1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương Pháp luật đại cương

24 503 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 214,5 KB

Nội dung

Như vậy, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụcưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ đ

Trang 1

Đề cương.

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Anh chị phân tích Học thuyết Mác về nguồn gốc, bản chất, dấu hiệu, chức năng, hình thức nhà nước.

1 Nguồn gốc nhà nước

Bài làm: Nhà nước là một hiện tượng cơ bản, phức tạp của mọi xã hội có giai cấp, là tác nhân biến đổi

của xã hội và phát triển kinh tế Vì đó ngay từ thời kì cổ trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa

ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc phát sinh ra nhà nước Trong lịch sử đã tồn tại các quan điểm vềnguồn gốc nhà nước như: thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết bạo lực, thuyết tâm lý, thuyết khế ước

xã hội Tuy nhiên, những học thuyết và quan điểm này đều do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan vàhạn chế lịch sử nên chưa giải thích được đúng nguồn gốc, bản chất của nhà nước

Khi nghiên cứu về nguồn gốc nhà nước, các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng.Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà là một phạm trù lịch sử, chỉ xã hội khi xã hội loàingười phát triển đến một mức độ nhất định và tiêu vọng khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại cửa

nó mất đi Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế- xã hội đầu tiên của xã hội loài người màkhông tồn tại giai cấp và vì vậy nhà nước chưa xã hội Nhưng chính những nguyên nhân làm xã hội nhànước lại bắt nguồn từ xã hội đó

* Chế đọ Cộng sản nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc bộ lạc

Trong chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, con người phải sống dựavào nhau cùng chung sống thành nhóm, thị tộc, bộ lạc, dựa vào nhau lao động hưởng thụ chung Cơ sởkinh tế của xã hội Cộng sản nguyên thuỷ được đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất vàsản phẩm lao động Điều đó qui định đời sống xã hội của chế độ Cộng sản nguyên thuỷ

Thị tộc là tố bào đầu tiên của xã hội, được tổ chức theo huyết thống (lúc đầu là thị tộc mẫu hệ, sau đó làthị tộc phụ hệ) Đây là đơn vị kinh tế vừa sản xuất, vừa tiêu dùng, mọi người tự do, bình đẳng, phân cônglao động chỉ là phân công tự nhiên chứ chưa mang tính xã hội thị tộc là hình thức tự quản đầu tiên, ở mức

độ thấp, tổ chức đơn giản Tập hợp các thị tộc gần gửi nhau về huyết tộc và địa bàn cư trú tạo thành bàotộc Nhiều bào tộc kết hợp lại thành bộ lạc và nhiều bộ lạc liên kết với nhau thành liên minh các bộ lạc.Trong xã hội xuất hiện nhu cầu quản lý, điều hành các hoạt động xã hội,phải có quyền lực bắt các cá nhân

và tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của một chủ thể nhất định Trong xã hội Cộng sản nguyênthuỷ tồn tại hệ thống quản lý các công viẹc của thị tộc

- Hội đồng thị tộc: là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, những người lớn tuổi đều là thành viên củahội đồng thị tộc Hội đồng này có quyền quyết định tất cả những vấn đề quan trọng có liên quan đến thị tộc.Quyết định của hội đồng thể hiện ý chí của toàn bộ thành viên trong xã hội nên được mọi người tự giácchấp hành

- Tù trưởng, thủ lĩnh quân sự : là những nhười đứng đầu thị tộc do Hội nghị toàn thể thị tộc bầu ra từnhững người nhiều tuổi, có kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng Họ có quyền lực rất lớn Tuy nhiênkhông có đặc quyền nào so với các thành viên khác, vẫn phải lao động, thực hiện nghĩa vụ với thị tộc,hưởng thụ bằng với các thành viên khác Những người này có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào Như vậy, thứquyền lực trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ là thứ quyền lực của xã hội được tổ chức và thực hiện dựatrên cơ sở những nguyên tắc dân chủ thực sự, quyền lực xuất phát từ xã hội, phục vụ cho lợi ích cộng đồng,không có bộ máy riêng để thực hiện cưỡng chế

* Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước

Trang 2

Những nguyên nhân làm chế độ Cộng sản nguyên thuỷ tan rã cũng đồng thời là người nhân làm xuấthiện nhà nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện nhànước là do sự phân hoá xã hội thành giai cấp với những quyền lợi đối kháng “nhà nước là sản phẩm vàbiểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được” Trong tác phẩm “Nguồn gốc của giaiđoạn , của chế độ tư hữu và của nhà nước ”, Ăngghen đã chỉ ra hai vấn đề mấu chốt Tại sao xã hội phânhoá thành giai cấp và quý tộc đó diễn ra như thế nào? Tại sao xã hội phân hoá thành giai cấp lại dẫn đếnxuất hiện nhà nước?

