Các chủ đề ôn tập 1. Độ tuổi kết hôn trong giới trẻ 2. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời 3. Ly hôn, ly thân 4. Chức năng sinh sản của gia đình hiện nay 5. Kinh tế gia đình 6. Bạo lực gia đình 7. Thực trạng người độc thân tại Việt Nam hiện nay 8. Hiện tượng bà mẹ đơn thân tại Việt Nam hiện nay 9. Chức năng xã hội hóa của gia đình 10. Thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc những năm gần đây
Trang 1Các chủ đề ôn tập
1 Độ tuổi kết hôn trong giới trẻ
2 Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
3 Ly hôn, ly thân
4 Chức năng sinh sản của gia đình hiện nay
5 Kinh tế gia đình
6 Bạo lực gia đình
7 Thực trạng người độc thân tại Việt Nam hiện nay
8 Hiện tượng bà mẹ đơn thân tại Việt Nam hiện nay
9 Chức năng xã hội hóa của gia đình
10 Thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc những năm gần đây
BÀI 1: LỊCH SỬ CỦA XHHGĐ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA
XHHGĐ
1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XHH GĐ
1.1 Giai đoạn 1: Nửa cuối TK 19
- Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước (1902): Xem xét gia đình trong sự tiến hóa qua các giai đoạn phát triển tự nhiên Các tác giả này có khuynh hướng tập trung vào việc so sánh các nền văn hóa khác nhau
Edward
Watermarck
- Lịch sử hôn nhân của loài người (1891)
- JJ Bachofen là người đầu tiên mô tả luật bà mẹ và từ đó đi sâu vào vấn đề: “sự phát triển gia đình”
Trang 2+ Khía cạnh lịch sử của hôn nhân và gia đình
+ Nhiều tác phẩm viết về sự phát triển và tiến hóa của xã hội trong đó có đề cập đến gia đình
+ Khuynh hướng tập trung vào việc so sánh các nền văn hóa khác nhau + Nguồn gốc, sự tiến hóa và phát triển của gia đình
+ Lịch sử của hôn nhân gia đình: luật ly hôn, thừa kế,…
+ Hiện thực của gia đình đương thời: Sự tan vỡ gia đình, ngân sách gia đình,
tổ chức cuộc sống gia đình
- Tiếp cận, quan điểm:
+ Văn hóa
+ Lịch sử
+ Tiến hóa xã hội
+ Xã hội hiện đại
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Sử dụng các tài liệu lịch sử
+ NC thực chứng: quan sát và phỏng vấn
+ Văn hóa: Phong tục tập quán liên quan đến hôn nhân và gia đình
+ Lịch sử: Lịch sử phát triển của gia đình
Trang 3- Đánh giá:
+ Tập trung đề cập đến khía cạnh lịch sử của hôn nhân gia đình
+ Phân tích sự phát triển của gia đình theo kiểu phát triển và tiến hóa sinh học của Darwin
+ Ngoài ra các nghiên cứu này còn được dùng để hợp pháp hóa loại gia đình gia trưởng tư sản thời đó
+ Các tri thức về gia đình cổ xưa trong các công trình NC trên khá tản mạn, thường chỉ cho biết những điều được giả định đã xảy ra hơn là điều mọi người thực sự chứng kiến
+ Các NC gia đình đi theo 2 hướng chính: 1 là so sánh giữa các quốc gia, 2
là sử dụng các tài liệu lịch sử để kiểm chứng các thay đổi trong gia đình + Việc phân tích và miêu tả của L.Play và H.W.Riehl về các gia đình ở thời đại mình dễ bị méo mó và khó đánh giá đúng thực tiễn (tập trung vào kiểu loại gia đình gia trưởng)
