1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

130 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

nhưng rất ít công trình nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập về dấu câu với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài tập dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đúng đắn, k

Trang 1

HOÀNG THU HIỀN

XÂY DựNG HỆ THỐNG BÀI TẬP• • •

RÈN KĨ NĂNG SỬ DUNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIÊU HỌC VỚI s ự HỎ TRỢ CỦA• • • •

CÔNG NGHÊ THÔNG TIN

LUÂN VĂN THAC SĨ KHOA HOC GIÁO DUC• • • •

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

BÔ GIÂO DUC VÀ DÀO TAO• • • TRÜÔNG DAI HOC SU PHAM HÀ N Ô I2• • • •

HOÀNG THU HIÈN

XÂY DÜNG h ê t h ô n g b à i t â p • •

RÈN KÎ NÀNG SU- DUNG DÂU CÂU CHO HOC SINH TIÉU HOC VÔI SI/ HÔ TRO CÜA• • • •

CÔNG NGHÊ THÔNG TIN

Chuyên ngành: Giâo duc hoc (bâc Tiêu hoc)

Ma so: 60 14 01 01

LUÂN VAN THAC SÏ KHOA HOC GIÂO DUC• • • •

Ngirol hirong dan khoa hoc: TS Lê Thi Lan Anh

HÀNÔI, 2015

Trang 3

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu luận văn này tôi không khỏi lúng túng

và bỡ ngỡ Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS Lê Thị Lan Anh, chúng

tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành luận văn với đề tài “Xây dựng hệ

thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học vói sự hỗ trợ của công nghệ thông tín

Qua đây tôi xin gửi lòi cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô Phòng sau Đại học, các thầy cô ở Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 thảng 10 nẫm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Thu Hiền

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 thảng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Thu Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Giả thuyết khoa h ọ c 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

Chương 1 C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DựNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN VỀ DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIÊU HỌC 8• • •

1.1 Cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn về dấu câu cho học sinh tiểu học 8

1.1.1 Dấu câu trongvãn bản 8

1.1.2 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học 22

1.1.3 Một sổ phần mềm có thể sử dụng trong thiết kế bài tập dấu câu cho học sinh tiểu h ọc 23

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn về dấu câu cho học sinh tiểu học 31

1.2.1 Nội dung chương trình dạy học dấu câu ở tiểu học 31

1.2.2 Việc dạy dấu câu ở trường tiểu học 355

1.2.3 Việc sử dụng dấu câu của học sinh 366

1.2.4 Khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt nói chung và thiết kế các dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học nói riêng 433

Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG s ử DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC• • • • SINH TIÊU HỌC VỚI S ự HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN• • • • 47

Trang 6

2.1 Xây dựng hệ thống bài tập dấu câu chọ học sinh vói sự hồ trợ của công

nghệ thông tin 47

2.1.1 Hệ thống bài tập dấu cấu 47

2.1.2 Bài tập về từng loại dấu câu 51

2.1.3 Bài tập phân biệt các nhóm dấu câu 61

2.1.4 Bài tập luyện tập tổng hợp về dấu câu 69

2.2 Thiết kế một số bài tập minh họa bằng các phần mềm dạy học 73

2.2.1 Sử dụng phần mềm PowerPoint để xây dựng bài tập trắc nghiệm dùng dấu tiếng Việt tiểu học 73

2.2.2 Sử dụng phần mềm Violet 1.8 để xây dựng bài tập trắc nghiệm dùng dấu tiếng Việt tiểu học 89

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PH Ạ M 97• • •

3.1 Mục đích thực nghiệm 97

3.2 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 98

3.2.1 Đối tượng thực nghiêm 98

3.2.2 Địa bàn thực nghiệm 98

3.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 100

3.4 Nội dung thực nghiệm 100

3.4.1 Thực nghiệm thăm dò 100

3.4.2 Thực nghiệm kiểm tra đảnh g iá 100

3.5 Kết quả thực nghiệm 102

3.5.1 Thực nghiệm thăm dò 102

3.5.2 Thực nghiệm kiểm tra đảnh g iá 103

3.6 Kết luận chung về thực nghiệm 112

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC G IẢ 117

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ L Ụ C 120

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Sô hỉêu

chương trình sách giáo khoa hiện hành

nghệ thông tin trong dạy học

45

kiểm tra trên giấy

108

kiểm tra trên máy tính

109

dấu câu trên máy tính

111

dấu câu trên giấy

111

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ• 7

SỐ hiệu

PowerPoint dạng bài chọn một đáp án đúng trong PowerPoint

77

PowerPoint

81

kiểm tra giấy

109

kiểm tra máy tính

110

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chon đề tài

Dấu câu là một trong những phương tiện quan trọng giúp người viết thể hiện điều muốn trình bày một cách mạch lạc, chính xác nhất Sự vắng mặt của dấu câu trong một văn bản không những gây khó khăn lớn cho việc hiểu nội dung văn bản mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc hiểu văn bản theo nhiều nghĩa khác nhau Khi sử dụng dấu câu không phải chỉ cần sử dụng đúng mà cần vận dụng sáng tạo đa dạng, độc đáo để biểu đạt cảm xúc, đem lại giá trị mói

mẻ cho mỗi loại dấu câu

Hiện nay, các giáo viên đều thừa nhận rằng dạy học dấu câu không đơn giản Có nhiều người cho rằng nên dạy cho học sinh cách sử dụng dấu câu thông qua việc cung cấp các quy tắc sử dụng dấu câu Nhiều người lại cho rằng nên dạy dấu câu thông qua việc luyện viết các câu, đoạn, bài Có người thì cho rằng việc bắt chước các ví dụ trong các bài đọc là một cách học dấu câu rất tốt

Ở nước ta, cách sử dụng dấu câu cũng đã được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt ở tất cả các cấp học phổ thông Song biện pháp dạy học dấu câu tiếng Việt chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, các sách hướng dẫn giảng dạy chưa giúp nhiều cho giáo viên dạy học dấu câu có hiệu quả Bài học

về dấu câu chưa gây được hứng thú học tập ở học sinh và bản thân các em cũng không coi đây là nội dung kiến thức quan trọng cần phải bỏ công sức để lĩnh hội một cách cẩn trọng

Ngày nay khi khoa học phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là tất yếu Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã bước đầu ứng dụng trong công tác quản lí, nhiều nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập Tuy nhiên, so vói nhu cầu thực tiễn hiện nay, chúng ta nên cập nhật những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình Hơn nữa, đối với giáo

