Chính sách đối ngoạ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG Quan hệ quốc tế (Trang 30)

- Khái niệm: Chính sách đối ngoại gồm các mục tiêu, biện pháp mà một quốc gia theo đuổi thực hiện trong quan hệ với quốc gia hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế, nhằm mục đích thực hiện những lợi ích quốc gia được xác định trong từng thời kỳ lịch sử.

- Mục tiêu: là kết quả mong đạt được khi thực hiện chính sách đối ngoại.

+ Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, công dân, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa tinh thần cũng như các chuẩn mực giá trị mà quốc gia đó theo đuổi.

+ Phát triển kinh tế để xây dựng quốc gia giàu mạnh: phát huy ảnh hưởng ra bên ngoài, phát triển theo thời gian, theo lĩnh vực,....

- Biện pháp thực hiện: là hệ thống các hoạt động ở nhiều hình thức (an ninh, KT, chính trị,...), ở nhiều mức độ và cấp độ khác nhau, nhiều chiều (song phương, đa phương) nhằm thực hiện các mục đích của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

+ Thông thường thông qua đàm phán, thuyết phục, giao dịch; ngoài ra cũng có răn đe, đe dọa dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng vũ lực.

+ Việc xác định các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại tùy thuộc vào sức mạnh quốc gia, đối tượng tác động, môi trường khu vực và quốc tế, thái độ của các chủ thể có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Đối tượng tác động: là các quốc gia, các tổ chức quốc tế (các chủ thể quan hệ quốc tế) có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với quốc gia đó.

+ Việc xác định đối tượng cần chọn lọc theo thứ tự ưu tiên, gắn với việc xác định lợi ích quốc gia và các biện pháp thực hiện trong mỗi giai đoạn; phụ thuộc vào các vấn đề, các lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy.

- Các yếu tố tác động đến việc hình thành và vận động của chính sách đối ngoại:

+ Yếu tố bên trong: thông qua các chính sách, sách lược của Đảng cầm quyền và của các tổ chức CT-XH; thông qua cơ quan lập pháp; thông qua cơ quan hành pháp; và với sự tham gia của nhân dân thông qua dư luận xã hội.

+ Yếu tố bên ngoài: là tình hình, sự biến động của các nhân tố địa-chính trị; địa-kinh tế; địa-chiến lược trong khu vực và trên thế giới trong từng thời kỳ.

- Đặc điểm của chính sách đối ngoại:

+ Phản ánh chức năng đối ngoại của quốc gia;

+ Chịu tác động trực tiếp của các yếu tố trong nước và bối cảnh bên ngoài (yếu tố bên trong và bên ngoài);

+ Điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ, từng gia đoạn của đất nước và quốc tế;

+ Là sản phẩm đa chủ thể; + Có tính kế thừa;

+ Có tính sáng tạo.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG Quan hệ quốc tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w