Lý thuyết xã hội hoá

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 26)

6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu

1.3.1.Lý thuyết xã hội hoá

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hoá, nhưng chúng tôi tiếp cận với định nghĩa của nhà khoa học người Mỹ Joseph H. Fichter: "Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó" [8, tr. 258-259]. Còn theo nhà xã hội học người Nga G. Andreeva thì: "Xã hội hóa là quá trình hai mặt. Môt mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác các cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào hoạt động và t hâm nhập vào các mối quan hệ xã hội" [8, tr. 258-259]. Theo cách tiếp cận của lý thuyết này, xã hội hóa là một quá trình diễn ra không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời con người. Với những đặc trưng mang tính sinh học của tuổi tác, mỗi giai đoạn của cuộc đời lại có những đặc điểm và đòi hỏi riêng của quá trình xã hội hóa. Con người không chỉ tiếp thu những khuôn mẫu có sẵn mà còn tái tạo chúng cho phù hợp với các vai trò của mình. Như vậy, ở giai đoạn này những tác nhân quan trọng tham gia vào quá trình xã hội hóa là gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội.

Đối với trẻ em, gia đình và nhà trường là hai môi trường có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc hình thành nhân cách ở độ tuổi của các em. Tuy nhiên, với trẻ em vi phạm pháp luật thì môi trường xã hội nhiều trường hợp lại có tác động mạnh mẽ nhất. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng lý thuyết xã hội hoá trong việc nghiên cứu những ảnh hưởng của môi trường gia đình và xã hội đối với tâm lý và quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ.

1.3.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Tiêu biểu cho lý thuyết tương tác biểu trưng là tác giả G. Mead và sau này là Herbert Blumer (1969), một trong những nhà tương tác biểu trưng chủ chốt là là học trò của Mead, tương tác luận biểu trưng dựa trên ba luận đề.

Thứ nhất, con người hành động trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tượng và sự kiện hơn là hành động nhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngoài như các động lực xã hội hay với những kích thích bên trong như các bản năng. Do đó, tương tác luận biểu trưng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận mang tính thiết chế xã hội [33, tr. 18-25].

Thứ hai, các ý nghĩa nảy sinh từ quá trình tương tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành động tương lai. Các ý nghĩa được sáng tạo, cải biến, phát triển và thay đổi trong các tình huống tương tác hơn là được cố định và xác định trước. Trong quá trình tương tác, chủ thể không tuân thủ một cách nô lệ các chuẩn mực được xác định trước, cũng không máy móc thực hiện các vai trò được thiết lập chính thức.[33, tr. 18-25]

Thứ ba, các ý nghĩa là kết quả của những thủ tục lý giải mà các chủ thể thực hiện trong bối cảnh tương tác. Bằng việc đóng vai trò của người khác, chủ thể lý giải các ý nghĩa và ý định của người khác. Bằng cơ chế “tự tương tác”, các cá nhân biến cải hoặc thay đổi các xác định của họ về tình huống, nhẩm lại các chuỗi hành động thay thế hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ. Như vậy, các ý nghĩa chỉ đạo hành động nảy sinh trong quá trình tương tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp.[33, tr. 18-25]

Áp dụng vào lí giải: Sự nhận thức, thái độ, hành vi của cha mẹ, của thầy cô, của những người bạn sẽ tác động đến nhận thức, hành vi của trẻ. Nếu sự nhận thức đúng đắn, hành vi phù hợp của cha mẹ và thầy cô sẽ giúp trẻ có những định hướng tốt. Bởi vì trẻ không chỉ tiếp thu thụ động những gì mà các em được giáo dục mà còn chủ động hình thành nên những suy nghĩ, hành động theo những điều mà các em cho là đúng đắn.

1.3.3. Lý thuyết gán nhãn

Là một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng, qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn hiệu. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Đáng lưu ý rằng con người có thể bị gán nhãn hiệu lệch lạc khi họ tham gia vào tình huống mà họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có trách nhiệm. Lý thuyết gán nhãn hiệu đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của người khác, nó cũng đưa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở người này bị xem là lệch lạc trong khi hành vi tương tự ở người khác thì lại không. Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của người mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến sự lệch lạc tiếp theo. [33]

Lý thuyết này sẽ được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu những ảnh hưởng của quan niệm, cách nhìn nhận đánh giá của xã hội về quá khứ, yếu tố nhân thân của trẻ em vi phạm pháp luật đối với sự hình thành tâm lý và những hành vi lệch chuẩn của chúng. Ngoài ra lý thuyết này cũng được áp dụng trong việc đánh giá khả năng giáo dục để tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em vi phạm pháp luật.

