Thao tác hóa các khái niệm: Tính tôn giáo, Thái độ, Tính không chắc chắn Tính rủi ro trong cuộc sống, Giá trị trong kinh doanhhoạt động kinh doanh Tìm hiểu về tính tôn giáo, thái độ về tính không chắc chắn, thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống của người được phỏng vấn và thái độ của họ đối với định hướng giá trị trong kinh doanhhoạt động kinh doanh.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: XÃ HỘI HỌC -
BÀI TIỂU LUẬN THI HẾT MÔN
XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VIỆT ANH KHOA: XÃ HỘI HỌC
MÃ SINH VIÊN: 12031110
Trang 21 Đề cương phỏng vấn sâu
1.1 Thao tác hóa các khái niệm: Tính tôn giáo, Thái độ, Tính không chắc chắn/ Tính rủi ro trong cuộc sống, Giá trị trong kinh doanh/hoạt động kinh doanh
– Tính tôn giáo: Glock (1964, 1965) đã phân biệt năm chiều kích hay
nhân tố để có thể cụ thể hóa tính tôn giáo: Lòng tin, nghi lễ (thực hành), nhận thức, kinh nghiệm và sự quy thuộc.1 Năm nhân tố ấy được coi như độc lập với nhau
+ Lòng tin: Nói chung, người ta hiểu lòng tin tôn giáo là toàn bộ
những thái độ của các cá nhân đối với một thực thể tối cao hay một sức mạnh được cảm nhận là siêu việt hay huyền bí
Những biến số được dùng để thể hiện lòng tin tôn giáo:
˖ Lòng tin vào một thực thể có sức mạnh siêu nhiên
˖ Tên đặt cho thực thể ấy
˖ Mức độ tin vào thực thể ấy
˖ Lòng tin vào thực thể ấy trong bối cảnh xã hội – văn hóa
làm chỗ dựa cho người được hỏi
Những chỉ báo trực tiếp và gián tiếp về lòng tin tôn giáo:
- Trực tiếp:
˖ Tin vào một thực thể tối cao
˖ Tin rằng thế giới do một thực thể tối cao tạo ra
˖ Tin vào một văn bản thần khải
˖ Tin vào thế giới bên kia
˖ Tin rằng cái xấu và cái chết là do những sai lầm tổ tông
1
Sabino Acquaviva & Enzo Pace (1998), Xã hội học tôn giáo (Lê Diên dịch), Nhà xuất bản khoa học xã hội,
Hà Nội, 89 - 154
Trang 3˖ Tin vào những vị cứu tinh, những nhà tiên tri, những nhà sáng lập tôn giáo
- Gián tiếp:
˖ Tin vào mối liên hệ giữa sự tồn tại của cái ác và sự tồn tại của ma quỷ
˖ Nghèo và giàu là do ý Thượng đế
˖ Quan tâm tới những ý nghĩ cuối cùng: Có Thượng đế,
Có cái gì sau khi chết, Ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống, Nguồn gốc của vũ trụ,…
+ Thực hành tôn giáo: Một tín đồ thực hiện một tập hợp những
quy định về nghi thức mà một tín ngưỡng tôn giáo nào đó, ít hay nhiều thể chế hóa, bắt phải thực hiện để cho việc theo tín ngưỡng tôn giáo đó có thể nhìn thấy và kiểm tra được
Chiều kích và thang đo thực hành tôn giáo:
˖ Khó lòng trải qua một kinh nghiệm tôn giáo thực sự ở bên ngoài Giáo hội thể chế của mình
˖ Dành thời gian nghiên cứu giáo lý
˖ Dành thời gian tham gia vào các nghi thức tôn giáo
˖ Cầu nguyện đều đặn
+ Nhận thức tôn giáo: Nhận thức tôn giáo có thể được hiểu theo 2 quan điểm:
- Thứ nhất, bằng kiểu kinh nghiệm về cái thiêng liêng của một người Hiển nhiên là người nào nghiệm thấy được một sự hiện hữu cao cả một cách thần bí, người đó sẽ dựng lên một “khoa học” về thần thánh tương ứng với kiểu kinh nghiệm thần bí Cũng giống như người nào đã
có một kinh nghiệm về cái thiêng liêng trong thời gian và
Trang 4cầu nhận thức của mình theo những hình thức trực giác
khác nhau (ví dụ nghệ thuật, thi ca, âm nhạc)
- Thứ hai, nhận thức tôn giáo có thể được coi như một tập hợp ý nghĩa và công thức được các chuyên gia (các nhà thần học, các tăng lữ, các nhà tiên tri, các thầy truyền phép…) hệ thống hóa, và do đó trở thành một tri thức chuyên môn hóa chỉ thỏa mãn một phần tín đồ (bên cạnh tri thức của những “nhà thông thái”, trong mọi tôn giáo đều có sự phát triển của một tri thức “dân gian”, ít chặt
chẽ và có tính trực tiếp)
Phân định những giới hạn lý tưởng về những nội dung của một nhận thức tôn giáo:
- Nhận thức về thế giới bên kia
- Nhận thức về nguồn gốc của vũ trụ
- Nhận thức về nguồn gốc của cái thiện và cái ác
- Nhận thức về nguồn gốc của con người
+ Kinh nghiệm tôn giáo:
Các chiều kích và các thang đo những mục về kinh nghiệm tôn giáo:
˖ Kinh nghiệm tôn giáo đem lại cho cuộc đời tôi một mục đích không thể khác thế được
˖ Thường xuyên có ý thức gần gũi với Thượng đế
˖ Tôn giáo đem lại cho tôi một sự an tâm trước cái chết
