Một số nét đặc trƣng về tâm lý trẻ em

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 28 - 34)

6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu

1.4. Một số nét đặc trƣng về tâm lý trẻ em

Trước khi đi nghiên cứu về tâm lý trẻ em vi phạm pháp luật, chúng ta cần xem xét các vấn đề về tâm lý lứa tuổi. Các kết quả thống kê đã chỉ ra rằng, đa số các trường hợp vi phạm pháp luật ở trẻ em đều rơi vào khoảng độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, một số ít trường hợp rơi vào lứa tuổi từ 13 tuổi trở xuống. Vì vậy, tìm hiểu về tâm lý trẻ em vi phạm pháp luật, ngoài việc nghiên cứu tâm lý trẻ em nói chung, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu và lý giải các hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi 14 đến dưới 18 là lứa tuổi tập trung nhiều nhất các hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ em. Theo tác giả Hà Thị Thư [26], có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia độ

tuổi của các giai đoạn phát triển, trong đó quan điểm của tâm lý học mác-xít phân chia lứa tuổi vị thành niên thành hai giai đoạn: giai đoạn thiếu niên từ 11 đến 15 tuổi, giai đoạn đầu thanh niên từ 15 đến 18 tuổi với những đặc trưng về tâm lý riêng biệt.

Thứ nhất, giai đoạn thiếu niên (từ 11 đến 15 tuổi)

Ở độ tuổi này, về mặt sinh lý, cơ thể đang diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính không cân đối. Có sự phát triển mạnh mẽ về tầm vóc cả về chiều cao, hệ cơ và hệ xương, nhưng không có sự cân đối giữa chiều cao và cơ bắp, khiến cho trẻ chưa có khả năng làm việc bền bỉ, dẻo dai. Hơn thế, các cử chỉ, động tác còn lóng ngóng, vụng về. Sự phát triển về tính dục bắt đầu diễn ra nhanh chóng ở cả nam và nữ. Do đó, sự tò mò băn khoăn về bản thân và giới tính là không tránh khỏi. Nhiều em muốn tìm hiểu khả năng hoạt động tình dục của mình, nếu không được cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ các em sẽ bằng mọi cách để khám phá những thắc mắc đó.

Về mặt tâm lý tình cảm, các em bắt đầu có các tư duy trừu tượng, khối lượng tri giác tăng lên, các em có khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin ở mức độ cao. Các em bắt đầu xuất hiện ý thức mình không còn trẻ con nữa, nên trong hành động luôn muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ. Các em thường thường quan tâm đến sự thay đổi về cơ thể, nhất là các em gái. Các em cũng rất dễ tỏ ra băn khoăn, lo lắng hay buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể mình khi so sánh với các bạn cùng lứa. Lúc này, các em bắt đầu quan tâm đến người khác giới và nảy sinh những rung cảm, xúc cảm mới lạ. Các em bắt đầu coi trọng tình bạn và mong muốn được chấp nhận và khẳng định được vị trí của mình trong nhóm bạn. Bên cạnh đó, các em thường rất sợ bị tẩy chay trong nhóm bạn, nên cố gắng điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực nhóm. Đây là thời kỳ cam go và có nhiều đột biến trong tâm lý của các em, có thể dẫn tới khủng hoảng, người lớn thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc hoặc giáo dục thanh, thiếu niên ở độ tuổi này. Do hoạt động của hệ thần kinh chưa cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế khiến các em không tự kiềm chế được bản thân trước những

kích thích mạnh. Vì vậy, trẻ em thường có những phản ứng quyết liệt, hành động thiếu sự tự chủ, thích các hoạt động tụ tập, vui vẻ, luôn tò mò, muốn khám phá. Các em rất dễ bị kích thích, lôi kéo và có thể tham gia vào các nhóm xã hội không tốt, thậm chí làm trái pháp luật vì suy nghĩ nông nổi. Về cảm xúc, lứa tuổi này rất hay có thay đổi về tâm trạng, rất dễ vui và cũng rất dễ buồn, cáu giận mà không có lý do rõ ràng. Sự thay đổi về trạng thái tâm lý cũng diễn ra một cách nhanh chóng cùng với đặc điểm dễ bị kích động dẫn đến những xúc động mạnh như: quá vui đến mức quậy phá, la hét, buồn ủ rũ, thậm chí ở các em gái còn rất dễ khóc. Sự thay đổi về trạng thái cảm xúc nhanh chóng, khiến các em đôi lúc có những mâu thuẫn trong hành vi. Ở các em, cũng dễ phát sinh nhiều mâu thuẫn với chính mình và những người khác. Bản thân chính các em, đôi lúc cũng tỏ ra bất đồng với những quan điểm mà mình đã thừa nhận và bảo vệ trước đó. Trước một vấn đề mới, các em luôn cố gắng xem xét theo cách nhìn nhận vấn đề của riêng mình và thường thích đi ngược lại các quan điểm truyền thống. Đồng thời, ra sức bảo vệ đến cùng cho các quan điểm mà mình đã đưa ra, mặc dù có thể những quan điểm, cách làm của các em không có tính thuyết phục. Các em đã bắt đầu ý thức về cái tôi cá nhân, điều đó thể hiện qua cách ăn mặc và ứng xử trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè. Nhiều em có sở thích độc đáo và muốn chỉ duy nhất mình là người sở hữu phong cách ăn mặc riêng, thậm chí những gì mà các em thể hiện là điều không thể chấp nhận ở người lớn. ở độ tuổi này, các em có sự phát triển một cách mạnh mẽ tính độc lập, không thích sống bó buộc trong khung cảnh gia đình mà muốn tách mình ra khỏi sự quản lý và kiểm soát của gia đình, tìm kiếm những mối quan hệ với bạn bè cùng lứa. Đặc biệt, ở một số em có tâm lý không thích được sự quan tâm quá mức ở cha mẹ và không tỏ ra hài lòng khi cha mẹ luôn coi các em còn quá bé nhỏ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này các em còn quá nhỏ, chưa có kinh nghiệm sống và vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, gia đình. Nhu cầu về tình bạn trở lên quan trọng, các em bắt đầu nhận thấy cần cộng tác với nhau, không chỉ trong những trò nghịch ngợm, mà cả trong các việc nghiêm túc như học tập, sinh hoạt và điều đặc biệt là các em bị ảnh hưởng bởi thái độ và hành vi của nhóm bạn. Các em có khuynh hướng muốn làm

