Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
268 KB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ Câu 1: Chủ thể cơ bản của quan hệ chính trị quốc tế - khái niệm, sự phân loại? Trả lời: * Khái niệm Chủ thể quan hệ chính trị quốc tế là những thực thể chính trị - xã hội và cá nhân có hoạt động xuyên quốc gia, hoặc có các hoạt động có tác động, ảnh hưởng xuyên quốc gia, làm nảy sinh và phát triển các mối quan hệ chính trị quốc tế. * Sự phân loại Có nhiều phương cách phân loại chủ thể quan hệ chính trị quốc tế. Tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu, phân tích mà lựa chọn các tiêu chí phân loại cho phù hợp. - Theo tiêu chí về khả năng thực hiện và gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ quốc tế cũng như tác động và ảnh hưởng của các chủ thể vào sự phát triển của quan hệ chính trị quốc tế, có thể phân biệt thành: + Quốc gia có chủ quyền: là chủ thể chính, đầy đủ nhất của quan hệ chính trị quốc tế. + Các tổ chức quốc tế và khu vực: một bộ phận không thể thiếu trong việc giao lưu, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi quốc tế của các quốc gia. + Các tổ chức chính trị - xã hội: các đảng phái, các tổ chức nghề nghiệp, lứa tuổi, tôn giáo, giới tính, sở thích, + Các công ty xuyên quốc gia: các tập đoàn dầu lửa, tập đoàn viễn thông, máy tính, có khả năng tác động lớn đến đời sống chính trị thế giới, có mức lợi nhuận lớn hơn nhiều so với một quốc gia nhỏ. + Các cá nhân: các lãnh tụ của một quốc gia, các tổ chức quốc tế và các cá nhân bình thường có ảnh hưởng đến đời sống chính trị thế giới. - Theo phạm vi, mức độ phân tích, các chủ thể quan hệ chính trị quốc tế được chia thành: + Công dân và lãnh tụ; + Quần chúng và tầng lớp thượng đẳng; + Các chính khách và nhà ngoại giao; + Truyền thông và nhóm quyền lợi; + Cộng đồng dân tộc, cộng đồng tôn giáo; + Liên minh quốc gia và các tổ chức khu vực; + Đảng chính trị và các nhóm chính trị khác; + Quốc gia; + Các tổ chức tập thể tổng hợp; + Các tập đoàn xuyên quốc gia (bao gồm cả các công ty đa quốc gia); + Hệ thống thế giới. Câu 2: Quốc gia với tư cách là chủ thể cơ bản của quan hệ chính trị quốc tế- khái niệm, các thuộc tính cơ bản? Trả lời: 1, Khái niệm: a, Định nghĩa: Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về Quốc gia. Nhìn nhận dưới góc độ lịch sử và chính trị, có thể đưa ra định nghĩa: Quốc gia là một phạm vi lãnh thổ/ có tính độc lập về phương diện đối ngoại,/ trong đó hính thành các cơ cấu không thể tách rời là chính quyền,/ một cộng đồng người với yếu tố tập quán thói quen tín ngưỡng và các đoàn thể. Có 4 tiêu chí để một thực thể được coi là quốc gia: + Có lãnh thổ (qtrọng nhất): với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mình + Có dân cư thường xuyên: thường gồm nhiều dân tộc + Có nhà nước: với các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, các cơ quan từ TW đến địa phương, các tổ chức chính trị-xh, văn hóa. + Có năng lực tham gia vào các quan hệ với các thực thể, quốc gia khác. b, Lãnh thổ quốc gia: Là không gian địa lý mà quốc gia đó có chủ quyền. Là yếu tố quan trọng đối với một quốc gia và mang những đặc điểm rất phức tạp về lịch sử hình thành, đường biên giới, những thay đỏi đường biên giới… Xét về diện tích, các quốc gia có thể có diện tích rất khác nhau: Nga (1/12 TG: 17,1 tr km 2 ); Canada (10 tr km 2 ); Việt Nam ( 330 nghìn km 2 )… Về vị trí, 1 quốc gia có thể nằm trên 1 châu lục hoặc nhiều châu lục. Đường biên giới có thể là đường biên giới tự nhiên và nhân tạo. c, Quốc gia và dân tộc: Dân tộc là một cộng đồng người sống trong một vùng lãnh thổ, tạo nên một cộng đồng trên cơ sở đồng nhất về đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng. Có