6. Giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu
2.1. Một số nét khái quát trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay
Trong những năm qua, khi nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong đời sống xã hội về mặt vật chất, thì bên cạnh đó cũng không ít những vấn đề tiêu cực đã và đang nảy sinh. Một trong những vấn đề xã hội rất nổi cộm đó là sự gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở đối tượng trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm. Theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ, truy tố hơn 115.000 người, trong đó có 16.000- 18.000 trẻ em... Số phạm tội ở trẻ em năm sau thường cao hơn năm trước. Năm 2007, toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 em. Sáu tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ với 9000 em. Đáng lo ngại là độ tuổi của trẻ em phạm tội cũng ngày “trẻ hóa”. Lứa tuổi thực hiện hành vi phạm tội cao nhất từ 16 - dưới 18 tuổi chiếm khoảng 60%; từ 14 đến 16 tuổi là 32%; dưới 14 tuổi là 8%. [22].
Thống kê của Vụ Thống kê - Tổng hợp TANDTC, năm 2010 TAND các cấp đã thụ lý 2.759 vụ/3.704 bị cáo loại án người chưa thành niên phạm tội; năm 2011 thụ lý 2.516 vụ/3471 bị cáo. Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Công an thành phố, trong năm 2010, lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối tượng phạm tội là trẻ em. Năm 2009 tại Hà nội công an đã bắt giữ số 416 tội phạm trẻ em, trong đó: phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% (223 vụ), phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ). Trong 416 trẻ em bị bắt giam, thống kê về giới tính cho thấy: nữ chiếm 5% (25 trẻ), nam chiếm 95% (391 trẻ).
Có 391 trẻ em nam phạm tội, trong đó: phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ), phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ). Có 25 trẻ em nữ phạm tội, trong đó: phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ), phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ).
biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng thì trẻ em ở độ tuổi 14 đến 16 tuổi thực hiện nhiều hơn trẻ từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, nhưng ở loại hình tội ít nghiêm trọng thì ngược lại. Điều đáng chú ý là độ tuổi có xu hướng trẻ hoá, nhưng các hành vi mà các em thực hiện lại ngày càng có tính chất nguy hiểm cao như cướp của, giết người, hiếp dâm…Về mặt giới tính, do đặc điểm về thể chất cũng như về tâm, sinh lý quy định, nên trẻ em nam thường có hành vi vi phạm pháp luật nhiều hơn trẻ em nữ. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, “từ năm 2000 đến 2004 đã có 45.134 vụ phạm tội do người chưa thành niên gây ra với 64.643 em vi phạm, trong đó, các em nam chiếm 97.52%, nữ chiếm 2.48%” (2006). Sự gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật ở nam thanh, thiếu niên chứng tỏ rằng, các em nam thường dễ bị kích động, ưa bạo lực, khó kiềm chế bản thân và thích thể hiện, nhưng cũng rất liều lĩnh.
Đối với vi phạm pháp luật Hình sự, trẻ em cũng phạm hầu hết các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát điều tra Tội phạm và Trật tự xã hội, trong 5 năm qua đã phát hiện 41.850 vụ phạm tội với 60.246 em vi phạm. Năm 2004 có 41 em phạm tội giết người, 713 em phạm tội cướp đoạt tài sản, 205 em phạm tội hiếp dâm. Riêng 6 tháng đầu năm 2005 có 104 em phạm tội giết người, 131 em phạm tội hiếp dâm, cưỡng dâm. Ngoài ra, từ năm 1996 trở lại đây, đã xuất hiện một số tội phạm mới mà ở độ tuổi chưa thành niên trước đây chưa từng thực hiện. Trong đó, đặc biệt là tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý: năm 1997 tội phạm này chiếm 15.38%; năm 1998 là 11.11%; năm 1999 là 13.33% và năm 2000 là 12.50% trong tổng số vụ phạm tội ở trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong các loại tội cụ thể mà trẻ em thực hiện thì tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao nhất. Loại tội này xảy ra ở trẻ em gây dư luận xấu trong xã hội và làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự chung, là nỗi lo lắng của mọi gia đình, các cấp chính quyền cũng như nhà trường.
song chủ yếu vẫn là các tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm có sử dụng bạo lực.
Biểu đồ số 1. Cơ cấu tội phạm do trẻ em thực hiện Biều đồ 4- Cơ cấu tội danh do người chưa thành nhiên phạm tội Các tội khác - 18.8%
Chống người TH công vụ- 1.49% Giết người - 2.91%
Hiếp dâm - 3.64%
Cưỡng đoạt tài sản - 3.45% Cướp tài sản - 12.08%
Cố ý gây thương tích - 12.47% Trộm cắp tài sản - 45.16%
Nguồn: Về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 2009
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 cơ cấu tội phạm do trẻ em gây ra ước tính theo số liệu thống kê của phòng tổng hợp văn phòng Toà án Nhân dân Tối cao theo các nhóm tội như sau:
Biểu đồ số 2. Cơ cấu tội phạm trẻ em giai đoạn 2005 - 2007
Nguồn: Về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 2009
Biểu đồ 5- Cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện giai đoạn 2005 - 2007 Nhóm tội về ma tuý - 5.36% 5% Nhóm tội xâm phạm sở hữu - 63.86% 64% Các tội còn lại - 1.66% 2% Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự - 20.66% 21% Nhóm tội về trật tự an toàn công cộng - 8.46% 8%
Qua các con số trên, có thể khẳng định rằng, tội trộm cắp tài sản phổ biến nhất trong cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam hiện nay, tiếp đó là tội cướp tài sản và tội cố ý gây thương tích.