˖ Tôn giáo đem lại cho tôi một sự giải thích có giá trị về cuộc đời con người
˖ Điều căn bản đối với một kinh nghiệm về niềm tin tôn giáo
là tin rằng có những điều người ta không nhìn thấy nhưng lại đem tới ý nghĩa cho cuộc sống
Trang 5Những chỉ báo trực tiếp và gián tiếp về kinh nghiệm tôn giáo: (Đo bằng thang đo cường độ)
- Trực tiếp: Kinh nghiệm chủ quan với sức mạnh cao siêu:
˖ tạo ra tình cảm, sự sung mãn, an bình, niềm vui hoặc
sợ hãi, cảm giác huyền bí, bất lực
˖ đưa tới những biến đổi trong đời sống tình cảm, đạo đức và trong các ứng xử: định hướng lại các giá trị, cảm giác về niềm vui, sự an bình nội tâm
- Gián tiếp:
˖ Những cảm giác và kinh nghiệm tương tự trong những bối cảnh khác
˖ Những kinh nghiệm trong lĩnh vực tình yêu (đem lòng yêu, eros,…)
˖ Kinh nghiệm về cái thăng hoa và cái hùng mạnh trong giới tự nhiên và trong giới nghệ thuật
+ Sự quy thuộc: Sự quy thuộc được hiểu là toàn bộ những thái độ
đánh dấu sự “tham gia” một nhóm hay một thể chế kiểu tôn giáo, cũng như toàn bộ những cơ chế gia nhập, cam kết và tham gia về hình thức vào đời sống của một cấu trúc ít nhiều có tổ chức thuộc kiêu tôn giáo
– Thái độ: Thái độ là cách nghĩ, cách cảm nhận và cách hành động theo
một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể Hay nói
cách khác, thái độ bao gồm nhận thức, cảm xúc và hành vi
+ Nhận thức: Là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện
thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết
thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó
Trang 6+ Cảm xúc: Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con
người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của
hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân
+ Hành vi: Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài
– Tính không chắc chắn/ Tính rủi ro trong cuộc sống: Rủi ro là những
thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm,
khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Chỉ báo thái độ về tính không chắc chắn/tính rủi ro:
˖ Nhận thức về sự không chắc chắn/ sự rủi ro: Rủi ro là điều tất yếu trong cuộc sống/ rủi ro chỉ là ngẫu nhiên,…
˖ Cảm xúc khi gặp rủi ro: thất vọng, lo lắng, sợ hãi,…
– Giá trị trong kinh doanh/hoạt động kinh doanh: Giá trị trong kinh
doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức Phương thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong việc tìm kiếm thành công và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp2
Chỉ báo thái độ về giá trị trong kinh doanh/định hướng kinh doanh:
˖ Nhận thức về nhiệm vụ của người kinh doanh, về những giá trị đạo đức mà người kinh doanh cần phải tuân thủ
˖ Ưu tiên cho khách hàng những quyền lợi gì
˖ Người kinh doanh theo đuổi hình thức lợi nhuận nào, có dự định
mở rộng hoạt động kinh doanh hay không,…
1.2 Xây dựng đề cương phỏng vấn sâu
2 http://www.bnet.com ( Mạng kinh doanh trực tuyến)
Trang 7– Mục tiêu phỏng vấn: Tìm hiểu về tính tôn giáo, thái độ về tính không
chắc chắn, thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống của người được phỏng vấn và thái độ của họ đối với định hướng giá trị trong kinh doanh/hoạt
động kinh doanh
– Chọn mẫu: Thực hiện phỏng vấn sâu đối với một người thuộc nhóm Người theo tôn giáo/ Người không theo tôn giáo
– Nội dung phỏng vấn sâu:
1 Thông tin cá nhân (đặc điểm nhân khẩu xã hội) của người được phỏng vấn:
– (Ghi nhận giới tính), họ tên, tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ
học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp,…
– Đặt một vài câu hỏi chung nhất để người được phỏng vấn kể một số thông tin về bản thân cũng như gia đình, qua đó tiếp tục tìm hiểu các nội dung sau đây:
2 Thái độ đối với định hướng giá trị trong kinh doanh/hoạt động kinh doanh của người được phỏng vấn
– Một vài thông tin cơ bản về hoạt động kinh doanh (Bắt đầu
kinh doanh từ năm nào, ai là người khởi nghiệp, lý do quyết định kinh doanh, mặt hàng kinh doanh chính,…)
– Những dự định phát triển hoạt động kinh doanh (có tiếp tục mở
rộng kinh doanh hay không, nếu có thì sẽ phát triển như thế nào, nếu không thì tại sao?)
– Niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng đến những định hướng giá trị
trong kinh doanh như thế nào (có đặt lợi nhuận lên đầu không,
ưu tiên cho khách hàng những quyền lợi gì,…)
3 Thái độ của người được phỏng vấn về tính không chắc chắn/thái độ đối với rủi ro trong cuộc sống:
Trang 8– Quan niệm về rủi ro trong cuộc sống (nguyên nhân dẫn tới rủi
ro, thái độ khi gặp phải rủi ro trong cuộc sống…)
– Trước những việc đại sự có thường làm lễ xem ngày tốt, địa
điểm tốt để bắt đầu công việc không?
– Khi gặp những khó khăn, rủi ro đã từng tìm đến một hoạt động tôn giáo nào đó để giải trừ hay chưa? Kết quả đạt được và cảm
giác sau khi thực hiện hoạt động đó ra sao,…
4 Tính tôn giáo của người được phỏng vấn
– Về mức độ tham gia (Có theo tôn giáo nào không - Lý do?,
Tham gia nhằm mục đích gì, Khi cầu nguyện thường khấn xin những điều gì, Chi phí và thời gian dành cho các hoạt động tôn giáo,…)
– Về lòng tin tôn giáo (Các giáo lý đúng ở mức độ nào, có tin
vào các hình tượng tôn giáo như Thần Phật, ma quỷ, bùa chú, thế giới bên kia,… không?)
– Những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà người được
phỏng vấn đã từng tham gia (hình thức sinh hoạt gì, ở đâu, vào
thời gian nào, mục đích tham gia hoạt động đó, mức độ tham
gia,…)
– Về kinh nghiệm tôn giáo (Việc tham gia những sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo đó đã đem lại những kinh nghiệm tôn giáo
gì?)
2 Bối cảnh cuộc phỏng vấn
– Ngày thực hiện phỏng vấn: Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2014
– Thời gian phỏng vấn: Trong khoảng 90 phút, từ 15h30’ đến 17h00’
– Địa điểm phỏng vấn: Tại kiốt bán hàng của người được phỏng vấn
Trang 9– Cách thức tiếp cận đối tượng được phỏng vấn:
Qua một số trao đổi mở đầu làm quen, người phỏng vấn tự giới thiệu mình là sinh viên của khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn đang thực hành môn học Người phỏng vấn giải thích lý
do cuộc gặp gỡ nhằm tìm hiểu những câu chuyện thật về định hướng hoạt động kinh doanh, thái độ về tính rủi ro trong cuộc sống và về những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của người được phỏng vấn Việc xin phỏng vấn là sự lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, những thông tin do người được phỏng vấn cung cấp sẽ được hoàn toàn giữ kín và chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu Người phỏng vấn xin phép ghi âm để có thể ghi nhận đầy đủ thông tin một cách khách quan và nhận được sự chấp thuận của người được phỏng vấn
– Nhận xét về bối cảnh cuộc phỏng vấn:
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại kiôt bán hàng của người được phỏng vấn, vào thời gian kiôt đang mở cửa Bối cảnh cuộc phỏng vấn
vì vậy phần nào tạo ra sự thoải mái cho người được phỏng vấn Tuy nhiên đôi lúc cuộc phỏng vấn bị gián đoạn vì người được phỏng vấn
phải bán hàng và mải trò chuyện, tán gẫu với khách hàng của mình
3 Kết quả phỏng vấn
Người được phỏng vấn là cô Đỗ Thị Ánh, 43 tuổi, là một tiểu thương kinh doanh hoa quả Gia đình cô có bốn người, cô hiện sống cùng chồng và hai con gái tại ngã ba Đuôi Cá, Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội Trình độ học vấn của cô là tốt nghiệp phổ thông trung học, trước khi lấy chồng cô từng đi làm công nhân tại nhà máy dệt mồng 8 tháng 3 Cô Ánh là người không theo tôn giáo, lý do cô đưa ra là trong gia đình cô cũng không
có ai theo tôn giáo nào
Trang 10Về việc kinh doanh của cô Ánh: Người khởi nghiệp là mẹ chồng cô, sau khi cô Ánh lấy chồng thì cô tiếp quản việc bán hàng Cô Ánh đã bán hàng được khoảng 10 năm tại chợ Trương Định, nhưng trong giai đoạn cuối năm