+ Đã sử dụng PPNC - khảo sát (PV và QS) về gia đình nhưng chưa được công nhận và áp dụng
1.2 Giai đoạn 2: Nửa đầu TK 20
WJ Thomas và
Znaniecki
Nông dân Ba Lan ở châu Âu và châu Mĩ (1918 – 1920) đã phân tích đời sống của những kiều dân, nông dân Ba Lan ở nước ngoài
Ernest W.Burgess Mô hình tương tác giữa các thành viên trong gia đình, sự
điều chỉnh hôn nhân, sự tác động qua lại và sự lựa chọn bạn đời (1926)
Trang 4- Những quan tâm chính:
+ Giai đoạn thăng hoa của NC XHHGĐ
+ Những công trình NC của Burgess đã tạo cơ sở cho NC gia đình nửa đầu
TK 20 Năm 1950 thực sự là năm NC về hôn nhân và gia đình
+ Phân tích hành vi trong thời gian nhàn rỗi trong gia đình để tìm ra độ gắn kết gia đình
+ Miêu tả hoàn cảnh sống của một số kiểu loại gia đình nhất định
+ Cơ sở vật chất của gia đình đó là tài sản gia đình
+ Trật tự trong gia đình: Sự phân công của vai trò và của hình thái người có
uy tín
+ Quan hệ giữa các thế hệ
+ Những vấn đề của gia đình không đầy đủ và tình trạng “vô tổ chức” của gia đình
- Tiếp cận về lý thuyết và phương pháp:
+ PP thực nghiệm tiếp tục được sử dụng rộng rãi
+ Thuyết tương tác
+ Thuyết công nghiệp hóa gia đình hiện đại
+ Thuyết phát triển
+ Gia đình cũng đã trở thành đối tượng quan tâm của tâm lý học và đặc biệt
là của tâm lý xã hội và tâm lý y học
+ Hướng tiếp cận NC về giới được áp dụng trong NC XHHGĐ
+ Một số lý thuyết XHH hiện đại được vận dụng vào NC
+ NC thực nghiệm trở thành phương tiện và nhu cầu quan trọng của nhiều
Trang 5+ Kinh tế hộ gia đình, sự thích nghi và phát triển
+ Vai trò của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động của gia đình: Sinh đẻ,
xã hội hóa và phát triển kinh tế hộ gia đình và trong những nhóm gia đình khác nhau
+ PCLĐ theo giới và BBĐ trong gia đình
+ Mâu thuẫn gia đình, xung đột, ly hôn
+ Tình dục và quan niệm về tình dục giữa vợ và chồng
+ Gia đình và các vấn đề xã hội: Vấn đề cuộc sống người cao tuổi, lạm dụng lao động và tình dục trẻ em, BLGĐ, trẻ vị thành niên phạm pháp, mại dâm,…
+ Gia đình và CSXH
+ Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi và thực tiễn của Luật HN&GĐ
- Đánh giá:
+ Những phán xét đối tượng NC về mặt đạo đức còn rất phổ biến trong các
ấn phẩm khoa học, đặc biệt là theo quan niệm đạo đức truyền thống + Sự thiếu kiến thức lý luận trong nhiều công trình NC
+ Nhiều bài viết về kết quả NC mà không nói rõ PPNC
+ Rất ít bài viết tự phê phán trên tinh thần hoài nghi khoa học
+ Tình trạng lạm phát các kiến nghị trong các công trình nghiên cứu
+ Đã có những hệ thống dữ liệu riêng và chuyên sâu về gia đình để phản ánh một cách toàn diện về gia đình Việt Nam từ trước và sau đổi mới
2 ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM GĐ
– Phân tích định nghĩa khái niệm gia đình trong NC XHHGĐ:
+ Rất nhiều định nghĩa khái niệm gia đình
+ Rất khó có 1 định nghĩa chung, thống nhất
+ Cấu trúc của định nghĩa khái niệm gia đình:
˖ Tiếp cận lý thuyết, chuyên ngành, quan điểm?
