Ngăn cản bưng bít những tư tưởng tiên tiến trên TG du nhập vào VN; đồng thời tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử VN nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và nền văn hóa của dân tộc VN - Từ khi TD
Trang 1ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
* Chú ý: Câu nào khi làm cũng phải mở đầu bằng khái niệm tư tưởng HCM:
Tư tưởng HCM là một học thuyết được biểu hiện bằng một loạt những quan điểm lớn về những vấn đề cơ bản
Đại hội Đảng lần IX (tháng 4 - 2001) đã đưa ra khái niệm: TTHCM là một hệ thống các quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
VN Là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại… Tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc.
Câu 1: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HCM
I – NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HCM
1 Nguồn gốc khách quan
1.1/ Gia đình, quê hương
- Mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; cần cù trong lao động; là mảnh đất hiếu học và có nhiều nhân tài
- Gia đình: HCM sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một giá đình nhà Nho yêu nước, gắn bó gần gũi với nhân dân lao động
1.2/ Đất nước
- 1/9/1858: thực dân Pháp nổ súng xâm lược VN ở Đà Nẵng
- 6/6/1884: Triều đình nhà Nguyễn đã ươn hèn bán rẻ quyền lợi dân tộc VN cho TD Pháp bằng việc kí Hiệp ước Patonot, chấp nhận sự thống trị của TD Pháp trên đất nước ta Từ đây xh VN trở thành xh thuộc địa nửa pk Đặc trưng của chế dộ xh này là:
đế quốc Pháp và bọn pk tay sai phản động cấu kết chặt chẽ với nhau để bóc lột tàn ác dân tộc VN Biểu hiện:
+ chính trị: Cai trị trực tiếp, mọi quyền hành nằm trong tay bọn tư bản Pháp Vua quan triều Nguyễn chỉ là tay sai TD Pháp dùng chính sách hết sức thâm độc: chia để trị Chúng chia VN thành: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì nhằm thủ tiêu mọi quyền dân chủ tự do, đồng thời thẳng tay khủng bố, đàn áp các tư tưởng tiến bộ, các phong trào yêu nước làm VN lâm vào cảnh ngột ngạt và chính trị
+ kinh tế: TD Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa đại quy mô: Lần
1(1897-1914), lần 2(1819-1929) nhằm vơ vét tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực vô cùng rẻ mạt ở VN phục vụ cho chính quốc => làm cho nền KT VN phụ thuộc vào KT Pháp
Trang 2+ văn hóa – xã hội: TD Pháp thi hành chính sách ngu dân Lập nhà tù nhiều hơn trường học Đầu độc thanh niên bằng rượu cần và thuốc phiện Ngăn cản bưng bít những tư tưởng tiên tiến trên TG du nhập vào VN; đồng thời tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử VN nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và nền văn hóa của dân tộc VN
- Từ khi TD Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước cuả nhân dân ta diễn ra hết sức quyết liệt, sôi nổi tử Bắc tới Nam nhưng tất cả các phong trào yêu nước đó đều bị ĐQ Pháp và bọn pk tay sai đàn áp, dìm trong bể máu và thất bại do những nguyên nhân cơ bản sau:
+ thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn
+ chưa tập hợp đc sức mạnh của quần chúng nhân dân
+ thiếu giai cấp lãnh đạo (giai cấp công nhân)
+ phương pháp giành chính quyền chưa đúng đắn
- Từ khi Pháp xâm lược VN, xh Vn có 2 mâu thuẫn cơ bàn:
+ giữa DT VN vs ĐQ Pháp
+ giữa nhân dân (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ pk
=> có mqh biện chứng với nhau trong đó mâu thuẫn giữa DTVN vs ĐQ Pháp là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu nhất, đòi hỏi xh VN phải giải quyết
1.3/ Thời đại
- Cuối TK 19 – đầu 20, chủ nghĩa đế quốc ra đời, chúng bành trướng nô dịch trên thế giới xuất hiện các dân tộc thuộc địa, dần trở thành một hệ thống rộng lớn khắp thế giới Nhiều đế quốc lớn có nhiều thuộc địa như Đức, Pháp, Anh, Mỹ xuất hiện mâu thuẫn mới của thời đại: mẫu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với các nước đế quốc, mâu thuẫn này ngày càng trở nên sâu sắc Chính các nước thuộc địa là mảnh đất để NAQ đi sâu nghiên cứu để phát triển tư tưởng của mình về CM giải phóng thuộc địa
- Chủ nghĩa Mác-Lê ra đời (1848) vạch ra con đường phát triển của xã hội loài người: chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản tất yếu thành công, chủ nghĩa đế quốc tấ yếu thất bại Đồng thời mang đến cho loài người thế giới quan và phương pháp luận khoa học Chủ nghĩa Mác-Lê là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp vô sản Bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lê đã làm thay đổi bản chất HCM
- Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi mở ra thời kỳ mới: tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới đây là thực tiễn sinh động giúp HCM nghiên cứu con đường giải phóng dân tộc
- Tháng 3-1919, tổ chức Quốc tế cộng sản ra đời, công bố cương lĩnh của mình, giúp phong trào cộng sản trên thế giới thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản Đây cũng
là tổ chức mà NAQ hoạt động rất sôi nổi
- Các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đầu TK 20 diễn ra sôi nổi nhưng đều
đi vào bế tắc kinh nghiệm sinh động giúp HCM hình thành tư tưởng của mình
2 Nguồn gốc tư tưởng lý luận
Trang 3a/Tư tưởng và văn hoá truyền thống VN:
- Ý chí bất khuất đấu tranh để dựng và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước là
dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử VN, là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu
bảng chủ nghĩa yêu nước và giá trị văn hoá - tinh thần VN Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi trong công cuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu nước.
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành
đùm lá rách” trong hoạn nạn khó khăn Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng
VS sự hình thành của dân tộc Việt, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt VS thiên nhiên và VS giặc ngoại xâm Điều này đã được HCM kế thừa trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp CM VN
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời Tinh thần
lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, dù trước mắt còn đầy gian truân, khổ ải phải vượt qua
- Dân tộc VN là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở
rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại Lối sống của người Việt: giản dị,
khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không cực đoan, cố chấp Vì vậy có thể tiếp thu một cách chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp của dân tộc khác mà vẫn giữ vững bản sắc dân tộc mình
b/ Tinh hoa văn hoá nhân loại:
HCM là một con người tượng trưng cho sự kết hợp hài hoà văn hoá Đông - Tây
- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo:
+ Nho giáo: HCM đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ nhiệm vụ CM Trong các tác phẩm của mình, HCM đã sử dụng khá nhiều mệnh đề của Nho giáo và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới
+ Phật giáo: Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, thương người; Nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm lo làm điều thiện; Tinh thần dân chủ chất phác, chống phân biệt đẳng cấp
- Trong tinh hoa văn hóa phương Tây: Học tiếng Pháp và làm quen VS văn hoá Pháp
từ khi học xong trường tiểu học Đông Ba và trường Quốc học Huế, hơn 30 năm sống
và hoạt động CM ở Châu Âu cho nên Người chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá dân chủ và CM Phương Tây
+ Mỹ: ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người trong tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ
Trang 4+ Pháp: Người được tiếp xúc trực tiếp VS các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như: Vonte, Môngtexkiơ, Rútxô,… VS những lý luận của đại CM Pháp năm
1789 như tinh thần pháp luật của Môngtexkiơ, Khế ước XHcủa Rútxô, tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, HCM học được tư tưởng dân chủ và từ đó hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong sinh hoạt chính trị
Được sự dìu dắt của các nhà CM và trí thức tiến bộ Pháp, NAQ đã từng bước trưởng thành, tiếp nhận, gạn lọc làm giàu trí tuệ của mình để có thể từ tầm cao của trí thức nhân loại suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển vào hoàn cảnh cụ thể của CM VN
c/ Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM
Do yêu cầu của thực tiễn CM VN, cần tìm ra con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc, HCM đến VS chủ nghĩa Mác- Lênin từ chủ nghĩa yêu nước Người nghiên cứu chủ nghĩa Mác 1 cách sâu sắc, khoa học, nắm chắc cái tinh thần, bản chất để vận
dụng phù hợp Vì vậy, tư tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin; những phạm trù cơ bản của tư tưỏng HCM cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận Mác – Lênin; đồng thời tư tưởng HCM còn là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin ở thời địa các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng XHmới
Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng HCM được thể hiện:
- Tháng 7/1920 HCM đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin là bước quyết định nhảy vọt về chất trong quá trình hình thành tư tưởng HCM
- CN Mác-Lênin đã cung cấp cho HCM thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, để tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tích luỹ kiến thức tìm ra còn đường cứu nước mới
- CN Mác-Lênin đã giúp HCM vượt hẳn lên phía trước so VS những ng yêu nước đương thời, khắc phục cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc, vạch ra con đường cứu nước đúng đắn: giải phóng dân tộc bằng con đường CM vô sản
d/ Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất con người riêng NAQ
- Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng VS một đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu các cuộc CM tư sản hiện đại để tìm ra bản chất của các cuộc CM đó
Trang 5- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận VS chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.
- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành
CM và một trái tim yêu nước thương dân, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào KẾT LUẬN: Tóm lại, TT HCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng TT văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương Đông và phương Tây VS chủ nghĩa MÁC-LÊNIN làm nền tảng, cùng VS thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một con người có tư duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo nên TTHCM là TT VN hiện đại
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HCM
a/ Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng CM (1890-1911): Ngay từ
khi còn nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã tiếp thu nền văn hóa Quốc học và Hán học, bước đầu tiếp nhận nền văn hóa phương Tây từ trường Quốc học Huế; chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước, cũng như tinh thần đấu tranh bất khuất của thế hệ cha anh Nhờ đó hoài bão cứu nước cứu dân trong Người bắt đầu hình thành cùng VS quyết định chọn hướng đi, cách đi để sớm tới thành công
b/ Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920): Đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành
bôn ba khắp các châu lục để tìm hiểu các cuộc CM lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức
Năm1920, được tiếp xúc VS Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc Người biểu quyết tán thành đứng về quốc tế III, tham gia thành lập ĐCS Pháp đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người CS
c/ Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường CM VN (1921-1930)
Đây là thời kỳ NAQ có những hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, phong phú Cụ thể:
- Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên truyền chủ
nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa trong đó có VN
- Giữa năm 1923, tại Matxcơva, NAQ tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân Sau
đó, Người tiếp tục tham gia đại hội Quốc tế CS lần thứ V và đại hội của một số tổ chức quốc tế như: Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ
Trang 6- Cuối năm 1924, Người tới Quảng Châu (TQ) tổ chức ra Hội VN CM thanh niên,
ra báo thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ Đây là thời kỳ
NAQ trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để chuẩn bị cho việc thành lập ĐCS VN
- Các văn kiên của thời kỳ này như các bài viết trên báo Le Paria, “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tạp chí thanh niên” (1925-1927); “Đường kách mệnh” (1927) và những bài viết trên các tạp chí: Cộng sản, Đời sống công nhân, Thông tin quốc tế… là những công cụ quan trọng trong giáo dục những người VN yêu nước theo con đường CM vô sản
Năm 1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước và sáng lập ra ĐCS VN, hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của ĐCS VN và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng
Các văn kiện quan trọng nói trên đã trở thành cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta – cương lĩnh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, và đánh dấu sự hình thành
cơ bản tư tưởng HCM về con đường CM của VN
d/ Giai đoạn vượt qua khó khăn, thử thách kiên trì VS con đường đã định cho CM
VN (1930-1941)
Những chủ trương sáng tạo của HCM không được Quốc tế Cộng sản ủng hộ bởi lúc đó Quốc tế CS còn bị chi phối bởi quan điểm “tả” khuynh đang ngự trị lúc bấy giờ Theo sự chỉ đạo của Quốc tế CS, Hội nghị trung ương tháng 10 – 1930 của Đảng
ta đã ra nghị quyết thủ tiêu Chánh cương và Sách lược vắn tắt, đổi tên ĐCS VN thành ĐCS Đông Dương
Đại hội VII Quốc tế CS trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới, Quốc tế CS đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm “tả” (cô độc, biệt phái,
bỏ rơi mất ngọn cờ dân tộc và dân chủ, để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chống phá CM) và quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ chống phát xít
đã chứng minh những quan điểm đúng đắn, sáng tạo của NAQ và Hội nghị thành lập Đảng
e/ Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng HCM (1941-1969)
- Năm 1941, Người về nước, trực tiếp chỉ đạo hội nghị TW lần thứ 8 (khoá I) đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở công nông liên minh, đưa tới thắng lợi của
CM Tháng Tám
- Sau khi giành được chính quyền, Đảng và nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam Đây là thời kỳ tư tưởng HCM được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản của CM VN: Đường lối chiến tranh nhân dân
Trang 7và quốc phòng toàn dân; về quá độ lên CNXH ở một nước thuộc địa, nửa PK, nông nghiệp lạc hậu không qua TBCN; Về đường lối chiến lược của hai miền; về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân; về xây dựng ĐCS VN.
- Năm 1969 Chủ tịch HCM qua đời để lại một bản di chúc thiêng liêng cho cả dân tộc Đây là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, thắm đượm tình người của Bác, một di sản vô cùng quý báu của dân tộc và nhân loại
Câu 2: NỘI DUNG, Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HCM VỀ DÂN TỘC VÀ CMGP DÂN TỘC
I TƯ TƯỞNG HCM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
- Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập
Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh khi đề cập đến vấn đề dân tộc là đề cập đến những vấn đề sau:
1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
- Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược, bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước
- Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ Mọi vấn
đề của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định
- Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa
và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài Trong nền độc lập đó mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm” Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã tiếp xúc VS Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791, Người đã khái quát chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
- Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc khi còn ở Pháp Nguyễn Ái Quốc đấu tranh để đòi các quyền cho nhân dân An Nam:
+ Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật
+ Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những
Trang 8người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam Nhưng bản yêu sách không được chấp nhận.
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật
đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”
2 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc VS giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH, chủ nghĩa yêu nước VS chủ nghĩa quốc tế.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp dân tộc VS giai cấp, dân tộc VS quốc tế, độc lập dân tộc VS CNXH thể hiện một số điểm sau:
+ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa XH Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc VS sự nghiệp giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CN cộng sản và của cách mạng thế giới”
+ độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh cho tất cả các dân tộc bị
áp bức
- Chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc là động lực lớn của đất nước
+ khi có chiến tranh, bị xl, bộc lộ, trỗi dậy
+ đặc điểm của xh VN có nhiều giai cấp khác nhau nhưng đều có điểm chung là: đều bị áp bức, bóc lột => dễ đoàn kết nhau lại để đấu tranh chống CN thực dân Phản ánh mqh giữa các giai cấp trong một DT
- Mqh giữa DTVN với các DT khác trên TG
+ HCM luôn chủ động, tích cực làm cho TG hiểu rõ về DTVN, hiểu được nguyện vọng của nhân dân VN là mong muốn độc lập, tự do
+ quan điểm của HCM: muốn TG hiểu rằng DTVN muốn hòa bình, có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên TG; mong muốn các nước tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.
- Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:
+ Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng XHchủ nghĩa
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản
Trang 9+ Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí.
+ Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới “Ai làm cách mạng trong thế giới cũng là đồng chí của người An Nam ta cả” Cách mạng thuộc địa phải gắn chặt VS cách mạng vô sản chính quốc
2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
NAQ khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công phải
có đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta
3 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở của liên minh Công - Nông
Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ Đế quốc Pháp và đại địa
chủ phong kiến giành độc lập dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng cần vận động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang bị mất nước Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người
4- CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.
Dựa vào quan điểm của Mác, NAQ đi đến kết luận: "công cuộc giải phóng anh,
em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em." NAQ nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngày từ năm 1924, Người đã nói: CM thuộc địa không những không phục thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước" "họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm
vụ giải phóng hoàn toàn" Đây là cống hiến mới mẻ và sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
CMVN đã chứng minh luận điểm của HCM là đúng
5-CM gp dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng VS lực lượng vũ trang trong nhân dân.
Cuộc khởi nghĩa của quần chúng phải có tính chất 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang chứ không phải là nổi loạn Do đó phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra ở thành phố, theo kiểu cách mạng châu âu Phải được nước Nga ủng hộ, phải trùng
hợp VS cách mạng vô sản pháp, phải gắn mật thiết VS sự nghiệp CMVS thế giới.
III Ý NGHĨA: Vận Dụng TTHCM về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay
- Khởi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Trang 10- Quán triệt TT HCM nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp:
+ khẳng định rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của GCVS, của ĐCS
+ kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa CMVN từ giải phóng dân tộc lên CNXH Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công-nông và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo
+ trong đấu tranh giành chính quyền phải sử dụng bạo lực của quần chúng cách mạng chống bạo lực phản cách mạng Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
- Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc VN.