2013 – đầu năm 2014, chợ Trương Định bắt đầu xây mới lại nên cô cùng các tiểu thương trong chợ phải chuyển địa điểm bán hàng trong thời gian chờ xây chợ mới Hiện tại kiôt mới của cô dựng lên ở khu chợ tạm – gần chợ đầu mối phía Nam, Hoàng Mai, Hà Nội Kiôt của cô có diện tích khá nhỏ, khoảng 4 –
5 m2, mặt hàng kinh doanh chính của cô Ánh là các loại hoa quả, số lượng hàng hóa mà cô bày bán là tương đối nhiều, các loại hoa quả khá phong phú
Đối với những rủi ro trong cuộc sống, cô Ánh tin rằng rủi ro là điều không thể tránh khỏi, cuộc sống của bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những rủi
ro ít nhất là một lần trong đời Cô Ánh cũng vậy, cô cũng đã trải qua những khó khăn trắc trở, và sau khi vượt qua rồi thì cô không còn muốn nghĩ lại về chuyện đó nữa Cô cho rằng mỗi người sống trên đời đều đã được định sẵn số mệnh Khi gặp những khó khăn trong cuộc sống riêng, cô thường đi lễ chùa
để tìm sự bình an, che chở
Đối với việc định hướng giá trị trong kinh doanh, cô cho rằng điều quan trọng đối với việc kinh doanh của cô là phải bán những loại trái cây tươi ngon cho khách hàng Cô không dự định mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vì không có vốn Với cô, công việc kinh doanh hiện tại cũng chứa đựng khá nhiều rủi ro Và là một người kinh doanh nên theo cô, việc cúng lễ rất cần được coi trọng Cô cho rằng người kinh doanh cần phải duy tâm, có cúng
lễ thì mới yên tâm làm ăn, chỉ cần không quá mê tín
Mặc dù là người không tham gia bất kỳ một tôn giáo nào, nhưng cô Ánh tin là tồn tại thế giới bên kia, một thế giới huyền bí Hàng tháng vào ngày mồng một và ngày mười lăm âm lịch, cô thường đi lễ chùa Ngoài ra vào đầu năm mới, cô Ánh thường cùng với những tiểu thương khác trong chợ
Trang 11lập hội để cùng đi lễ ở một số đền, phủ khác Ngoài ra cô còn đi xem bói, làm
lễ cúng sao giải hạn cho chồng Lý giải cho việc tìm đến với những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, cô cho biết cô tham gia vào các hoạt động đó để tìm được một sự thanh thản bình an trong tâm hồn, để cầu xin may mắn và phước lộc cho việc làm ăn của mình Cô Ánh đồng ý rằng lễ càng lớn càng chứng tỏ lòng thành, theo lời kể của cô thì chi phí cho việc cúng lễ ở mỗi đền, phủ cô
đi vào dịp đầu năm mới là khá lớn, khoảng vài triệu
4 Những phát hiện và bàn luận
Qua những câu chuyện của cô Ánh, có thể thấy rằng giữa tính tôn giáo
và thái độ đối với tính rủi ro/tính không chắc chắn và thái độ đối với giá trị/định hướng kinh doanh có mối liên hệ; tính tôn giáo có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến thái độ về tính rủi ro và thái độ về những giá trị/định hướng trong kinh doanh của một người Có thể thấy rằng, mặc dù cô Ánh cho rằng mình không thực sự quy thuộc tôn giáo nào nhưng cô lại có niềm tin tôn giáo, kinh nghiệm tôn giáo và cô cũng là người thường xuyên tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
Trước hết, việc cô Ánh lựa chọn tìm đến những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo khi gặp phải những khó khăn, trắc trở, những rủi ro trong cuộc sống
có thể được giải thích bằng lý thuyết chức năng trong xã hội học Nhìn chung các nhà chức năng luận đều đặt ra vấn đề về vai trò của tôn giáo trong đời sống của cá nhân và xã hội Một trong những chức năng của tôn giáo đó là chức năng hỗ trợ xã hội Nội dung chính của lý thuyết này là con người luôn đối diện với những thất bại và mất mát nên tôn giáo có thể đem lại sự điều chỉnh cho con người vào những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống Thực tế là con người luôn phải đương đầu với quá nhiều vấn đề về thiên tai, bệnh tật, những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, buôn bán Tất cả những điều ấy khiến cuộc sống của con người trở nên bất ổn hơn Trong những lúc