Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG Quan hệ quốc tế (Trang 31)

a. Nội dung

CMVN là một bộ phận của CMTG, do đó định hướng công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta không thể tách rời những biến đổi TG, không thể khép kín trong phạm vi quốc gia. Vì vậy, đường lối đối ngoại của Đảng ta là độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Để thực hiện đường lối đối ngoại, Đảng ta đã đề ra những nguyên tắc sau trong quan hệ quốc tế:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

- Bình đẳng và cùng có lợi.

- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

- Làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Ngoài ra, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng được xem như là một nội dung yêu cầu của lĩnh vực đối ngoại.

b. Nhiệm vụ

Đảng ta xác định công tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay như sau:

- Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghieepjhoas, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

- Nâng cao vị thế của đất nước. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

c. Chính sách cụ thể

Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới.

Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vựng mạnh.

Tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phát triển quan hệ với các Đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia. giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.

Mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.

=> Đường lối và quan điểm mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay là sự tiếp tục và phát triển đường lối đối ngoại của đảng và nhà nước ta từ khi thành lập đến nay. Đố là sự kế tục truyền thống đoàn kết, yêu hòa bình của dân tộc ta, là sự cụ thể hóa tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế, về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vào điều kiện cụ thể của tình hình quốc tế đầu thế kỷ XXI nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG Quan hệ quốc tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w