Trang 10

dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay vào việc đổi

mới phương pháp dạy học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tói xã

hội học tập Vì thế cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các

cấp học, bậc học, ngành học theo hướng: công nghệ thông tin như là một công

cụ hỗ trợ đắc lực nhất trong đổi mới phương pháp dạy học các môn học Và việc sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài tập chính là một cách để biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc, và tạo được hứng thú học tập cho học sinh

Trên thực tế, có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề dạy đọc, dạy cách đánh vần, dạy viết chữ, dạy cảm thụ thơ văn, nhưng rất ít công trình nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập về dấu câu với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài tập dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đúng đắn, khoa học để có thể dùng được trong dạy học phần dấu câu, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo là một việc làm cấp thiết

Gần nửa thế kỉ qua, điểm lại tình hình nghiên cứu dấu câu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy loại tín hiệu văn tự này ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm tới Trước tiên phải kể đến tác giả Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước với

cuốn Sách mẹo tiếng Việt Nam (1935); tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm viết cuốn Việt Nam văn phạm (1947), Đó là những cuốn

sách bước đầu đề cập đến dấu câu tiếng Việt

Những năm 60 đã có một số công trình nghiên cứu sâu hơn về dấu câu

Chúng tôi xin kể đến cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1964), tập 2, của tác giả

Nguyễn Kim Thản Phần trình bày về dấu câu tiếng Việt của ông đã có cái nhìn rộng hơn và cụ thể hơn Trong 14 trang viết, ông dành 5 trang để giói thiệu chung về lịch sử dấu câu của nhân loại, tác dụng dấu câu và căn cứ chung của việc dùng dấu câu Hơn nữa, trong phần phụ lục cuốn sách, Nguyễn Kim Thản

đã giới thiệu một số trường hợp dùng dấu câu tiếng Việt một cách rõ ràng

Trang 11

Ngoài ra, chúng tôi còn phải điểm qua cuốn Đi tới sự thống nhất một sổ quy

tẳc dùng dấu câu (Đào Thản), Nói và viết đủng tiếng Việt (Nguyễn Kim Thản,

Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân),

Sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều có

bàn đến dấu câu, có thể kể đến cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (ủy ban khoa học xã hội Việt Nam), 99 biện pháp tu từ tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc), Dấu câu tiếng

Việt nhìn từ góc độ văn bản (Nguyễn Thị La), Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt (Lý Toàn Thắng), Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông (Nguyễn Xuân Khoa), Tiếng Việt thực hành (Lê

A, Đinh Thanh Huệ), Tiếng Việt thực hành (Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học (Lê Phương Nga), Dạy học dấu câu Tiếng

Việt cho học sinh Tiểu học (Trần Thị Hiền Lương),

Một số tài liệu đã thiết kế các dạng bài tập dấu câu như: 100 bài tập luyện

cách dùng dấu câu tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học (Nguyễn Quang Ninh,

Nguyễn Thị Ban), Một sổ bài tập luyện ìđ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy

trong các bài văn cho học sinh lớp 5 (Nguyễn Thị Minh Thu), Bài tập rèn lã năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học (Trần Thị Hiền Lương),

Ở cuốn 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2 (Nguyễn Thị Kim Dung, Hồ Thị

vẫn Anh) cũng có một số bài tập trắc nghiệm đề cập đến thực hành dấu câu,

Nhìn về góc độ ngữ pháp tiếng Việt, dấu câu được bàn đến ở Bài 10 với

tiêu đề Các dấu cầu trong Tài liệu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, (1973), Nxb

Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng dấu câu có tác dụng phân cách các câu, phân cách những thành phần cấu tạo của câu về ngữ pháp cũng như về

ý nghĩa Cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983), ủ y ban khoa học xã hội

Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, đã dành phần III - chương rv để giói thiệu

về các dấu câu, các tác giả giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983) chủ yếu nhấn

mạnh chức năng ngữ pháp của mưòi dấu câu Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn

Trang 12

Tiếng Việt hiện đại (1996) cũng chủ yếu xoay quanh chức năng ngữ pháp của

loại phương tiện văn tự này

về chức năng của dấu cầu, mặc dù có nhiều quan điểm chưa hoàn toàn

thống nhất nhưng nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đều đã nhằm góp phần làm ổn định hơn những quy tắc sử dụng dấu câu, hướng đến sự thống nhất và chuẩn hóa các chức năng của dấu câu tiếng Việt Đối với đề tài luận văn, việc tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về chức năng của dấu câu tiếng Việt giúp chúng tôi có những căn cứ khoa học để đánh giá tính chính xác, độ tin cậy của nội dung dạy học dấu câu đưa vào nhà trường và đánh giá kết quả học tập dấu câu của học sinh

Bên cạnh việc nghiên cứu về chức năng, công dụng của dấu câu, một số

tài liệu còn bàn về cơ sở của dấu câu hay cơ sở công dụng của dấu câu, nó

được hiểu là việc đặt dấu câu, sự diễn đạt các quy tắc dấu câu dựa trên cái gì

và căn cứ vào đâu để sử dụng dấu câu cho chuẩn, cho hay Các tài liệu nghiên cứu cơ sở của việc dùng dấu câu là những gợi ý đối vói việc xác định con đường, cách thức thuận tiện nhất để hướng dẫn học sinh nhận biết các chức năng, công dụng của dấu câu, cách tiếp nhận và cách dùng dấu câu khi tạo lập văn bản

Bàn về việc sử dụng dấu câu, một số tài liệu đã chỉ ra các lỗi sử dụng

dấu câu, nguyên nhân và cách chữa Những tài liệu này chính là căn cứ để chúng ta suy nghĩ về phương pháp dạy học dấu câu trong đó có việc xây dụng một hệ thống bài tập cho học sinh phổ thông sao cho khắc phục được các lỗi dùng dấu câu

Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đã chú trọng về nội dung bài tập dạy học dấu câu, các dạng bài tập khá đa dạng

Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu về dấu câu mà chúng tôi được biết chủ yếu nghiên cứu về cơ sở sử dụng dấu câu, các chức năng, công dụng của

Trang 13

dấu câu, nội dung dạy học dấu câu, tình hình dạy học dấu câu trong nhà trường, các loại lồi về sử dụng dấu câu, giói thiệu các bài tập thực hành về dấu câu Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng hợp và nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về dấu câu mà trong đó có sự ứng dụng công nghệ thông tin để giúp học sinh tiểu học phát triển năng lực và có hứng thú học tập.

