Chính vì lẽ đó mà những người như tôi - đang trực tiếp giảng dạy cho trẻ khuyết tật rất băn khoăn, vì vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sin
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNHVIẾT
ĐÚNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ TẠI LỚP 1B2
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã khẳng định “Chữ viết xuất hiện là một bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người” Chữ viết
là một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc và chữ viết chính là một trong những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức, tư duy của con người Với học sinh tiểu học chữ viết phản ánh chất lượng học tập, rèn luyện kĩ năng viết chữ của các em và cũng là hành trang để các em bước vào bậc học cao hơn Chính vì thế tất cả các trẻ em trên thế giới khi đến tuổi đều được đưa đến trường để “ biết đọc, biết viết”
Cùng với quan điểm như trên thì tất cả trẻ em Việt Nam, khi được sáu tuổi đều được cắp sách đến trường Nhưng không phải trẻ nào cũng học tập và phát triển giống trẻ nào Những trẻ bình thường cũng có em học tập nhanh, có em chậm, sự khác biệt đó càng thể hiện rõ hơn đối với các em học sinh khuyết tật
Ở lớp một các em bắt đầu làm quen với các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết Đối với những trẻ em khiếm thính thì sự khiếm khuyết về khả năng nghe ảnh hướng không nhỏ đến việc phát triển tư duy và tiếp nhận kiến thức của các em Do bị mất hoặc còn rất ít về khả năng nghe nên khi viết các em gặp rất nhiều khó khăn và các em chỉ viết được khi nhìnvàosách, hình miệng, kí hiệu ngôn ngữ, chữ cái ngón tay của giáo viên nhưng vẫn còn viết sai lỗi chính tả rất nhiều Do vậy viết như thế nào để cho đúng chính tả lại là một việc hết sức khó khăn đối với trẻ
Trang 2khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng Vấn đề giúp cho các
em khiếm thính viết đúng chính tả là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết Chính vì lẽ đó mà những người như tôi - đang trực tiếp giảng dạy cho trẻ khuyết tật rất băn khoăn, vì vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính viết đúng phân môn Chính tả tại lớp 1B2”.Nhằm giúp các em khắc phục
lỗi viết sai, học tốt phân môn Chính tả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Trong đề tài này tôi tập trung vào việc tìm ra cách thức để giúp học sinh khiếm thính lớp 1B2viết đúng tiếng, từ, câu trong một đoạn văn, đoạn thơ ngắn có trong yêu cầu của phân môn chính tả trong môn Tiếng việt lớp 1 tập 2
II NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận
1.1 Một số thuật ngữ
Học sinh khiếm thính:
Khiếm thính hiểu theo nghĩa dân gian là những người không nghe được âm thanh hay còn gọi là “điếc” Ngoài ra khiếm thính còn có nghĩa
là khiếm khuyết về mặt thính giác (theo tổ chức Y tế thế giới) Do cơ quan thính giác bị phá hủy nên trẻ không tri giác được bằng thế giới âm thanh nên không nghe được tiếng nói Vì thế không hình thành được tiếng nói dẫn đến câm Như vậy điếc là nguyên nhân còn câm là hậu quả
Chính ta:
Trang 3Thuật ngữ chính tả hiểu theo nghĩa gốc là “ phép viết đúng” hoặc “ lối viết hợp với chuẩn” Cụ thể, chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ, cách viết hoa tên riêng, cách phiên âm tên riêng nước ngoài Nói cách khác, chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung cơ bản Chính tả trước hết là sự quy định
có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng qui tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân
1.2 Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Chính tả.