hai khía cạnh của khái niệm dân tộc: * Dân tộc gắn liền với lãnh thổ: ( dân tộc được đồng nhất với quốc gia) + Dân tộc độc lập chỉ được hình thành vào thời kì hình thành phương thứ sản xuất TBCN. + Sự hình thành các dân tộc không giống nhau ở châu Âu và châu Á, Phi. Ở châu Âu dân tộc hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước tư bản. Nhưng ở châu Á và châu Phi sự hình thành dân tộc gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc. * Dân tộc gắn liền với thuộc tính của con người: ( dt không đồng nhất với quốc gia) + Tính cộng đồng + Ngôn ngữ ( tiếng nói và chữ viết) + Đời sống văn hóa + Tập quán, tín ngưỡng + Được hình thành lâu dài trong lịch sử nhân loại. d, Nhà nước và quốc gia Nhà nước và quốc gia là hai khái niệm khác nhau nhưng thường được dùng tương đương với nhau. Tuy nhiên, cũng có hai cách hiểu khái niệm Nhà nước: + Nhà nước cũng có các thuộc tính cơ bản như lãnh thổ, biên giới, các yếu tố bên trong như lịch sử, văn hóa, các cộng đồng người… => NN = QG + Nhà nước như một tổ chức quyền lực, một thiết chế xã hội để xây dựng và thực thi quyền lực. Khi đó nhà nước là một bộ máy điều hành đất nước được tổ chức chặt chẽ, theo những thể chế khác nhau và có những điều luật, nguyên tắc hoạt động khác nhau… => NN không đồng nhất với QG 2. Các thuộc tính của quốc gia a. Chủ quyền quốc gia: _ Là khái niệm mang tính chính trị, pháp lí để xác định vị thế của một quốc gia trong quan hệ quốc tế. _ Quốc gia là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. _ Các tổ chức đảng phái, công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội khác không có chủ quyền quốc gia. * Chủ quyền quốc gia thể hiện ở 2 điểm: + Trong qhqt: - Biểu thị tính độc lập, tự quyết, tự khẳng định của một quốc gia đối với các chủ thể quốc gia khác_ là một tiêu chí cơ bản để xác định quyền bình đẳng trong qhqt - Là nền độc lập của một nước, một dân tộc không chịu sự phụ thuộc và quốc gia khác – là quyền tự quyết của quốc gia không chính quyền bên ngoài chi phối + Trong quan hệ đối nội: - Họat động tổ chức, quản lí của chính quyền trên các mặt đời sống xh mà không bị chi phối, phụ thuộc và sự can thiệp, hạn chế của chính quyền bên ngoài. - Là quyền tối cao của một đất nước, dân tộc được thực hiện toàn bộ quyền của mình trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. b. Sức mạnh quốc gia _ Là khả năng tổng hợp của một quốc gia ( gồm vật chất, tính thần, hiện có, tiềm tàng…). _ Nhằm tác động và ảnh hưởng ra bên ngoài để thực hiện lợi ích quốc gia. _ Được so sánh trong sự tương quan với sức mạnh các quốc gia khác trong khu vực và trên trường quốc tế. _ Sức mạnh quốc gia khác với quyền lực của quốc gia Các yếu tố tác động đến sức mạnh của quốc gia: 1 _ Tự nhiên: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, địa hình… liên quan đến khả năng phát triển kinh tế và phòng thủ của quốc gia.; Tài nguyên thiên nhiên_ là cơ sở cho sự phát triển kinh tế quốc gia, không có mqh bắt buộc với sức mạnh quốc qia. 2 _ Dân số: Số lượng dân; số lượng dân số phù hợp; tốc độ tăng, giảm dân số; cơ cấu tuổi; tỉ lệ nam nữ…. 