CÂU 3 NỘI DUNG, Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HCM VỀ CNXH VÀ CON
ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VN SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ CỦA ĐẢNG
TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
I TTHCM về CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1 Quan điểm HCM về tính tất yếu của CNXH
1.1 CNXH là quy luật khách quan, phổ biến trong quá trình phát triển của
XH loài người
- Sự ra đời CNXH là do sức SX của XH quy định, do sự phát triển kinh tế kỹ thuật
mà XH phát triển từ CSNT > NL > PK> TB> CS Đây là cách tiếp cận của CN Mac
- Sự ra đời CNXH là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để Được nhìn nhận dưới 3 góc độ: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng từng cá nhân con người để hình thành liên hiệp các nhân cách phát triển tự do
- Sự ra đời CNXH là một tất yếu đạo đức: theo quy luật cái chân cái thiện cái mỹ, tất yếu phải chiến thắng cái giả dối, cái ác, cái xấu, cái thấp hèn HCM đồng nhất CNXH
VS một XH đạo đức, văn minh Chiều sâu CNXH thực chất là vấn đề đạo đức XH
- Sự ra đời CNXH là một tất yếu văn hóa CNXH là một thước đo trình độ phát triển cao của nền văn minh Văn hoá ở đây được hiểu là trình độ người của các quan hệ
XH, là hệ thống các quá trình bền vững XH
=> Sự ra đời CNXH theo HCM là tổng hợp nhiều yếu tố, HCM đi đến nhận định các dân tộc thế giới chắc chắn cuối cùng sẽ đi lên CNXH Đó là quy luật mà không ai có thể cưỡng lại được, không lực lượng nào có thể ngăn được mặt trời mọc, ngăn được loài người tiến lên CNXH
1.2 Khả năng tiến lên CNXH của những nước châu Á
CNXH là quy luật chung, nó tác động vào nước nào còn chịu sự chi phối của đặc điểm riêng của những nước đó
- Những mầm mống tư tưởng XHCN ở châu Á đã xuất hiện rất sớm, đó là các quan điểm sau:
+ Quan điểm lấy dân làm gốc
+ Quan điểm về công bằng, bình đẳng tài sản giữa những người lao động VS nhau
Trang 11+ Tư tưởng về tình yêu thương hữu ái giữa người và người, nhất là những người lao khổ.
+ Quan điểm về một XH đại đồng
Văn hoá như dòng chảy liên tục và CNXH có thể ra đời ở châu Á
- Tiền đề kinh tế XH ở châu Á làm xuất hiện tư tưởng CNXH từ sớm:
+ Do sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, từ sớm đòi hỏi nhu cầu liên kết, hợp tác sản xuất giữa người và người
+ Phương Đông xuất hiện chế độ công điền, công thổ (20% ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước), cơ sở công hữu XHCN sau này
+ Ở các nước châu Á, tồn tại chế độ Công xã nông thôn, tạo ra sự cố liên kết cộng đồng mang tính tự quản rất cao ở từng làng xã, đây là hình thức sơ khai của dân chủ trực
- Dựa vào sự tàn bạo của CNTB ở các nước thuộc địa châu Á
+ Xâm lược thuộc địa, CNTB tạo ra quá trình công nghiệp hoá cưỡng bức, hình thành cơ cấu giai cấp XH mới, trong đó có giai cấp công nhân thuộc địa – lực lượng vật chất của CMVS
+ Giai cấp Tư sản thiết lập ở các nước thuộc địa sự thống trị dã man tàn bạo nhất, đẩy đa số quần chúng, nhất là nông dân vào con đường cùng, dẫn đến phản ứng
tự do của họ VS chế độ độc tài đó
+ CNTB tạo ra những điều kiện tiền đề cho các nước thuộc địa, lựa chọn hợp lý con đường đi lên của mình, không nhất thiết lặp lại con đường mà CNTB đã trải qua
1.3 CNXH là kết quả tất yếu của quá trình CMVN: Có 2 cơ sở
- Cơ sở lý luận: đó là lý luận CM không ngừng của CN Mác-Lê Nin, CMVN chuyển từ cách mạng Tư sản Dân quyền lên CNXH bỏ qua chế độ CNTB
- Cơ sở thực tiễn: vận dụng lý luận vào thực tiễn Việt Nam, phân tích thực trạng
KT – XH, CT, VĂN HÓA HCM đã rút ra những mâu thuẫn cơ bản, thấy nhu cầu phát triển của dân tộc
Người rút ra những bài học thất bại của phong trào yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ PK, TS và kết luận: CM muốn thành công thì phải đi theo ý thức hệ mới, ý thức hệ Vô sản
Chỉ có giải phóng Giai cấp Vô sản thì mới giải phóng được các dân tộc, cả hai cuộc giải phóng đó chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới
Muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài Cách mạng vô sản Chỉ có CNVS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và quần chúng lao động khỏi
áp bức nô lệ
2 Quan niệm Hồ Chí Minh về bản chất và đặc trưng của CNXH
Người có đề cập đến CNXH:
CNXH là XH ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt
(bởi vì CNXH là một XH có sự phát triển đồng đều cả về KT – XH, cả về vật chất và
tinh thần).