1.4. Một số nét đặc trƣng về tâm lý trẻ em

Trước khi đi nghiên cứu về tâm lý trẻ em vi phạm pháp luật, chúng ta cần xem xét các vấn đề về tâm lý lứa tuổi. Các kết quả thống kê đã chỉ ra rằng, đa số các trường hợp vi phạm pháp luật ở trẻ em đều rơi vào khoảng độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, một số ít trường hợp rơi vào lứa tuổi từ 13 tuổi trở xuống. Vì vậy, tìm hiểu về tâm lý trẻ em vi phạm pháp luật, ngoài việc nghiên cứu tâm lý trẻ em nói chung, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu và lý giải các hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi 14 đến dưới 18 là lứa tuổi tập trung nhiều nhất các hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ em. Theo tác giả Hà Thị Thư [26], có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia độ

tuổi của các giai đoạn phát triển, trong đó quan điểm của tâm lý học mác-xít phân chia lứa tuổi vị thành niên thành hai giai đoạn: giai đoạn thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi, giai đoạn đầu thanh niên từ 15 đến 18 tuổi với những đặc trưng về tâm lý riêng biệt.

Thứ nhất, giai đoạn thiếu niên (từ 11 đến 15 tuổi)

Ở độ tuổi này, về mặt sinh lý, cơ thể đang diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính không cân đối. Có sự phát triển mạnh mẽ về tầm vóc cả về chiều cao, hệ cơ và hệ xương, nhưng không có sự cân đối giữa chiều cao và cơ bắp, khiến cho trẻ chưa có khả năng làm việc bền bỉ, dẻo dai. Hơn thế, các cử chỉ, động tác còn lóng ngóng, vụng về. Sự phát triển về tính dục bắt đầu diễn ra nhanh chóng ở cả nam và nữ. Do đó, sự tò mò băn khoăn về bản thân và giới tính là không tránh khỏi. Nhiều em muốn tìm hiểu khả năng hoạt động tình dục của mình, nếu không được cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ các em sẽ bằng mọi cách để khám phá những thắc mắc đó.

Về mặt tâm lý tình cảm, các em bắt đầu có các tư duy trừu tượng, khối lượng tri giác tăng lên, các em có khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin ở mức độ cao. Các em bắt đầu xuất hiện ý thức mình không còn trẻ con nữa, nên trong hành động luôn muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường thường quan tâm đến sự thay đổi về cơ thể, nhất là các em gái. Các em cũng rất dễ tỏ ra băn khoăn, lo lắng hay buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Lúc này, các em bắt đầu quan tâm đến người khác giới và nảy sinh những rung cảm, xúc cảm mới lạ. Các em bắt đầu coi trọng tình bạn và mong muốn được chấp nhận và khẳng định được vị trí của mình trong nhóm bạn. Bên cạnh đó, các em thường rất sợ bị tẩy chay trong nhóm bạn, nên cố gắng điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực nhóm. Đây là thời kỳ cam go và có nhiều đột biến trong tâm lý của các em, có thể dẫn tới khủng hoảng, người lớn thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc hoặc giáo dục thanh, thiếu niên ở độ tuổi này. Do hoạt động của hệ thần kinh chưa cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế khiến các em không tự kiềm chế được bản thân trước những

kích thích mạnh. Vì vậy, trẻ em thường có những phản ứng quyết liệt, hành động thiếu sự tự chủ, thích các hoạt động tụ tập, vui vẻ, luôn tò mò, muốn khám phá. Các em rất dễ bị kích thích, lôi kéo và có thể tham gia vào các nhóm xã hội không tốt, thậm chí làm trái pháp luật vì suy nghĩ nông nổi. Về cảm xúc, lứa tuổi này rất hay có thay đổi về tâm trạng, rất dễ vui và cũng rất dễ buồn, cáu giận mà không có lý do rõ ràng. Sự thay đổi về trạng thái tâm lý cũng diễn ra một cách nhanh chóng cùng với đặc điểm dễ bị kích động dẫn đến những xúc động mạnh như: quá vui đến mức quậy phá, la hét, buồn ủ rũ, thậm chí ở các em gái còn rất dễ khóc. Sự thay đổi về trạng thái cảm xúc nhanh chóng, khiến các em đôi lúc có những mâu thuẫn trong hành vi. Ở các em, cũng dễ phát sinh nhiều mâu thuẫn với chính mình và những người khác. Bản thân chính các em, đôi lúc cũng tỏ ra bất đồng với những quan điểm mà mình đã thừa nhận và bảo vệ trước đó. Trước một vấn đề mới, các em luôn cố gắng xem xét theo cách nhìn nhận vấn đề của riêng mình và thường thích đi ngược lại các quan điểm truyền thống. Đồng thời, ra sức bảo vệ đến cùng cho các quan điểm mà mình đã đưa ra, mặc dù có thể những quan điểm, cách làm của các em không có tính thuyết phục. Các em đã bắt đầu ý thức về cái tôi cá nhân, điều đó thể hiện qua cách ăn mặc và ứng xử trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè. Nhiều em có sở thích độc đáo và muốn chỉ duy nhất mình là người sở hữu phong cách ăn mặc riêng, thậm chí những gì mà các em thể hiện là điều không thể chấp nhận ở người lớn. ở độ tuổi này, các em có sự phát triển một cách mạnh mẽ tính độc lập, không thích sống bó buộc trong khung cảnh gia đình mà muốn tách mình ra khỏi sự quản lý và kiểm soát của gia đình, tìm kiếm những mối quan hệ với bạn bè cùng lứa. Đặc biệt, ở một số em có tâm lý không thích được sự quan tâm quá mức ở cha mẹ và không tỏ ra hài lòng khi cha mẹ luôn coi các em còn quá bé nhỏ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này các em còn quá nhỏ, chưa có kinh nghiệm sống và vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, gia đình. Nhu cầu về tình bạn trở lên quan trọng, các em bắt đầu nhận thấy cần cộng tác với nhau, không chỉ trong những trò nghịch ngợm, mà cả trong các việc nghiêm túc như học tập, sinh hoạt và điều đặc biệt là các em bị ảnh hưởng bởi thái độ và hành vi của nhóm bạn. Các em có khuynh hướng muốn làm