người lớn, nên thường bắt chước người lớn trong cách thể hiện hành vi và thái độ, nhất là đối với các em là anh, chị lớn trong gia đình. ở các em, cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong tâm lý. Điều đó thể hiện ở việc các em muốn thể hiện quan điểm và sự lập luận riêng, đòi hỏi ở người lớn sự đối xử bình đẳng. Lúc này, cũng xuất hiện sự "khủng hoảng" trong tâm lý tuổi thiếu niên với những biểu hiện như bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời hoặc trầm uất...khi thì thủ thế, phòng vệ trong một thứ “vỏ sò kiên cố” do chính các em tự dựng lên để đối phó với ngoại cảnh; khi thì bùng nổ những khiêu khích, chống đối rất ngô nghê bằng những hành động như dứt khoát không chịu ngủ trưa, không chịu ăn món cá, không chịu bỏ áo trong quần, không gài nút áo cổ... nếu như bị người lớn bắt buộc. Điều đó là do thiếu niên có sự thay đổi về vị trí xã hội và ở vị trí trung gian giữa người lớn và trẻ em. Do đó, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy ở lứa tuổi này các em tỏ ra lì lợm, khó bảo, thích cãi lời cha mẹ. Giai đoạn này, các em rất muốn tìm những người nổi tiếng xung quanh để tôn sùng như những thần tượng. Với các em trai, có thể thần tượng là một cầu thủ bóng đá nếu các em mê chơi môn túc cầu, bản thân sẽ bắt chước lối chơi bóng, đầu tóc, số áo và cả đến những sở thích nho nhỏ của cầu thủ thần tượng ấy, không những ở các mặt tốt mà luôn cả các tật xấu. Với các em gái, thần tượng lại có thể là một diễn viên ngôi sao, một người mẫu thời trang, một nữ ca sĩ đang nổi tiếng. Các em sẽ nhanh chóng thay thế bằng một thần tượng khác cùng loại hoặc chuyển hẳn sang lĩnh vực khác, miễn là hợp với thị hiếu thời thượng của đám đông quần chúng, của bè bạn cùng trang lứa, và nhất là phải hợp với các sở thích cũng luôn tạm bợ, nhất thời của bản thân các em. Tuy nhiên, cái còn đọng lại và đi vào tiềm thức các em thì sẽ vô cùng tai hại nếu những ấn tượng đó đã kịp ăn sâu, trở thành một kiểu ứng xử, thái độ sống, cung cách hành động và trở thành thứ lý tưởng sống, nhất là trong trường hợp trẻ cố gắng đồng hoá mình với một "người hùng" của một nhóm tiêu cực. Cũng trong giai đoạn này, các em thường có khuynh hướng nhận định những sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày, đồng thời, cũng thích lượng giá mọi người xung quanh một cách khá sắc bén, đôi khi lại rất khôi hài, châm biếm. Những suy nghĩ này đa phần là phiến diện và

cực đoan nhưng lại không hẳn là vô căn cứ, chẳng hạn "hôm nay, thầy chủ nhiệm cau có, gắt gỏng hơn mọi ngày, chắc là thầy mới cãi nhau với vợ"; "bố mới đi cắt tóc về, sao trông bố có vẻ ngố ngố thế nào ấy"; "mẹ luôn mắng mình, chắc là mẹ chỉ thương thằng em trai của mình mà thôi, còn mình là đồ bỏ đi". Cứ thế, các em lặng lẽ quan sát, suy luận rồi lại cũng âm thầm tự rút ra nhận xét đánh giá mà có khi chẳng bao giờ chịu phát biểu trực tiếp. Điều đó dần hình thành nơi các em những quan niệm hay thói quen xét nét người khác hoặc rơi vào sự mặc cảm tự ti, tự tôn. Hậu quả là các em rất dễ tránh né người lớn, sống khép kín hoặc bướng bỉnh, lì lợm.

