a, Sự hòa dịu của các nước lớn
Vào những năm 70, Mỹ, LX hợp tác giải quyết vấn đề vũ khí chiến lược và các cuộc tranh chấp khu vực. Tuy do mục têu riêng nên hai nước này có nhu cầu chung là giảm cam kết bên ngoài để tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ nhưng đây là sự kiện quan trọng mang tính chiến lược tác động đến tình hình ĐNA.
Chiều hướng mới trong quan hệ giữa các nước lớn được mở ra sau khi Mỹ –Trung và Xô- Trung bình thường hóa quan hệ vào những năm 70 và 80.
b, Sự tan rã của LX
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Cấu trúc mqh giữa các nước lớn thay đổi: Hệ thống xhcn khủng hoảng và tan vỡ; những hiệp ước trong thời chiến tranh lạnh bị phá bỏ. Đó là tiền đề khách quan tác động mạnh mẽ vào khu vực châu Á- TBD và đặc biệt là ĐNA
c, Cuộc cách mạng kh và công nghệ
Thế giới gần đây chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về quy mô và tốc độ cũng như chiều sâu của sự phát triển khoa học- kỹ thuật và công nghệ.
Tác động của cuộc cm khoa học kỹ thuật và công nghệ làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế thế giới, quốc tế hóa mọi mặt đời sống xh.
ĐNA là khu vực phát triển năng động của nền kinh tế thế giới, làn sóng phát triển đã lan rộng từ NB sang các quốc gia NICs và tới các nước ASEAN. Nhiều kế hoạch đã được đặt ra nhằm mở rộng không gian và phát triển kinh tế như: liên kết tam giác kt Malaysia, Xingapo, Indonexia; biến Băng Cốc thành trung tâm tài chính khu vực…
Đối với các nước Đông Dương, cuộc cm khcn tạo ra nhiều thuận lợi cho sựu phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn.
Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cần nắm bắt thuận lợi, đẩy mạnh quá trình hợp tác cùng có lợi tạo điều kiện phát triển cho quốc gia mình.
d, Những nhu cầu tất yếu của các nước ASEAN
Về mặt chủ quan: Những xu hướng trong quan hệ quốc tế mới nảy sinh do sự tác động của các nhân tố chính trị, quân sự, vh => đòi hỏi các quốc gia ĐNA nhanh chóng thay đổi, thúc đẩy đường lối chiến lược.
Với sự khéo léo, phù hợp, mềm dẻo, các quôc sgia trong khu vực đã đạt được những thành tựu quan trọng: Phát triển kinh tế cao, đều đặn, liên tục ( tăng trưởng liên tục 10% trong những năm 80-1997)
Trong điều kiện mới sau chiến tranh lạnh, ASEAN phải thống nhất và tập hợp một lực lượng mới. Do đó, sự phát triển của ASEAN cùng với sự hội nhập, hợp tác trở thành điều tất yếu để củng cố vị trị, vai trò khu vực ngày càng mạnh mẽ hơn.
Những nước có nền kinh tế lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực có nhu cầu rất lớn về phát triển kinh tế. Vì vậy, hội nhập là nhu cầu cấp bách, tất yếu của các qg
Câu 13: Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động hợp tácgiữa các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn hiện nay?