Nhân tố từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 51)

6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu

3.1.1. Nhân tố từ phía gia đình

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là từ phía bản thân gia đình của các em. Gia đình luôn được coi là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của con người. Đây là môi trường đầu tiên con người tiếp xúc trong quá trình xã hội hoá và cũng là môi trường quan trọng nhất, có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Trong gia đình, đứa trẻ học hỏi và ghi nhận thông tin đầu tiên về những tương quan xã hội và ý thức được các giá trị xã hội: biết phân biệt tốt, xấu, sai trái, những gì được phép làm và không được làm để phù hợp với chuẩn mực

chung của gia đình, đồng thời rèn luyện khả năng phán đoán, suy luận, tìm hiểu thế giới xung quanh. Những chuẩn mực đầu tiên này trẻ học được trước hết từ ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...rồi tiếp đến mới là những môi trường xung quanh như bạn bè, hàng xóm khi trí tuệ phát triển, thúc đẩy nhu cầu khám phá, hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh trẻ. Do vậy, có thể nói, mọi đứa trẻ đều mang dấu ấn nhất định của gia đình. Nhân cách của đứa trẻ chịu ảnh hưởng từ những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ.

Trước những biến động và tác động của xã hội, nếu gia đình luôn giữ được vai trò là thành trì an toàn, vững chắc, là môi trường sống, giáo dục nhân cách, chuẩn mực hành vi tốt đẹp cho con trẻ thì sẽ kiểm soát và định hướng thực hiện hành vi của con em mình. Như vậy, một gia đình tốt thì trẻ em sẽ phát triển toàn diện, trở thành một thành viên có ích cho xã hội. Trái lại, gia đình không tốt, không an toàn và vững chắc trước những tác động của môi trường xã hội sẽ tác động đến việc hình thành sự sai lệch trong nhân cách cách của trẻ. Có thể thấy, hầu hết các em có hành vi vi phạm pháp luật đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, chứa đựng trong đó nguyên nhân của những hành vi mà các em thực hiện. Chức năng giáo dục con của nhiều gia đình hiện nay chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Việc thực hiện tốt chức năng giáo dục trong gia đình cũng chính là góp phần quan trọng trong định hướng, giáo dục trẻ em tiếp thu những giá trị chuẩn mực tích cực tạo tiền đề thực hiện tốt quá trình xã hội hóa ở giai đoạn này. Nhưng trên thực tế, qua khảo sát 200 mẫu nghiên cứu chúng tôi lại cho thấy con số rất đáng báo động.

Bảng 3.1. Các nội dung giáo dục của cha mẹ với trẻ em ở trung tâm giáo dƣỡng số 2

Nội dung giáo dục

Mức độ

Thường

xuyên thoảng Thỉnh Hiếm khi

Không bao

giờ Tổng

1.Truyền thống đạo đức đân tộc 5,3% 12,9% 26% 55,8% 100%

2. Pháp luật 3,2% 15,7% 25% 56,1% 100%

3. Truyền thống văn hóa ứng xử 7,5% 11% 35% 46,5 100%

4. Tôn ti trật tự gia đình 6,7 % 16,5% 32% 44,8% 100%

5.Thương yêu đùm bọc lẫn nhau

5,5% 10,3% 26,5% 42,3% 100%

Hầu hết trong các nội dung giáo dục con cái khi được hỏi thì cả 5 nội dung ở mức độ "không bao giờ cha mẹ giáo dục" đều trên 40%, trong đó cao nhất là nêu gương tốt cho con học tập là nội dung cha mẹ ít giáo dục con nhất. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương tốt. Giáo dục con bằng phương pháp nêu gương từ xưa đến nay được rất nhiều gia đình sử dùng trong việc uốn nắn các con, nhưng đối với nhưng đứa trẻ ở trung Giáo dưỡng số 2 thì hầu như các em không được cha mẹ giáo dục bằng phương pháp này.