Trong những năm gần đây, khi sự du nhập của nhiều hình thức giải trí mới vào nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn thì cũng đồng thời gia tăng tỷ lệ các tội phạm cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản do trẻ em thực hiện. ThS Trần Đức Châm cũng đưa ra những con số thống kê cụ thể: “từ năm 1995 đến năm 2000 có tới 152 vụ, chiếm 53.9% trong tổng số 282 vụ được Phòng Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội lập hồ sơ đề nghị truy tố”. Thủ đoạn mà các em thực hiện không mang tính chất tinh vi mà chủ yếu vẫn là lợi dụng sơ hở hoặc cố tình tạo ra các sơ hở ở người bị hại. Tài sản mà các em chiếm đoạt thường là điện thoại di động, đồ trang sức, tiền, xe máy và các tài sản có giá trị khác. Đây là những tài sản gọn nhẹ, dễ chiếm đoạt, dễ tiêu thụ. Một số em đã thực hiện những hành vi cướp hoặc cướp giật mang tính chuyên nghiệp và có tổ chức, với các tài sản chiếm đoạt có giá trị lớn. Tài sản mà các em chiếm đoạt được sử dụng vào việc uống rượu, mua dâm, đánh bạc, hút, chích ma tuý và tiêu sài vào các trò giải trí. Trong cơ cấu tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 50%-60%. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi thực hiện hành vi trộm cắp của những người khác, thông thường các em trộm cắp của gia đình tiền, vàng và các tài sản có giá trị khác đem bán. Sau khi không còn thực hiện được hành vi trộm cắp tài sản của gia đình, lúc này, do thúc ép của bạn bè trong nhóm hoặc do thói quen tiêu sài đã dẫn đến việc các em trộm cắp tài sản của người khác. Trong số này, có những em trộm cắp tài sản chỉ để chứng tỏ khả năng của bản thân trước sự rủ rê, thách thức của nhóm bạn xấu. Tội phạm hiếp dâm là tội phạm rất đáng lên án trong xã hội, mặc dù tỷ lệ tội phạm này xảy ra không nhiều ở người chưa thành niên, nhưng lại có nguy cơ gia tăng. Cũng theo ThS. Trần Đức Châm: “tính từ năm 1995 đến năm 2000, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 8 vụ hiếp dâm, chiếm 2.84% tổng số vụ hiếp dâm trên địa bàn” (2002). Nạn nhân của các vụ hiếp dâm là trẻ em chủ yếu là các em gái nhỏ tuổi, một số trường hợp là các bạn gái trong nhóm hoặc trong lớp.
Thủ đoạn mà các em sử dụng là lợi dụng tình trạng chưa ý thức được về sự việc của các em nhỏ để thực hiện hành vi giao cấu. Khi bị phát hiện, các em thường có biểu hiện bỏ trốn khỏi nhà và tiếp tục tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tội cố ý gây thương tích cũng là tội xảy ra tương đối nhiều ở trẻ em: “từ năm 1995 đến năm 2000 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 27 trên tổng số 282 vụ, chiếm 9.57%; chỉ tính riêng ở trường học đã chiếm 30% trong số vụ nói trên”. Những trường hợp cố ý gây thương tích thường tập trung ở những em có biểu hiện lười học, hay trốn học, tụ tập tại các quán nước hoặc những quán điện tử, internet…Đa số các trường hợp do những mâu thuẫn nhỏ, nhưng do không kiềm chế được bản thân nên các em đã đánh nhau. Thậm chí có trường hợp, sau đó đã tổ chức thành nhóm có hung khí như: dao, kiếm, gậy, côn để trả thù. Nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Loại tội này thể hiện rõ nét nhất thái độ và bản tính hung hãn, côn đồ của các em có hành vi phạm tội. Đây là cơ sở cho các hành vi vi phạm pháp luật khác ở mức độ nguy hiểm hơn tiếp diễn sau này, nếu như không có sự quản lý, giáo dục, uốn nắn kịp thời. Trong những năm gần đây, khi các cơ quan chức năng tấn công và truy quét mạnh mẽ tội phạm ma tuý, thì loại tội phạm liên quan đến việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý có biểu hiện ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tinh vi trong thủ đoạn thực hiện tội phạm. Đặc biệt, do sự lôi kéo, lợi dụng của người lớn mà nhiều em đã tham gia vào các đường dây vận chuyển, mua bán chất ma tuý. Trong số đó, có những em tuổi đời còn rất nhỏ cũng tham gia vào việc vận chuyển ma tuý. Điều đáng chú ý là hầu hết các em tham gia vào việc vận chuyển chất ma tuý đều có biểu hiện nghiện ma tuý, chưa kể đến số các em khác nghiện ma tuý do sự kích động, ép buộc của kẻ thuê các em vận chuyển ma tuý. Đối tượng vi phạm thường là những trẻ em hư, chơi bời, bỏ học, trong đó có cả nam và nữ. Nhiều trường hợp có cả con em của các gia đình cán bộ, công chức có địa vị xã hội và những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả.
