhiêu vấn đề xã hội học hướng vào nghiên cứu
VD: Tình trạng thất nghiệp, mất cân bằng giới tính, tham nhũng, tội phạm, phân chia giàu nghèo
Thứ 2, xã hội học nghiên cứu những nguyên nhân, động cơ của những hành động
xã hội, những biến đổi xã hội.
VD: Giải thích tại sao 1 số người có hành vi phạm tội, tại sao có hiện tượng tử tự
Thứ 3, chỉ ra đặc trưng, xu hướng của những quá trình xã hội, từ đó đưa ra các
dự báo xã hội
VD: Thích giả đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng có nhu cầu cao với các kênh phát thanh chuyên biệt, cập nhật và có tính tương tác cao về những lĩnh vực của đời sống Người dân mong muốn được nghe riêng các nội dung tin tức, âm nhạc, sân khấu, giáo dục v.v trên từng kênh sóng riêng biệt Tuy nhiên, để tăng sự hấp dẫn cho sóng phát thanh, thính giả cũng rất ủng hộ việc kết hợp các chương trình âm nhạc với các tin tức khác nhau về thời sự, giao thông, thời tiết và dịch bệnh, nông vụ v.v
Thứ 4, chỉ ra những vấn đề mang tính quy luật của thực tại xã hội và hành vi quần chúng
B,M-Weber
Trang 2Quan niệm về đối tượng xã hội học: Vì Weber cho rằng xã hội học là khoa học về hành động xã hội của con người Xã hội học nghiên cứu sự biến đổi xã hội với tu cách là sản phẩm của hành động xã hội được thực hiện trong một bối cảnh lịch sử, văn hoá, tôn giáo, kinh tế cụ thể Có nghĩa là là nghiên cứu các kiểu, dạng hành động xã hội với nguyên nhân, hình thức biểu hiện và mối liên hệ của chúng với tình huống xã hội cụ thể của hành động xã hội Từ đó ông xây dựng nên lí thuyết về hành động xã hội
Đóng góp của Weber
Weber đã góp phần làm rõ 1 hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học và đặt nền móng xây dựng xã hội học vi mô và phương pháp định tính ( giải thích hành động)
a Lý thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội là hành động chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và được định hướng tới người khác trong đường lối, quá trình của nó
b Lý thuyết xã hội về phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội:
+ Ông cũng đồng ý với K.Marx rằng kinh tế là nguyên nhân cơ bản biến đổi xh, kinh
tế là nhân tố quan trọng dùng để giải thích các hệ thống phân tầng xh
+ Ông không chỉ đưa ra yếu tố kinh tế mà còn chỉ ra các yếu tố phi kinh tế:chính trị, văn hoá, nguồn gốc gia đình Ông đã đề xuất 3 yếu tố cơ bản làm cơ sở cho sự phân tầng xh:
Của cải, tài sản (địa vị kinh tế của các cá nhân)
Uy tín (địa vị XH của các cá nhân)
Quyền lực (địa vị chính trị của các cá nhân)
Xã hội bao gồm nhiều cấu trúc xã hội trong đó một nhóm người có thể tham gia vào 1 hay nhiều cấu trúc xã hội
c Tôn giáo và mối quan hệ giữa Tôn giáo và Kinh tế:
+ Ông không tán thành quan điểm của Mark cho rằng quan hệ kinh tế là yếu tố cơ bản
để giải thích về cấu trúc xã hội và là động lực cho sự phát triển xã hội mà Tôn giáo cũng
có một ảnh hưởng về mặt lịch sử và rõ ràng lĩnh vực Chính trị thường là lực lượng kiểm soát cốt yếu trong những thay đổi xã hội
+ Ông cho rằng XHTB có nguồn gốc phát triển từ xã hội có quan hệ hàng hóa Nhưng
xã hội có quan hệ hàng hóa chưa chắc đã có thể tiến lên XHTB
Trang 3 Vd: Chủ nghĩa TB không xuất hiện ở các nước Phương Đông mà ở Phương Tây, mặc dù Con đường tơ lụa xuất hiện ở đây từ rất sớm (TK 16-17) Các nước PĐ chịu ảnh hưởng của TQ và ÂĐ
Trung Quốc: do Nho giáo chủ trương quản lý xã hội bằng văn chương, cuộc sống
vô thực nên không tạo ra ham muốn vật chất của con người
Ấn Độ: Phật Giáo ảnh hưởng mạnh mẽ, triệt tiêu đấu tranh, kêu gọi con người không ham muốn vật chất, coi đó là điều xấu xa…
Phương Tây: đạo Tin Lành thống trị tư tưởng, chi phối hoạt động của con người Gặp nhau về tinh thần tích lũy tài sản của TB và làm giàu cho mảnh đất của Chúa trong giáo lý Tin Lành Dĩ nhiên nhiều người cho WEBER là duy tâm
d Phương pháp nghiên cứu Xã hội học:
Phương pháp giải thích nhằm phát hiện ra nguyên nhân và phương pháp cụ thể như quan sát, phân tích lịch sử và phương pháp loại hình lí tưởng đc weber phát triển và vận dụng vào nghiên cứu nhiều chủ đề cơ bản và quan trọng của xã hội học như hành động xã hội, cấu trúc phân tầng xã hội, sự duy lý hoá xã hội
e Thuyết hành động xã hội
Đưa ra một khuôn mẫu hành động nhằm giúp các nhà nghiên cứu có thể hiểu được hành động Hành động xã hội gồm 4 kiểu:
Hành động duy lí công cụ: Được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công
cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất ( hành động kinh tế)
Hành động duy lí giá trị: Hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng được thực hiện bằng công cụ, phương tiện duy lý
Hành động duy cảm: Hành động do trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra, không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động (tức giận, quá khích)
Hành động duy lý truyền thống: Hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác
Câu 2 Anh/ chị hãy trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của Xã hội học? Trình bày quan niệm về đối tượng nghiên và những đóng góp của A Comte cho sự phát triển của Xã hội học?
Trang 4Xã hội học xuất hiện ở châu Âu khoảng những năm 30 của thế kỉ XIX với tính chất là một tất yếu lịch sử
Xã hội học ra đời cùng với sự phát triển của CNTB ở mức độ cao
1 Tiền để về kinh tế
+ Về công nghệ: Hàng loạt các máy móc công cụ đã được sáng chế và đưa vào sản xuất thay thế dần cho lao động thủ công, giúp cho con người có được năng suất cao, chất lượng, hiệu quả
+ Về thương mại: Thị trường mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp và tập đoàn kinh tế
đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm thuê
=> Biến đổi kinh tế-> biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội Cộng với quá trình CNH thì quan hệ XH trong thời phong kiến ko còn thích hợp, nó bị xáo trộn và biến đổi mạnh mẽ
Thế lực tôn giáo bị mất dần vai trò và quyền lực thống trị
Cơ cấu gia đình thay đổi khi cá nhân từ NT-ĐT
Hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống cũng bị thay đổi, các cá nhân bị lôi kéo, cuốn hút và lao vào hoạt động kinh tế và lối sống cạnh tranh, vụ lời
Nhiều trung tâm CN, tp lớn ( công trường thu công) xuất hiện Hình thành hướng sản xuất hàng hoá theo hướng chuyên môn hoá,thay cho sản xuất thủ công
2 Tiền đề chính trị-xã hội
+ Chính trị: Hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản nổ ra tiêu biểu CMTS Hà Lan, Đức, Mĩ, Anh đặc biệt cách mạng Pháp 1789
=> + Quyền lực chính trị chuyển sang tay giai cấp TS và thiểu số người nắm giữ
tư liệu sản xuất
+ Góp phần củng cố và phát triển CNTB và hình thành những điều kiện có lợi cho
tự do, buôn bán, tự do sản xuất, tự do ngôn luận tư sản và đặc biệt là tư do bóc lột sức lao động
+ Xã hội: Có sự bóc lột, phân hoá giai cấp rõ rệt giữa bên bóc lột và bị bóc lột
- Nông thôn: Nông dân bị tịch thu ruộng đất để trồng cỏ nuôi cừu nên diện tích đất trồng trọt bị thu lại “Cừu ăn thịt người” Không có đất, dân nông thôn di cư lên thành phố gây nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, mức sống thấp, nguồn lực xã hội khủng hoảng trầm trọng
- Công trường: Công nhân bị bóc lột nặng nề, làm việc nhiều lương lại thấp
=> Sự phản kháng mãnh liệt, đấu tranh của công nhân, nông dân
Trang 5==> Tất cả yếu tố trên khiến xã hội căng thẳng, yêu cầu các nhà tư bản phải tìm cách giải quyết, cần có bộ môn khoa học nhằm tìm nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn
3 Tiền đề lý luận, tư tưởng
+ Tư tưởng về kinh tế: chính thức được xác lập Tự do hoá cạnh tranh, thị trường
mở rộng, giảm tối đa hoá vai trò của nhà nước
+ Tư tưởng trong khoa học tự nhiên: Khoa học tự nhiên phát triển vượt bậc chống lại cách giải thích của tôn giáo ( học thuyết cấu trúc tế bào, quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tiến hoá Darwin về sự phát triển của các loài trong sinh học)
Tuy nhiên lối tư duy phiến diện, siêu hình, tư biện thoát ly khỏi thực tế sinh động của cuộc sống trong cách khoa học XH vẫn còn phổ biến
Thực trạng này đã làm cho các nhà khoa học XH phải đưa ra được những kiến giải
có sức thuyết phục trước những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống hiện thực cũng như những nhu cầu mới của nhận thức đang đòi hỏi
B August Comte
Đối tượng nghiên cứu: là quy luật của hiện tượng xã hội bao gồm xã hội học nói chung,
hệ thống xã hội và hiện tượng xã hội
- Đóng góp:
+ Thứ nhất: Comte là người có công đối với việc đặt nền móng cho khoa học xã hội học Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ xã hội học
+ Thứ 2: Phương pháp: Tách khỏi triết học tự biện, kinh viện, giáo điều Ông phân loại 4 phương pháp nghiên cứu xã hội học là Quan sát, thực nghiệm, so sánh, phân tích lịch sử.