˖ Tiêu chí cụ thể
Trang 6+ Gia đình là nhóm xã hội được quy định bởi 3 đặc điểm:
- Bắt nguồn từ hôn nhân
- Bao gồm vợ chồng và con cái phát sinh từ hôn phối
- Các thành viên gắn bó với nhau bởi sự ràng buộc pháp lý, bởi các nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và tôn giáo (Levy – Strauss)
+ Gia đình theo quan niệm phổ biến nhất là tế bào cơ bản tạo nên xã hội, bao gồm 2 cá thể khác giới và những người nối dõi của cả 2 (Galimberto)
+ Gia đình là 1 nhóm người mà quan hệ của họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi máu mủ Do đó họ là bà con họ hàng với nhau (Kingsley David)
+ Gia đình là 1 nhóm xã hội có đặc trưng là cùng có cư trú hợp tác và tái
sx về mặt kinh tế, nó gồm người lớn của cả 2 giới và ít nhất 2 người trong số đó có QHTD với nhau được xã hội tán thành Và có 1 hoặc nhiều con cái do họ sinh ra và nhận nuôi (Murdock)
+ Theo giác độ vĩ mô thì gia đình là 1 TCXH, nghĩa là 1 đơn vị cơ sở được mọi người công nhận để thực hiện những chức năng xã hội nhất
Trang 7giác độ vi mô, gia đình thường được mô tả là “1 nhóm gồm 1 cặp vợ chồng chung sống với lớp kế cận trực tiếp của họ” (G Endruweit và G.Trommsdroff, 2002)
+ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa
vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Luật HN&GĐ năm 2000)
– Lưu ý về định nghĩa gia đình:
+ Những người sống chung với nhau không phải trường hợp nào cũng là các gia đình
+ Các thành viên của gia đình không nhất thiết cứ phải sống chung với nhau
+ Ngay cả các cặp vợ chồng cũng không ít các trường hợp sống xa nhau
3 ĐỐI TƢỢNG CỦA XHHGĐ
– NC hệ thống các nhân tố bên trong và bên ngoài của sự hoạt động, sự phát triển và sự thay đổi của gia đình với tư cách là một hình thức hoạt động của con người cũng như NC cơ cấu và những chức năng xã hội của gia đình
– NC sự hình thành, phát triển và hoạt động của gia đình, của các quan hệ hôn nhân và gia đình trong những điều kiện văn hóa và KTXH cụ thể – NC những xu hướng phát triển và biến đổi gia đình trong XH NC thực trạng của gia đình hiện nay cũng tức là NC gia đình trong sự biến đổi của
nó
BÀI 2: TIẾP CẬN LÝ THUYẾT XHHGĐ
1 TIẾP CẬN GIA ĐÌNH – THIẾT CHẾ XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH – NHÓM
XÃ HỘI
Trang 8– Thiết chế:
+ Hệ thống các chuẩn mực
+ Điều chỉnh, kiểm soát hành vi
– Thiết chế gia đình:
+ Quy tắc về quan hệ trong gia đình
+ Xác định vai trò (quyền – sự tiếp cận các nguồn lực, nghĩa vụ) của các thành viên trong gia đình
– Sự biến đổi của thiết chế xã hội và thiết chế gia đình
2 LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
2.1 Nội dung cơ bản
– Xã hội được nhìn như 1 hệ thống hoàn chỉnh của các quan hệ qua lại của các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một vài chức năng của hệ thống chung
– Nếu tồn tại một cấu trúc nào đó, bản thân sự tồn tại đó phải gắn liền với lợi ích về mặt chức năng
– Hướng vào việc phân tích thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xem xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển của
hệ thống
– Những hành vi của cá nhân luôn nằm trong cấu trúc nhất định
2.2 Quan điểm của các nhà XHH kinh điển
Trang 9– Herbert Spencer: Hình dung từ cơ thể con người bao gồm những bộ phận,
