1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học giáo dục học hiện đại

23 1,3K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước thời cơ mới, nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước thời cơ mới, nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống Đó là điều mà Các – Mác đã tiên đoán cách đây

150 năm về khả năng đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Theo đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xã hội Vấn đề đặt ra là mỗi bước phát triển như vậy thì có ảnh hưởng gì đến giáo dục Bài viết này sẽ tìm

hiểu “Những đặc trưng của sự phát triển kinh tế trong xã hội ngày nay và những ảnh hưởng của nó đế giáo dục”.

PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Những đặc trưng của sự phát triển kinh tế trong xã hội ngày nay

*Thế giới diễn ra sự chuyển đổi nền sản xuất:

Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tự động hóa và dịch vụ

* Quản lý kinh tế theo xu thế nền kinh tế thị trường

* Thế giới xuất hiện nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất Các nhà kinh tế học tổng kết từ khi loài người ra đời đến nay đã trải qua 4 nền kinh tế: nền kinh tế nguyên thủy(hoang sơ); nền kinh tế nông nghiệp; nền kinh tế công nghiệp; nền kinh tế hậu công nghiệp, còn gọi là nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức có thể gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như: kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa vào tri thức hay nền kinh tế hậu công nghiệp

Trang 2

Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đặc trưng của nền kinh tế tri thức: tri thức là lực lượng sản xuất, tri thức giữ vai trò quyết định

* Hội nhập, toàn cầu hóa về nền kinh tế

Đây là nét đặc trưng của kinh tế thế giới ngày nay.Các nước có khoa học kỹ công nghệ cao thì đã, đang và sẽ làm chủ kinh tế

thuật-2.2 Những ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam

Những đặc trưng nêu trên đã tạo nhiềucơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nước ta:

* Cơ hội:

Các cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam là rất lớn Đó là những cơ hội khách quan, mang tính lịch sử - thời đại, đặt ra ngang nhau cho tất cả các nước Nhưng mặt khác, tùy theo trình độ và hoàn cảnh phát triển cụ thể của mỗi nước, các

cơ hội lại không có giá trị khách quan ngang nhau cho mọi nước Riêng đối với các nước đi sau như nước ta, xuất hiện một loại cơ hội đặc thù: khả năng thực hiện những bước nhảy vọt cơ cấu mạnh mẽ (nhảy vọt công nghệ, nhảy vọt cấp độ sản phẩm) Thực tiễn phát triển hiện đại ở nhiều nước đã chứng tỏ khả năng nhảy vọt này Việc

Ấn Độ trở thành một thế lực lớn của nền kinh tế thông tin, Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất hàng điện tử hay Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, với 1,3 triệu dân, trở thành trung tâm phát triển công nghệ điện thoại miễn phí toàn cầu Skype và nhờ bệ phóng đó, đã nhanh chóng gia nhập vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ở khâu có giá trị gia tăng cao nhất để nhanh chóng đuổi kịp các nước Tây Âu (trước hết là ở những lĩnh vực “nhảy vọt”) là những ví dụ điển hình Những cơ hội to lớn như vậy cũng đang đặt ra trước Việt Nam

Trang 3

Trên thực tế, Việt Nam đang nỗ lực tận dụng loại cơ hội này Những kết quả bước đầu trong việc phát triển ngành viễn thông, tin học, một số ngành nông nghiệp dựa vào công nghệ sinh học, tuy còn khiêm tốn, đã khẳng định xu hướng này và chứng tỏ khả năng phát triển theo kiểu “nhảy vọt cơ cấu” nhờ tận dụng lợi thế đi sau

* Về các thách thức:

Trước khi cơ hội có thể biến thành hiện thực, Việt Nam phải vượt qua hàng loạt thách thức to lớn Bản chất chung của những thách thức này là Việt Nam không dễ dàng vượt qua được những yếu kém của chính mình trong khi phải đồng thời cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn trong một môi trường mới mẻ và nhiều rủi ro Hình ảnh một vận động viên điền kinh nhỏ con, ốm yếu, phải tham gia cuộc chạy đua với các vận động viên khỏe hơn, lại xuất phát trước trong tư thế vừa đua vừa "huých" nhau diễn đạt khá rõ tính chất của sự thách thức đang đặt ra cho Việt Nam

Cách tiếp cận đến khái niệm “phát triển” của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy - vượt qua thách thức là điều kiện tiên quyết để biến cơ may thành hiện thực phát triển Trong nền kinh tế hội nhập, điểm "yếu kém" cũng chính là điểm

"xung yếu" Sức còn đang yếu mà phải vượt qua các trở ngại quá lớn, thì đó chính là thách thức Tổ hợp cả hai nội dung này tạo thành điểm “nút” phát triển mà chính sách cần đột phá để tháo gỡ và vượt lên