Qua khảo sát nghiên cứu tại trung tâm giáo dưỡng số 2 cho thấy, 64.5% ý kiến cho rằng, người thân trong gia đình các em thường xuyên thực hiện một trong số các hành vi: đánh bạc, sử dụng ma tuý, uống rượu, trộm cắp; 25% ý kiến trả lời thỉnh thoảng; chỉ có rất ít ý kiến cho rằng gia đình các em không có ai thực hiện các hành vi nêu trên. Số ít này là những trường hợp thuộc về các em sống trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Mặc dù, sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá giả, nhưng do cha mẹ mải mê làm ăn, không có thời gian và ý thức dành cho việc chăm sóc, quan tâm đến con cái, nên dẫn đến việc các em không chịu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chơi bời lêu lổng, sống buông thả và không biết quý trọng giá trị đồng tiền. Nhiều bậc phụ huynh có quan điểm: chỉ cần biết có tiền cho con là con cái sẽ tốt đẹp trong tương lai, vì vậy, họ chỉ lao vào kiếm tiền mà phó mặc con em mình cho nhà trường, xã hội, thậm chí là người giúp việc trong gia đình. Hầu hết các mối quan hệ của con với bạn bè đều không được cha mẹ quan tâm đến (75%), với nhà trường thì có đến 82% các em trả lời cha mẹ không bao giờ liên lạc với thầy cô giáo chủ nhiệm để hỏi về tình hình của con. Còn những trường hợp cha mẹ có liên hệ với thầy cô giáo ở trường là vì khi các em vi phạm cha mẹ được nhà trường mời đến "Bố mẹ em không bao giờ hỏi em học hành thế nào, chỉ thấy em cắp cặp đi học đều, xin tiền đi học thêm thì biết là em đang đi học. Cũng vì một lần em đánh nhau với thằng bạn cùng lớp, no bị vỡ đầu phải vào viện cấp cứu, nhà trường và công an mời bố mẹ đến thì lúc đó bố mẹ em mới biết em có nhiều thành tích bất hảo. Vì nhiều lần thầy cô mời phụ huynh đến gặp hay phải viết bản kiểm điểm em đều thuê ông xe ôm gần trường" (PVS số 5, 15 tuổi, nam, trộm cắp, )

Khi các em bị bạn bè xấu lợi dụng, lôi kéo, các em rất dễ bị sa ngã. Hơn nữa điều kiện kinh tế hạn hẹp của gia đình, sự thiếu quan tâm của cha, mẹ sẽ là một môi trường thuận lợi cho việc các em rơi vào con đường vi phạm pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ giao cho con mình việc tự chăm sóc bản thân, tự thực hiện các nhu cầu cá nhân như: ăn, mặc, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt từ rất sớm bằng cách thường xuyên cho các em tiền mà không hề có sự kiểm soát việc chi tiêu. Chính điều này đã là một nguyên nhân dẫn đến việc các em dễ sa ngã vào con đường vi phạm pháp luật do việc sử dụng đồng tiền không đúng mục đích, bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. Có trường hợp việc xin tiền, thậm chí lấy trộm của cha mẹ quá dễ dàng, khiến các em rơi vào việc tiêu xài hoang phí, nghiện hút, khi không còn đủ tiền thì trộm cắp, cướp tài sản. 39% trẻ em được hỏi cho rằng, các em thường xuyên được bố mẹ cho tiền để tiêu xài:

"Bố mẹ em làm nghề buôn bán thú rừng, em là con một nên bố mẹ em rất chiều, em xin tiền là bố mẹ em cho ngay, ban đầu thì một ít, sau em xin nhiều với lý do mua sách, đi sinh nhật bạn. Thỉnh thoảng, khi "ăn" được chuyến hàng ngon, bố em lại cho em ít tiền. Ban đầu, em cũng chỉ đi đánh điện tử, sau bị bạn bè rủ rê, em lấy trộm tiền của bố rồi bỏ nhà đi chơi". (PVS số 6, 14 tuổi, nam, cố ý gây thương tích)

Cha mẹ là tầm gương để con trẻ noi theo, do đó, cha mẹ không gương mẫu có thể hình thành một đứa trẻ thiếu hoàn thiện về nhân cách. Sự không gương mẫu của cha mẹ có thể thể hiện thông qua việc: cha mẹ có lối sống không lành mạnh; có hành vi sai lệch về đạo đức; có hành vi vi phạm pháp luật. Sống trong môi trường gia đình thiếu sự giáo dục, ngay từ nhỏ các em đã phải tiếp xúc và chịu tác động từ những điều kiện này. Nhiều em đã quen với những lời lẽ thiếu văn hoá của cha, mẹ và những hành vi lệch chuẩn của những người xung quanh, cũng như tấm gương về việc thiếu giáo dục, chơi bời, lười lao động mà người lớn mang lại. Điều này làm nảy sinh tâm lý và hành vi tiêu cực ở các em như: không thích học, làm theo cha mẹ và những người xung quanh, đua đòi, thích hưởng thụ, cờ bạc, rượu chè, thậm chí cả nghiện hút, chửi thề và tính ranh mãnh, côn đồ, lừa đảo. "Quá chán với cảnh gia

đình, em chẳng còn thích học, em thường trốn học vào quán "nét" và tụ tập với bạn chát trên phố Hàng Than. Bọn em đi chôm đồ của khách du lịch để tiêu xài, có khi cả tuần em chẳng về nhà".(PVS số 7, 13 tuổi, nam, trộm cắp).