Qua những điều trình bày trên đây, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề

tài: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh

tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông Ún” để tìm ra con đường dạy học

dấu câu đạt hiệu quả hơn so vói thực trạng dạy học dấu câu ở nhà trường tiểu học hiện nay, góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng

sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học vói sự hồ trợ của công nghệ thông tin

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống bài tập rèn về dấu câu cho học sinh tiểu học

- Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

- Thực nghiệm sư phạm

4 Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bài tập về dấu câu và một số phần mềm hồ trợ việc dạy học và ứng dụng chúng vào trong thiết kế các dạng bài tập dấu câu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

Đê tài tập trung nghiên cứu các bài tập dấu câu được sử dụng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay trong đó chủ yếu là các bài tập đã được sử dụng

ở các tiết thực hành luyện tập về dấu câu Và một số phần mềm thông dụng: phần mềm Microsoft PowerPoint, phần mềm Violet 1.8

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống bài tập về dấu câu xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học, từ lí luận dạy học hiện đại, theo hướng tăng cường thực hành, luyện tập, tiếp cận năng lực cùng việc kết hợp với công nghệ thông tin để dạy học dấu câu trong nhiều giờ học của phân môn để học sinh được luyện tập thường xuyên, liên tục thì chất lượng dạy học dấu câu ở nhà trường tiểu học sẽ có hiệu quả hơn, giúp học sinh học tập hứng thú, khắc phục được tình trạng sử dụng dấu câu mắc nhiều sai sót như hiện nay, sớm hình thành ở các em ý thức cũng như khả năng hiểu và sử dụng đúng dấu câu khi tiếp nhận

và tạo lập văn bản

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

6.1 Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp này được sử dụng để có được những thông tin và số liệu cần thiết về tình hình thực tiễn dạy học dấu câu ở trường tiểu học, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học dấu câu trong nhà trường hiện nay, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó và định hướng nghiên cứu phương pháp dạy học dấu câu cho học sinh tiểu học hiệu quả hơn, khắc phục được những hạn chế của phương pháp dạy học hiện hành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học dấu câu ở trường tiểu học

6.2 Phương pháp thống kê

Trang 15

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân loại, đánh giá nội dung, phương pháp, kết quả dạy học dấu câu theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành, làm cơ sở cho việc đưa ra những phương pháp dạy học dấu câu có hiệu quả hơn Luận văn cũng sử dụng phương pháp thống kê để xử lí các kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả nghiên cứu của luận văn.

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm dùng để xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và tính khả thi của hệ thống bài tập về dấu câu mà luận văn đã đề xuất

Ngoài các phương pháp chủ yếu nói trên, luận văn còn sử dụng một số

phương pháp khác trong quá trình triển khai đề tài như phương pháp nghiên

cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp chuyên gia.

Trang 16

Chương 1

sinh tiểu học

1.1.1 Dấu câu trong vãn bản

1.1.1.1 Khải niệm về dấu câu

Trong các tài liệu nghiên cứu về dấu câu tiếng Việt, các tác giả cũng đưa

ra những quan niệm của mình về dấu câu Bàn về dấu câu, các tác giả cuốn Từ

điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Dẩu câu là tên gọi

chung những dấu đặt giữa các câu hoặc các thành phần của câu nhằm làm cho

câu văn viết được rõ ràng, mạch lạc” [25, tr.238]

Tuy nhiên, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học (1973),

Nguyễn Như Ý (chủ biên) đã đưa ra khái niệm về dấu câu một cách đầy đủ sâu

sắc và toàn diện: “Dấu câu là khải niệm dùng trong vãn viết Dấu câu là

phương tiện dung để phân biệt các ỷ nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu

văn Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần ừongcâu,

giữa các thành tổ trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ” [24, tì* 104]

Và trong luận văn này, chúng tôi chọn theo khái niệm về dấu câu của

Nguyễn Như Ý, 1973, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Đại học

Quốc gia

1.1.1.2 Phần loại dấu câu tiếng Việt

Dựa vào vị trí và chức năng của các dấu câu trong văn bản viết, người ta

chia mười dấu câu tiếng Việt thành hai nhóm chính sau:

gồm bốn dấu: chấm, hỏi chấm, chấm than, chấm lửng

Trang 17

Các dấu này thường đứng ở vị trí cuối câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến Riêng dấu chấm lửng còn có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối trong câu.

- Nhóm các dấu đặt trong câu Nhóm này gồm các dấu sau: phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép (đánh dấu ranh giới giữa các thành phần ngoài nòng cốt với nhau và với bộ phận nòng cốt của câu; đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đồng chức với nhau; các vế của câu ghép; các bộ phận đặc biệt trong câu )

Ngoài ra tiếng Việt còn có dấu ngang nối (dấu gạch nối) Dấu này được dùng để nối các âm tiết trong một tên gọi có nhiều âm tiết (thường là tiếng nước

hẳn với dấu ngang cách (gạch ngang), và trên mặt chữ viết, dấu ngang nối được thể hiện bằng dấu gạch ngắn hơn dấu ngang cách

1.1.1.3 Dấu câu với mục đích nói của câu

Mục đích nói của câu là một yếu tố quan trọng để lựa chọn dấu câu khi

thể hiện câu nói đó bằng chữ viết Cùng là một cấu trúc câu "Mưa to " nhưng có

thể nói theo những mục đích khác nhau và khi thể hiện trên chữ viết, phải sử dụng những dấu câu khác nhau:

- Mưa to! (sự ngạc nhiên) - Mưa to? (sự hồ nghi) - Mưa to (sự thông báo)

Khi nói, người nghe có thể nhận biết sự khác nhau về mục đích nói, về nộidung thông tin, nội dung biểu cảm của ba phát ngôn nói trên nhờ ngữ điệu, vẻ mặt hay điệu bộ, cử chỉ Trong chữ viết ngưòi ta chỉ có thể nhận ra sự mục đích nói khác nhau của ba câu này nhờ vào dấu câu Theo quy ước chung trong tiếng Việt hiện nay thì dấu chấm được đặt ở cuối câu kể, dấu hỏi được đặt ở cuối câu

hỏi, và dấu cảm được đặt ở cuối câu cảm và câu cầu khiến Như vậy, "cách dùng

riêng của ba dấu này phụ thuộc vào mục đích nói của câu; thay thế dấu này bằng dấu khác sẽ làm thay đổi ỷ nghĩa của câu ” [21, tr.217]

Trang 18

Học sinh sử dụng dấu câu chưa chính xác một phần do các em chưa xác định được mục đích nói của câu Ví dụ, khi viết câu có mục đích cầu khiến như

sau: "Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà cô Ảnh ở đâu ạ ”, học sinh thường sử dụng

dấu chấm hỏi cuối câu mà không biết mình đã dùng sai dấu câu Các em sẽ viết các câu cầu khiến kiểu đó như sau:

- Chị làm ơn chỉ giúp em Bưu điện cầu Giấy ở đâu ạ?

