BÁO CÁO KẾT QUẢ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1 Lời giới thiệu Giáo dục thể chất là một hoạt động chuyên biệt một quá trình sư phạm đặc trưng của nó đó là vai trò chủ đạo của nhà sư p[.]
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu.
Giáo dục thể chất là một hoạt động chuyên biệt một quá trình sư phạm đặctrưng của nó đó là vai trò chủ đạo của nhà sư phạm trong quá trình dạy học, tổchức các hoạt động giáo dục phù hợp với các nguyên tắc sư phạm Trong nhàtrường phổ thông môn giáo dục thể chất có mối quan hệ mật thiết với các mônhọc khác, nó vừa là tiền đề, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục nóichung và thể chất nói riêng.Giáo dục thể chất, rèn luyện thể thao là rèn cho họcsinh tính kiên trì, tinh thần đoàn kết, đặc biệt là các tố chất thể lực, kỹ thuậtđộng tác, nâng cao phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách của học sinh Đểđáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài chođất nước
ở Việt Nam hoạt động TDTT nói chung và bộ môn đá cầu nói riêng rất đượcquan tâm và là môn thể thao dễ tập luyện, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày,nên được nhiều người ưa chuộng hàng ngày tập luyện nhằm bảo vệ và tăngcường sức khoẻ TDTT là một phương thức để rèn luyện sức khỏe cũng nhưnhằm phát triển con người toàn diện, đặc biệt là trong xã hội ngày nay TDTTngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể,tập luyện TDTT không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo, mà thông qua tập luyện TDTT đã rèn luyệncho người tập những phẩm chất như: lòng dũng cảm, đạo đức, tinh thần đồngđội, sự kiên trì nhẫn nại, sự can đảm vượt khó… hay nói cách khác TDTT làphương tiện hữu hiệu nhằm bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người để xâydựng cuộc sống ấm no giàu đẹp TDTT còn là một trong những biện pháp đểthực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, không ngừng phát huy nguồnlực tạo con người mối phát triển một cách đầy đủ về trí đức, thể mỹ
Trong nhà trường phổ thông thì Đá cầu là môn đang phát triển mang tínhnghệ thuật cao Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lýthông minh trong từng kỹ thuật động tác Từ khi có mặt trong làng thể thao đácầu đã thu hút khá đông đào người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước,trong khu vực, trên thế giới, đặc biệt là môn được đưa vào giảng dạy trong cáctrường học Ngày nay đã có giải vô địch đá cầu thế giới, giải đá cầu đã được tổchức tại kỳ Seagame Việt Nam đã chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mìnhtrong làng cầu trinh
Đối với Việt Nam đá cầu là môn thể thao mũi nhọn, phong trào tập luyện
đá cầu đã dần phát triển từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là phát triển mạnh
mẽ trong trường học Bộ giáo dục đã đưa vào môn học hình thức từ cấp tiểu họcđến trung học phổ thông Điều đó đã được chứng minh thông qua các kỳ hộikhỏe Phù Đổng toàn quốc Phong trào ngày càng được phát triển khi hội khỏePhù Đổng đưa môn đá cầu vào nội dung thi đấu chính thức
Trang 2Ở Trường tiểu học, bộ môn giáo dục thể chất, hàng năm có nhiệm vụ giảngdạy chính khoá và ngoại khoá, trong đó có môn đá cầu cũng được tham gia thiđấu tại hội khoẻ phù động cấp Huyện cũng như cấp Tỉnh, và là nội dung tươngđối quan trọng Mặc dù quan trọng nhưng thực tế cho thấy thành tích đá cầu củacác vận động viên tại các cuộc thi đấu của cấp Huyện cấp Tỉnh vẫn còn thấp, lý
do vì ở các trường Tiểu học chưa coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài hoặc có quantâm nhưng các biện pháp đưa ra chưa hợp lý, chưa nâng cao được thành tích,mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh phí thì hạn hẹp nênviệc lựa chọn các phương pháp để tập luyện cho phù hợp là rất khó
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Gi¸o dôc thÓ chÊt của nhàtrường được giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển đá cầu của trường, tôi nhậnthấy việc nâng cao kỹ thuật và thành tích đá cầu cho học sinh cũng như đảm bảocho học sinh đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập chương trình đàotạo của nhà trường cũng như trong thi đấu đạt kết quả cao Đồng thời thu húthọc sinh tham các hoạt động thể thao lành mạnh, tránh xa các thói hư tật xấu, tệnạn xã hội đang xâm nhập học đường, ngoài ra tập luyện còn nâng cao ý thức tựgiác tập luyện, ý thức chấp hành kỷ luật và nâng cao ý thức tập thể cho học sinh
Từ những mục đích đó tôi đã tổ chức thi đấu đá cầu cho học sinh để chọn ranhững em có thành tích cao để tham gia huấn luyện Đó cũng chính là lý do tôichọn đề tài :
“ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu học sinh tiểu học – trường Tiểu học Đồng Cương - Yên Lạc - Vĩnh Phúc”.