Vì vậy ông đc coi là nhà thực chứng luận Ông chủ nhấn mạnh yếu tố quan sát, thực chứng trong việc thu thập, xử lý phân tích dữ liệu về các hiện tượng xã hội.
Comte cho rằng bản chất của XHH là sử dụng các phương pháp khoa học tự nhiên để xây dựng lí thuyết và kiểm chứng giả thuyết
+ Thứ 3: Xác định rõ thành phần cơ cấu của bộ môn xã hội học.
Tĩnh học xã hội : Ngiên cứu trật tự, thành phần, cấu trúc xã hội xã hội và mối liên
hệ giữa chúng (tương đối ổn định)
Động học xã hội: Nghiên cứu các quy luật phát triển và biến đổi xã hội trong các
hệ thống xã hội theo thời gian
Biến đổi xã hội là 1 quá trình thay đổi từ trạng thái xã hội này sang trạng thái xã hội khác
vì vậy phương pháp so sánh và phân tích lịch sử được áp dụng triệt để
Trang 6Comte đã nêu ra “ quy luật 3 giai đoạn” của lịch sử xã hội loài người
● Đầu tiên là giai đoạn thần học ( tương ứng với XH chiếm hữu nô lệ)
Đặc trưng bởi tính thần bí, niềm tin vào các thế lực siêu nhiên
● Thứ 2 là giai đoạn siêu hình ( xã hội phong kiến)
Đặc trưng bởi nhận thức, cảm tính
●Giai đoạn thực chứng ( XH TBCN)
Đặc trưng bởi nhận thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học vào sản xuất kinh doanh
Câu 3 Anh/ chị hãy trình bày khái niệm và những phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội? Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu xã hội?
- A/ Khái niệm:
+ Cơ cấu xã hội là bộ phận của khái niệm hệ thống xã hội và bao hàm trong nó 2 thành
tố là các thành phần xã hội và các liên hệ XH Trong đó các thành phần XH là tập hợp các bộ phận, các nhóm, các giai cấp, các công đồng Còn các liên hệ XH là tập hợp của những mối liên hệ, quan hệ gắn kết các thành phần XH ( Nhà XHH người Nga Oxipov) + Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong 1 hệ thống xã hội ( Nhà XHH Robertsons người Mỹ)
+“Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong một hệ thống xã hội nhất định- biểu hiện như sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân, tố, các mối liên hệ, các thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm, vai trò, vị thế xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế khác” (HVHVQG HCM)
-B/Các phân hệ c ơ bản :
Cơ cấu XH-giai cấp
+ Thứ nhất: XH học đòi hỏi phải xem xét không chỉ các giai cấp mà còn các tầng lớp, các tập đoàn XH khác
+ Thứ hai: Tiếp cận XHH về cơ cấu XH-giai cấp cũng hướng vào sự nghiên cứu những tập đoàn người hợp thành các giai cấp cơ bản, quyết định đến sự phát triển và biến đổi của XHH
Cơ cấu XH- nghề nghiệp
Trang 7Hướng vào nghiên cứu thực trạng bức tranh đa chiều về nghề nghiệp, chỉ ra đặc trưng,
xu hướng và sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các loại nghề nghiệp cũng như sự tương tác giữa những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp vs quá trình XH khác
Cơ cấu XH-dân số
Phân tích những tham số như mức sinh, mức tử, biến động dân số, di dân, đô thị hoá, tỉ
lệ giới tính, tháp tuổi chi tiết hơn là SKSS, đặc trưng về văn hoá, tôn giáo, vùng, miền
Cơ cấu XH- dân tộc
Nghiên cứu quy mô, tỉ rọng, phân bố và sự biến đổi số lượng, chất lượng cũng như những đặc trưng, xu hướng biến đổi CCXH trong nội bộ các dân tộc, tương quan trong công đồng
Cơ cấu XH- lãnh thổ
Đc nhận siên qua đường phân ranh giữa XHH đô thị và nông thôn.Đi sâu nghiên cứu
cơ cấu vùng: đồng bằng, miền núi, trung du
C/ Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu XH học
Câu 4 Anh/ chị hãy trình bày khái niệm vị thế xã hội, vai trò xã hội? Mối liên hệ giữa chúng? Liên hệ thực tiễn?