Nền kinh tế Cộng sản nguyên thuỷ ngày càng phát triển đem lại của cải vật chất ngày càng nhiều củng

cố lao động phát triển khiến cho khả năng lao động của con người tăng lên, lực lượng sản xuất phát triển rõrệt Điều đó đòi hỏi phải có phân công lao động tự nhiên thành phân công lao động xã hội Thời kì cuối củachế độ Cộng sản nguyên thuỷ xảy ra ba lần phân công lao động xã hội lớn:

+ Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt

+ Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp

+ Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện

Các ngành kinh tế phát triển mạnh phát minh khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng Từ

đó dẫn đến phân hoá tổ chức kinh tế- xã hội của Cộng sản nguyên thuỷ

Những đứng đầu thị tộc lợi dụng uy tín để chiếm đoạt sản phẩm dư thừa Sự phân chia tài sản cho cácgiai đoạt riêng rẽ làm xuất hiện chế độ tư hữu Trong xã hội xuất hiện người giàu kẻ nghèo Khối dân cưthuần nhất của xã hội thị tộc bị phân hoá thành hai bộ phận đối lập: số ít kẻ giàu, chiếm giữ nhiều tư liệusản xuất trở thành giai cấp bóc lột; số nhiều nô lệ từ binh trong thế giới chiến tranh và những người nghèokhổ trở thành giai cấp bị bóc lột Giữa các giai cấp diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt

Thương nghiệp phát triển dần phá vỡ cuộc sống thị tộc do thay đổi nghề nghiệp, chỗ ở

Như vậy, những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc bị phá vỡ Nhu cầu khách quan của việcquản lý xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp ấy đòi hỏi phải có một tổ chức mới, có sức mạnh quản lý vàcương chế lớn hơn thị tộc bộ lạc, đủ khả năng làm dịu xung đột giai cấp hịăcgiũ cho xung đột ấy ở trongvòng “ trật tự ” Tổ chức ấy là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện

Tóm lại, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến mộtgiai đoạn nhất định Nhà nước “ không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội ”mà là “ mộtlực lượng nảy sinh từ xã hội ”, một lực lượng “ tựa hồ như đứng trên xã hội ”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sựxung đột nó nằm trong vòng “ trật tự ”

Sự hình thành nhà nước còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau, Ăngghen đã chỉ ra ba hình thức cơbản của sự xuất hiện nhà nước: nhà nước Aten, nhà nước GiecManh, nhà nước Rôma

2 Bản chất nhà nước:

* Bản chất giai cấp

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, “ nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫngiai cấp không thể điều hoà được ”.nhà nước chỉ sinh ra và thuộc trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũngthể hiện bản chất giai cấp sâu sắc Nhà nước là bộ máy cưỡng chế nằm trong tay giai cấp cầm quyền, củng

cố để duy trì sự thống trị giai cấp Sự thống trị giai cấp thể hiện trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng

Để duy trì sự thống trị, giai cấp thống trị phải nắm giữ cả ba loại quyền lực: chính trị, kinh tế, tư tưởng( quyền lực kinh tế giữa vai trò quyết định ) Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiệnmột cách tập trung thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí nhà nước ý chí nhà nước có sức mạnh bắt buộccác giai cấp khác phải trân theo một “ trật tự ”do giai cấp thống trị đã đặt ra, phục vụ lợi ích cho giai cấpthống trị Củng cố chủ yếu để thực hiện chuyên chính giai cấp là nhà nước một bộ máy do giai cấp thống trị

tổ chức ra

Trang 3

* Về mặt xã hội.

Giai cấp thống trị thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởngthống trị trong xã hội, bắt các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về hệ tư tưởng Nhà nước không chỉ cótính giai cấp mà còn có vai trò xã hội bởi lẽ nhà nước được sinh ra không chỉ do nhu cầu thống trị giai cấp

mà còn do nhu cầu tổ chức và quản lý xã hội Một nhà nước sẽ khong thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi íchcủa giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyên vọng và ý chí của các giai tầng khác trong xã hội.Nhà nước phải đảm bảo các giai tầng xã hội đạt được, giữ xã hội ổn định trật tự, phát triển Nhà nước thựchiện các chức năng phù hợp với yêu cầu của xã hội

Như vậy, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụcưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấpthống trị trong xã hội có giai cấp

3 Dấu hiệu nhà nước: 5dấu hiệu:

- Nhà nướ thuyết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hoà nhập với dân cư Nhà nước cómột lớp người chuyên hoặc hậu như chỉ chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế Họ tham gia vào bộmáy nhà nước để hình thành nên một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở

- Nhà nước phân chia cư dân theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện sự quản lý đối vớidân cư theo các đơn vị ấy chứ không tập hợp dân cư theo chính kiến, huyết thống nghề nghiệp hoặc giớitính Nhà nước thực thì quyền lực chính trị trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ

VD: ở nước ta chìa thành các đơn vị: Trung ương, tỉnh, huyện, xã

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang tính nọi dung chính trị, pháp lý, thể hiệnquyền độc lập, tự quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại của mình, không phụ thuộc vào bên ngoài

- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc với mọi công dân Nhà nước là tổchức Trong xã hội được quyền ban hành pháp luật Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trongcuộc sống

- Nhà nước qui định mọi thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

+ Thuế là cơ sở kinh tế của nhà nước

+ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của công dân, của tổ chức mà không được hoàn trả trực tiếp

+ Thuế là củng cố để nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng, điều hoà thu nhập