a Vị trí:
Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung
Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng Bởi
vì, giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trính hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, chính
tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ thông trung học Chính tả chỉ được xen kẽ trong các tiết thực hành ở phân môn Tập làm văn, chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn độc lập như ở tiểu học
b Tính chất:
Trang 4Giống như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là thực hành Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập Do đó, trong phân môn này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng
mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (phần chính tả) thể hiện rất rõ tính chất nói trên
c Nhiệm vụ:
Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả; nói cách khác, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả
Ngoài ra phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt
1.3 Việc học phân môn Chính tả của học sinh khiếm thính lớp 1B2 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
Chương trình học của học sinh tiểu học khiếm thính tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai như sau: Các lớp học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành trong 6 năm Trong đó chương trình lớp 1 học trong 2 năm, năm đầu là lớp 1A, năm sau là lớp 1B Lớp 1A học theo chương trình học kì I của lớp 1 theo quy định của Bộ, lớp 1B học theo chương trình học kì II của lớp 1 theo quy định của Bộ Do vậy mà ở lớp 1B có học phân môn chính tả Còn các lớp từ lớp 2 đến lớp 5, mỗi lớp học 1 năm
Trang 5Như chúng ta đã biết, do bị hạn chế về khả năng nghe hoặc không còn nghe thấy âm thanh mà ngôn ngữ của trẻ khiếm thính không giống với trẻ bình thường Để trao đổi, giao tiếp với xung quanh các em sử dụng rất nhiều cách khác nhau Như:Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ tự nhiên, Ngôn ngữ kí hiệu, Ngôn ngữ chữ cái ngón tay, Ngôn ngữ hình miệng, Ngôn ngữ viết, Ngôn ngữ nói Những ngôn ngữ này xét về một mặt nào
đó cũng chưa thể giúp học sinh khiếm thính có thể hiểu hết những khái niệm, sự vật hiện tượng xung quanh các em, cũng như diễn đạt ý nghĩ của mình cho người khác hiểu
Chính vì thế khi học phân môn chính tả các em gặp rất nhiều khó khăn và mắc rất nhiều lỗi Để dạy các em viết một đoạn thơ hoặc đoạn văn có trong sách giáo khoa thì giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng đoạn cần viết Việc học thuộc lòng của các em không giống các bạn bình thường, các em học ở đây là học thuộc thứ tự các tiếng, từ
có trong đoạn, rồi học thuộc kí hiệu ngôn ngữ của các tiếng,từ đó Việc học thuộc đó chính là học vẹt, không giúp cho các em có được cách viết đúng hay nắm được các quy tắc viết đúng chính tả
Những em học sinh khiếm thính lớp 1 là đối tượng dễ viết sai chính tả nhất Các em lần đầu tiên làm quen với phân môn Chính tả, lần đầu tiên phải viết một đoạn văn, đoạn thơ theo một quy tắc nhất định Các em còn nhỏ nên khả năng tập trung chú ý còn kém, vốn ngôn ngữ, vốn kí hiệu ngôn ngữ còn hạn chế, việc hiểu một nội dung bài văn, bài thơ còn nhiều thiếu sót Do vậy các em thường mắc các lỗi sau khi viết chính tả:
Trang 6- Viết thiếu hoặc sai dấu thanh ví dụ như bạn be thì viết thành ban
be,cá kho viết thành cà kho;
- Viết sai tiếng từ, nhầm lẫn giữa các tiếng từ có cấu trúc gần giống
nhau Ví dụ như bàn viết thành bàng,và viết thành là;
- Viết thiếu tiếng có trong một câu Ví dụ “Trong đầm gì đẹp bằng sen” viết thành “Trong đầm đẹp bằng sen”
- Viết sai một số lỗi chính tả thông thường như sử dụng các phụ
âm đầu đặc biệt như: n/l, c/k, d/gi/r, ch/tr,
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Xuất phát từ những lỗi sai mà các em khiếm thính lớp 1B2 thường mắc phải, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau để giúp các em viết đúng hơn
2.1 Chuẩn bị của giáo viên.
Khi kết thúc phần học vần, sang phần chính tả, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về chất lượng viết chính tả của học sinh để có hướng uốn nắm
và giúp đỡ cho phù hợp với từng đối tượng vì ở lớp 1B2 ngoài học sinh
bị khuyết tật thính giác các em còn mắc phải một số bệnh khác kèm theo như: Mắt kém, tim, yếu cơ tay….vv.Từ đó tìm ra nguyên nhân giúp các
em học tốt hơn
Đối với các em có vấn đề về mắt cần sắp xếp chỗ cho hợp lý, ngồi theo hình vòng cung, ở giữa gần bảng nơi có ánh sáng tốt nhất
Đối với những em bị yếu cơ tay thì thường xuyên luyện tập cầm nắm các vật dụng mềm, dẻo
Trang 7Trước khi dạy bài mới giáo viên cần nắm vững kiến thức nội dung bài chính tả để có phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh giúp các em dễ ghi nhớ mà viết đúng chính tả
Giáo viên cần đọc kỹ nội dung bài chính tả nhiều lần, dự kiến các
từ khó dễ viết sai nếu học sinh chưa phát hiện khi chuẩn bị bài ở nhà
Chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi gợi ý cho phần bài viết và bài tập thực hành