Về tính chất phạm tội, trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng thực hiện các hành vi mang tính chất táo bạo hơn. Ở những thập niên 60 và 70 thấy rất ít
các trường hợp người chưa thành niên có sử dụng bạo lực để phạm tội.Trong những năm gần đây, hành vi vi phạm pháp có sử dụng bạo lực phát triển mạnh và trong cơ cấu tội phạm mà trẻ em thực hiện. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, “Từ năm 2000 đến 2004, có 3.102 em phạm tội cướp; 1.899 phạm tội cưỡng đoạt tài sản; 1.229 em phạm tội hiếp dâm và 653 em phạm tội giết người; riêng năm 2005 có 247 bị cáo ở tuổi vị thành niên bị đưa ra xét xử với tội giết người; 653 về tội cố ý gây thương tích và 58 trường hợp về tội hiếp dâm, 92 về tội hiếp dâm trẻ em chiếm 14.53% bị cáo bị xét xử về tội này trong cả nước” (2006). Ngoài ra, tính chất táo bạo của hành vi còn được thể hiện trong sự chuẩn bị các điều kiện phạm tội. Qua khảo sát của ThS Trần Đức Châm, “có tới 47% trong số 329 em được hỏi trả lời phạm tội cùng người khác và 14.6% trong số 329 em là người cầm đầu, tổ chức nhóm phạm tội” (2002). Các công cụ phạm tội mà các em sử dụng trong các vụ án này chủ yếu là: dao, lê, côn, gậy, kìm, búa…trường hợp cá biệt còn sử dụng súng và các vật liệu nổ. Mặc dù có sự chuẩn bị trong việc thực hiện các hành vi phạm tội, song phần lớn là sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng và mang tính liều lĩnh. Vì vậy, có tới 44.6% số em bị bắt quả tang phạm tội và 46% bị phát hiện và bắt giữ sau một thời gian ngắn.Trong những năm gần đây, các hành vi cướp giật và đua xe, tổ chức đua xe trái phép, trộm cắp tài sản là xe máy, điện thoại di động diễn ra khá nhiều ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Những hành vi này chủ yếu được thực hiện bởi lứa tuổi từ 13 đến 17 tuổi, cá biệt có em trong độ tuổi từ 10 đến 12 tuổi. Thông tin từ báo Điện tử - Đài Tiếng nói Việt Nam, “trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội”.
Bên cạnh đó, điều đáng lo ngại hơn cả là tình trạng tái phạm của trẻ em cũng có số lượng tương đối lớn. Cục Cảnh sát điều tra Tội phạm cũng đưa ra những con số thống kê về khả năng tái phạm của trẻ em, trong đó có 42.50% trẻ em tái phạm, trong đó tái phạm nhiều lần là 33.06%. Qua lời khai của các em, có 5% các em phạm tội cùng người lớn, 16% bị xúi giục và sai khiến, 12% do thiếu nợ buộc phải
thực hiện hành vi phạm tội để trả nợ. Điều này đặt ra cho chúng ta nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề giáo dục, quản lý các em trong và sau khi áp dụng các biện pháp mà Nhà nước đã quy định.
Về độ tuổi, nhìn chung ở lứa tuổi từ dưới 14 tuổi trở xuống có hành vi vi phạm pháp luật ít hơn so với lứa tuổi từ 14 đến 18 và các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tập trung chủ yếu ở các em có trình độ học vấn thấp, bỏ học dở dang (chiếm tỷ lệ cao nhất) và trẻ em lang thang. Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội, năm 1990 số vụ phạm tội do người dưới 15 tuổi thực hiện chiếm 47.78% so với 52.22% số vụ phạm tội do người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được phát hiện ở Hà Nội; năm 1994 là 3.61% so với 96.39%; năm 1997 là 30.77% so với 69.23% và năm 2000 là 12.50% so với 87.50%. Có thể thấy, độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi phạm tội cao gấp khoảng 5 lần so với độ tuổi dưới 15. Cũng theo kết quả khảo sát trên địa bàn 6 phường thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội công bố ngày 30/03/2007 thì có tới “70% vị thành niên vi phạm pháp luật ở độ tuổi 17 đến 18; 20% ở độ tuổi 16 và 10% ở độ tuổi 15”.