2.Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu học sinh tiểu học”
3.Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trương Thị Hiếu
- Địa chỉ : Trường Tiểu Học Đồng Cương , Xã Đồng Cương, Huyện YênLạc, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại : 0975697116 Email : hieuthanhvan86@gmail.com
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trương Thị Hiếu
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho nghành giáo dục
và vấn đề mà sáng kiến đưa ra được giải quyết ở đây chủ yếu dành cho học sinhtiểu học
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 8/2017 đến tháng 5/2018
7.Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1/ Về nội dung sáng kiến
7.1.1.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trang 3a Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về giáo dục thể chất
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống vật chất vàtinh thần của toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng cho dân ta cuộc sống văn minh,hạnh phúc Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta cũng chỉ ra rằng
“Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có những con người mới”, con ngườimới đó là những con người có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp, có phẩm chất đạođức, có tri thức khoa học,có thể lực cường tráng, có tinh thần lành mạnh hay nóinhư Thủ tướng Phan Văn Khải thì “ Đi đôi với giáo dục tri thức, nghề nghiệpphải coi trọng giáo dục nhân cách, hoài bão, lý tưởng và rèn luyện thể lực, đảmbảo có được những con người phát triển toàn diện, trung thành với chế độ, hếtlòng vì sự phát triển của đất nước”
Mục tiêu của công tác giáo dục thể chất hiện nay là: “ Làm cho việc tậpluyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên, qua đó pháthiện, tuyển chọn, bồi dưỡng các tài năng thể thao cho quốc gia, góp phần đàotạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất, phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” ( Hà Quang Dự - Nguyên Bộtrưởng - Chủ nhiệm UBDTT Việt Nam)
Từ định hướng trên Đảng và Nhà nước chúng ta thấy rằng hoạt động giáodục thể chất đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo con người phát triển toàndiện, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta cũng như đối với thời đại.Trong đó, hoạt động giáo dục thể chất ngoài giờ lên lớp có rất nhiều ưu thế, thểhiện nhiều điểm mạnh đối với sự tăng cường nâng cao, phát triển thể chất họcsinh
b Vị trí và vai trò của giáo dục thể chất trong giáo dục Tiểu học
b1.cơ sở lý luận :
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một bộ phận quan trọngtrong toàn bộ sự nghiệp TDTT nói chung Giáo dục thể chất trong nhà trườngđược cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể:
- Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ
- Nhiệm vụ giáo dưỡng
- Nhiệm vụ giáo dục
- Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao
Trên cơ sở đó chương trình Thể dục đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó
là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh Thông qua thực hiện cácbài tập, động tác để hình thành kỹ năng, rèn luyện các tư thế vận động cơ bảngóp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, phát triển toàn diện các tố chất thể lựccủa học sinh Bằng các hoạt động tập luyện theo nội dung của môn học xâydựng cho các em một số nền nếp sống học tập, góp phần rèn luyện cho học sinhlối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và phẩm chất đạo đức củacon người mới
Trang 4Nội dung học tập Thể dục lớp 4,5 là sự tiếp nối và củng cố những kết quảcác em đã học tập được ở các lớp 1,2,3 và phát triển cao hơn các tố chất thể lực,tiếp tục hình thành các thói quen thường xuyên tập luyện TDTT.