có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và chúng đều có chức năng quan trọng góp phần duy trì sự sống trong cơ thể con người
– Emile Durkheim: Mỗi thành phần trong xã hội đều giúp xã hội phát triển qua thời gian (đạo đức và tôn giáo thúc đẩy sự hội nhập xã hội)
– Talcott Parsons:
+ Bất kỳ xã hội nào cũng đều là 1 mạng lưới khổng lồ bao gồm các bộ phận nối kết với nhau, bộ phận nào cũng đều trợ giúp để giữ gìn hệ thống với tư cách 1 hệ thống
+ 1 khía cạnh/bộ phận xã hội mà không đóng góp cho sự ổn định hay tồn tại của xã hội – nếu nó không phục vụ chức năng hữu ích – thì nó không được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp
+ Mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng trong đó cấu trúc giữ vai trò quyết định
2.3 Quan điểm về rối loạn hay phản chức năng
– Bất kỳ bộ phận nào trong xã hội cũng có nhiều chức năng, 1 số dễ thừa nhận hơn 1 số khác
– Không phải toàn thể các bộ phận của 1 xã hội lúc nào cũng đều góp phần vào sự ổn định của xã hội đó
– Khái niệm loạn/phản chức năng: Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn
– Nhận diện sự loạn/phản chức năng cần trả lời câu hỏi: Hệ quả của 1 hiện tượng xã hội đem lại lợi ích (chức năng) hay gây tổn hại tới lợi ích (phản chức năng) của ai?
– Hệ quả (chức năng hoặc phản chức năng) có thể đem lại lợi ích cho nhóm người này, nhưng có hại cho nhóm người kia
– Đánh giá 1 chức năng là rối loạn hay phản chức năng tùy thuộc vào giá trị riêng của mỗi người “tùy vào chỗ bạn ngồi”
Trang 102.4 Chức năng ẩn/hiện Robert Merton
– Chức năng hiện: Những chức năng công khai, được nói ra và có tính chất thấy rõ Các chức năng này bao hàm những hệ quả có chủ đích, được xã hội thừa nhận
– Chức năng ẩn: Là những chức năng không thấy rõ hay không chủ định,
và có thể phản ánh những mục đích ngấm ngầm của 1 cấu trúc/định chế – Muốn hiểu cơ chế hoạt động, tồn tại và phát triển của một cấu trúc xã hội, không nên vội tin vào những lời tuyên bố công khai về mục đích, tác dụng của nó mà cần phân tích những tác động nhiều chiều của nó đối với các cấu trúc xã hội có liên quan
– Các cấu trúc – chức năng thay thế:
+ Không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hội
+ Trong xã hội luôn có: “Các cấu trúc – chức năng thay thế nhau” để thỏa mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt ra
+ 1 chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, TCXH cùng có khả năng thực hiện
+ Các TCXH luôn luôn có khả năng thay thế lẫn nhau trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động xã hội
2.5 Tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng – XHHGĐ
– George Murdock: Chức năng của gia đình không tách rời chức năng của
nó đối với các thành viên Nó cùng một lúc phục vụ cả 2 chức năng và phần nhiều theo cùng một cách
– Robert Merton: Xem xét cách thực hiện hệ vai trò để đảm bảo tính cân bằng, ổn định cũng như để giải quyết những mâu thuẫn xung đột có thể xảy ra giữa các vai trò
– T Parsons:
Trang 11+ Sẽ co hẹp số lượng các chức năng của gia đình khi xã hội phát triển + Vai trò của gia đình đối với sự phát triển xã hội vẫn rất quan trọng + Gia đình vẫn còn 2 chức năng cơ bản không thể quy giản, đó là “Xã hội hóa sơ cấp đối với trẻ em và ổn định nhân cách người lớn”