- Vị thế XH
+ Vị thế XH là 1 vị trí XH Mỗi vị thế quyết dịnh chỗ đứng của một cá nhân hay nhóm
xã hội trong kết cấu XH cũng như phương thức quan hệ của các nhân và nhóm XH đó vs
XH xung quanh ( Robertsons)
+ Vị thế XH là một vị trí XH của một người hay một nhóm người trong kết cấu XH, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của XH nơi người đó sinh sống
- Vai trò XH là tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ gắn với một địa vị
cụ thể, nhất định
- Mối liên hệ: Vai trò luôn gắn liền với vị thế Vị thế của một cá nhân luôn xác định
một cách khác quan các vai trò ca nhân Ngược lại, vị thế cá nhân ấy chỉ có thể đạt được củng cố khi cá nhân đó thực hiện đóng vai trò của mình
VD: Chủ tịch nước có vai trò điều hành đất nước, ra chỉ thị, tạo lập mối quan hệ với các nước trên thế giới Khi hoàn thành tốt các vai trò của mình, chủ tịch nước đó sẽ được nhân dân tín nhiệm
Trang 8 Mỗi vị thế XH lại có 1 số vai trò Vì vậy những vai trò gắn với một vị thế cụ thể được gọi là một tập hợp vai trò
Mỗi cá nhân chiếm nhiều vị thế nên mỗi cá nhân cũng phải đóng nhiều vai trò xã hội Tổng hợp các vai trò của mỗi cá nhân tạo thành nhân cách XH của cá nhân ấy
Câu 5 Anh/ chị hãy trình bày khái niệm xã hội hóa? Phân tích môi các trường xã hội hóa? Liên hệ thực tiễn?
A/ Khái niệm
-Hiểu theo nghĩa thông thường trong cuộc sống hoặc trên báo chí: XH hoá là y tế, XH hoá giáo dục, xã hội hoá xe bus
-Cách hiểu trong XHH: XH hoá là quá trình chuyển biến con người tự một chỉnh thể sinh vật với các tiền đề tự nhiên thành một chỉnh thể của XH loài người mang bản chất XH
B/ Môi tr ường XH hoá- liên hệ thực tiễn
Môi trường hoá gia đình: Có vai trò quyết định trong những năm đầu đời
VD: Cha mẹ hướng ta theo tôn giáo họ chọn, cách ăn mặc, nếp sống sinh hoạt
Môi trường trường học: Có vai trò truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ đồng thời
dạy bảo quy tắc và cách ứng xử
Môi trường nhóm đồng đẳng: Có chức năng giải trí là chủ yếu nhưng cũng là tác
nhân xã hội hoá mạnh nhất Trong nhóm thường tập hợp những người cùng địa vị, bình đẳng vs nhau
VD: Nhóm sinh viên
Môi trường các phương tiện truyền thông đại chúng: Ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong XH hiện đại
VD: cập nhật tin tức, học nấu ăn, làm đẹp, kinh doanh qua mạng, qua ti vi, qua dài
Câu 6 Anh/ chị hãy trình bày về các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu xã hội học? Nêu ưu, nhược điểm và ứng dụng của những phương pháp này?