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức và những hiểu biết cơ bản về kỹthuật cũng như các động tác của môn bật xa, thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năngvận động cơ bản
- Xây dựng cho các em tác phong nhanh nhẹn hoạt bát trong tập luyệnTDTT, ý thức giữ gìn vệ sinh và lớp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức
và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, và nhân cách củahọc sinh
- Tạo điều kiện cho học sinh có thể vận dụng ở mức nhất định những kiếnthức, kĩ năng đã học để tập luyện và vui chơi hằng ngày
Ở bậc tiểu học: về mặt thể lực tốc độ phản ứng của trẻ lên 10-11 gần như
ở người trưởng thành Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốt nên có thể thực hiệnđựơc các động tác với biên độ rộng Tuy nhiên do vẫn còn kém tập trung và
chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu như là trò chơi vận động để giúp các
em có được những kĩ năng ban đầu , tố chất nhanh và khéo léo Và cần tránh
các động tác mạnh, phức tạp quá vì xương chưa cốt hóa hẳn nhất là có thể bịcong vẹo cột sống
* Điều kiện hình thành kĩ năng động tác:
Tập luyện kĩ năng động tác là hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiệncòn gọi là định hình động lực hoặc xây dựng chương trình thực hiện động tác
- Trong quá trình tập luyện hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủmạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ 1 (bằng thị phạm) với hệ thống tínhiệu thứ 2 ( bằng lời giảng) để HS dễ dàng phân biệt các chi tiết động tác Phảichú ý đến sự hưng phấn tập trung thần kinh thì mới xây dựng được các đườngliên hệ tạm thời trong việc hình thành kĩ năng động tác
- Mỗi động tác tập luyện cần lặp đi lặp lại nhiều lần để cũng cố đườngthần kinh liên hệ tạm thời trên vỏ đại não
- Kĩ năng động tác bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở những độngtác đã tiếp thu từ trước, do đó nên tập luyện động tác đơn giản rồi mới xây dựngdần những động tác phức tạp
- Phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là phải tập luyện đúng kĩthuật, vì một động tác sai đã được củng cố vững chắc thì cản trở sự hình thànhđộng tác mới Đây chính là vấn đề cần thiết của giáo viên thể dục bậc tiểu học
* Quy luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động:
- Kĩ năng là việc thực hiện tập trung chú ý cao vào các thành phần động tác
và chưa được ổn định trong việc thực hiện động tác Nếu khả năng được lập lạinhiều lần thì động tác trở nên thuần thục Cơ chế phản hồi động tác dần được tựđộng hóa sẽ chuyển thành kĩ xảo
Trang 5- Kĩ xảo thực hiện động tác là khả năng điều chỉnh động tác có tính tự độnghóa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở thành kĩ xảothì việc thực hiện của động tác có độ vững chắc cao, tính liên tục của động táchóa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở thành kĩ xảothì việc thực hiện động tác có độ vững chắc cao, tính liên tục của động tác đượcbiểu hiện ở sự nhẹ nhàng, liên kết, tính nhịp điệu và tính bền vững Sự hoànthiện về kĩ xảo có liên quan đến việc tri giác chuyên môn động tác.
* Các giai đoạn dạy học
- Giai đoạn dạy học ban đầu
- Giai đoạn dạy học đi sâu
- Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
b.2 Cơ sở thực tiễn:
b.2.1 Thuận lợi:
- Học sinh tiểu học được làm quen với cầu trinh từ rất sớm Ngay từ nămlớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay sau đó chuyểnsang học tâng cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân ở các lớp 4, lớp 5
- Đa số học sinh ngoan, chăm học, yêu thích môn học thể dục
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tương đối bảo đảm
- Học sinh thực hiện đồng phục thể thao tương đối tốt
- Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động
b.2.2 Khó khăn:
- Trong trường Tiểu học hiện nay, dù thời gian biểu cũng như phân lượngthời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiều khi vẫnmang tính chất là môn phụ, chưa được coi trọng trong các trường tiểu học
- Có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính gia đình học sinh Nhiều bậc phụ huynh muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm đến thể lực của các em, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể chất
- Vì là những năm đầu bước vào thực hiện dạy thể dục ở cấp Tiểu học nên
tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa, đại khái.Vì vậy, vấn đề đổimới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trongphân môn Thể dục là vấn đề bức xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong cáchoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội
b.2.3 Thực tiễn công tác giáo dục thể chất ở trường Tiểu học Đồng Cương.