+ Nhiều nhà lý thuyết đã cố gắng tìm những chức năng gia đình đối với
xã hội Thường là họ bắt đầu với những chức năng bản chất (những chức năng đảm bảo sự tồn tại của xã hội)
2.6 6 chức năng gia đình theo William F.Ogburn
– Sinh sản: Để 1 xã hội duy trì, thay thế những thành viên đã mất Theo
nghĩa này, gia đình góp phần vào sự tồn sinh của con người thông qua chức năng sinh sản của mình
– Bảo vệ: Thời kỳ phụ thuộc kéo dài của trẻ con đặt ra những nhu cầu đặc
biệt cho các thành viên lớn tuổi trong gia đình Trong tất cả các nền văn hóa, chính gia đình được coi là có trách nhiệm tối cao trong nuôi dạy và bảo vệ trẻ em
– Xã hội hóa: Cha mẹ và người thân theo dõi hành vi của con trẻ và truyền
đạt các chuẩn mực, giá trị cũng như ngôn ngữ của nền văn hóa cho đứa trẻ
– Điều tiết hành vi tình dục: Các chuẩn mực tình dục đều thay đổi theo
thời gian và theo văn hóa Nhưng bất kể thời nào hay giá trị văn hóa ra sao thì các định chuẩn về hành vi tình dục cũng đều được xác định hết sức rõ ràng, bên trong khuôn khổ của gia đình Cấu trúc xã hội đã ảnh hưởng đến định chuẩn đó
– Tình cảm và sự gắn bó: Lý tưởng mà nói, gia đình mang đến cho các
thành viên của mình các quan hệ nồng ấm và thân tình, giúp cho họ cảm thấy hài lòng và an toàn Không như những tình cảm khác, gia đình buộc phải phục vụ các nhu cầu tình cảm của các thành viên của mình, và luôn
ở bên cạnh khi chúng ta cần đến họ
Trang 12– Cung cấp địa vị xã hội: Gia đình mang đến cho đứa trẻ mới sinh 1 địa vị
được quy cho về chủng tộc, sắc tộc, xác định chỗ đứng của nó trong hệ thống phân tầng thứ bậc của xã hội Tài vật lực của gia đình cũng ảnh hưởng đến khả năng theo đuổi những cơ hội của đứa trẻ
Sự phân tích gia đình theo cách tiếp cận chức năng bao gồm 4 câu hỏi chính: – Các chức năng của gia đình là gì?
– Quan hệ chức năng giữa gia đình và các bộ phận khác của xã hội là gì? – Gia đình thực hiện chức năng như thế nào đối với cá nhân?
– Mối liên hệ giữa cấu trúc gia đình và chức năng của gia đình
3 TIẾP CẬN LÝ THUYẾT XUNG ĐỘT
3.1 Những quan điểm gốc về xung đột
– Hành động của con người bị quy định bởi các lợi ích khác nhau Lợi ích kinh tế không phải là lợi ích duy nhất mà các lợi ích chính trị, văn hóa, xã
hội cũng đóng vai trò hết sức quan trọng
– Quan hệ giữa cá nhân, các nhóm xã hội luôn nằm trong tình trạng mâu
thuẫn cạnh tranh nhau vì lợi ích, do:
+ Sự khan hiếm các nguồn lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, địa vị,…)
+ Sự phân công lao động
+ Bất bình đẳng trong phân bố nguồn lực, quyền lực
3.2 Quan điểm xung đột của Karl Marx
– Xã hội có giai cấp bao gồm các tập đoàn xã hội có các lợi ích khác nhau, mẫu thuẫn nhau, thậm chí đối kháng nhau
– Đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội là điều không tránh khỏi do sự bóc lột người lao động trong CNTB
Trang 13– “Các triết gia chỉ biết giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau, thế nhưng điều quan trọng là phải thay đổi xã hội” (Marx)
3.3 Tiếp cận lý thuyết xung đột – XHHGĐ
– Các lý thuyết gia xung đột xem gia đình không chỉ là một nguồn đóng góp cho sự ổn định xã hội, mà còn là một tấm gương về bất bình đẳng về
của cải và quyền lực vào trong cái xã hội rộng lớn hơn
– Gia đình bình quyền đang trở thành một cấu trúc phổ biến trên nhiều
nước