4 Chức năng nhà nước:

Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơbản của nhà nước Do bản chất, cơ sở kinh tế – xã hội và nhiệm vụ cơ bản của nhà nước qui định Các nhànước bóc lột ( nhà nước chủ nô, phong kiến tư sản ) và nhà nước xã hội chủ nghĩa khác nhau về bản chất,

cơ sở kinh tế – xã hội và những nhiệm vụ cơ bản nên có các chức năng khác nhau Chức năng nhà nước lànhững mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, là phương tiện để thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nhà nước Cónhiều cách chìa các chức năng của nhà nước, tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất là phần chia thành:

+ Chức năng đối nội: là các hoạt động cơ bản của nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

+ Chức năng đối ngoại: là các hoạt động của nhà nước trong quan hệ quốc tế

Hai chức năng này có liên quan chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau Chức năng đối nội là nền tảng,quyết định với chức năng đối ngoại

Chức năng nhà nước có liên quan chặt chẽ với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước Chức năng nhà nướcthực hiện thông qua các hình thức và phương pháp hoạt động của bộ máy nhà nước Nhà nước sử dụngpháp luật để quản lý xã hội Do đó các chức năng nhà nước đựoc thực hiện chủ yếu dưới ba hình thức pháp

lý cơ bản của nhân dân pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Đây là điều kiện, tiền đềnhằm phục vụ cho lợi ích chính trị của giai cấp cầm quyền Các phương pháp hoạt động của nhà nước rất

Trang 4

đa dạng, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ của nhà nước nhìn chung mọi nhà nước đều sử dụnghai phương pháp cơ bản là thuyết phục và cưỡng chế.

5 Hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức quyền lực và những phương pháp để thực hiện quyền lực

ấy Nó phụ thuộc vào từng điều kiện hành chính, truyền thống văn hoá lịch sử của nhà nước hình thức nhànước được hình thành từ ba yếu tố:

* Hình thức chính thể: gồm hai dạng cơ bản là

- Chỉnh thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ ( hoặc mộtphần ) trong tay người đứng đầu nhà nước ( Vua, hoàng đế ) theo nguyên tắc thừa kế Được chia thành.+ Chỉnh thể quân chủ tuyệt đối người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn

+ Chỉnh thể quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh

đó còn một cơ quan quyền lực khác nữa: nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc cơ quan đại diện đẳng cấptrong nhà nước phong kiến

- Chỉnh thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc vào một cơ quan đượcbầu ra trong một thời gian nhất định có hai hình thức chính:

+ Cộng hoà dân chủ: pháp luật qui định quyền của công dân tham gia bầu cử thành lập cơ quan đại diện( quyền lực ) của nhà nước

+ Cộng hoà quí tọc: quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện của nhà nước chỉ dànhriêng cho quí tộc và được qui định cụ thể trong pháp luật

Hiện nay trong nhà nước tư sản, chính thể cộng hoà có hai biến dạng chính:

+ Cộng hoà tổng thống: tổng thống do cử tri bầu ra, vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầuchính phủ tư tưởng bổ hiêm các thành viên trong chính phủ ( ở Mỹ và một số nước Là tinh )

+ Cộng hoà đại nghị: Tư tưởng do nghị viên bầu ra, có vai trò không lớn.Tư tưởng đứng đầu nhà nướcnhưng không đứng đầu chính phủ ( Đức, áo, Phần Lan, ý )

+ Cộng hoà lưỡng tính: hỗi hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị ( Pháp )

Các hình thức ở trên đều mang tính chất tư sản

Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủ được đặc trưng bằng sự thamgia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình

* Hình thức cấu trúc nhà nước:

Là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước

ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương Hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu:

- Hình thức nhà nước đơn nhất: là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan nhà nước thốngnhất từ trung ương xuống địa phương trong nước chỉ có một hệ thống pháp luật, mới công dân chỉ mangmột quốc tịch ( Việt Nam, Ba Lan )

- Nhà nước liên bang: nhà nước có từ hai hoặc nhiều nước thành viên hợp lại: Các nhà nước thành viên

có chủ quyền riêng và ở mức độ này hoặc mức độ khác có dấu hiệu của nhà nước Nhà nước liên bang hai

hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chia một hệ thống chung cho toàn liên bang và liên hệ thống trongmỗi nước thành viên Có hai hệ thống pháp luật, công dân mang hai quốc tịch Các nhà nước liên bang là

Mỹ, Đức, ấnĐộ

* Chế độ chính trị:

Là tổng thể các phương pháp , cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhànước Nhân tố chỉ đạo là phương pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền Phương pháp thựchiện quyền lực nhà nước gồm hai loại chính: phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ

Trang 5

Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước phụ thuộc vào bản chất giai cấp, than gia quan các lựclượng chính trị, mức độ ác liệt của cuộc đấu tranh giai cấp, đặc điểm dân tộc, trình độ chính trị của nhândân và bối cảnh quốc tế

Câu2 Anh chị hãy phân tích bản chất, đặc trưng của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài làm: 2/9/1945: HCM đọc bản thảo tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà

Sau đó nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến hành cuộc kháng chiến thực dân pháp xâm lược( 1945- 1954 ) chiến thắng Điện Biên Phủ ngày7/5/1954 kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp

Từ 1954- 1975 , nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến hành song

song giai cấp hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu

tranh chống Mỹ – ngụy thống nhất đất nước

Sau ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng

1976, Quốc hội thống nhất được bầu, quết định đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sang Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 Bản chất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mô hình các nước xã hội chủ nghĩa cụ thể phụ thuộc vào đặc điểm dân tộc, truyần thống, văn hoá, trình