Nhà trường đã phân công chuyên môn đúng với yêu cầu môn học và trình độchuyên môn của giáo viên, thực hiện tốt chương trình thời khóa biểu theo yêu
Trang 6cầu, không cắt xén thời gian học tập thể dục của học sinh Luôn tạo các sân chơi
về thể dục thể thao thông qua các ngày lễ lớn nhằm khích lệ, động viên và tạothói quen rèn luyện thân thể bằng tập luyện thể dục thể thao Bên cạnh đó cácđoàn thể trong nhà trường cũng luôn tuyên truyền về lợi ích của thể dục thểthao, lợi ích của thói quen thường xuyên tập luyện thể thao tới cán bộ giáo viên,nhân viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh nhằm nâng cao nhận thức trongviệc học thể dục và tập luyện thể thao Giúp cho việc tập luyện thể thao trởthành phong trào của cả thầy cô, học sinh và cả phụ huynh học sinh
Bản thân giáo viên thể dục đã được đào tạo cơ bản tại các trường, lớpchuyên về thể dục thể thao, nhưng do tuổi đời còn trẻ, còn ít kinh nghiệm trongtập luyện lại đang trong thời gian nuôi con nhỏ nên cũng phần nào ảnh hưởngtới việc thực hiện huấn luyện cho học sinh năng khiếu
Về điều kiện sân bãi, phương tiện học tập thể dục không có nhiều, đồdùng dạy học còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu, tài liệu tham khảo cho giáoviên còn hạn chế vì vậy ảnh hưởng tới công tác giảng dạy, cũng như khả năngtập luyện của học sinh còn gặp nhiều khó khăn
Ngoài ra việc giao bài tập về nhà cho học sinh trong các buổi tập luyện đểnâng cao thành tích, hoàn thiên kỹ thuật và nâng cao tố chất sức nhanh là việclàm cấp thiết Những bài tập đó giáo viên phải căn căn cứ vào trạng thái sứckhỏe, giới tính, độ tuổi và năng lực hoạt động thể chất của các em
7.1.2 Thực trạng về kỹ thuật đá cầu của học sinh Trường Tiểu học Đồng Cương.
Qua quá trình giảng dạy thực tế ở trường Tiểu học Đồng Cương, tìm hiểu
về thực trạng học sinh trong nhà trường, qua trao đổi kinh nghiệm với đồngnghiệp tôi thấy trong các tiết học thể dục khả năng tập luyện cũng như tinh thần
tự giác của các em còn chưa cao, các động tác kỹ thuật còn rời rạc, thực hiệnđộng tác còn mang tính tự do chính vì vậy mà thành tích đá cầu của các em cònrất kém Bên cạnh đó còn một số cá nguyên nhân khác như: Sức khỏe của họcsinh không được đảm bảo, tâm lý của học sinh không được ổn định, bài tập cònđơn điệu, lặp lại nhiều lần học sinh không thích học
Điều kiện sân bãi phương tiện không đảm bảo, đồ dùng dạy học còn ítchưa đấp ứng được nhu cầu, tài liệu tham khảo cho giáo viên còn hạn chế vì vậyảnh hưởng tới công tác giảng dạy cũng như khả năng tập luyện của học sinh còn
gặp nhiều khó khăn
Mặt khác phần đa đối tượng học sinh là con em nông thôn, nhận thức cònchậm, sự hiểu biết mọi mặt đời sống kinh tế xã hội còn hạn chế và đặc biệt làchưa được tiếp cận thông tin về các hoạt động thể dục thể thao trong và ngoàinước
Trang 7Bên cạnh việc lựa chọn một số bài tập mới để gây hứng thú trong quátrình tập luyện và nâng cao thành tích đá cầu, thì đi cùng với các bài tập thìngười giáo viên còn phải áp dụng các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợpvới tình hình của nhà trường từng nội dung học và còn cả với từng em học sinh.Chẳng hạn việc giảng dạy các bài tập bổ trợ như nhảy lò cò hay áp dụng thêmmột số trò chơi vận động để phát triển sức mạnh, nhanh của học sinh thì phảicăn cứ vào tình hình sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho họcsinh.
Ngoài ra, hoạt động ứng dụng cần có sự giúp đỡ của người thân học sinhkhi ở nhà cũng giúp các em nâng cao thành tích, hoàn thiên kỹ thuật và nâng cao
tố chất sức mạnh, nhanh là việc làm cấp thiết Những bài tập đó giáo viên phảicăn căn cứ vào trạng thái sức khỏe, giới tính, độ tuổi và năng lực hoạt động thểchất của các em
7.1.3 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập động tác nhằm hoàn thiện thành tích đá cầu cho học sinh tiểu học
a Những cơ sở lý luận để nâng cao thành tích môn đá cầu.
Sự phối hợp nhịp nhàng kĩ thuật trong môn đá cầu rất đa dạng, phức tạp,tính chất hoạt động của môn đá cầu là dùng sự khéo léo di chuyển của chân, cổchân phải dẻo kết hợp với đỡ bằng gối, ngực, đầu Hơn nữa, cơ sở để nâng caothành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực của người tập bật phải dựa trên cơ sởtập luyện các môn thể thao khác Thông qua tập luyện đá cầu tính linh hoạt củacác quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động cóbiểu hiện sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn
Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạytrong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích chongười tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận độngtrong tiết học và nâng cao được thành tích vận động
- Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viênphải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tậpluyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các
em say mê tập luyện Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì pháttriển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều Vì vậy việc tập luyện thườngxuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tíchcao
b Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy để nâng cao thành tích.
b.1 Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ
Ngoài những dụng cụ cần thiết cho nội dung bài học chính thì giáo viêncần chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập khác phong phú và đa dạng mới thu
Trang 8hút đựơc học sinh học tập, giảm thiểu thời gian chơi của học sinh Làm cho hoạtđộng học tập của các em được nhẹ nhàng như khi vui chơi.