– Các lý thuyết gia xung đột cũng xem gia đình là một đơn vị kinh tế góp phần cho sự bất công xã hội: Gia đình là nền tảng cho sự chuyển giao
quyền lực, của cải và đặc quyền đặc lợi từ thế hệ này sang thế hệ khác
– Các lý thuyết gia xung đột cũng chỉ rõ, giai cấp xã hội của cha mẹ ảnh hưởng đáng kể đến kinh nghiệm xã hội hóa của con cái, lẫn sự bảo vệ mà
chúng nhận được
– Gia đình luôn tồn tại các mô hình xung đột, coi xung đột như 1 bộ phận
tự nhiên của đời sống gia đình
– Biểu hiện của quyền lực thông qua mức độ sở hữu các vị trí trong gia
đình, tiền bạc mà cá nhân giành được
– Quá trình điều chỉnh hôn nhân
– Quá trình ra quyết định
– Việc đo lường xung đột gia đình không dễ dàng
– Phân tích những kỳ vọng về vai trò trong quan hệ gia đình khác với kỳ
vọng về vai trò trong các quan hệ ngoài gia đình
– Gia đình là một nhóm xã hội có những đặc điểm duy nhất, một mặt góp phần tạo ra 1 khung cảnh có xu hướng dẫn đến mâu thuẫn và bạo lực và
mặt khác cũng tạo ra sự hòa thuận, hạnh phúc
* Một số gợi ý tiếp cận LTXĐ trong XHHGĐ:
Trang 14– Mâu thuẫn có cả 2 chiều tiêu cực lẫn tích cực, tùy thuộc vào nhận thức và cách giải quyết các mâu thuẫn đó của các thành viên trong gia đình
– Mức độ và tính nghiêm trọng của mâu thuẫn hôn nhân giữa các gia đình tùy thuộc vào:
+ Đặc điểm của cấu trúc gia đình
+ Chu kỳ sống của gia đình
+ Quan hệ hôn nhân
– Không phải mâu thuẫn nào trong hôn nhân cũng trở thành xung đột có tính bạo lực
– Xung đột mang tính bạo lực trong hôn nhân là 1 cách điều chỉnh hôn nhân
4 TIẾP CẬN LÝ THUYẾT TƯƠNG TÁC BIỂU TRƯNG
4.1 Luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng
– Xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kỳ hành
vi và cử chỉ nào của con người đều có nhiều ý nghĩa khác nhau
– Hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng
– Để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó
– Thông thường con người phản ứng với người khác tùy theo sự hiểu biết chủ quan về những gì họ nhận thức
4.2 Các lý thuyết gia theo mô hình tương tác biểu trưng
– Max Weber: Nhấn mạnh tầm quan trọng của hiểu biết xã hội khi được cá
nhân nhận thức chủ quan
– George Herbert Mead: Tìm hiểu nhân cách dần dần xuất hiện do kết quả
từ kinh nghiệm xã hội
Trang 15– Erving Goffman: Xã hội được mô tả như 1 màn kịch, nhấn mạnh đến phương cách trong đó con người – như diễn viên trên sân khấu – diễn xuất có cân nhắc để tạo ra 1 số ấn tượng nhất định trong suy nghĩ của
người khác
– Geogre Homans và Peter Blau: phát triển 1 tiếp cận tìm hiểu HVXH gọi
là phân tích trao đổi xã hội
– Charles Horton Cooley: Cái tôi gương soi
– Herbert Blummer:
4.3 Lý thuyết TTBT – XHHGĐ
– Các nhà duy tương tác nhằm vào cấp vi mô của gia đình cùng các quan
hệ thân tình khác
– Các nhà duy tương tác quan tâm đến việc các cá nhân tương tác với nhau
ra sao, dẫu họ là những đôi sống chung với nhau hay những cặp đôi kết hôn với nhau đã lâu
– Phân tích TTBT cho rằng hôn nhân và đời sống gia đình được các thành viên trong gia đình nhận thức khác nhau
– Sự thay đổi vai trò của vợ hay chồng trong gia đình rất có thể làm thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình
– Gia đình như 1 hệ thống những vai trò
– Các hoạt động trong gia đình được nhóm lại với nhau như thế nào?