A/ Ph ương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho các cuộc nghiên cứu
Trang 9+ Phương pháp định lượng: Dựa trên số liệu có sẵn từ đó phân nhóm thông tin, nhóm dấu hiệu theo những thang đo định trước rồi tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa những số liệu
đó Phương pháp này sử dụng trong những trường hợp phải xử lí một lượng thông tin lớn
* Ưu: nhanh, ít tốn kém, thông tin thu thập qua dạng này có rất nhiều và đa dạng nên có thể so sánh theo thời gian, sử dụng nhiều số liệu thống kê có độ chính xác cao
* Nhược: Do số liệu phong phú mà số liệu cần thiết lại rất ít nên việc tổng hợp số liệu rất khó khăn, phức tạp; ngoài việc thu thập số liệu bằng thống kê, những số liệu khác mang tính chủ quan nhiều hơn, thường minh hoạ điển hình của ý muốn chủ quan
+ Định tính: là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc rút ra những nội dung, tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những ý nghĩa hay có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
* Ưu: thông tin nhanh, chi phí ít tốn kém, thông tin nhiều và đa dạng, thông tin sâu
* Nhược: Mang tính chủ quan của người tạo ra văn bản, không đảm bảo tính đại diện và khách quan; quá trình xử lý rất phức tạp; thông tin khó tổng hợp về cả nội dung và thời điểm; thông tin phục vụ mục đích khác nên thông tin ta không cần nhiều
B/ Ph ương pháp quan sát
- Là phương pháp thu thập thông tin XH thông qua những tri giác như thị giác, thính giác theo những cách thức nhất định, là phương pháp thu thập thông tin có liên hệ trực tiếp với đối tượng điều tra
Quan sát trong điều tra XHH thực nghiệm là quan sát có chủ định, có ý thức và có kế hoạch đã định sắn Nó quy định rõ ràng các đơn vị và các chỉ báo cần quan sát
+ Quan sát định lượng: thu thập thông tin theo một hệ thống chỉ báo đã định sẵn
+ Quan sát định tính: là quan sát không theo 1 kế hoạch có sẵn nào cả, mà hoàn toàn vào diễn biến thực tế, tuỳ tình hình mà quan sát
+ Quan sát tham dự ( thâm nhập): người quan sát cũng hoạt động trong nhóm đối tượng cần quan sát hoặc bên cạnh người cần quan sát
+ Quan sát không tham dự: Điều tra viên đứng ngoài cuộc quan sát
- Ưu:
Thu thập thông tin 1 cách trực tiếp nên phản ánh đc hiện thực cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể, bỏ qua đc những sai số trung gian
Đảm bảo được tính khách quan, đánh giá chính xác hơn, có thể quan sát được nhièu tiêu chí khác
Có thể ghi nhận được quá trình hành động theo thời gian
Trang 10- Nhược:
Chỉ thu thập đc những thông tin mang tính chất bề nổi
Tâm trạng của người quan sát có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu nhất
là quan sát có thâm nhập dễ bị chai lỳ, thiếu nhạy cảm Khó kiểm tra đc mức độ chính xác của thông tin
Dễ gây mệt mỏi, đơn điệu ở cán bộ quan sát ( vì phải quan sát nhiều ngày)
Khó xây dựng được thang đo và tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu
C/ Ph ương pháp phỏng vấn
- Là quá trình thu thập thông tin XH thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói nhằm thu thập thông tin theo mục đích XHH.Có mục đích, có chương trình, có giả thuyết, có kế hoạch định trước, theo hệ thống các chỉ báo đc lựa chọn một cách khách quan khoa học đảm bảo tính đại diện
+ Phỏng vấn thường là những cuộc phỏng vấn bình thường nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho những mục đích nhất định nào đó
+ Phỏng vấn sâu là những cuộc pv lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội
+ PV tiêu chuẩn hoá: là cuộc pv đối tượng được tiến hành theo 1 trình tự nhất định với một nội dung đc vạch sẵn
+ PV không tiêu chuẩn hoá là cuộc đàm thoại tự do theo 1 chủ để đã được vạch sẵn
- Ưu:
Thu thập thông tin một cách trực tiếp có thể loại bỏ sai số trung gian
Giảm tỷ suất rơi dụng thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của người pv
Quá trình pv có thể thu đc nhiều thông tin khác nhau
Chức năng của những câu hỏi kiểm tra phát huy tốt nhất và có thể biết thêm thông tin nhờ phương pháp quan sát
- Nhược:
Phương pháp này tốn kém vì trong quá trình pv phải có nhiều người Để tiến hành
pv, những cán bộ điều tra phải đc đào tạo và làm chủ đc những kĩ thuật pv do đó chi phí cao
Trong 1 thời gian nhất đinh, nhà nghiên cứu chỉ có thể pv đc hạn chế số người