2.2 Chuẩn bị của học sinh.
Đầu năm học giáo viên chuẩn bị cho học sinh trong lớp mỗi em 2 quyển vở học chính tả, một quyển ở lớp, một quyển ở nhà để ngày mai
có tiết chính tả thì hôm nay giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết trước bài vào vở ở nhà
Sau đó học sinh đọc nhiều lần nội dung bài chính tả và tìm các từ khó dễ viết sai trong bài, dùng bút chì gạch chân các từ khó và viết vào
vở nháp
Làm như vậy nhằm giúp cho học sinh hiểu nội dung bài chính tả, rèn luyện chữ viết từ đó các em sẽ viết nhanh và ít sai lỗi chính tả hơn
Ví dụ: Ngày mai học chính tả/ Trang 118/ Sách giáo khoa/ TV1 tập 2
Tập chép bài: “Hồ Gươm” đoạn từ “Cầu Thê Húc màu son … đến hết” thì tối nay học sinh về nhà phải viết đoạn chính tả đó vào vở ở nhà
và dùng bút chì gạch chân những từ khó, dễ viết sai như: “con tôm”,
“lấp ló”, xum xuê”, “cổ kính”, “gò đất” và viết những từ trên vào vở nháp
Trang 82.3 Luyện đọc thường xuyên:
Như chúng ta đã biết hầu như tất cả các bài chính tả đều được trích
từ bài tâp đọc vậy thì trước đó học sinh đã được giáo viên hướng dẫn cách đọc hình miệng và kí hiệu ngôn ngữ trong quá trình luyện đọc nên các em đã phần nào nắm được nội dung cũng như kí hiệu cơ bản của bài chính tả
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kỹ một đoạn văn, hay đoạn thơ cần phải chép chính tả; đọc nhiều lần và đọc trước ở nhà Việc đọc nhiều lần giúp các em ghi nhớ mặt chữ, ghi nhớ các kí hiệu ngôn ngữ, ghi nhớ ngôn ngữ hình miệng, ghi nhớ nội dung của đoạn Khi các em đã ghi nhớ được đoặn văn thì lúc viết chính tả các em sẽ hạn chế được việc viết thiếu từ, viết sai chữ, viết thiếu dấu thanh
Ví dụ: Chính tả / Trang 66/ Sách giáo khoa / TV1 tập 2
Tập chép: Nhà bà ngoại
Giáo viên cho học sinh về nhà đọc bài nhiều lần để các em nắm được nội dung cũng như các từ ngữ có trong đoạn văn Đặc biệt là những từ khó như: lòa xòa, thoang thoảng, thoáng mát Những từ này nếu các em không đọc kỹ, nhớ kỹ thì sẽ rất dễ viết sai, viết thiếu khi trình bày bài chính tả
2.4 Luyện viết nhiều lần:
Cho các em tập chép một đoạn văn, đoạn thơ nhiều lần hoặc chép nhiều đoạn khác nhau nhằm rèn cho các em kĩ năng viết chính tả Khi viết nhiều lần, các em sẽ ghi nhớ được cấu trúc của các tiếng, từ có trong đoạn văn nó gồm những con chữ nào ghép với nhau Từ đó các em sẽ hạn chế việc viết sai chính tả
Trang 9Ví dụ: Chính tả / Trang 57/ SGK Tiếng Việt 1 Tập 2
Tập chép bài: “Bàn tay mẹ” (từ “ Hằng ngày… đến Giặt một chậu
tã lót đầy” )
Khi học tập đọc “ Bàn tay mẹ” các em cũng đã được yêu cầu viết bài vào vở với mục đích giúp các em ghi nhớ mặt chữ Sau đó khi tìm hiểu nội dung bài các em sẽ ghi nhớ kí hiệu ngôn ngữ, ngôn ngữ hình miệng
Khi viết chính tả, các em được viết thêm lần nữa đoạn cần viết Ngoài ra các em còn được viết các từ khó như: “Hằng ngày”, “biết bao nhiêu”, “giặt” vào bảng con và được giáo viên chỉnh sửa lỗi trước khi chính thức viết bài
Sau khi viết xong, nếu viết sai giáo viên yêu cầu các em viết lại để sửa những lỗi đã sai trước đó
Như vậy các em được viết rất nhiều lần, từ đó các em sẽ có kĩ năng viết đúng chính tả những từ, tiếng dễ sai
2.5 Sử dụng đồ dùng trực quan, minh họa, mô phỏng:
Khi viết chính tả ở lớp 1 thì các bài viết thường lấy từ các bài tập đọc có trước đó Đối với các bài tập đọc, để hiểu nội dung thì thường có những tranh vẽ miêu tả nội dung của bài, ở trong sách giáo khoa cũng