Ví dụ: Khi tập luyện đá cầu giáo viên ngoài việc chuẩn bị về sân bãi,lưới,cầu thì cần chuẩn bị thêm dụng cụ của môn học lồng ghép như bóng, cầulông, dây nhảy
b.2 Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy
Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vàobài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủđộng phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nộidung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bàitập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích
b.3 Chuẩn bị tốt cho bài dạy
Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong mộttiết dạy
Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượngvận động của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự
- Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năngđộng tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hìnhthức trò chơi thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đuatrong học tập
b.4 Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tậpluyện, cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảngdạy cho phù hợp với từng học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt đểbồi dưỡng
Ví dụ: Trong quá trình giảng dạy đá cầu giáo viên có thể kiểm tranhững nội dung như sau:
+ Kiểm tra tâng cầu tại chỗ
+ Kiểm tra kĩ thuật phát cầu
+ Kiểm tra kĩ thuật đỡ phát cầu
b.5 Hướng dẫn học sinh tập luyện ngoài giờ, bài tập về nhà
Mỗi tuần học sinh chỉ được học 80 phút trong 1 tuần Với thời gian đócho dù giáo viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng chưa thúc đẩy thànhtích của học sinh nâng lên rõ rệt nên người giáo viên cần hướng dẫn cho họcsinh tập luyện ngoại khóa, bài tập ngoại khóa có thể sử dụng những bài tập đãhọc ở trường hoặc những bài tập khác để tập luyện
b.6 Tổ chức thi đấu thường xuyên, đôn đốc học sinh luyện tập, khích lệ,động viên
Trang 9Đối với lứa tuổi học sinh việc thi đấu là hết sức cần thiết Thông quathi đấu học sinh biết được kết quả học tập của mình để nỗ lực hơn trong học tập,
tự tin trong cuộc sống, làm quen với tính thực dụng, thực tế Giáo viên có thể sửdụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thông qua đóđánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyệntrong và ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấuđạt thành tích cao
- Thích nghi dễ dàng với môi trường sống
- Góp phần phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài TDTT cho đất nước
- Nhằm mục đích phát triển thể lực toàn diện cho học sinh
- Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắngnghe, quan sát giáo viên làm mẫu
c.3) Phương pháp giảng dạy.
Đối với môn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bànchân, má trong, má ngoài, gan bàn chân, đùi, ngực, đầu, vai và mỗi người lại cócách đá khác nhau Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt đầu
từ kỹ thuật cơ bản Có kỹ thuật cơ bản rồi, có khả năng cầm cầu rồi mới pháthuy được kiểu của mình và có các kỹ thuật cơ bản sau:
*/ Các kĩ thuật cơ bản:
- Cách cầm cầu:
Trang 10Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách ngườikhoảng 0.3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, taykhông cầm cầu co tự nhiên
- Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận
đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng
nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng
tâm cơ thể dồn vào chân trước Tung cầu lên cao khoảng 0.3
- 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán
hướng cầu rơi Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá
lăng nhẹ và lưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi
vuông góc với thân người Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh
nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt
và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp theo
- Tâng cầu bằng má trong bàn chân
KT: đứng hai chân rộng bằng vai, tay cầm cầu ngang thắt lưng hướng về trước bụng, mắt nhìn theo cầu
ĐT: Tung cầu lên cao, đồng thời di chuyển về phía cầu rơi co cẳng chân thuận hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu lên cao lặp đi lặp lại nhiều lần
- Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi
chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn
chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi
khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào
chân trước Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu
rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao
khoảng 0.5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng
cầu lên Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần
vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu
- Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai
đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước Tung cầu lên caokhoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao -
ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương
- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện
CB:Đứng chân đá trước mũi bàn chân cách biên ngang khoảng 1 bàn chân, cả cảbàn chân chạm đất.chân sau chạm đất bằng nửa bàn chân trên
ĐT: bước chân trụ ra trước 1 bước, dồn trọng tâm lên chân trụ tay cầm cầu tung lên cao về trước vừa tầm chân đá.Tiếp theo, co chân, dùng mu bàn chân đá mạnh cầu sang sân đối phương
- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện nghiêng mình: