Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 120 - 130)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.6.Kết luận chung về thực nghiệm

Mặc dù bị hạn chế bỏi thòi gian, số tiết phân phối trong chương trình nên các loại, kiểu bài tập về dấu câu được đưa ra làm thực nghiệm nhiều. Nhưng

với kết quả khả quan thu được qua thực nghiệm ta có thể thấy sau khi học xong những tiết thực nghiệm, học sinh tỏ ra nắm chắc hơn mục đích, yêu cầu của từng loại, kiểu bài tập và thuần thục hơn vói những thao tác xử lí, giải quyết yêu cầu của các bài tập đặc biệt trên máy tính do đó kết quả làm bài kiểm tra khá tốt. Học sinh có phản hồi rất tích cực khi làm các bài tập về dấu câu trên máy tính. Vì vậy, chúng tôi có thể đi đến kết luận hệ thống bài tập về câu của luận văn có tác dụng tích cực đối vói việc hình thành cho học sinh tieur học những kĩ năng quan trọng khi sử dụng dấu câu như kĩ năng phân tích - phân loại dấu câu, kĩ năng sử dụng dấu câu theo tình huống và hoàn cảnh giao tiếp, kĩ năng chữa lồi dấu câu để học sinh có thể vận dụng vào trong học tập cũng như viết văn.

Như vậy, từ hiệu quả và kết quả khả quan thu được qua thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định tính khả thi của hệ thống bài tập trong luận văn và hệ thống bài tập này có thể sử dụng trong thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học.

KẾT LUẬN•

Việc dạy học dấu câu cho học sinh trường tiểu học đã và đang là vấn đề cần được quan tâm, rà soát lại một cách có hệ thống, từ chương trình dạy học dấu câu cho đến nội dung, phương pháp dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy học dấu câu ở trường tiểu học nói riêng, ở nhà trường phổ thông nói chung và góp phần vào công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của toàn dân tộc.

Việc đưa ra cơ sở lí luận về dấu câu chương 1 giúp học sinh có cái nhìn cụ thể về dấu câu tiếng Việt, từ việc phân loại dấu câu cho tói những cơ sở, chức năng của từng loại dấu. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các em nắm chắc và chuẩn kiến thức về dấu câu, có thể vận dụng linh hoạt và chính xác trong quá trình học tập.

Thực trạng dạy học dấu câu trong trường tiểu học và những yếu tố ảnh hưởng chất lượng học tập của học sinh, như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, buộc chúng ta phải suy nghĩ để tìm cách khắc phục những hạn chế của cả quá trình dạy học dấu câu trong nhà trường hiện nay.

Hiện tượng giáo viên lúng túng về các biện pháp dạy học dấu câu sao cho học sinh không những hiểu về tác dụng của các dấu câu mà còn biết cách sử dụng đúng và sử dụng hay trong việc tiếp nhận và tạo lập vãn bản. Học sinh mắc lỗi khi sử dụng dấu câu và hiện tượng sử dụng dấu câu thiếu thống nhất hoặc nhiều sai sót trên các phương tiện thông tin bằng chữ viết là khá phổ biến. Các bài tập về dấu câu trong sách giáo khoa chưa thực sự đa dạng và chưa tạo được hứng thú học tập cho các em.

Trong bối cảnh đó, luận văn của chúng tôi đã phân tích nguyên nhân của thực trạng dạy học dấu câu hiện nay và xây dựng hệ thống bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu câu trong chương 2. Chúng tôi đã xây dựng dựa trên những căn cứ

lí luận từng loại, kiểu, dạng bài tập với những mục tiêu và kĩ năng của việc sử dụng dấu câu. Mồi kiểu bài chúng tôi đều xây dựng phân ra các mức độ từ dễ đến khó. Chúng tôi quan niệm rằng học sinh cần phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất của từng kiểu bài một. Trong bất cứ một kiểu bài nào học sinh cũng có thể được làm những bài tập nâng cao hơn.

Sau khi xây dựng được một hệ thống các bài tập về dấu câu chúng tôi chia hệ thống bài tập thành các dạng bài tập trắc nghiệm như: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, điền vào ô trống, ghép đôi, Đúng/ Sai. Mồi một dạng bài trắc nghiệm này chúng tôi đã có hướng dẫn chi tiết, cụ thể và dễ hiểu việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các bài tập này trong phần mềm PowerPoint và Violet. Việc thiết kế và hướng dẫn cách đưa các bài tập này vào công nghệ thông nhằm giúp giáo viên có thể hiểu được cách thiết kế những bài tập ứng dụng chúng vào công nghệ thông tin một cách dễ dàng. Các bài tập và góp phần giúp giáo viên chủ động hơn trong việc tự thiết kế các bài tập về dấu câu có tính hệ thống và có thể tự tổ chức có hiệu quả hơn cho sinh viên thực hành luyện tập để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn tiếng Việt.

Để khẳng định tính khả thi của đề tài sau khi xây dựng bài tập về dấu câu có sự ứng dụng của công nghệ thông tin chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở chương 3. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của đề tài, đề tài này có thể được sử dụng trong quá trình dạy học phần dấu câu cho học sinh tiểu học. Đồng thòi, qua thực nghiệm cũng cho thấy thông qua hệ thống bài tập của luận văn học sinh nắm chắc hơn, hiểu kĩ hơn về mục đích, tác dụng của từng looại dấu câu. Giúp học sinh bớt bị nhầm lẫn khi sử dụng các loại dấu câu và sử dụng các dấu câu tốt hơn trong việc tạo lập văn bản. Đặc biệt, các em rất có hứng thú vói hệ thống bài tập trong luận văn.

Vói kết quả khả quan thu được chúng tôi có thể khẳng định hệ thống bài tập trong luận văn có tính khả thi, có tác dụng tích cực đối với việc hình thành

kĩ năng sử dụng dấu câu cho sinh tiểu học, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học Tiếng Việt ở các trường tiểu học.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng luận văn không thể tránh khỏi những sơ xuất, chúng tôi rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thị Lan Anh - Hoàng Thu Hiền (2016), “Thiết kế một số bài tập rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học”, Tạp chỉ Giáo dục. (Tạp chí nhận đăng số tháng 01 năm 2016).

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục.

2. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Thị Kim Dung - Hồ Thị Vân Anh (2008), 700 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 2, Tập 1, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẩn luận ngân ngữ học, Nxb Giáo dục.

5. Phạm Minh Hạc - Trần Trọng Thuỷ (1989), Tâm lỉ học, Nxb Giáo dục. 6. Trần Mạnh Hưởng (2001), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb

Giáo dục.

7. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Xuân Khoa (2000), Dấu câu tiếng Việt và cách dạy ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đinh Trọng Lạc (2002), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

10. Đào Thái Lai, Chu Vĩnh Quyên, Trịnh Đình Thắng, Trịnh Đình Vinh, (2006), Phương tiện ìđ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học (Tập 1+2) , Nxb Giáo dục.

11. Trần Thi Hiền Lương (2008), Bài tập rèn lã nãng sử dụng câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục.

12. Trần Thị Hiền Lương (2008), Dạy học dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục.

14. Lê Phương Nga - Đỗ Xuân Thảo - Lê Hữu Tỉnh (2001), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Nxb Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (2001), Giảo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Nxb Giáo dục.

16. Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh (2002), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt,

Nxb Giáo dục.

17. Nguyễn Quang Ninh - Nguyễn Thị Ban (2005), 100 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

18. Nguyễn Khánh Nồng (2006), Để viết đủng tiếng Việt, Nxb Trẻ.

19. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa. 20. Hà Huy Thái (2001), Chuẩn mực hóa và công thức hóa cấu trúc câu văn, NXB

Văn hóa - Thông tin.

21. Lý Toàn Thắng (2002), Mẩy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội.

22. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2008), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

24. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1973), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc Gia.

25. Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nắng.

26. Nhiều tác giả (2000), Bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, Nxb Giáo dục. 27. Nhiều tác giả (1995), Những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy

học ở tiểu học, tập 1, Nxb Giáo dục.

28. Nhiều tác giả (1989), Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, tập 1, Nxb Giáo dục. 29. Nhiều tác giả (1989), Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, tập 2, Nxb Giáo dục.

PHỤ LỤC

PHIẾU TÌM HIỂU Ý KIẾN HOC SINH•

Các em thân mến! Để góp phần vào việc nghiên cứu khoa học giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường tiểu học, mong các em suy nghĩ, đọc kĩ và đánh dấu (+) vào chỗ hợp ý vói em. Rất mong các em trả lòi một cách trung thực.

Chân thành cảm ơn sự chân thực của các em.

1. Đề nghị trả lòi theo 5 mức độ đối với các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (+) vào ô lựa chọn:

C âu hỏi M ức độ R ất thích Thích Bình thường K hông thích C hán Làm bài tập về dấu

câu trên máy tính

2. Đề nghị trả lòi theo 5 mức độ đối với các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (+) vào ô lựa chọn:

C âu hỏi M ức độ R ất thích Thích Bình thưừng Không thích C hán Làm bài tập vê dâu

MỘT SỐ LỐI DÙNG SAI DẤU CÂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC• • • 1. Lỗi không dùng dấu câu

Cây bàng trước cửa lớp em đã già lẳm rồi lắm rồi thân cây to và bạc phếch dưới gốc cây hàng chục cải rễ to nhỏ khác nhau cải thì chồi lên mặt đất vài mét mới chịu chui xuống dưới cái thì nửa trên mặt đất nửa nằm sâu dưới đất cải thì ngoằn ngoèo cải thì thẳng đuột.

(Nguyễn Thị Diệu Châu - 5A - Trường Tiểu học Thất Hùng)

Mẹ em có nước da rám nắng tay mẹ gầy xương xương mẹ lúc nào cũng thức khuya dậy sớm vất vả vì chủng em.

(Trần Anh Quân - 5A - Trường tiểu học Lê Hồng Phong) a) Lỗi không dùng dấu câu khi kết thúc câu

Trong vườn nhà em có rất nhiều loài hoa nào là hoa hồng, hoa huệ, hoa lan. Nhưng em thích nhất là hoa cúc vạn thọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Vũ Tiến Hưng - 5A - Trường tiểu học Thất Hùng) b) Lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức trong câu

Chiếc cặp của em màu xanh da trời ở giữa có một cái móc bên trái cặp là một hình công chúa rất đẹp.

(Trần Hải Anh - 5A - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong) c) Lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách thảnh phần trạng ngữ với nòng cốt của câu

Xa xa mặt trời đã dần nhô lên khỏi ngọn núi.

(Trịnh Minh An - 5A -Trường Tiểu học Lê Hồng Phong)

Cứ đến mùa đông mẹ em lại đan cho em những chiếc ảo rất đẹp.

(Bùi Thanh Thảo - 5A1 - Trường Tiểu học Thất Hùng)

2. Lỗi dùng sai dấu câu

a) Lỗi do đánh dấu ngăn cách bộ phận chủ ngữ vói bộ phận vị ngữ của câu.

Một buổi chiều có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn, đen xì bay đầy trời. Mây tản ra, từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam, thổi giật mãi.

(Lê Phương Hạnh - 5A - Trường Tiểu học Thất Hùng) b) Lồi do dùng dấu chấm ngăn cách thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu

Cứ khi nào sắp mưa rào. Lũ chuồn chuồn lại bay rợp trời.

(Nguyễn Trường Minh - 5A - Trường Tiểu học Thất Hùng)

Trong những ngày về quê ngoại. Tôi thường dậy sớm cùng mấy đứa hàng xóm đi thả diều, chăn trâu.

(Nguyễn Thị Thanh Thảo - 5A - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong)

Hàng năm cứ khi nào mưa lớt phớt, cây bông giấy nhà em lại trổ bông màu hồng phẩn.

Trong những ngày về quê ngoại, buổi sáng, tôi thường dậy sớm cùng mẩy đứa hàng xóm đi thả diều, chăn trâu.

c) Lồi nhầm lẫn chức năng của các loại dấu câu cl) Dấu chấm hỏi

Tớ không biết Hải đã khỏe chưa?

(Đặng Trần Minh - 5A - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong)

Tớ đã nhận ra cậu là người như thế nào?

(Nguyễn Hoàng Minh Thư - 5A - Trường Tiểu học Thất Hùng) c2) Dấu chấm cảm

Hôm nay, cháu rất vui vì được tặng giấy khen. Cháu cầm cầy bút viết thư cho bạn để hỏi thăm sức khỏe của bạn và kể cho bà nghe về ước mơ của tớ!

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 120 - 130)