độ kinh tế, xã hội và các đặc điểm của thời đại được vận dụng vào mỗi quốc gia

Chủ nghĩa xã hội không phải là những tri thức giáo điều, bất di bất dịch mà là một hệ thống các quanđiểm khoa học, cách mạng luôn đòi hỏi phải được xem xét một cách năng động, sáng tạo, luôn cần đượcđổi mới Bản chất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự biểu hiện cụ thể của bản chấtnhà nước xã hội chủ nghĩa Bản chất bao trùm nhất chi phối cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của nhànước Việt Nam hiện nay từ tổ chức cho đến hoạt động thực tiễn, là tính nhân dân của nhà nước Điều haihiến pháp nước ta năm1992 nghi rõ: “ nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp chủ nghĩa với giai cấp nông dân và đội ngủ tri thức ” Như vậy,bản chất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: bản chất nhà nước của dân, do dân và vìdân

2 Đặc trưng của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 5 đặc trưng cơ bản:

* Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng

và lập nên nhà nước của mình Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do dân mà nòngcốt là liên minh công nông trí thức tự tổ chức và định đoạt quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước ViệtNam thuộc về toàn thể nhân dân Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và thực hiện nó bằngnhiều hình thức khác nhau Cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lựccủa mình Điều 6 hiến pháp 1922 qui định: “ nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội vàHội đồng nhân dân các cấp là những cơ quan đại diịen ý chí và quyền nguyện vọng của nhân dân, do nhândân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân ” nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước thông quacác hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp đưa ra những kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

* Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi

Lịch sử hình thành và phát triển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể thấy rõ trong quátrình hình thành và phát triển của một chế độ dân chủ mới Nhà nước thiết chế nhà nước đầu tiên ra đời dựatrên cơ sở của dân chủ Bản chất dân chủ của nhà nước ta thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực:

Trang 6

- Kinh tế: Nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, tạo ra những điều kiện làm chonền kinh tế đất nước có tính năng động, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất Hiện nay, nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thứcsinh hoạt, đặc biệt quan tâm đến kinh tế tư nhân Đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước bảo đảm quyền lợi kinh tế của người lao động, coi đó là độnglực, mục tiêu của dân chủ.

- Chính trị: nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, qui định những quyền tự do dân chủ trong sinhhoạt chính trị Nhà nước xác lập, thực hiện cơ chế dân chủ đại diện thông qua bầu cử Nhà nước thiết lậpthực hiện chế độ dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội, đónggóp ý kiến một cách dân chủ, bình đẳng vào các vấn đề đường lối, chủ trương, chính sách và văn bản pháp

lý đó

- Tư tưởng văn hoá xã hội : Nhà nước chủ trương tự do tư tưởng và giải pháp tinh thần, phát huy mọikhả năng của con người: tự do ngôn luận, báo chí, hồi hop, học tập, lao đông, tín ngưỡng, bất khả xâmphạm thân thể, nhà ở thư tín tự do tư tưởng, văn hoá xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyên tắc cơ bản là phải bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng với nhà nước Nhà nước phải tôn trọng sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, đẩy mạnh chống quanliêu, của quyền, tham những

* Nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam:

Đại đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ, phát huy quyền lực của nhândân, bảo đảm công bằng xã hội, là cơ sở để tạo ra sức mạnh của một nhà nước thống nhất Chính sách đạiđòan kết dân tộc thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản

- Xây dựng pháp lý cho việc thiết lập, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện cho mối dân tộc

có thể tham gia vào thiết lập, củng cố, phát huy sức mạnh của nhà nước Tất cả các tổ chức Đảng, nhànước, mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên đều coi thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, xây dựngnhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung,là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình

- Chú trọng ưu tiên với các dân tộc thiếu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện dân tộc tươngtrợ lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hoà hợp,đoàn kết, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh

Chú ý tới đoàn kết, hoàn cảnh cụ thể của mỗidân tộc, mỗi địa phương, tôn trọng các giá trị văn hoá tinhthần, truyền thống của mỗi dân tộc, xây dựng bản sắc riêng của nhà nước Việt Nam

* Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi

Nhà nước Việt Nam quan tâm đặc biệt và toàn diện tới việc giải quyết các vấn đề xã hội:

Xây dựng công trình phúc lợi xã hội, phong chống thiên tai, giải quyết các vấn đề xoá đói giảm nghèo,giảm thất nghiệp, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, các tệ nạn xã hội nhà nước đặt ra cơ sở pháp lýđồng thời đầu tư thoả đáng cho việc giải quyết cắc vấn để xã hội

* Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị Chiính sách và hoạt động đốingọai của nhà nước ta thực hiện khát vọng hoà bình, hữu nghị cùng với lợi ích tất cả các quốc gia Phươngchâm đối ngoại :Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế,phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Điều 14 hiến pháp 1992 của nhà nước ta đã thực hiện rất rõđường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị

Năm đặc trưng nêu trên được thực hiện cụ thể trong các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước vàg đượcpháp luật qui địng một cách chặc chẽ, phản ánh trong tổ chức và hoạt động thực tiễn của nhà nước ta Tuynhiên nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn phải tiếp tục đổi mới nhiều mặt, cải tổ sau sắc từ