- Bạn hãy nói cho tớ biết lớp mình giành được mấy giải?

- Cậu hỏi cô giảo xem cuối tuần lớp mình có được đi cắm trại không?

Nguyên nhân của việc nhầm lẫn kể trên là do các em chưa phân biệt được

sự khác nhau của câu có mục đích cầu khiến với câu có mục đích nghi vấn Do vậy, để giúp học sinh tiểu học sử dụng đúng dấu câu, việc dạy học dấu câu không thể không căn cứ vào mục đích nói của câu

1.1.1.4 Dấu cầu và ngữ điệu của câu

Để dạy cho học sinh ngôn ngữ dạng viết, điều quan trọng và có hiệu quả đối với giáo viên chính là khả năng chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói

và ngược lại Trong nhiều trường hợp, câu văn trong văn bản có sự tương ứng giữa ngữ điệu và dấu câu Quan sát 3 câu dưới đây:

pháp của câu cũng thay đổi “Các yểu tố thuộc về ngữ điệu bao gồm: cường độ

giọng nói lúc phát âm, thanh điệu, cao độ, tốc độ và nhịp độ lời nói Ngữ điệu

là đối tượng rất quan trọng của việc lĩnh hội tiếng mẹ đẻ” [12, tr.7] Bởi vậy,

khi dạy lời nói ở dạng viết, điều quan trọng là phải giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các âm vị, ngữ điệu vói chữ cái và những dấu hiệu biểu thị khác,

Trang 19

trong đó có hệ thống các dấu câu Luyện đọc diễn cảm là học cách nhấn âm, phân biệt giá trị các chỗ ngắt, uốn cong ngữ điệu Đó là một bằng cớ chứng tỏ người đọc đã hiểu rõ văn bản viết.

Theo Trần Thị Hiền Lương, khi viết dấu câu góp phần thể hiện tiết tấu,

âm điệu, ngữ điệu lời nói Như dấu chấm ghi lại chỗ ngắt giọng hơi dài và hạ giọng; dấu phẩy ghi lại chỗ ngắt giọng ngắn hơn một chút và thường là hơi lên giọng; dấu chấm lửng là chỗ sự ngắt giọng có thể kéo dài, Người đọc, dù chỉ đọc văn bản thì họ có thể nhận biết được giọng nói, những quãng ngắt giọng sự lên giọng hay xuống giọng của từng câu tác giả muốn diễn đạt Có được điều này một phần là nhờ vào hệ thống dấu câu Trong giao tiếp chúng ta thường đọc bằng mắt hoặc đọc lướt là chủ yếu Mặt khác, giữa văn nói và văn viết có

sự khác biệt lớn Lúc nói, đôi khi người ta không nghỉ hơi giữa các câu Ví dụ, khi hùng biện người ta không ngắt câu hay dừng lại nhiều nhằm mục đích để người nghe chú ý Như thế, nếu cứ tuân thủ quy tắc trên một cách máy móc,

chúng sẽ gặp rắc rối trong thực tế “Dạy dấu câu cần khai thác vai trò của ngữ

điệu trong việc giúp học sinh nhận biết chức năng của dấu cầu song cũng cần tỉnh đến những trường hợp ngoại lệ ” [12, tr.7]

1.1.1.5 Dấu cầu và kết cấu ngữ pháp của câu

Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoa, "Trong một số trường hợp khác, chúng

ta không thấy sự tương hợp giữa dấu câu và ngữ điệu: Dấu chỉ được xác định bằng những tiêu chỉ ngữ pháp Thỉ dụ, dùng dấu phẩy để ngăn cách các đoạn câu trong câu phức hợp không có từ nối.” [7, tr.19] Như vậy, cần dựa vào cấu

tạo ngữ pháp để dùng dấu câu, hay nói cách khác, dấu câu còn được sử dụng

để làm rõ cấu trúc cú pháp của câu: phân biệt câu này với câu khác, giữa phần

trí: cuối câu, giữa câu, đầu câu, hai đầu của câu của ngữ đoạn (dấu ngoặc kép, ngoặc đơn) Các dấu có thể xuất hiện ở các vị trí như: giữa chủ ngữ và vị ngữ,

Trang 20

giữa trạng ngữ hoặc các phần phụ khác với nòng cốt câu, giữa các vế của câu ghép, giữa phần được nhấn mạnh và phần không được nhấn mạnh trong câu Dấu câu làm cho cấu trúc cú pháp của lời nói được rõ ràng, tiện lọi cho việc hiểu nội dung văn bản; dấu câu giúp phân định ranh giói giữa các câu, các thành phần câu vói nhau.

Khi bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt tác giả Nguyễn Khánh Nồng [18, tr.132] đã nêu các chức năng cú pháp chính của dấu phẩy là:

1 Dấu phẩy để chỉ ranh giói giữa bộ phận nòng cốt và các thành phần ngoài nòng cốt của câu Thành phần ngoài nòng cốt có thể là: trạng ngữ, hô ngữ, chuyển tiếp ngữ, đề ngữ, dùng để phân cách các thành phần đồng chức năng, thành phần được giải thích

2 Giữa chủ ngữ và vị ngữ nói chung không cần dấu phẩy, chỉ dùng dấu phẩy khi bộ phận chủ ngữ kéo dài

3 Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu đơn

và các vế trong câu ghép đẳng lập

Cấu tạo cú pháp của câu chính là một cơ sở mang tính khách quan của việc sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản Tuy nhiên, đối vói học sinh mới bước vào tiểu học, không thể ngay lập tức yêu cầu các em phải nhận biết cấu tạo ngữ pháp của câu vì đây là một vấn đề không dễ

Khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh còn thể hiện qua khả năng sử dụng các cấu trúc câu mà ở đó việc ngắt câu là rất cần thiết Do đó, chúng ta dạy viết hoa, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than cho học sinh đã viết được câu kể, câu hỏi và câu cảm thán Tương tự, chúng ta dạy cách ngắt lời, cách sử dụng dấu gạch đầu dòng cho trẻ đã hiểu và viết được những mẩu đối thoại Giáo viên phải xuất phát tò những văn bản đặt trước mắt học sinh để

Trang 21

dẫn dắt các em sắp xếp được các ngôn từ ứng với chức năng ngữ pháp của chúng dựa vào việc thực hành hoạt động ngôn ngữ nói hay viết.

1.1.1.6 Dấu cầu và ngữ nghĩa của câu

Dấu câu giúp người viết biểu đạt nội dung văn bản một cách chính xác, mạch lạc Khi ta thay đổi cách đánh dấu câu trên cùng một câu văn sẽ làm thay

đổi nội dung biểu đạt của câu đó Theo tác giả Lý Toàn Thắng, “ngoài hai cơ

sở cấu tạo củ pháp và ngữ điệu, những quy ước chung của xã hội về cách dùng dấu câu còn dựa vào quan hệ ỷ nghĩa (logic) giữa các phần trong cầu ( ) cấu tạo cú pháp và ngữ điệu mới chỉ cho phép xác định được vị trỉ đặt dấu câu và nhóm những dấu câu đặt ở vị trí đó Còn việc lựa chọn một dấu câu cụ thể trong nhóm những dấu câu đó - nghĩa là câng việc thứ hai phải làm khi dùng các dấu câu - là do nhân tổ ỷ nghĩa của câu quyết định” [21, tr.216] Đúng

vậy, trong nhiều tình huống giao tiếp bằng chữ viết, ở cả ngôn ngữ biến hình

và không biến hình, dấu câu có khả năng quy định cách hiểu nội dung của câu, đoạn, văn bản Ví dụ, cùng một chuồi từ ngữ giống hệt nhau song chúng lại truyền đạt những nội dung thông tin khác nhau:

- Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục.

- Càng nghĩ đến công lao các anh, chị em càng cảm phục.

- Càng nghĩ đến công lao các anh chị, em càng cảm phục.

- Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục.

[7, tr.8, 9]

- Khen cho con mắt tỉnh đời.

- Khen cho con, mắt tinh đời.

[18, tr.134]

Sự khác nhau về nội dung thông tin trong các câu nói trên tuỳ thuộc vào dấu câu và vị trí đặt dấu câu

Trang 22

Như vậy, khi biểu đạt điều muốn nói bằng chữ viết, ngưòi viết không thể không chú ý đến việc lựa chọn và sử dụng dấu câu để văn bản đạt hiệu quả giao tiếp như mong muốn Nội dung của câu là cơ sở quan trọng để sử dụng dấu câu

và đó cũng là căn cứ quan trọng để dạy dấu câu Có thể đánh giá khả năng tiếp thu cách đặt dấu câu của học sinh qua khả năng diễn đạt nội dung thông tin trong lời văn của các em

1.1.1.7 Dấu cầu và các phương tiện, biện pháp tu từ

Các quy tắc sử dụng dấu câu giúp người viết xác định vị trí đặt dấu câu

và lựa chọn dấu câu thích hợp cho câu văn khi viết Tuy nhiên, trên thực tế, đặc

biệt trong các tác phẩm văn chương, dấu câu được sử dụng khá linh hoạt “Các

tác giả có thể sử dụng các dấu câu theo lối thông thường hoặc tạo ra các kết hợp giữa một sổ dấu câu tạo thành những dạng đặc biệt, như: dấu !!!; dấu ???; dấu ?; dấu !; dấu !?!; v.v Trong các trường hợp đó, dấu câu không chỉ là hình thức ngắt đoạn lời nói mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau: sự bình giá, chê bai, cổ vũ, khuyến khích, nghi hoặc, đồng tình, phản đổi , hoặc biểu thị đồng thời nhiều trạng thái tình cảm đỏ.” [12, tr.12]

Như vậy, dấu câu xuất hiện trong văn bản với tư cách là một phương tiện tu từ

sẽ mang lại một hiệu quả biểu đạt mói mẻ cho ngôn ngữ viết Người viết bớt được những lời miêu tả, diễn giải chi tiết, làm tăng tính hàm súc của lời văn chuyển tải được lượng thông tin phong phú, mang lại giá trị nghệ thuật riêng cho văn bản nhờ sử dụng dấu câu sáng tạo

Tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định: “Người sử dụng ngôn ngữ như một

phương tiện quan trọng nhất cần luân có ỷ thức rằng mình cỏ trong tay (trong đầu óc) hai loại phương tiện ngôn ngữ trung hòa và phương tiện ngôn ngữ tu

từ (nói gọn hơn:phương tiện tu từ); đồng thời cũng biết rằng ngoài những biện pháp sử dụng ngôn ngữ theo cách thông thường còn cỏ những biện pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ ” [9, tr.5]

Trang 23

Trong cuốn Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngự học đại cương, theo tác

giả Lý Toàn Thắng, dấu câu thường được dùng với mục đích tu từ trong hai trường hợp sau:

- Dùng dấu câu khác thay cho dấu câu được dùng theo quy định thông thường

- Đặt thêm dấu câu ở những chỗ mà theo quy định thông thường không cần thiết phải đặt, cụ thể là: giữa chủ ngữ và vị ngữ; giữa động từ và bổ ngữ; trước từ nối liên kết các phần trong câu

Theo cuốn 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ Tiếng Việt tác giả Đinh

Trọng Lạc đã đưa ra một số ví dụ như sau:

“Đất nước đẹp vô cùng Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác.”

(Chế Lan Viên)

“Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) rõ ràng có tỉnh chất đặc biệt, thuộc phong cách riêng của nhà thơ Nỏ vừa diễn tả được tâm trạng quyến luyến với đất nước vừa nói lên được tình cảnh bức bách phải ra đi trong giờ phút trọng đại

đỏ ” [9, tr.236]

Hay “Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc ”

(Thép Mới)

“Nhờ cách dung ba dấu phẩy (ỉt nhất dấu phẩy thứ nhất về mặt ngữ pháp

là không cần thiết), tác giả đã cỏ thể ngắt câu thành những đoạn cân đổi, do

đó diễn tả được cái nhịp quay đều đặn và nhẫn lại của chiếc cối xay ”[9, tr.237]

Tìm hiểu dấu câu trong mối quan hệ vói mục đích nói của câu, vói ngữ điệu, ngữ nghĩa, với kết cấu ngữ pháp và các phương tiện, biện pháp tu từ, chúng tôi có được những căn cứ khoa học để chúng tôi xây dựng các bài tập về dấu câu cho học sinh tiểu học đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn

1.1.1.8 Tóm tắt cách dùng các dấu câu

Trang 24

1 Giới thiệu về người, vật, việc

Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đổi phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ẩy thẳng.

Dấu chấm hỏi thường được dùng:

1 Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời

Ví dụ: Mẩy ngày nữa thì mẹ về hả chị?

(Hồ Thu Hồng)

2 Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định

Ví dụ: Trong nỗi đau, có ai hơn ai?

Trang 25

2 Biều thị lời hô, lời gọi

Ví dụ: Huy ơi! Ngủ chưa, Huy?

3 Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo

Ví dụ: De Choẳt, hãy giương mắt ra xem tao trêu con

mụ Cốc đây này!