Khi được hỏi về một số loại hành vi tiêu cực đã từng thực hiện, hầu hết các em đều trả lời đã nhiều lần thực hiện các hành vi này.

Bảng 3.2. Các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em vi phạm pháp luật ở trung tâm giáo dƣỡng số 2 Hành vi Trả lời Uống rượu 74% Đánh bạc 46% Hút thuốc 96.6% Đánh nhau 93% Chửi thề 99.5%

Chát và chơi game trên mạng Internet 87%

Sử dụng ma tuý 28%

Xem phim kích động bạo lực, tình dục 82%

Mại dâm (mua dâm) 18.4%

Qua bảng số liệu có thể thấy hành vi hút thuốc, đánh nhau, chửi thề là những hành vi được trẻ thực hiện nhiều nhất chiếm hơn 90%. Bên cạnh đó hành vi sử dụng ma túy chiếm 28%. Như ở trên đã phân tích, hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật đều được chứng kiến hành vi lệch chuẩn từ những người thân trong gia đình như: đánh bạc, sử dụng ma túy, chửi tục, hút thuốc lá... Ban đầu là trẻ có thể là tò mò, bắt chước hành vi lệch chuẩn của những người thân, nhưng càng về sau cùng với quá trình thẩm thấu các hành vi lệch chuẩn mà trẻ thường xuyên được chứng kiến, được nghe, trẻ thực hiện các hành vi lệch chuẩn một cách tự nhiên mà dường như không nhận thức được. Như vậy, sự tác động giữa cha mẹ với con cái là rất quan trọng vì đây là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa, nhất là khi mà trẻ ở độ tuổi chưa hoàn thiện đầy đủ về nhận thức và năng lực hành vi.

Ngoài ra, có nhiều em còn bị chính bố mẹ của mình ép buộc phải thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, cướp giật, vận chuyển ma tuý, vận chuyển hàng lậu…Do ít bị người khác nghi ngờ, nên các em đồng thời cũng là một chân rết được yêu cầu giao Hêrôin đến những địa điểm khác nhau. "Lúc đầu em cũng chỉ làm theo yêu cầu của bố, mang mấy gói bánh đến những nơi đã ghi trong địa chỉ. Em không biết trong đó có Hêrôin. Về sau này mới biết, nhưng nó cũng bình thường, em nghĩ cũng chỉ như sang nhà hàng xóm vay gạo thôi. Dần dần, ngày nào bố em cũng sai em đi. Khi thì để trong túi quần đùi, khi thì cho vào trong cặp, khi để dưới giầy, nhét trong bao thuốc...mỗi lần một kiểu". (PVS 14, 15 tuổi, nam, vận chuyển trái phép chất ma túy)

Không ít trường hợp, bản chất các em là những trẻ ngoan, có ý thức nhưng do sự khủng hoảng tâm lý, sự chán chường khi gia đình đổ vỡ, anh em ly tán, thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè xấu đã khiến các em sa ngã vào con đường phạm pháp. Những đứa trẻ thiếu một mái nhà bình yên, chúng trở thành đối tượng để người cha trút bỏ hận thù với người mẹ hoặc ngược lại. Chúng luôn bị dằn vặt về tình cảm, phân vân không biết nên đứng về bên nào, bố hoặc mẹ. Qua khảo sát cho thấy kết quả như sau:

Biểu đồ số 7: Mối quan hệ của trẻ em vi phạm pháp luật với những ngƣời thân trong gia đình ở trung tâm giáo dƣỡng số 2

4.8 2.4 1

9.1 0.91.8

14.5 65.5

Sống cùng ông bà Sống cùng anh chị em ruột

Sống cùng cô, dì, chú, bác Sống với cha mẹ nuôi

Sống với cha dƣợng mẹ kế Sống một mình

Như vậy, có đến 34.4% các em sống trong hoàn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc của cha mẹ đẻ. Những số liệu trên đây cho chúng ta thấy, nguy cơ vi phạm pháp luật ở các em thiếu sự chăm sóc của cha mẹ là rất cao. Sống trong hoàn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc của cha mẹ, các em không được giáo dục toàn diện, thiếu điều kiện vật chất cơ bản để được chăm sóc sức khỏe cũng như học tập, vui chơi và cùng với quá trình thẩm thấu các hành vi lệch chuẩn một cách tự nhiên từ những người thân trong gia đình là một trong những con đường đưa em đến việc phạm tội mà nhiều em không nhận thức được. Rất nhiều em khi vào trung tâm giáo dưỡng rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý "đối với các em nữ đang tuổi mới lớn, thiếu bàn tay chăm sóc của gia đình, đặc biệt là người mẹ, là một thiệt thòi lớn đối với các em. Từ những "nữ quái" ở ngoài đời, khi vào đây, các cô bé dưới bàn tay chăm sóc của các thầy cô đã trở lại vẻ thùy mị, dịu dàng con gái".(PVS số 1, 39 tuổi, nữ, Cán bộ )

Nhiều em không nhận được sự quan tâm của những người thân, do đó, sống thiếu kỷ luật, mặc cảm, tự ti, thậm chí còn tỏ ra nóng nảy, dễ giận hờn. Cha mẹ ly hôn, sống với cha dượng, nhiều em còn bị ngược đãi, đánh đập, xúc phạm. Chính cách đối xử phân biệt và thiếu tình thương của những người cha thay thế đã nuôi dưỡng nỗi hận thù trong lòng các em ngày một lớn thêm. "Bố mẹ em bỏ nhau, em theo mẹ sống với bố dượng, bố dượng em làm nghề mổ lợn. Ông ấy uống rượu say suốt ngày, thỉnh thoảng lại đánh đập mẹ con em. Lần đó, khi đi đâu về, nồng nặc mùi rượu, mẹ em cằn nhằn gì đó, ông ta lao vào mẹ em đấm đá túi bụi. Trong lúc căm ức không thể chịu được em đã cầm con dao chọc tiết lợn xông vào chém bố dượng" (PVS số 8, 15 tuổi, nam, cố ý gây thương tích). Sau khi có những hành vi rất nguy hiểm mỗi em có cảm xúc rất khác nhau. "Sau lúc đó, em cũng rất sợ, vì thấy lưng bố dượng đầy máu, ông ấy nằm vật ra nhà, em tưởng ông ấy chết rồi nên bỏ trốn. Nhưng lúc đó em không hối hận vì ông ta không xứng đáng làm bố của em"

(PVS số 13, 14 tuổi, nam, cố ý gây thương tích). Có thể nói, chính cuộc sống gia đình với người cha dượng bạo lực đã biến các em từ một đứa trẻ hiền lành trở thành một con người của sự thù hận và được coi là nguy hiểm cho xã hội. Biểu đồ sau đây cho thấy mức độ đánh mắng của cha mẹ đối với trẻ em:

Biểu đồ số 8. Mức độ trẻ em vi phạm pháp luật bị cha mẹ đánh, mắng ở trung tâm giáo dƣỡng số 2

36,5

61,5

2 0

Rất thường xuyên bị bố mẹ đánh mắng Thường xuyên bị bố mẹ đáng mắng

Thỉnh thoảng bị bố mẹ đánh mắng Chưa từng bị bố mẹ đánh mắng (0%)

Nhìn vào biểu đồ cho thấy trẻ em đang giáo dục tại trường Giáo dưỡng số 2, thường xuyên và rất thường xuyên bị bố mẹ đánh mắng. Đáng chú ý là chưa từng có em nào trong khi chúng tôi hỏi trả lời là chưa từng bị đánh mắng. Đánh mắng con khi mà con phạm một lỗi nào đó là một cách mà cha mẹ thường hay lựa chọn để giáo dục con, xong về lâu dài phương pháp giáo dục này không phải là phương pháp tối ưu nhất. Ở những lứa tuổi và ở những thời điểm khác nhau của con trẻ, cha mẹ nên chọn cách giáo dục con phù hợp. Đặc biệt, khi con đã bắt đầu nhận thức được nhiều vấn đề thì phương pháp khuyên răn các con lại mang lại hiệu quả cao hơn. Việc bị đánh, mắng liên tục khiến nhiều em trở thành chai sạn cảm xúc, không

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)