MỞ ĐẦU Thế giới ngày nay, do sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của quá trình toàn cầu hoá và sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức v.v..., đang thay đổi rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tác động đến sự vận động và phát triển của chính trị, từ những vấn để về quan điểm, nguyên tắc đến những vấn đề về xây dựng và vận hành của các thể chế chính trị, xây dựng chính sách ở các quốc gia. Chính trị, hệ thống chính trị, các nhà nước, các đảng phái chính trị trước hết là các đảng cầm quyền v.v... đang và sẽ có những điều chỉnh mới trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của các nước tư bản nói riêng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã có rất nhiều biến đổi so với trước chiến tranh, một trong những nhân tố có vai trò quan trọng tạo nên những biến đổi đó là sự điều chỉnh kinh tế của nhà nước. Với vai trò to lớn của mình, Nhà nước có thể kích thich hoặc kìm hãm sự phát triển của kinh tế bằng hệ thống các công cụ và chính sách đã vạch ra. Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động lao động chung và do tính chất xã hội hoá của sản xuất quy định. Lực lượng sản xuất càng phát triển, trình độ xã hội hoá của sản xuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai trò này càng rộng và mức độ đòi hỏi của nó càng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nhưng có một thực tế chúng ta cần nhìn nhận rằng, dù có những điều chỉnh như thế nào thì chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhưng ở nấc thang phát triển cao hơn, những biến đổi, thích nghi của CNTB ngày nay chỉ là những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của CNTB độc quyền. Bản chất kinh tế của CNTB ngày nay vẫn là sự thống trị của các tổ chức độc quyền, bản chất chính trị là hiếu chiến, xâm lược và phản động.Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những tinh hoa mà nhân loại đã đạt được dưới thời kì tư bản chủ nghĩa. Do vậy, việc nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản luôn là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Những điều chỉnh của chế độ tư bản chủ nghĩa hiện đại và xu hướng vận động của chế đô tự bản chủ nghĩa về chính trị” để nghiên cứu viết tiểu luận. Trong quá trình làm bài, dù đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tìm hiểu song không thể tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.