– Ai trong gia đình thực hiện vai trò nào và tại sao?
+ Bản thân cá nhân đảm nhiệm vai trò
+ Bản thân sự phân công vai trò của gia đình
+ VHXH mà cá nhân và gia đình có
– Đặc trưng các vai trò của gia đình
+ Xã hội đã ổn định các vai trò trong gia đình: cha, mẹ, anh chị em,… + Các quy chuẩn trong việc PCLĐ do ảnh hưởng của VHXH
Trang 16+ Nội dung của các vai trò của các thành viên trong gia đình được ấn định bởi sự mong đợi của xã hội và bản thân gia đình
+ 1 vai trò có thể tồn tại được chính là vai trò đó cho phép cá nhân xác lập 1 tính cách (identity) trong gia đình
+ Khuynh hướng của sự phát triển các vai trò là sự thỏa hiệp để tránh đi
+ Các vai trò trong gia đình là sự mặc cả và luôn luôn phát triển
+ Mọi vai trò trong gia đình đều liên quan chặt chẽ với nhau
+ Nhận biết các thành viên trong gia đình qua sự nhận biết các vai trò
mà họ đảm nhận trong gia đình
+ Tiếp cận thuyết TTBT còn áp dụng vào NC quá trình XH hóa trẻ em
và đặc biệt hữu ích khi phân tích quan hệ giữa cha mẹ và con cái
4.4 Ứng dụng trong việc nghiên cứu
– MQH giữa các thành viên trong gia đình (vợ và chồng, cha mẹ và con cái,…)
– Cấu trúc và vai trò của gia đình
– Cấu trúc quyền lực và giao tiếp trong gia đình
– Quá trình xã hội hóa trẻ em và MQH giữa cha mẹ và con cái trong gia đình
– Mô hình tương tác trong gia đình
– Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình
5 LÝ THUYẾT TRAO ĐỔI XÃ HỘI
5.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý – duy lý
Trang 17– Có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 18 – 19
– Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động 1 cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực 1 cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu
5.2 Lý thuyết trao đổi xã hội – Nội dung chính
– Thuyết này tập trung vào việc xem xét vấn đề CHO và NHẬN trong quá trình tương tác Theo QĐ của LT này, các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất, tinh thần
– Nguyên tắc chung của thuyết TĐ là con người từ chối những hành vi phải chi phí (trả giá) và tìm kiếm những thiết chế trong đó phần thưởng nhiều hơn chi phí ĐƯỢC nhiều hơn MẤT
– Trong quá trình lựa chọn những hành động, con người sẽ có những hành động mà anh ta nhận thức đầy đủ về nó nhất
– Con người hành động là thực hiện trao đổi những giá trị
– Cá nhân mong muốn đạt được những phần thưởng lớn nhất so với chi phí
5.3 Lý thuyết trao đổi – XHHGĐ
– Lựa chọn bạn đời trong hôn nhân gia đình
Trang 185.4 Quan điểm giới trong nghiên cứu gia đình
– Kn phù hợp trong việc phân tích gia đình, những khác biệt và tương đồng giữa nam và nữ
BÀI 3: HÔN NHÂN
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm hôn nhân: Hôn nhân có 2 nghĩa:
- Chỉ quá trình chung sống sau khi kết hôn của 1 cặp vợ chồng Với nghĩa này, hôn nhân là 1 thiết chế xã hội
- Chỉ các sự kiện và quá trình dẫn đến sự hình thành 1 gia đình mới hay là việc kết hôn
1.1 Những biến đổi trong hôn nhân là hệ quả của các biến đổi xã hội và sự phát triển nội tại của thiết chế này