3 _ Truyền thống và tập quán: Truyền thống là những thói quen trong đời sống cùng những nếp suy nghĩ, tư duy về các hành vi, ứng xử trong sản xuất và giao tiếp được hình thành lâu đời trong cộng đồng người, gắn với những môi trường tn và xh nhất đinh. VD: Trọng nam khinh nữ 4 _ Sức mạnh quân sự thể hiện ở: + Khả năng phòng thủ bảo vệ lãnh thổ và công dân, bảo vệ đl, chủ quyền quốc gia chống các lực lượng phá hoại từ bên trong có bên ngoài hỗ trợ và bên ngoài. + Hiệu quả của các hoạt động quân sự ở bên ngoài, khả năng phát huy ảnh hưởng quân sự trong các quan hệ quốc tế. + Việc sản xuất, mua sắm vũ khí hiện đại, khả năng sử dụng vũ khí hiện đại, khả năng, kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức quân đội… 5 _Sức mạnh kinh tế: Thể hiện ở: + Tổng sản phẩm quốc dân ( GDP) + Tỉ trọng ngoại thương, tỉ trọng đầu tư trong khu vực và quốc tế + Nguồn dự trữ vàng và ngoại tệ + Khả năng, kỹ thuật chuyển sức mạnh kinh tế thành sức mạnh quân sự. + Vị trí địa lí trong vận tải quốc tế, giao dịch q tế, vai trò trong nền kinh tế quốc tế… 6 _ Khả năng của giới lãnh đạo thể hiện qua: + Nhận thức đúng đắn tình hình khu vực và thế giới + Khả năng hoạch định chính sách phù hợp. + Khả năng tổ chức, thực hiện chính sách. + Khả năng tập hợp lực lượng trong nước và quốc tế để thực hiện mục tiêu đề ra. c. Quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của luật quốc tế Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia bao gồm: Quyền: (7) + Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi + Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể + Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập + Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ + Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế. + Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của Luật quốc tế + Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ cập Nghĩa vụ: (8) + Tôn trọng chủ quyền các quốc gia + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau + Hợp tác hữu nghị với các qg khác nhằm duy trì hb và an ninh quốc tế. + Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong qhqt + Tôn trọng quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế. + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Câu 3: Phân tích nội dung, tính chất của thời đại ngày nay? Những đặc điểm của giai đoạn hiện nay của thời đại? Trả lời: 1. Nội dung của thời đại ngày nay Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, mở đầu bằng cách mạng XHCN tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917, là thời đại đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. 2. Tính chất của thời đại ngày nay Thời đại ngày nay có 2 tính chất cơ bản, đó là: thời đại quá độ và tính chất phát triển. Mặc dù trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng bản chất thời đại vẫn k hề thay đổi: loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. 3. Những đặc điểm của giai đoạn hiện nay của thời đại Trước tiên, ta cần tìm hiểu về đặc điểm của thời đại ngày nay, hiện nay, mặc dù có nhiều thay đổi nhưng các đặc điểm cơ bản trên thế giới thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, biểu hiện ở những vấn đề sau: - CNXH tạm thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại qua độ từ CNTB lên CNXH. - Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ xảy ra ở nhiều nơi. - CMKH-CN phát triển với trình độ ngày càng cao, các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển nhưng do ưu thế thuộc về các nước tư bản phát triển cho nên các nước chậm phát triển đứng trước những thách thức to lớn. - Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu, cần cí sự hợp tác đa phương. - Khu vưc châu Á-Thái Bình Dương đang tiếp tục phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Giai đoạn hiện nay của thời đại là giai đoạn từ năm 1991 đến nay: giai đoạn CNXH thế giới lâm vào thoái trào, hiện đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đối với các quốc gia đã giành được độc lập, đây là thời kỳ khẳng định mạnh mẽ ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc gắn với hòa bình, dân chủ, phát triển xã hội, bảo vệ môi sinh, chống bất bình đẳng, những tệ nạn, tội ác, những suy đồi giữa các nước phát triển và chậm phát triển. Thời đại ngày nay có những biến đổi lớn, nhưng những đảo lộn ấy không làm thay đổi nội dung và tính chất của một thời đại có tính chất lịch sử toàn thế giới đã được mở đầu bằng cách mạng tháng 10 Nga 1917. Câu 4: Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại? Xu hướng vận động trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc thời đại ngày nay? Trả lời: 1. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay: a. Mâu thuẫn giữa TBCN và CNXH: _ Đây là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại thời đại quá độ. _ Mâu thuẫn này là mâu thuẫn cơ bản và có tính chất quyết định đối với các mâu thuẫn khác. Điều này được chứng minh trong thực tiễn lịch sử từ sau cm tháng Mười Nga đến nay. VD: Khoảng thời gian chiến tranh lạnh với mâu thuẫn giữa 2 phe đứng đầu là Liên Xô và Mỹ: + Liên Xô, Mỹ can thiệp vào bán đảo Triều Tiên, bán đảo Đông Dương. + Mỹ gây chiến ở Việt Nam …. Sau chiến tranh lạnh, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ: + Các nước đế quốc lợi dụng sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu để tuyên truyền, đẩy mạng phản kích nhằm tiêu diệt tận gốc CNXH _ Hiện nay, giữa một số nước XHCN và TBCN phát triển đã thiết lập quan hệ chính thức về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh về mọi mặt. _ Mâu thuẫn giữa XHCN và TBCN ngày nay biểu hiện chủ yếu bằng “ diễn biến hòa bình” và “ chống dbhb”. Tuy khác trước về hình thứ nhưng đây vẫn là cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt. b. Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. _ Đây là mâu thuẫn cơ bản của thời đại. _ Xuất hiện gay gắt trong lòng các nước TBCN. _ Nhưng, mâu thuẫn này không chỉ xuất hiện trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa mà còn xuất hiện ở các nước xhcn tuy nhiên nó biểu hiện không gay gắt do nền kinh tế các nước này chịu sự định hướng của nhà nước. _ CNTB đã có những điều chỉnh nhất định về kt-xh nhằm điều hòa một phần mâu thuẫn này, tranh sự đe dọa trực tiếp cùng với đó là sự phát triển của kh-kt làm cải tiến phương pháp quản lí, thay đổi cơ cấu xh, điều chỉnh những hình thức sở hữu và chính sách xã hội… góp phần làm dịu đi nhưng xung đột xã hội. _ Tuy nhiên, sự điều chỉnh đó vẫn không có tác dụng lớn trong việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản này. Biểu hiện rõ nét là sự phân cấp giàu nghèo ngày càng lớn. VD: Phong biểu tình “ chiếm phố Wall” ở Mỹ c. Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và chủ nghĩa đế quốc. _ Sau năm 1960, hầu hết các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đều đã giành được độc lập. Tuy nhiên, các quốc gia, dân tộc đó vẫn phải lệ thuộc vào các nước phát triển do xuất phát điểm còn kém và lạc hậu. _ Sự cách biệt giữa các nước giàu và nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong giai đoạn hiện nay. Các nước phát triển thực hiện bòn rút chất xám và biến các nước kém phát triển trở thành những bãi rác của thế giới => phá hủy đời sống xh và con ng. _ Ngày nay, trong qhqt hiện đại còn bộc lộ mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đang pt, chậm pt với các nước lớn, chủ nghĩa bành trướng đế quốc. _ Biểu hiện: + Lợi dụng sự sụp đổ của LX và các vến đề tôn giáo, sắc tộc… gây mâu thuẫn, chiến tranh + TBCN dùng chính sách viện trợ kinh tế, can thiệp vào nội bộ, áp đặt tư tưởng phương Tây. + Dùng chính sách mua bán không ngang giá tạo sự chênh lệch quá lớn giữa các dân tộc. _ Các quốc gia đang pt hiện nay vẫn đang đứng lên từng bước đấu tranh để thoát khỏi sự lệ thuộc vào các quốc gia lớn. d, Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau. _ Các nước TBCN có nhiều