Về sự phát triển xã hội, các em có sự thay đổi về vai trò, vị trí của mình trong gia đình. Thể hiện qua việc được thừa nhận là thành viên tích cực, được giao các nhiệm vụ cụ thể như: nấu cơm, dọn nhà, trông em...quan trọng hơn, là các em đã được tham gia vào việc bàn bạc một số công việc của gia đình. Những thay đổi, đã kích thích các em hoạt động một cách độc lập và tích cực hơn. Đối với xã hội, lứa tuổi này cũng được thừa nhận như là một thành viên tích cực, được giao một số công việc như tuyên truyền, cổ động, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ...Như vậy, ở lứa tuổi này các em có sự thay đổi đáng kể về mặt vị trí xã hội. Các em đã có sự ý thức về vấn đề này và thường nỗ lực cố gắng hoạt động để phù hợp với sự thay đổi này.

Thứ hai, giai đoạn đầu thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi)

Về mặt thể chất, nhịp độ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng đều chậm lại nhưng lại tăng nhanh về thể lực. Chức năng của não bộ phát triển khiến kích thích tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí ở các em. Đa số các em bước vào giai đoạn hoàn thiện về mặt cơ thể, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục, có sự cân bằng hơn về hoạt động ức chế và hưng phấn của hệ thần kinh.

Về mặt tâm lý, tình cảm các em đã có sự suy nghĩ và ứng xử tương đối chín chắn, có sự định hướng rõ ràng, thực tế hơn về tương lai và nghề nghiệp. Sự ảnh hưởng của nhóm bạn ít hơn, thường có sự lựa chọn bạn phù hợp với mình về tính cách, quan điểm. Trong giai đoạn này, các em cũng có nhiều lý tưởng và hoài bão mạnh mẽ cho tương lai của mình. Các em cũng có biểu hiện nghi ngờ về tính đúng, sai cũng như các giá trị của cuộc sống như sự yêu thương, đạo đức, chuẩn mực,

niềm tin, lòng tự hào, sự chân thực…Sở dĩ như vậy bởi lẽ, sự mở rộng về giao tiếp và sự phức tạp hoá hoạt động cá nhân khiến cho số lượng nhóm quy chiếu của các em tăng lên. Sự tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến sự khác nhau về quan điểm, định hướng giá trị và có thể tồn tại xung đột về vai trò nếu phải lựa chọn và thể hiện các vai trò khác nhau trong các nhóm khác nhau. ở giai đoạn này, các em vẫn tồn tại những suy nghĩ bồng bột và hiếu thắng, đôi khi dẫn đến hậu quả các em không nhận thức được tính đúng sai của hành vi và những giới hạn trong hành vi của mình dẫn đến vi phạm pháp luật. Nói cách khác, các em còn chưa thể xác định được một cách chính xác những gì mình được làm, không được làm và phải làm trong mỗi tình huống nhất định. Các em luôn mong muốn được thoả mãn ngay các nhu cầu bản thân, đôi khi có thể bất chấp mọi hậu quả để đạt được các nhu cầu, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ về khả năng tự phê phán. Do chưa có những chuẩn hành vi nên các em thường tỏ ra lúng túng, bối rối trước những vấn đề khó khăn trong cuộc sống mà mình gặp phải, quá chán nản đến mức tưởng như mọi thứ sụp đổ vì những thất bại đầu tiên, đặc biệt là những khúc mắc trong tình cảm, dễ nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. ở các em, đã bắt đầu xuất hiện những rung cảm đầu đời và những mối tình đầu lãng mạn. Các em tỏ ra mơ mộng và lý tưởng hoá những cảm xúc của mình, dễ mường tượng về những điều huyễn hoặc. Hoạt động tự ý thức phát triển, các em thường có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá theo hướng đề cao nhân cách của mình, tỏ ra tự cao, coi thường người khác.

Ở nhóm tuổi này, các hormone tính dục phát triển mạnh mẽ, biểu hiện rõ nét về sự phát triển các cơ quan sinh dục và nhu cầu tình dục. Các em rất khó kìm nén về cảm xúc và nhu cầu đòi hỏi của cơ thể về tình dục. Khi bị kích thích quá mạnh, các em nam thường không làm chủ được hành động của bản thân, cùng với tâm lý muốn thoả mãn này nhu cầu đòi hỏi của bản thân đã dẫn đến nhiều em vi phạm pháp luật với tội danh hiếp dâm.

Trên đây là một số nét khái quát về tâm lý trẻ emẻ em, những nét đặc trưng tâm lý này ở các em là cơ sở để chúng ta nghiên cứu và lý giải một cách khoa học các hiện tượng tâm lý khác nhau ở trẻ em vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trung tâm Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)