(Tô Hoài)

4 D ấu phẩy

Đặt ở giữa câu để:

1 Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập

Ví dụ: Mai tứ quỷ, mai vàng miền Nam, song mai Đông

M ĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi.

(SGK Tiếng Việt 3)

2 Tách biệt phần trạng ngữ với nòng cốt câu

Ví dụ: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vườn rụng nhiều.

4 Tách biệt phần chuyển tiếp

Ví dụ: Cứ thế, khoai và dân phủ đầy màu xanh trên cát trắng.

(Dương Thị Xuân Quý)

5 Tách biệt phần hô ngữ

Ví dụ: Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được.

Trang 26

{Theo Tô Hoài)

5 D ấu chấm

phẩy

>

Dấu chấm phẩy được đặt ở giữa câu để:

1 Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dung dấu phẩy)

Ví dụ: Tiếng đàn bầu khỉ thì như mưa đêm rả rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biến mưa nguồn, đêm dài lóe sảng, kích động lòng người.

(Lưu Quý Kỳ)

2 Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo

sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa

Ví dụ: Con đường dốc dần lên; ảnh sáng đã hửng mờ mờ; roi ảnh sảng lóe lên.

(Theo Tô Hoài)

2 Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

Ví dụ: Rồi ngày mưa rào Mưa dăng dăng bổn phía

Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ảnh đủ màu: xanh lả mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc

(Vũ Tú Nam)

3 Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết

Ví dụ: Truyện dân gian gồm cỏ:

- Truyện cổ tích

Trang 27

- Truyện thơ

- Truyện thần thoại

7 Dấu

Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu

để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích Phần chú thích này có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn,

Ví dụ: Tôi quê ở Hưng Yên (vùng cỏ rẩt nhiều nhãn ngon).

(Luyện Tiếng Việt 5)

(Lê Duẩn)

2 Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước).

Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chủng tôi mải mê nhìn những cảnh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mải trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non

(Hoài Thanh - Thanh Tịnh)

3 Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa m ai, )

Trang 28

Ví dụ: M ột thế kỷ “vãn m inh” “khai h ỏ a ” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.

M ột hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê:

Anh Lê có yêu nước không?

Bác Lê ngạc nhiên, lủng túng trong giây lát rồi trả lời:

(SGK Tiếng Việt 3)

Trang 29

Dấu chấm lửng có thế đặt ở những vị trí khác nhau trong câu uc.

1 Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn

Neu tôi không ra tay, rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai làm ăn được gì được!

(Nguyễn Công Hoan)

2 Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không thành lời

Ví dụ:

{Theo Nguyễn Quang Ninh - Nguyễn Thị Ban)

Việc đưa ra cơ sở lí luận về dấu câu giúp học sinh có cái nhìn cụ thể về dấu câu tiếng Việt, từ việc phân loại dấu câu cho tói những cơ sở, chức năng của từng loại dấu Chính điều này đã tạo điều kiện cho các em nắm chắc và chuẩn kiến thức về dấu câu, có thể vận dụng linh hoạt và chính xác trong quá trình học tập

Trang 30

1.1.2 Đặc điểm tâm lí lứa tuồi học sinh tiểu học• • •

1.1.2.1 Đặc điểm tâm lỷ của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Bước vào lớp 1, các em rất

bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Ở các lớp cao hơn, tâm lý đó dần dần mất đi vì trong nhà trường hoạt động học đã trở thành hoạt động chủ đạo của các em Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một

số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

1.1.2.2 Tư duy

a Khái niệm

Tư duy, theo Nguyễn Thiện Giáp là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội

b Hai quá trình tư duy của con người

- Tư duy cảm tính: đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con ngưòi bằng trực quan sinh động

- Tư duy lí tính (tư duy trừu tượng): là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con người bằng khái niệm, phán đoán và suy luận

c Quá trình tư duy của học sinh tiểu học

Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra theo con đường: từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng

Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh tiểu học bắt đầu từ cảm giác, tri giác Sau đó, khả năng liên tưởng, tưởng tượng các biểu tượng dần phát triển Ở những lớp cuối cấp tiểu học khả năng dùng khái niệm, phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng phong phú

1.1.2.3 Tri giác

Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ đặc tính của nó

Trang 31

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở giai đoạn đầu tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan Đến giai đoạn cuối tiểu học, tri giác của các em bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng đó là tri giác

có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )

1.1.2.4 Tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa từng

có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên

cơ sở những biểu tượng đã có

Tưởng tượng của học sinh tiểu học phân chia làm hai loại:

- Tưởng tượng tái tạo' Học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm

nhận được

- Tưởng tượng sảng tạo: Quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mói Học

sinh có thể tưởng tượng ra hình ảnh của các sự vật, hiện tượng, các cảnh quan địa lí, các sự kiện lịch sử, các nhân vật thông qua nội dung được trình bày trong các bài tập đọc

Tìm hiểu các yếu tố tâm lí (tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy) của học sinh tiểu học giúp chúng ta hiểu đúng đối tượng quan dạy học Từ đó có thể lựa chọn nội dung dạy học, mức độ yêu cầu phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh cấp học này

1.1.3 Một số phần mềm có thể sử dụng trong thiết kế bài tập dấu câu cho học sinh tiểu học

1.1.3.1 Khái niệm về công nghệ thông tin

Tiếng Anh: Information Technology viết tắt (IT): là ngành khoa học ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin Đó là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý và thu thập thông tin

Trang 32

1.1.3.2 Khái niệm về phần mềm dạy học

Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập nhằm trợ giúp trong một chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động của thầy

Nói đến dạy học người ta phải đề cập đến các khía cạnh chủ yếu sau:

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt

- Đối tượng cần truyền đạt

- Phương pháp, phương tiện cần truyền đạt kiến thức

Hiệu quả của việc dạy học được đánh giá bằng khối lượng, chất lượng kiến thức được chuyển từ người thầy tói học sinh

Trong giáo dục truyền thống, quá trình dạy học diễn ra giữa người vói người, việc đánh giá hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức cũng như khả năng của người thầy Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự hỗ trợ của phần mềm dạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự tích hợp kiến thức đầy đủ của nhiều lĩnh vực

1.1.3.3 Vai trò của các phần mềm trong dạy học

Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức lớn của toàn cầu nói chung

và của Việt Nam nói riêng Hiện nay, các quốc gia thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học một cách toàn diện; dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó có công nghệ thông tin mà điều quan trọng là việc ứng dụng các phần mềm điện tò trong việc thiết kế các bài giảng điện tử Bởi vì vói sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học đã giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Bên cạnh đó, có sự hồ trợ của các phần mềm điện tử thích họp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong các bài giảng

