Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 34 - 36)

6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu

1.5.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại trung tâm giáo dưỡng số 2, Yên Mô, Ninh Bình với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ và giáo viên trực tiếp tham gia công tác giáo dục học sinh tại Nhà trường. Đây là một mái trường rất đặc biệt, sự đặc biệt ở chỗ: Trường không mong muốn có học sinh; các thầy cô luôn mặc quân phục của ngành công an; học sinh là những trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 và đều thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nhất định. Tiền thân của trung tâm là trường phổ thông Công Nông nghiệp I tại Lào Cai. Năm 1980, trường được xây dựng tại Mai Sơn, Tam Điệp, Hà Nam Ninh (Yên Mô, Ninh Bình ngày nay) theo nghị định số 816/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ. Ngày 26 tháng 4 năm 1996, Trường Công Nông nghiệp I chính thức đổi tên thành trung tâm giáo dưỡng số 2. Trung tâm giáo dưỡng số 2 trực thuộc Bộ Công an, các thầy cô cũng hầu hết là cán bộ, chiến sĩ công an đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Trường hiện có 135 thầy cô, thường xuyên quản lý, nuôi dạy từ 800 đến 1.000 em. Trong đó, 52% cán bộ, giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên; 48% cán bộ giáo viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Về cơ cấu tổ chức của trung tâm gồm: Ban Giám hiệu (một hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng); 7 phòng ban trực thuộc trực tiếp Ban Giám hiệu. Trung tâm giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội (Điều 2, Nghị định 33/NĐ-CP ngày 14/4/1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế trường giáo dưỡng). Sở dĩ chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu về địa bàn tại trung tâm giáo dưỡng số 2 bởi đây là một môi trường thực hiện rất tốt chức năng nuôi dưỡng và giáo dục với trẻ em vi phạm pháp luật. Hoạt động giáo dục của trung tâm tập trung vào việc tổ chức dạy văn hoá cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 với các chương trình tiểu học xoá mù, trung học cơ sở, bổ túc. Bên cạnh đó, trung tâm giáo dưỡng số 2 còn thực hiện chức năng giáo dục hướng nghiệp cho các em học sinh. Khi mới vào trường, học sinh được tổ chức thành một đội với mục tiêu

nhằm ổn định tâm lý, làm quen với nội quy và môi trường giáo dục. Sau một tháng các em sẽ được phân về 21 đội, mỗi đội có một giáo viên chủ nhiệm để tổ chức cho các em lao động và học nghề. Các nghề phổ biến các em được học như: cắt tóc, sửa chữa xe máy, hàn, tiện nguội, nuôi trồng thuỷ sản, may mặc, trồng rau... Đây là hình thức có hiệu quả để giúp các em có nghề nghiệp nuôi sống bản thân mình và trở thành công dân có ích cho xã hội khi trở về với cộng đồng. Hàng năm, trung tâm tổ chức nhiều phong trào thi đua, tọa đàm, diễn đàn, các giải thể thao giao lưu giữa các trung tâm giáo dưỡng với nhau. Trong những năm qua, trung tâm đã đón nhận, giáo dục hàng chục ngàn các em học sinh, trong đó nhiều em sau khi ra trung tâm đã được trung tâm hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần, từ đó, nhiều em đã làm lại được cuộc đời mình. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng việc thực nhiệm vụ với trung tâm là rất khó khăn và phức tạp, bởi lẽ, đối tượng giáo dục ở đây là những người chưa thành niên, mang tính đặc thù cao về tâm lí và lứa tuổi.Bên cạnh đó trung tâm còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý, tổ chức lao động cho học sinh. Với số lượng cán bộ, giáo viên hạn chế, trung tâm đang phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song, với mục tiêu: "quản lý tốt để giáo dục tốt", Ban Giám hiệu đã lãnh đạo tập thể cán bộ, giáo viên của trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Chính phủ trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều bằng khen của đơn vị chủ quản - Cục Quản lý Trại giam (V26), Bộ Công an.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở TRUNG TÂM GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 34 - 36)