Trang 7

cơ cấu tổ chức sang hình thức và phương pháp hoạt động cho phù hợp với các quy định của pháp luật đểtừng bước xây dựng và phát triển thành nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Câu3 Anh ( chi ) hãy phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài làm: Bộ máy nhà nước Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở,

được tổ chức theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng

và nhiệm vụ của nhà nước Để có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý xã hội thì nhà nước phải bảo đảm cho nó

có một cơ cấu hợp lý, cơ chế đồng bộ cà đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao Nhànước điều đó chỉ có thể đạt được khi xây dựng đúng những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho quy định tổchức và hoạt động các bộ máy nhà nước

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những quản lý, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn,khách quan và khoa học phù hợp với bản chất của nhà nước, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động củacác cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước Nhà nước nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhànước được ghi nhận trong hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước bao gồm:

1 Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa: quyền lực nhà nước về nhân dân.Nguyên tắc này thể hiện trên 3 phương diện:

* Bảo đảm nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc tổ chức ra bộ máy nhà nước Phải có đủ cơ

sở pháp lý và các biện pháp tổ chức phù hợp để nhân dân thực hiện ý chí của mình, phát huy quyền làmchủ trong bầu ra cơ quan đại diện, thông qua hệ thống cơ quan đại diện lập ra các hệ thống cơ quan khác

* Bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý công việc của nhà nước và quyết địnhnhững vấn đề trọng đại của đất nước

* Bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhânviên nhà nước Điều này đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng mục đích, bảo vệ lợi ích nhân dân,chống biẻu hiện tiêu cực ( quan liêu tham những ) để thực hiện được nguyên tắc này trong đời sống xãhội, nhà nước ta cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức của nhân dân về văn hoá, chính trị, phápluật, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, củng cố thông tin đầy đủ để dân biết, dân bàn, làm kiểm tra

2 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với nhà nước là điều kiện tiên quyết để giữ vững bản chất nhà nước,nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Điều 4 hiến pháp

1992 khẳng định “ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội ” Đảng đề rađường lối chính trị, chủ trương, phương hướng lớn, quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máynhà nước Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng pháp luật, những đạo luật quan trọng nhằm thông qua nhànước thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật Đảng theo dõi, kiểm tra, hướng dẫnlãnh đạo cơ quan nhà nước hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, đào tạo cán bộ tăng cường cho bộmáy nhà nước Đảng cần phải thường xuyên củng cố, đổi mới nông dân và phương thức lãnh đạo, nâng caochất lượng hoạt động của Đảng và đảng viên

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Nguyên tắc này thực hiện việc kết hợp hài hoà giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cơ quan nhànước ở trung ương và các cơ quan nhà nước cấp trên với mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sángtạo của các cơ quan nhà nước ở địa phương và các cơ quan nhà nước cấp dưới Nội dung của nguyên tắcnày thực hiện trên 3 mặt chủ yếu là: tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động thông tin và báo cáo kiểm tra xử lýcác vấn đề trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

Trang 8

- Về mặt tổ chức: nguyên tắc này thực hiện ở chế độ bầu cử, cơ cấu bộ máy, chế độ công vụ quản trungương, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương phục tùng cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp dưới phục tùng

cơ quan cấp trên Tính tập trung biểu hiện quan trọng của bộ máy nhà nước, nhưng sự tập trung đó phải bắtnguồn và đựa trên cơ sở của chế độ dân chủ

- Về mặt hoạt động: các cơ quan nhà nước ở trung ương có quyền quyết định các vấn đề cơ bản, quantrọng Cơ quan nhà nước ở địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vị địa phương mình Quyếtđịnh của cơ quan nhà nước cấp trên có ý nghĩa bắt buộc với cơ quan nhà nước cấp dưới Cơ quan nhà nướctrung ương, cấp trên kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước địa phương, cấp dưới đồng thời tạođiều kiện cho cơ quan cấp địa phương, cấp dưới phát huy quyền chủ động, sáng tạo

Để thực hiện tốt nguyên tắc này phải chú trọng xây dựng và thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáokiểm tra, xử lý kịp thời các vấn đề

4 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc

Đoàn kết là truyền thống quí bấu của nhân dân Việt Nam, là nhân tố quyết định sự thành công của sựnghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước Điều năm hiến pháp 1992 ghi ro: “ Nhà nước thực hiệnchính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc

” Bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc nhằm mục tiêu chung là: giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ,văn minh Bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổchức mọi hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam

5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ các cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức

và hoạt động phải tiến hành theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật ở diều 12 hiến pháp 1992 ghi rõ: nhà nướcquản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Để xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tăng cường hơn nữa pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước Nhà nước phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng và hoàn chỉnh hệthống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Ngoài 5 nguyên tắc trên, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa còn cónhững nguyên tắc khác như: nguyên tắc tổ chức lao động khoa học, nhà nước bảo đảm tính kinh tế, nguyêntắc công khai hoá

Câu 4 Anh chị hãy phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của pháp luật.

Bài làm: 1 Nguồn gốc của pháp luật.