1.2 Những quy luật phổ biến trong hôn nhân:
– Đồng phối (hôn nhân cùng nhóm xã hội) là xu hướng của cá nhân kết hôn với người có điểm giống mình
– Nội hôn: Là kết hôn của những người trong cùng nhóm xã hội
Cùng phản ánh: Hôn nhân trong nhóm
1.3 Những vấn đề chủ yếu trong nghiên cứu hôn nhân:
- Hình thức lựa chọn và quyết định hôn nhân: hôn nhân tự do và hôn nhân sắp đặt
- Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
- Nơi tìm hiểu trước khi kết hôn
- Các thủ tục lễ nghi trong kết hôn
Trang 19- Nơi ở sau khi kết hôn
2 HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1 Ai tham gia vào lựa chọn và quyết định hôn nhân
- Cha mẹ đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp và quyết định
- Ở nông thôn cha mẹ là người duy nhất đề cập đến hôn nhân của con, ở thành thị đã có một số gia đình con cái chủ động nói về hôn nhân của mình với cha mẹ
- Nhìn chung, ở cả nông thôn và thành thị, cha mẹ chủ động tiến hành việc lựa chọn và quyết định, con cái thường chấp nhận 1 cách thụ động, đôi khi còn bị ép buộc
2.2 Tiêu chuẩn người bạn đời
- Nói chính xác hơn là tiêu chuẩn lựa chọn con dâu con rể
- Các gia đình theo Nho hoặc hướng Nho, bố mẹ lựa chọn con dâu, con rể dựa trên cơ sở ưu tiên nhu cầu của gia đình, không chú ý đến sở thích cá nhân của con cái
- 1 số ít người ở thành phố lựa chọn bạn đời theo tiêu chuẩn của mình nhưng cũng không ngoài phạm vi định hướng của gia đình
- Môn đăng hộ đối là tiêu chuẩn đầu tiên được xem xét, 2 gia đình phải cùng một tầng lớp, tuổi tác của bố mẹ 2 bên phải tương đương
- Địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của nhà gái có thể thấp hơn nhà trai một chút nhưng không bao giờ có chuyện ngược lại
- Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu là gốc gác gia đình trong mấy đời, tránh những nơi có tiếng xấu hoặc bệnh tật di truyền để đảm bảo uy tín cho gia đình và sức khỏe cho thế hệ nối dõi, nhất là khi kén chọn con dâu
Trang 20- Do tư tưởng trọng nam, các gia đình chọn con dâu kĩ hơn con rể: Phải là người nết na, chăm chỉ, làm ăn nhanh nhẹn đảm đang, không cần xinh nhưng phải có tướng mắn con
- Con rể: Chọn những người có học vấn, biết làm ruộng, có tư cách đứng đắn, không cờ bạc rượu chè, biết chăm chỉ làm ăn, gây dựng cơ nghiệp
- Các gia đình danh giá và giàu có thường thách cưới rất nặng nề để giữ giá, nhà trai phải cố theo để chứng tỏ tiềm lực của mình Có khi nhà gái không thách nhưng nhà trai vẫn cứ mang đến, thường là đồ trang sức có giá trị lớn
- Các gia đình thuộc tầng lớp lao động không thể bày đặt cầu kỳ như vậy Rất ít người nhắc đến lễ chạm ngõ của mình Lễ ăn hỏi cũng rất giản dị
3 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1 Tuổi kết hôn
1 số nghiên cứu cho thấy, từ những năm 1970, khuôn mẫu hôn nhân ở châu Á đã bắt đầu thay đổi theo xu hướng kết hôn muộn Đáng chú ý nhất là việc kết hôn trước tuổi 20 không còn phổ biến ở nhiều nước và tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ hiện nay đã vượt quá tuổi 20 ở tất cả các nước, ngoại trừ các nước Đông Nam Á
3.2 Số lần kết hôn