Theo cách tiếp cận này, phải mổ xẻ kỹ những thách thức mà nền kinh tế nước ta đang đối mặt

Trên thực tế, rất khó liệt kê đầy đủ các thách thức, dù chỉ là những thách thức lớn nhất, tiêu biểu nhất cho các lĩnh vực Nhóm thách thức liên quan đến bối cảnh quốc tế hiện đại có 2 thách thức cụ thể:

Thách thức thứ nhất nằm trong quan hệ giữa một bên là tốc độ vận động cao, tính khó dự đoán và dễ bị tổn thương của nền kinh tế hiện đại và một bên là năng lực phản ứng chính sách hạn chế và tham vọng phát triển nhanh bền vững của Việt Nam

Trang 4

Thách thức thứ hai gắn với tình huống phát triển đặc thù: vừa mới chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã phải cạnh tranh ngay với những đối thủ khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ, là những đối thủ mà các nền kinh tế đi trước Việt Nam không hề gặp phải khi họ ở vào trạng thái giống Việt Nam hiện nay Yêu cầu chuyển đổi thể chế nhanh, nâng cấp mạnh mẽ các điều kiện nền tảng của quá trình phát triển theo các đòi hỏi của thế giới hiện đại trong khi nền kinh tế của ta còn nghèo, năng lực có hạn, lại phải giải quyết hệ nhiệm vụ phát triển "kép": chuyển đổi sang thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế hiện đại trong một thời gian có hạn

2.3 Những ảnh hưởng của nền kinh tế trong thời đại ngày nay đối với giáo dục

Kinh tế phát triển tạo điều kiện và cơ hội học tập của con người ngày ngày càng được đáp ứng

Kinh tế hội nhập sẽ tạo điều kiện cho sự chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục giúp cho các nước phát triển giáo dục Các quốc gia có thể hợp tác trong lĩnh vực giáo dục thông qua hình thức khác nhau, chẳng hạn hội thảo các chuyên gia qua trực tuyến,

Trang 5

2.3.2 Thách thức:

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật-công nghệ hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao giữ vai trò tổ chức, điều khiển qúa trình sản xuất Con người-sản phẩm của ngành giáo dục-đào tạo với những yêu cầu mới: Phải đáp ứng với nền kinh tế mới cả về phẩm chất và năng lực, tức là phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có trình độ cao về học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng quản

lý, khả năng kinh doanh, khả năng quản lý kinh tế thị trường

Giáo dục phải gắn với kinh tế xã hội: Đòi hỏi giáo dục phải phù hợp với sự đổi mới kinh tế, thích ứng với điều kiện kinh tế hiện nay Phải đa dạng hóa mục tiêu đào tạo, đa dạng hóa phương thức đào tạo, đa dạng hóa nội dung đào tạo

Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo trong tất cả các loại hình trường để đáp ứng nhu cầu về trình độ nhân lực

Giáo dục giải quyết những vấn đề toàn cầu: dân số, môi trường, năng lượng, sắc tộc,

Đòi hỏi phải coi trọng giáo dục đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Đòi hỏi giáo dục phải được đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, để đáp ứng yêu cầu xã hội

2.3.3 Liên hệ với giáo dục việt nam

Trong điều kiện hiện nay, giáo dục việt Nam có những thời cơ, thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thách thức:

2.3.3.1 Thời cơ:

Việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực có năng lực về thị trường, về kinh doanh, về đổi mới và sáng tạo khoa học - công nghệ, sản phẩm mới

Từ đó, đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học - công nghệ nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với

Trang 6

giáo dục, giải quyết vấn đề cạnh tranh trong giáo dục, thương mại hoá giáo dục, công bằng giáo dục, phúc lợi xã hội trong giáo dục và dịch vụ giáo dục cũng như sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học – công nghệ, đào tạo và sử dụng nhân tài.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và đang diễn

ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động

Nhờ toàn cầu hóa, chúng ta tiếp cận được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử và tin học Công nghệ điện tử và tin học làm cho tác phong của con người khẩn trương hơn, linh hoạt hơn để theo kịp với tốc độ của máy móc, nhịp độ gia tăng của thông tin, của tri thức-đòi hỏi giáo dục phát triển

Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, suốt đời để người lao động có thể thích nghi được với những biến đổi mới của khoa học - công nghệ Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ phải được "chuẩn hoá", "hiện đại hoá", và hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra

ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước

ta với các nước khác Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục

Sau hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội,

sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước Sự

Trang 7

đóng góp về nguồn lực của nhà nước và nhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng được tăng cường

Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế, tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân có năng lực phát huy được tiềm năng của mình, đem lại lợi ích cho cá nhân và cho cả xã hội

Những người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều tiềm năng đang hướng về Tổ quốc

và dân tộc, sẵn sàng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà

2.3.3.2 Thách thức

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cho giáo dục cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản sắc dân tộc Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài

Toàn cầu hóa kinh tế cũng đem đến tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế Đó

là việc đặt mục tiêu kinh tế lợi nhuận lên trên hết, do đó nảy sinh một số tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính bằng bất cứ giá nào Điều đó góp thêm làm suy giảm nền đạo đức xã hội, làm cho quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, xa lạ, "không tình, không nghĩa" và đây thực sự là một nguy cơ của sự suy thóai đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày

Trang 8

càng rõ rệt Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học.

Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực có trình độ Mặc dù gần 63% dân số nước ta trong

độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp Đất nước còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp

lý Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục

Khoa học, Công nghệ thông tin phát triển mạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống ở con người Việt Nam hiện nay:

Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta Chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực, Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn

Do bị kích động bởi việc tiếp xúc với những thước phim hành động có tính bạo lực qua mạng Internet mà nhiều thanh, thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng Cùng với tâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong thanh niên và cả một bộ phận trong tầng lớp trí thức Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập

Trang 9

gia đình sớm hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải mái trong quan hệ nam nữ Từ đó dẫn đến những kiểu sinh họat tình dục bừa bãi giữa nam và nữ, kể cả sinh họat tình đục tập thể, làm băng họai những nguyên tắc luân

lý sơ đẳng, tạo nên lối sống xa lạ với truyền thống phương Đông và dân tộc Đó chính

là biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận thanh niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm "lệch chuẩn", đối lập với quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam Toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế sẽ đưa lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại với một giá rẻ hơn, tiện nghi phong phú hơn Song mặt khác, chính sự giao thoa về văn hóa, sự tràn ngập của hàng hóa đó

đã tạo ra khả năng về sự tha hóa nhân cách, đạo đức, làm rối loạn các giá trị truyền thống của dân tộc"

Như vậy, có thể nói, toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức của người Việt Nam Những sản phẩm văn hóa độc hại từ nước ngoài đưa vào nước ta đã tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhân dân ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền", coi “tiền là trên hết", không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến Sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực xã hội đã xuất hiện khuynh hướng "thương mại hóa" Chẳng hạn như giáo dục, vốn trước đây thuộc lĩnh vực bao cấp của Nhà nước, đang có khuynh hướng

" thương mại hóa" với những biểu hiện như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, "đổi tình lấy điểm", lạm thu, mở tràn lan các lớp đào tạo tại chức, liên kết đào tạo với nước ngoài, nhằm mục đích thu lợi, không đảm bảo chất lượng giáo dục Điều này góp phần làm môi trường sư phạm xuống cấp, đạo lý thầy trò suy thóai, lối

Trang 10

sống thiếu hoài bão, thiếu lý tưởng xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.

Ngoài ra, hiện nay giáo dục phải giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, đó là: Vấn đề chiến tranh và hoà bình;

Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái;

Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia, được tất cả các nước quan tâm Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm của những cuộc khủng hoảng tài chính Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con

nợ, nhất là các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ,…nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốc gia khác cũng chịu những tổn thất nặng nề và không thể lường trước được.Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt Những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác như vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại dương…ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách

2.3.3.3 Thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay

a)Thành tựu đạt được

Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình và phương thức giáo dục;

Quy mô giáo dục tăng nhanh, nhất là ở bậc đại học và đào tạo nghề, bước đầu đáp ứng nhu cầu của xã hội;

Công bằng xã hội trong giáo dục về cơ bản được đảm bảo;

Công tác xã hội hoá giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu;

Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được cải thiện

b)Những yếu kém của giáo dục nước ta:

* Chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung còn thấp

Nhìn chung chất lượng giáo dục còn thấp Chất lượng giáo dục thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất

Trang 11

lượng Những năm gần đây, việc cho phép thành lập mới các trường cao đẳng, đại học

có phần dễ dãi, trong khi các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ giảng viên không đảm bảo, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, nhất là các trường ngoài công lập và các trường của địa phương Hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân đối giữa các cấp học, ngành học, cơ cấu, trình độ, ngành nghề, vùng, miền Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến "dạy chữ", chưa quan tâm đúng mức đến "dạy người", kỹ năng sống và "dạy nghề" cho thanh thiếu niên

Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất Nhà trường chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa có biện pháp hữu hiệu giáo dục trách nhiệm người công dân, người lao động chân chính cho học sinh, sinh viên Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: " Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội"

* Đội ngũ giáo chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng

Người thầy đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, nhưng thực tế khi quy mô học sinh, sinh viên tăng nhanh đã gây nên sự bất cập giữa quy mô phát triển giáo dục với đội ngũ giáo viên, nhất là ở bậc mầm non và bậc đại học

Ngày đăng: 24/04/2016, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w