Từ khi mới xuất hiện, loại người đã phải chung sống trong một cộng đồng nhất định Để duy trì cuộcsống cộng đồng phải có những quy tắc quy định cách thức xử sự giữa con người với nhau Trong xã hộiCộng sản nguyên thuỷ là tập qáun và tín điều tôn giáo Chúng thực hiện ý chí của toàn thể thị tộc, bộ lạc,được thực hiện một cách tự nguyên thành thói quen của các thành viên trong thị tộc, bộ lạc Khi chế độ tưhữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp thì tập quán đó không phù hợp nữa.Tầng lớp thống trị lợidụng địa vị xã hội của mình để vận dụng, biến đổi nội dung các tập quán cho phù hợp với ý chí của mìnhbằng sự thừa nhận của nhà nước, các qui tắc tập quán bị biến đổi trở thành những qui tắc xử sự chung Đây

là phương thức đầu tiên hình thành nên qui tắc xử sự cơ bản giữa người với người mà sau này được gọi làpháp luật

Nhưng quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp mới phát sinh đặt ra yêu cầu phải có những qui tắc mới đểđiều chỉnh Vì vậy, khi nhà nước mới ra đời đã tiến hành hoạt động xây dựng các quy tắc xử sự mới trong

Trang 9

nhiều lĩnh vực Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng sự thiết lập và hoàn thiện bộ máy nhà nước.Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm củng cố, bảo vệlợi ích của giai cấp thống trị Như vậy, những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước, cũng chính là nhữngnguyên nhân dẫn đến sự ra đòi của pháp luật Pháp luật ra đời cùng nhà nước và là củng cố mà nhà nước sửdụng để thực hiện quyền lực của mình.

2 Bản chất của pháp luật

Theo học thuyết Mác- Lênin, pháp luật chỉ sinh ra, phát triển trong xã hội có giai cấp Bản chất củapháp luật được thể hiện thông qua tính giai cấp, không có “ hoặc pháp luật tự nhiên ” hoặc pháp luật phigiai cấp

Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị Giai cấp thống trị bằng con đường nhà nước

để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí nhà nước,được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, bảo đảmcho pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội pháp luật là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan

hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “ trật tự ” phù hợp với ý chí, lợi ích của giaicấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị, pháp luật là phưong tiện đề thực hiện sự thốngtrị giai cấp

Pháp luật với các khuản khác nhau có những khía cạnh biểu hiện tính giai cấp cụ thể riêng trong từnggiai đoạn nhất định

Bản chất của pháp luật còn thể hiện tính xã hội, vì pháp luật do nhà nước ban hành, là chủ thể đại diệnchính thức cho toàn xã hội Pháp luật được xây dựng trên cơ sở của đòi sống xã hội, thể hiện ý chí, lợi íchcủa các lực lượng khác nhau trong xã hội

Hai thuộc tính giai cấp và xã hội của pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau Pháp luật là hệ thống cácqui tắc xử sự chung cho nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trịtrong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

Xét mối quan hệ của pháp luật với một số mặt

+ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: pháp luật do điều kiện kinh tế quyết định, pháp luật cótác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế Chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật, thay đổi chế độkinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về pháp luật Pháp luật phản ánh trình độ phát triển kinh tế, nó không thể caohơn hoặc thấp hơn trình độ của kinh tế Pháp luật tác động trở lại kinh tế, khi pháp luật phản ánh đúng trình

độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và tác động tích cực và ngược lại

+ Với chính trị: Pháp luật là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị, đường lối, chínhsách của giai cấp thống trị giữa vai trò chủ đạo với pháp luật pháp luật không chỉ phản ánh các chính sáchkinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp

+ Với đặc điểm: Đặc điểm là những quan niệm, quan điểm của con người về cải thiện- ác- sự côngbằng những quan niệm, quan điểm khác nhau do điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định Từ đó

hệ thống quy tắc ứng xử của con người được hình thành Giai cấp cấp thống trị xã hội có điều kiện thể hiệnquan niệm, quan điểm của mình thành pháp luật Do đó, pháp luật thể hiện đặc điểm của giai cấp cầmquyền Tuy nhiên, trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, giai cấp cầm quyền phải tính đến yếu tố đặcđiểm để pháp luật có khả năng “ thích ứng ” làm cho nó “ tựa hồ ” như thể hiện ý chí của mọi tầng lớptrong xã hội

+ Với nhà nước, pháp luật có mối qoan hệ chặc chẽ, bổ sung cho nhau Cả 2 có cùng nguồn gốc hìnhthành và phát triển

1 Đặc điểm của pháp luật

* Pháp luật thể hiện tính ý chí

Trang 10

* Pháp luật thể hiện tính xã hội.