người lớn, nên thường bắt chước người lớn trong cách thể hiện hành vi và thái độ, nhất là đối với các em là anh, chị lớn trong gia đình. ở các em, cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong tâm lý. Điều đó thể hiện ở việc các em muốn thể hiện quan điểm và sự lập luận riêng, đòi hỏi ở người lớn sự đối xử bình đẳng. Lúc này, cũng xuất hiện sự "khủng hoảng" trong tâm lý tuổi thiếu niên với những biểu hiện như bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời hoặc trầm uất...khi thì thủ thế, phòng vệ trong một thứ “vỏ sò kiên cố” do chính các em tự dựng lên để đối phó với ngoại cảnh; khi thì bùng nổ những khiêu khích, chống đối rất ngô nghê bằng những hành động như dứt khoát không chịu ngủ trưa, không chịu ăn món cá, không chịu bỏ áo trong quần, không gài nút áo cổ... nếu như bị người lớn bắt buộc. Điều đó là do thiếu niên có sự thay đổi về vị trí xã hội và ở vị trí trung gian giữa người lớn và trẻ em. Do đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy ở lứa tuổi này các em tỏ ra lì lợm, khó bảo, thích cãi lời cha mẹ. Giai đoạn này, các em rất muốn tìm những người nổi tiếng xung quanh để tôn sùng như những thần tượng. Với các em trai, có thể thần tượng là một cầu thủ bóng đá nếu các em mê chơi môn túc cầu, bản thân sẽ bắt chước lối chơi bóng, đầu tóc, số áo và cả đến những sở thích nho nhỏ của cầu thủ thần tượng ấy, không những ở các mặt tốt mà luôn cả các tật xấu. Với các em gái, thần tượng lại có thể là một diễn viên ngôi sao, một người mẫu thời trang, một nữ ca sĩ đang nổi tiếng. Các em sẽ nhanh chóng thay thế bằng một thần tượng khác cùng loại hoặc chuyển hẳn sang lĩnh vực khác, miễn là hợp với thị hiếu thời thượng của đám đông quần chúng, của bè bạn cùng trang lứa, và nhất là phải hợp với các sở thích cũng luôn tạm bợ, nhất thời của bản thân các em. Tuy nhiên, cái còn đọng lại và đi vào tiềm thức các em thì sẽ vô cùng tai hại nếu những ấn tượng đó đã kịp ăn sâu, trở thành một kiểu ứng xử, thái độ sống, cung cách hành động và trở thành thứ lý tưởng sống, nhất là trong trường hợp trẻ cố gắng đồng hoá mình với một "người hùng" của một nhóm tiêu cực. Cũng trong giai đoạn này, các em thường có khuynh hướng nhận định những sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, đồng thời, cũng thích lượng giá mọi người xung quanh một cách khá sắc bén, đôi khi lại rất khôi hài, châm biếm. Những suy nghĩ này đa phần là phiến diện và

cực đoan nhưng lại không hẳn là vô căn cứ, chẳng hạn "hôm nay, thầy chủ nhiệm cau có, gắt gỏng hơn mọi ngày, chắc là thầy mới cãi nhau với vợ"; "bố mới đi cắt tóc về, sao trông bố có vẻ ngố ngố thế nào ấy"; "mẹ luôn mắng mình, chắc là mẹ chỉ thương thằng em trai của mình mà thôi, còn mình là đồ bỏ đi". Cứ thế, các em lặng lẽ quan sát, suy luận rồi lại cũng âm thầm tự rút ra nhận xét đánh giá mà có khi chẳng bao giờ chịu phát biểu trực tiếp. Điều đó dần hình thành nơi các em những quan niệm hay thói quen xét nét người khác hoặc rơi vào sự mặc cảm tự ti, tự tôn. Hậu quả là các em rất dễ tránh né người lớn, sống khép kín hoặc bướng bỉnh, lì lợm.

Về sự phát triển xã hội, các em có sự thay đổi về vai trò, vị trí của mình

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 26)