Trang 33

1.1.3.4 ưu, nhược điểm của việc sử dụng các phần mềm dạy học

a) Ưu điểm

ư u điểm đầu tiên phải kể đến khi sử dụng các phần mềm dạy học để thiết

kế các dạng bài tập đó là góp phần truyền tải đến học sinh một khối lượng lớn kiến thức trong một giờ dạy

Ngoài ra, việc sử dụng các phần mềm dạy học vào thiết kế các dạng bài tập giúp giáo viên đưa được một lượng lớn các tư liệu liên quan như tranh ảnh, đoạn phim, video, flash làm cho bài học thêm sinh động hơn, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập

Một trong những lý do khiến nhiều quốc gia coi việc sử dụng các phần mềm dạy học trong dạy học là một việc làm không thể thiếu trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đó là vì nó giúp học sinh hình thành được những biểu tượng rõ nét liên quan đến bài học từ đó kích thích học sinh tư duy, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học

Sử dụng các phần mềm dạy học giúp giáo viên bớt được thòi gian treo bảng phụ, tranh minh họa và thòi gian viết bảng chỉ bằng một cái Click chuột,

vì vậy khắc phục được việc “cháy giáo án” khi dạy, giáo viên có thể dành nhiều thòi gian mở rộng thêm kiến thức liên quan tới bài học cho học sinh Thông qua đó, giáo viên có nhiều thòi gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học

Như vậy, khả năng mói mẻ và ưu việt này của việc sử dụng các phần mềm dạy học sẽ nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách tư duy và quan trọng hơn là cách ra quyết định của con người

Trang 34

sử dụng các phần mềm dạy học Việc sử dụng các phần mềm dạy học đòi hỏi giáo viên phải có hiểu biết nhất định về tin học và các phần mềm dạy học; về phía nhà trường thì phải đảm bảo cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết

bị cho giáo viên trong quá trình giảng dạy

Khi trình chiếu giảng dạy trên lớp, học sinh tò mò, chú ý đến phim, hình ảnh mà ít chú ý đến nội dung của bài học và ít ghi chép những nội dung quan trọng của bài học

1.1.3.5 Tìm hiểu về một số phần mềm dạy học dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

a) Phần mềm PowerPoint

* Giới thiệu về phần mềm PowerPoint

Năm 1984, Bob Gaskin, một nghiên cứu sinh về khoa học máy tính tại đại học Berkeley (tiểu bang California) và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra phần mềm PowerPoint Tên ban đầu của phần mềm này là Presenter Khi đăng

ký thương hiệu phần mềm được đổi tên là PowerPoint như hiện nay

Phần mềm PowerPoint cho phép giáo viên xây dựng các trình chiếu dưới dạng các Slide Phần mềm PowerPoint cho phép:

- Lựa chọn các mẫu Slide sẵn có hoặc xây dựng mẫu mới

- Thực hiện liên kết đến một File văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc File

có dạng exe

- Chọn các hiệu ứng sinh động

* Những khả năng của PowerPoint

Tính linh hoạt là một trong những điểm mạnh của PowerPoint Dù là sử dụng Winzard và các tính năng tự động khác, kết hợp vói một vài hay không cần

kỹ năng thiết kế nào, người thiết kế cũng có thể tạo được trình diễn cơ bản

Với PowerPoint chúng ta có thể:

Trang 35

- Tạo một trình diễn bằng cách sử dụng một Wizard, một kiểu mẫu thiết

kế (Design) hoặc phác thảo (Scratch)

- Thêm văn bản và các bảng (Table) vào nội dung trình diễn

- Sử dụng các chế độ hiển thị khác để lập dàn bài, tổ chức, thêm nội dung, hiệu đính và xem trước trình diễn

- Định dạng một trình diễn bằng cách tùy biến các phối màu (Color Scheme), màu nền (Background) và các kiểu mẫu thiết kế

- Tạo một trình diễn trên màn hình bằng cách sử dụng một máy tính, các phim đèn chiếu và máy chiếu (Overhead và Projector) hoặc thông qua trang web

- Tạo và in ghi chú cũng như các tài liệu phát cho khán giả (Handout)

- Thêm vào các biểu đồ hình ảnh, Clipart cũng như những định dạng và đối tượng khác vào nội dung

- Tăng hiệu quả sử dụng bằng cách sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông khác như âm thanh, video và hoạt hình

- Sử dụng các tính năng web đầy hiệu quả của PowerPoint để tổ chức những truyền thông trực tuyến, các cuộc hội nghị, hội thảo trên Internet hoặc thiết kế các trang web

* Các cách trình diễn của PowerPoint

Với PowerPoint chúng ta có thể dễ dàng tạo một trình diễn cơ bản bằng nhiều cách khác nhau Tùy theo số lượng, nội dung và sự hồ trợ thiết kế mà người sử dụng yêu cầu, chúng ta có thể:

- Tạo một trình diễn sử dụng một kiểu mẫu thiết kế: Phương pháp này cho phép bổ sung các Slide và nội dung của riêng mình nhưng vẫn giữ được khuôn mẫu nhất quán (Layout, các màu, các phông chữ.)

- Tạo một trình diễn trống: phương pháp này không cung cấp những đề nghị về thiết kế, màu sắc, hoặc nội dung định sẵn

Trang 36

* Các chức năng của phần mềm PowerPoint

■ Các chức năng tạo bổ cục của PowerPoint

PowerPoint giúp tạo ra các bố cục đẹp mắt và linh hoạt Nhờ tính năng này, không chỉ thuận lợi cho giáo viên mà học sinh có thể theo dõi một cách dễ dàng

Cùng với việc chia các đề mục, PowerPoint có thể giúp giáo viên tạo ra các hộp, bảng, ảnh vói nội dung chú ý, nhận xét cho các slide một cách đơn giản và tiện ích

■ Các chức năng nhấn mạnh của PowerPoint

Đây là một trong những chức năng mạnh nhất của PowerPoint Giáo viên không chỉ nhấn mạnh các định nghĩa, tính chất, các ý quan trọng bằng cử chỉ, lời nói mà còn có thể thông qua hình ảnh, thông qua trình diễn của PowerPoint Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng hiệu ứng về màu sắc, hình dạng của ảnh để nhấn mạnh các chú ý và nhận xét

■ Các chức năng thay thế bảng phụ của PowerPoint

Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng bảng phụ đóng vai trò vô cùng quan trọng Do vậy giáo viên đưa ra các bảng phụ một cách hiệu quả, giáo viên

có thể sử dụng bảng phụ hiển thị các hình ảnh, bài toán, yêu cầu, các bài tập trắc nghiệm

■ Các chức năng tạo sơ đồ động của PowerPoint

Nhờ các chức năng của PowerPoint, giáo viên có thể tạo các sơ đồ động, việc sử dụng sẽ hiệu quả hơn hẳn so với sơ đồ tĩnh trên giấy Giáo viên có thể nhấn mạnh hoặc cho hiện từng nhánh theo chủ ý để tạo hiệu quả cao nhất

■ Các chức năng tạo trắc nghiêm động của PowerPoint.