* Pháp luật thể hiện tính qui phạm phổ biến

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, thước đo hành vi xử sự của con người trongnhững trường hợp cụ thể Các quan hệ xã hội cũng được điều chỉnh bơỉ các quy phạm xã hội khác như đặcđiểm, tôn giáo, tập quán nhưng những quy tắc này không mang tính phổ biến Pháp luật điiêù chỉnh hành

vi của mọi người cũng như của mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức

* pháp luật thể hiện tính chặt chẽ về hình thức, rõ ràng về nội dung

Đặc tính nội bật của pháp luật thể hiện ở việc xây dựng một cách rõ ràng và chặt chẽ những nội dungqui phạm pháp luật, của văn bản pháp luật và của cả hệ thống pháp luật Nếu pháp luật không đủ, không rõ,không chính xác và đặc biệt khi bản thân nó chứa dựng mâu thuẫn thì pháp luật sẽ tạo ra những kẽ hở cho

sự lạm quyền, vi phạm pháp luật Do đó, phải diễn đạt nội dung của pháp luật bằng ngôn ngữ pháp lý rõràng, chính xác dưới hình thức nhất định của pháp luật

Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nếu được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡngchế của quyền lực nhà nước Như vậy, pháp luật mới trở thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung vàthực sự là cùng cố hữu hiệu có trong tay nhà nước để quản lý xã hội Tuỳ theo các mức độ khác nhau mànhà nước áp dụng các biện pháp bảo đảm về tư tưởng, tổ chức, khuyến khích, thuyết phục cao hơn làcưỡng chế cầu thiết để cho pháp luật được thực hiện đúng và nghiêm chỉnh

Câu 5: Anh (chị) hãy phân thích bản chất vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các qui tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhândân lao động dưới sự lĩnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiệnbằng nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện

1.Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa :

Xét ở góc độ chung pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xãhội, có những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói trung Tuy nhiên bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩacũng có 1 số đặc thù riêng

* Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống qui tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao.

Nói đến pháp luật là nói đến tính hệ thống của nó Dù hệ thống pháp luật có nhiều loại qui phạm khácnhau như tất cả đều thống nhất với nhau Là hệ thống các qui phạm đồng bộ, vì chúng đều có chung 1 bảnchất của giai cấp công nhân, pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của quan hệ kinh tế xãhội chủ nghĩa.Trong thời kỳ quá độ, mặc dù nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhưng có sự điều tiếtcủa nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nền kinh tế vẫn phát triển theo xu hướng thống nhất ngàycàng cao Điều đó quyết định tính thống nhất và xu hướng phát triển của pháp luật xã hội chủ nghĩa

*Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động

Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dan lao động, là sốđông, chiếm tuyệt đại đa số dân cư HCM từng nói “pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật thật sự dân chủ

vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động’’ Đây là nét khác nhau căn bản so vớicác kiểu pháp luật khác Vì vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa được đông đảo quyền chúng tôn trọng và thựchiện đầy đử, tự giác Trong thời kỳ quá độ có sự thống nhất và chưa thấy nhất về lợi ích của các tầng lớp xãhội khác nhau nêu việc thể hiện ý chí đó cũng có những mức độ khác nhau

*Pháp luật xã hội chủ nghĩa do nhà nước ban hành nhân bảo đảm thực hiện

Đặc điểm này thể hiện đặc thù của pháp luật do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước, do nhànước ban hành nên pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn tới tất cả mọi chủ thể trong xã hội với những

Trang 11

hành vi vi phạm pháp luật, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cũng chế cần thiết để pháp luật được thựchiện nghiêm ménh, ở các nước xã hội chủ nghĩa có kết hợp với các biện pháp giáo dục và thuyết phục

*Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa

Giữa kinh tế và pháp luật có mỗi quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Chế độ kinh tế giữ vai tròquyết định với pháp luật, pháp luật phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, kinh tế thay đổi dẫn đến thayđổi tương ứng của pháp luật pháp luật không thể cao hơn hoạch thấp hơn trình độ phát triển của chế độkinh tế – xã hội Nếu pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế – xã hội, nó sẽ có tác động tíchcực và ngược lại Khi xây dựng pháp luật cũng như tổ chức thực hiện phải có quan điểm lý luận gắn liềnvới thực tiễn, căn cứ vào trình độ cụ thể trong mỗi giai đoạn của đất nước

*pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản

Đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo, là phương hướng xây dựng pháp luật, tổ chức thựchiện và áp dụng pháp luật pháp luật phản ánh đường lối của Đảng, thể chế hoá đường lối, chính sách củaĐảng thành các qui định chung thống nhất trên toàn xã hội Khi xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật phảithấm nhuần đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hoá thành hệ thống các qui phạm pháp luật cầntránh tả khuynh ( dùng đường lối chính sách của Đảng để thay thế cho pháp luật , hạ thấp vai trò của phápluật) hoặch hữu khuynh (xây dụng pháp luật không dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng)

*pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ qua lại với các qui phạm xã hội khác

pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các qui phạm xã hội : đặc điểm qui tắc xử sự của các

tổ chức xã hội và toàn thể quân chúng Trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội, xã hội tồn tại nhiều loại đặcđiểm khác nhau, chúng luôn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau.pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì vậy pháp luật vừa tác động mạnh mẽ tới đặc điểm đồng thờipháp luật chịu ảnh hưởng nhất định của đặc điểm Các qui phạm do tổ chức xã hội đề ra nhằm điều chỉnhtrong nội bộ các tổ chức đó( qui định kết nạp hội viên, mực định, nguyên tắc hoạt động, quyền, nghĩa vụhội viên) chịu tác động mạnh mẽ của pháp luật và cũng ảnh hưởng với pháp luật