có, hoặc có những bài miêu tả về một đồ vật, con vật, sự vật, thì chúng
ta nên có những đồ dùng dạy học phù hợp Điều đó giúp các em hình dung rõ hơn về nội dung bài và sẽ khắc sâu được một số cụm từ chính có trong bài Như vậy học sinh sẽ nắm được một phần nào đó về cấu tạo các tiếng, từ, để khi viết chính tả các em sẽ không bị hiểu sai các kí hiệu
Trang 10ngôn ngữ, ngôn ngữ hình miệng của một số từ, cụm từ chính và khi nghe viết các em có thể viết đúng từ theo kí hiệu ngôn ngữ, ngôn ngữ hình miệng
Ví dụ: Chính tả / Trang 93 / SGK Tiếng Việt 1 tập 2
Tập chép: “ Hoa sen”
Trong bài này khi dạy giáo viên sử dụng một bông sen thật yêu cầu học sinh quan sát thì sẽ thấy được: Lá sen màu xanh, bông sen màu trắng, nhị sen màu vàng từ những quan sát trực tiếp đó sẽ giúp các em hiểu nội dung và viết đúng từ hơn
2.6 Thảo luận, trao đổi:
Giáo viên có thể hỏi học sinh về kí hiệu ngôn ngữ, ngôn ngữ hình miệng của từ nào đó để các em trả lời; hoặc yêu cầu các em viết các từ, cụm từ sau khi giáo viên thể hiện bằng kí hiệu ngôn ngữ, ngôn ngữ hình miệng,trước khi giáo viên cho các em viết chính tả Hoặc giáo viên đưa
ra một số tình huống cụ thể cho học sinh phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa, các từ đồng nghĩa khác âm, các từ có kí hiệu ngôn ngữ giống nhau,… Có thể thảo luận theo nhóm đôi, nhóm ba, sau đó các nhóm nêu ý kiến bổ sung cho nhau
Trang 11Hình 1: Hoạt động thảo luận nhóm.
2.7 Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm:
Giáo viên cho học sinh những câu hỏi lựa chọn để điền đúng chữ hoặc vần đối với những chữ, vần đặc biệt như: x/s, ch/tr, g/gh, c/k, r/d/gi, an/ang, iên/ iêng, ươm/ươn,
Ví dụ: Phần luyện tập / SGK/ Trang 69/ TV1 tập 2
Điền chữ: tr hay ch?
Khoanh tròn chữ cái đặt trước đáp án đúng
1 Thi ….ạy
a. ch
b. tr
2 … anh bóng
a. ch
b. tr
Trang 12Như vậy học sinh sẽ có nhiều cơ hội được thử và lựa chọn những đáp áp mà mình cho là đúng nhất để khoanh vào
2.8.Tạo hứng thú học tập cho học sinh:
Đối với học sinh tiểu học thì việc tạo hứng thú học tập cho các em đóng một vai trò rất quan trọng nhất là các em học sinh lớp 1 và càng cần thiết hơn với các em học sinh khiếm thính bởi vì sự tập trung chú ý của các
em rất hạn chế so với học sinh bình thường
Trong giờ học chính tả, để cho học sinh hứng thú khi học sinh phát biểu đúng, làm đúng các bài tập giáo viên cần động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời bằng cách vỗ tay, món quà nhỏ,hay bông hoa điểm 10…, tùy vào sư tiến bộ của từng em mà áp dụng cho phù hợp với tiết dạy
Phần luyện tập trong môn Chính tả cũng rất quan trọng, để học sinh làm tốt phần luyện tập giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp thích hợp tùy theo nội dung bài tập để gây hứng thú cho học sinh có thể tổ chức cho học sinh làm theo cá nhân, tổ, nhóm hoặc tạo thành những trò chơi vui học có ích
Ví dụ: Chính tả/ trang/102/ SGK/ TV1- tập 2
Bài: “Chuyện ở lớp”
Phần bài tập: Điền chữ c hay k?
Túi …ẹo; Quả ….am; Qua ….ầu; Thước…ẻ; lá…ọ; Nụ …ười;
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “tiếp sức”, trước tiên giáo viên nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh cách chơi, quy định thời gian, chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 4 em, chia bảng thành 2 cột ghi sẵn bài