nét tương đồng và có cùng sự thống nhất về việc chống XHCN và tiến bộ xh, tuy nhiên trong hệ thống các nước TBCN vẫn không tránh khỏi những mâu thuẫn, nhiều khi gay gắt. _ Mẫu thuẫn cơ bản và chủ yếu nằm giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới tư bản: Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu; giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia, các tập đoàn trong một qg. _ VD: Các tập đoàn cạnh tranh nhau: Các tập đòan nước giải khát: Coca cola & Pepsi. Hai tập đoàn Apple và Samsung => Trong giai đoạn hiện nay của thời kì quá độ lên cnxh, còn có mâu thuẫn giữa lực lượng bảo vệ hòa bình và lực lượng gây chiến tranh. _ Trước những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay như môi trường, bùng nổ dân số, bệnh dịch… đòi hỏi sự hợp tác và đấu tranh cũng như tinh thần trách nhiệm của các dân tộc. 2. Xu hướng vận động trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc thời đại ngày nay. Quá trình cách mạng thế giới từ sau CM tháng Mười Nga năm 1917 đã dẫn đến việc hình thành nhiều loại quốc gia khác nhau về chế độ chính trị- xã hội và trình độ phát triển. Các quan hệ khác nhau giữa các nước cũng hình thành. Có một số xu hướng vận động trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc thời đại ngày nay: + Hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển: Đây là đòi hỏi bức xúc của tất cả các quốc gia, dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Các nước đều nhận thức được chỉ có hòa bình thì mới có thể phát triển đặc biệt là phát triển kinh tế. Điều này có ý nghĩa lớn giúp tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia . + Các quốc gia lớn nhỏ đều tham gia vào quá trình hội nhập, hợp tác và liên kết khu vực, liên kết kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. + Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, từ cường. Đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập, chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. + Khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhu cầu hợp tác được đẩy mạnh. Các nước có chế độ chính trị - xh khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình. VD: Việt Nam hợp tác với Mỹ + Các ĐCS, các phong trào công nhân quốc tế vẫn kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Câu 5: Trình bày cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? Trả lời: 1. Liên hợp quốc Sau khi chiến thắng chủ nghĩa phát xít, ngày 26/6/1945, tại hội nghị Xan Phranxisco (Mỹ), họp từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại diện của 51 nước đã ký tham gia Hiến chương Liên Hợp Quốc_bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/10/1945, từ đó ngày 24/10 hằng năm được kỷ niệm là ngày LHQ. LHQ_trụ sở đóng tại New York (Mỹ)_ là một tổ chức tập hợp trên cơ sở tự nguyện của các nước có chủ quyền nhằm duy trì, củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển sự hợp tác giữa các nước. Tính đến năm 2011, số thành viên của LHQ là 193 quốc gia. Trong Hiến chương LHQ, đã ghi nhận các mục đích của LHQ như sau: - Duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới: ngăn ngừa và loại trừ những mối đe dọa hòa bình và thủ tiêu hành động xâm lược hoặc sự xâm phạm hòa bình khác, giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Phát triển các cơ quan hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc. - Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn trọng quyền con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo. - Là trung tâm phối hợp hành động giữa các nước nhằm đạt được mục đích chung trên đây. 2. Nguyên tắc hoạt động của LHQ Trong Hiến chương LHQ đã đề ra những nguyên tắc hoạt động cơ bản sau: - Đảm bảo sự bình đẳng chủ quyền của mọi thành viên. - Các thành viên của LHQ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ của Hiến chương. - Các thành viên LHQ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, không đe dọa hòa bình, an ninh và đạo lý quốc tế. - Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hoặc sự độc lập về chính trị của bất cứ nước nào trái với mục đích của LHQ. - Mọi thành viên giúp đỡ LHQ thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những nước gây ra hành động đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. - Bảo đảm những nước không phải là thành viên của LHQ hành động phù hợp với những nguyên tắc trên, vì đây là điều kiện cần thiết nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. - LHQ không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. 3. Cơ cấu tổ chức của LHQ Theo Hiến chương LHQ có 6 cơ quan chủ yếu: a. Đại hội đồng Bao gồm các thành viên của LHQ, mỗi thành viên có nhiều nhất 5 đại diện và 5 phó đại diện, một số cố vấn và chuyên viên cần thiết, khi biểu quyết mỗi thành viên 1 lá phiếu. Chức năng và thẩm quyền: có quyền thảo luận bất cứ một vấn đề hoặc sự kiện nào trong phạm vi Hiến chương, xem xét các nguyên tắc chung về sự hợp tác quốc tế và về an ninh quốc tế, về chính trị, về luật pháp quốc tế, về KT, XH, VH, giáo dục y tế, thúc đẩy việc thực hiện quyền con người và các vấn đề có liên quan đến các quốc gia, dân tộc. (Trừ 2 TH: Đại hội đồng không có quyền khuyến nghị về một tranh chấp đối tượng là Hội đồng bảo an; Đại hội đồng không có quyền dùng chế tài đối với thành viên vi phạm Hiến chương LHQ). Theo nghị quyết Đại hội đồng 51/241(1997) các khóa họp toàn thể của Đại hội đồng sẽ khai mạc chính thức hàng năm vào ngày thứ 3 đầu tiên sau ngày 1/9. Đại hội đồng còn thành lập các cơ quan giúp việc (32 cơ quan). b. Hội đồng bảo an Bao gồm 5 ủy viên thường trực: Liên Xô (nay là Nga), Mỹ, Anh , Pháp, Trung Quốc; và 10 nước ủy viên không thường trực (2 năm bầu lại 1 lần). Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; giải quyết các phát sinh (kể cả xung đột quốc tế), điều tra mọi tranh chấp, khuyến nghị các phương pháp giải quyết. Chức năng: ra khuyến nghị kết nạp thành viên mới; các khu vực chiến lược, thực hiện chức năng quản thác; trình Đại hội đồng về việc bầu Tổng thư ký, bầu thẩm phán quốc tế. [...]... tùy thuộc vào sức mạnh quốc gia, đối tượng tác động, môi trường khu vực và quốc tế, thái độ của các chủ thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp - Đối tượng tác động: là các quốc gia, các tổ chức quốc tế (các chủ thể quan hệ quốc tế) có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với quốc gia đó + Việc xác định đối tượng cần chọn lọc theo thứ tự ưu tiên, gắn với việc xác định lợi ích quốc gia và các biện pháp... cáo liên quan đến kinh tế quốc tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, cũng như các vấn đề khác liên quan - Đưa ra các kiến nghị về các vấn đề trên cho Đại hội đồng, các thành viên của LHQ và các cơ quan chuyên môn có liên quan khác - Dự thảo các hiệp ước để đệ trình cho Đại hội đồng về các vẫn đề nằm trong thẩm quyền của mình; tổ chức hội thảo về các vấn đề này - Thực hiện hiệp định với các cơ quan chuyên... đa dạng hóa quan hệ đối ngoại * Quá trình hình thành và phát triển: _ Khi Nhà nước VNDCCH ra đời, Chủ tịch HCM đã tuyên bố với TG nước Vn mới mong muốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới Hoạt động ấy khẳng định độc lập, chủ quyền quốc gia, tăng cường quan hệ và sự công nhận của quốc tế _ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, HCM cũng khẳng định lại quan điểm:... tranh, kinh tế lạc hâu, bị cấm vận Đến nay VN đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng, đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân tương đối cao _ Việt Nam hiện nay đã và đang triển khai chính sách đối ngoại cởi mở, đa phuuwong hóa, đa dạng hóa quan hệ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước, góp phần vào những vấn đề vầ tiến bộ xh, dân chủ và hòa bình quốc tế Câu 7: Những vấn đề toàn... cực hội nhập quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước VN xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” Câu 15: Nêu nội dung, nhiệm vụ, các chính sách cụ thể trong công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay? Trả lời: 1 Chính sách đối ngoại - Khái niệm: Chính sách đối ngoại gồm các mục tiêu, biện pháp mà một quốc gia theo đuổi thực hiện trong quan hệ với quốc gia hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế, nhằm mục... bình và an ninh quốc tế kể từ khi LHQ thành lập” 3 Các vấn đề đặt ra: Từ những năm 80 của tk XX, LHQ có vai trò to lớn trên diễn đàn thế giới, pham vi cũng được mở rộng trên nhiều phương diện Những vấn đề quốc tế lớn mà LHQ đã và đang giải quyết đó là vấn đề Campuchia, Nam Tư, Irax …Bên cạnh những khó khăn về tài chính và vật chất, Liên hợp quốc còn phải giải quyết các mâu thẫn lớn: + Vấn đề xử lí nguồn... cũng đặt ra những thách thức lớn Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cần nắm bắt thuận lợi, đẩy mạnh quá trình hợp tác cùng có lợi tạo điều kiện phát triển cho quốc gia mình d, Những nhu cầu tất yếu của các nước ASEAN Về mặt chủ quan: Những xu hướng trong quan hệ quốc tế mới nảy sinh do sự tác động của các nhân tố chính trị, quân sự, vh => đòi hỏi các quốc gia ĐNA nhanh chóng thay đổi, thúc đẩy đường... Trả lời: Chính sách đối ngoại gồm các mục tiêu, biện pháp mà một quốc gia theo đuổi thực hiện trong quan hệ với quốc gia hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế, nhằm mục đích thực hiện những lợi ích quốc gia được xác định trong từng thời kỳ lịch sử Định hướng công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước ta không khép kín trong phạm vi quốc gia mà gắn liền với quá trình biến đổi TG Vì vậy, đường lối đối... 6: Vai trò của Liên hợp quốc trên trường quốc tế? Quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc? Trả lời: I Vai trò Liên Hợp Quốc là tổ chức dược tạo ra nhằm mục đích lớn nhất là duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới Để thực hiện chức năng đó, LHQ đã có nhưng phương thức nhất định như giải quyết các vụ tranh chấp bằng hòa bình hoặc cưỡng chế Trong quá trình hoạt động của mình, Liên Hợp quốc đóng những vai tro... định Kyoto của Mỹ Hiện nay, có 2 vấn đề toàn cầu cấp bách, đó là: Môi trường và chiến tranh Ở VN, theo quan điểm của ĐCVN (trong cương lĩnh chính trị 1991), những vấn đề toàn cầu ở VN hiện nay chính là: chiến tranh-hòa bình, dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đói nghèo, dịch bệnh, khủng bố và tội phạm quốc tế, khí hậu (Đại hội Đảng toàn quốc) 2 Một số vấn đề toàn cầu và hướng giải quyết a . Kyoto của Mỹ. Hiện nay, có 2 vấn đề toàn cầu cấp bách, đó là: Môi trường và chiến tranh. Ở VN, theo quan điểm của ĐCVN (trong cương lĩnh chính trị 1991), những vấn đề toàn cầu ở VN hiện nay chính. những vấn đề vầ tiến bộ xh, dân chủ và hòa bình quốc tế. Câu 7: Những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay và phương hướng giải quyết? Trả lời: 1. Khái niệm Thuật ngữ "những vấn đề toàn cầu". tế, phát triển y học + nâng cao mức sống… Ngoài những vấn đề trên, còn nhiều những vấn đề khác, mà biện pháp chung để giải quyết những vấn đề đó là việc giáo dục, nâng cao ý thức người dân, có những