2 Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho sựlao động của Đảng thực hiện có hiệu quả trên qui mô toàn xã hội , là phương tiện để nhà nước quản lý mọimặt đời sống xã hội , thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, là nhân tố quan trọng điều chỉnh cácquan hệ xã hội Vai trò của pháp luật thể hiện ở các mặt

*Pháp luật là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả thì từ hiện thức tổ chức và hoạt động của nhà nước đếnchức năng thẩm quyền, trách nhiệm mỗi loại cơ quan và mối quan hệ giữa cơ quan đó phải được qui định

cụ thể chặt chẽ trong hệ thống pháp luật

thực tiễn Việt Nam những năm qua, khi chưa có hệ thống các qui phạm pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phủhợp với chính xác thì dễ dẫn đến tình trạng bằng lập chồng chéo, không đúng chức năng, thẩm quyền của 1

số cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước, kém hiệu quả

*Pháp luật bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế xây dựng cộng sản vật chất của chủ nghĩa xã hội

Tất cả những vấn đề về tổ chức và quản lý kinh tế từ đề ra khoa học đến tổ chức thực hiện, kiểm tra,giảm sát, tổng kết đánh giá sẽ không thể thực hiện được nếu không có qui định của pháp luật, pháp luật cóvai trò quan trọng, là cơ sở để đảm bảo cho nhà nước hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế của mình ởViệt Nam, từ sau đại hội 6 nhiều văn bản pháp luật kinh tế được ban hành kịp thời, phù hợp tình hình mới

Trang 12

của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, định hướng

xã hội chủ nghĩa nêu đã có tác dụng thiết thực phát triển kinh tế

*Pháp luật bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội

Dân chủ là bản chất, thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việc thiết lập nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa được biểu hiện ở sự củng cố hoàn thiện hệ thống chính trị Việc tăng cường hiệu lực phát huy vai tròcủa nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội gắn liền với quá trình thực hiện mở rộng dân chủ

xã hội chủ nghĩa phát huy quyền lực của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội Tất cả chỉ có thể thực hiệnđược khi có qui định của pháp luật Pháp luật xã hội chủ nghĩa là điều kiện quan trọng, để phát huy dânchủ, củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị.Những quyền tự do dân chủ của công dân phải được qui định,

cụ thể trong pháp luật Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền đó trong khuôn khổ phápluật

*Pháp luật là cơ sở để giữ vững an minh chính trị, trận tự an toàn xã hội

Nhà nước xã hội chủ nghĩa đặt ra hệ thống các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh, hướng dẫn hành vi

xử sự của các chủ thể thiết lập 1 trận tự pháp luật, thúc đẩy quá trình phát triển xã hội, có những qui phạmcấm mọi hành vi gây mất ổn định, chính trị mất trận tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhà nước,tập thể và công dân Qui phạm cấm của pháp luật có ý nghĩa để răn đe, phòng ngừa, đồng thời là cơ sở để

xử lí và trừng trị nghiêm khắc những hành vi nguy hiểm cho xã hội

*Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ.

Pháp luật là phương tiện quan trọng để giáo dục mọi người Những qui phạm pháp luật được đặt ra luônxác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, là khuôn mãu cho hành vi xử sự của mỗi chủ thể, pháp luật

xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên sự tồn tại của phápluật tự thân nó đã có ý nghĩa giáo dục ý nghĩa giáo dục của pháp luật còn thể hiện bằng những hình thức,mức độ khoa thưởng, khuyến khích vật chất và tinh thần cho những thành viên cống hiến cho nhà nước và

xã hội, xử lí trừng trị khắc những người có hành vi, vi phạm pháp luật

*Pháp luật xã hội chủ nghĩa tạo dựng những quan hệ mới.

Pháp luật phản ánh nhu cầu khách quan của xã hội, có khả năng định hướng cho sự phát triển các quan

hệ xã hội nêu nó các vai trò lớn trong tạo dửng những quan hệ mới Con người có thể dự kiến những biếnđổi có thể diễn ra với những tình huống cụ thể, điển hình cần tới sự điều chỉnh của pháp luật, từ đó nhànước đặt ra pháp luật để tạo cơ sở cho xác lập những quan hệ mới Trong pháp luật phải kết hợp bài hoàgiữa hình thức khách quan với tính định hướng đạo dựng những quan hệ mới, tạo ra được sự ổn định mọiphát triển, kế thừa và đổi mới, làm cho pháp luật luôn năng động, thích ứng và tiến bộ

*Pháp luật có vai trò trong thiết lập các quan hệ hợp tác và phát triển

Pháp luật là cơ sở vững chắc cho củng cố, mở rộng các quan hệ hợp tác và phát triển với các quốc gia vàcác tổ chức quốc tế Muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước , đẩy nhanh phát triển xã hội, mở rộngquan hệ hợp tác với các nước thì phải chú trọng, nhanh chóng nhân dân và hoàn thiện hệ thống pháp luậtphù hợp với điền kiện, hoàn cảnh trong nước, đầy thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của tìnhhình quốc tế và khu vực

Câu 6: Anh (chị) hãy nêu khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa Những yêu cầu và biến pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, thực hiện pháp luật biệu hành 1 cách nghiêm minh, bình đẳngthấy nhất của các chủ thể trong toàn xã hội Việc nghiên cứu pháp chế xã hội chủ nghĩa là vận động có ý

Ngày đăng: 10/07/2015, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w