Trang 12CNXH nói một cách tóm lược, mộc mạc trước hết làm cho người lao động thoát khỏi bần cùng, được sống ấm no, tự do, hạnh phúc CNXH là một XH dân giàu nước mạnh, CNXH là sự phát triển phồn vinh của đất nước, dân tộc làm cho người đói trở nên ấm no, người đủ ăn trở nên khá, người khá trở nên giàu, người giàu ngày càng giàu thêm CNXH làm cho các dân tộc bình đẳng, đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống no ấm hạnh phúc.
Rút ra kết luận:
CNXH được Hồ Chí Minh quan niệm rất giản dị, ngắn gọn, nhưng thiết thực dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trình độ của từng đối tượng, làm cho ai cũng thấy được lợi ích ưu việt của CNXH bằng kinh nghiệm sống của mình, động viên mọi người tin yêu quyết tâm xây dựng CNXH
Quan niệm CNXH như trên là khoa học, nhất quán, có lôgíc, hệ thống, có nấc thang phát triển từ thấp đến cao
Quan niệm về CNXH luôn gắn với thực tiễn, là kết quả của sự kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nhân loại Trước hết là Liên Xô và các nước CNXH
II TTHCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
1 Quan điểm của HCM về tính lâu dài phức tạp của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
1.1 Quan điểm HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
Mác và AnGen khẳng định CNTB phát triển tới tột đỉnh thì sẽ làm cho CNXH ra đời Đây là hình thức quá độ trực tiếp, từ những nước Tư bản phát triển cao lên thẳng
CNXH Ngoài hình thức quá độ trực tiếp Lênin còn đề cập hình thức quá độ gián tiếp lên CNXH ở những nước tiền tư bản.
HCM cũng đề cập tới hai hình thức quá độ như trên, nhưng Người nhấn mạnh hình thức thứ hai, đó là quá độ lên CNXH ở tất cả các nước còn lại, kể cả các nước thuộc địa nửa phong kiến như VN
Trang 13- Hình thức này có hai đặc điểm:
+ Bắt đầu lên CNXH khi Cách mạng Giải phóng Dân tộc giành được thắng lợi
và Thiết lập được chính quyền dân chủ nhân dân
+ - Hình thức quá độ này rất lâu dài
1.2 Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
- Miền bắc cơ bản hoàn thành cách mạng DTDCND, có khối liên minh công nông củng cố vững chắc, dưới sự lãnh đạo của đảng, miền bắc tiến dần lên CNXH
- Miền bắc xây dựng CNXH trong điều kiện vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, phải làm nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn
- Xây dựng CNXH trong bối cảnh quốc tế vừa có thuận lợi vừa có khó khăn
- Đặc điểm quan trọng nhất là: nước ta đi lên CNXH từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến, kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu không qua CNTB
2 Nhiệm vụ và nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH
2.2 Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH
- Về chính trị: Xác lập quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao vai trò lãnh đạo
của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp thông qua các đoàn thể chính trị XH
- Về kinh tế: nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất công
nghiệp hóa nước nhà, phát triển khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa phải bắt đầu từ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Phát triển toàn diện 3 loại cơ cấu kinh tế hợp lý: cơ cấu
- Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN và tính chất dân tộc
Xây dựng con người XHCN có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ, đủ văn hóa, KHKT, chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
2.3 Về bước đi, phương thức, biện pháp xây dựng CNXH
- Bước đi: Người viết: Chúng ta xây dựng CNXH từ 2 bàn tay trắng, khó khăn
còn nhiều và lâu dài, phải làm dần dần không thể vội vàng làm nhanh một sớm một chiều
- Phương thức, biện pháp xây dựng CNXH
+ phải kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm chính
+ kết hợp xây dựng CNXH với bảo vệ thành quả cách mạng, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược đồng thời ở hai miền
+ nhiệm vụ xây dựng CNXH là nặng nề, khó khăn, phức tạp, lâu dài, vì thế phải đem sức dân, tài dân làm lợi cho dân
3 Vận dụng vào công cuộc đổi mới