Bài tập trắc nghiệm là bài tập được sử dụng thường xuyên để kiểm tra các kiến thức cơ bản của học sinh Với PowerPoint, giáo viên có thể tạo các bài

Trang 37

tập trắc nghiệm động, thậm chí còn có thể bổ sung lời giải thích hoặc chú ý cho

bài tập đó

Hiện nay có một số phần mêm hồ trợ việc thiết kế các dạng bài tập trắc

nghiệm nhưng hạn chế là giao diện của bài giảng không thay đổi được, hình

thức bài tập trắc nghiệm hoặc ô chữ bị mặc định dễ gây nhàm chán cho học

sinh nếu sử dụng nhiều lần

Phần mềm PowerPoint với các hiệu ứng phong phú có thể giúp bạn làm

được các bài tập trắc nghiệm theo ý thích, tạo nên sự đa dạng và mói mẻ

Phương pháp này đỏi hỏi sự đầu tư lớn về ý tưởng, thòi gian, óc thẩm mỹ và

đặc biệt là sự kiên trì Một trong những tính năng đó là sử dụng lập trình VBA

trong PowerPoint để thiết kế các bài tập trắc nghiệm mà chúng tôi sẽ sử dụng

để thiết kế các dạng bài tập của luận văn

b) Phần mềm Violet

* Giới thiệu về phần mềm Violet

Violet được viết tắt tò cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Leson Editor

for Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên)

Violet là phần mềm công cụ giúp giáo viên có thể xây dựng được các bài

giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả So với các công cụ

khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình

ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp vói học sinh tiểu học

* Chức năng của phần mềm Violet

Tương tự phần mềm PowerPoint, Violet có đầy đủ các tính năng dùng để

xây dụng nội dung bài giảng như:

multimedia (hình ảnh âm thanh, phim hoạt hình, Flash ), sau đó lắp ghép vói

nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và và thiết lập tham số

Trang 38

- Tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, riêng vói việc xử lý các multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác.

- Cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng được mọi định dạng íỉle, video, thao tác được các quá trình chạy của các đoạn video

- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, tạo bài tập ô chữ cần thiết cho hoạt động củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của học sinh

Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v

* ưu, nhược điểm của phần mềm Violet

Trong dạy học nói riêng thì không có phương pháp dạy học nào là tối ưu nhất mà chỉ có sự phù hợp với từng môn từng bài học cụ thể Đặc biệt là với việc sử dụng các phần mềm vào thiết kế bài giảng thì đều có ưu, nhược điểm riêng

- Bên cạnh đó, Violet có các chức năng làm tăng, giảm sắc độ của các hình ảnh, chữ đậm nhạt khác nhau

- Một thế mạnh của Violet mà các phần mềm PowerPoint không có đó là tạo ra các bài tập trắc nghiệm, bài tập giải ô chữ, lập trình mô phỏng, và có thể đóng gói nhúng trực tiếp vào bài giảng của PowerPoint một cách đơn giản, từ đó tạo hứng thú trong học tập và phát huy tính tích cực của người học

Trang 39

- Giúp giáo viên có thể giảng bài dễ hơn, đưa được nhiều kiến thức đến vói học sinh một cách hiệu quả Thông qua bài học, giáo viên có thể kiểm tra trực tiếp học sinh để đánh giá học sinh hiểu biết đến đâu.

- Học sinh có thể học và quan sát được trực tiếp nội dung và kết quả bài học thông qua những trang màn hình, video, cũng qua những bài giảng này sẽ giúp học sinh có cái nhìn trực quan với bài học, có thể trực tiếp thực hành các bài học thông qua máy tính mà không cần phải thực hành thực tế (đỡ tốn chi phí và hiệu quả) nhưng vẫn có thể quan sát tương đối chính xác nội dung các bài thí nghiệm và thực hành

■ Nhược điểm

Người khai thác, sử dụng còn ngại trong vấn đề cài đặt phức tạp và còn mang tính kinh tế (phải mua bản quyền sử dụng nếu muốn sử dụng thòi gian dài) Đây là một phần mới chưa được khai thác triệt để và chuyên sâu nên chưa cập nhật rộng tới người giáo viên, giao diện màn hình chưa nhiều mẫu có sẵn, nền cho bài giảng thường là một màu trắng đơn giản và nhược điểm chung của các bài giảng điện tử là không lưu tuần tự nội dung bài dạy trên màn chiếu giống như dạy trên bảng đen phấn trắng, khắc phục nhược điểm trên bằng cách kết hợp phương pháp truyền thống “phấn trắng bảng đen” và trình chiếu, song cần thành thạo cả hai việc trên

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn về dấu câu cho học sinh tiểu học

1.2.1 Nội dung chương trình dạy học dấu câu ở tiểu học• o o • «r • •

1.2.1.1 Phân bổ thời lượng

Trang 40

Bảng 1.2 Phân bố thời lượng dạy học các loại dấu câu theo tuần trong

chưong trình sách giáo khoa hiện hành

Dấu câu

Lớp 2 (Tuần)

Lớp 3 (Tuần)

Lớp 4 (Tuần)

Lớp 5 (Tuần)

dấu chấm xuống hàng (.) cũng chỉ là một hình thái của dấu chấm Dấu chấm phẩy và dấu ngoặc đơn cũng không đưa vào chương trình học.Do vậy, thực chất học sinh được học kiến thức của chín loại dấu câu Riêng dấu chấm lửng ( ) ở cấp tiểu học chưa được dạy (dấu chấm lửng được dạy trong chương trình lớp 7 Trung học cơ sở - bài 29)

v ề mặt thời lượng, dấu câu được dạy và luyện tập nhiều và kĩ ở tiểu học

(21 tiết) Ở tiểu học còn có ba tiết ôn lại toàn bộ dấu câu đã học (tiết 26, 27 và 33) Chính vì thế, học sinh có điều kiện luyện tập và thực hành nhiều hơn Và

do đó, công dụng (chức năng) của từng loại dấu được học sinh vận dụng thuần thục và linh hoạt

Ngày đăng: 26/04/2016, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w