Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ (Trang 69)

II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY

2.3Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý

2. Kiến nghị

2.3Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý

Hợp đồng đại lý phải được xây dựng và hoàn thiện theo đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta có chủ trương xây dưng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung và hợp đồng đại lý nói riêng phải căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, góp phần tạo lập và hoàn thiện yếu tố thị trường.

Chế độ hợp đồng đại lý phải phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt nam. Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế diễn ra hết sức sâu rộng và mạnh mẽ. Hoạt động đại lý ngày càng phát triển và đi sâu và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy hoạt động đại lý ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn do

nền kinh tế nước ta đang bước vào giao đoạn chuyển giao giữa kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế thị trường. Vì vậy pháp luật đại lý phải linh hoạt, mềm dẻo, có tính thích nghi cao. Đồng thời trong quá trình hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý, chúng ta cần phải tính đến nhu cầu phát triển thị trường và nâng cao năng lực quản lý của nhà nước.

Xây dựng, hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng cũng như cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không bị lúng túng trong việc xác định nguồn luật củ yếu điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Hiện nay, tuy pháp luật đặc biệt là pháp luật về hợp đồng đại lý đã rõ ràng và hoàn thiện hơn trước nhiều. Nhưng đây vẫn là khâu còn nhiều tranh cãi, gây khó khăn cho các thương nhân và kể cả những người hoạt động trong lĩnh vực tư pháp.

Pháp luật về hợp đồng nói chung, pháp luật về hợp đồng kinh tế nói riêng chưa giải quyết mối quan hệ giữa hợp đồng với các điều lệ, quy chế của doanh nghiệp, tổ chức, pháp nhân...cũng như các quy định khác mà doanh nghiệp ban hành hoặc thông qua thủ tục phê chuẩn đăng ký. Ở nhiều nước các điều lệ, quy chế được coi là một phần của hợp đồng. Trong trường hợp các quy định trong hợp đồng không rõ ràng hoặc mang tính chung chung, thì các quy định trên là những dẫn chiếu quan trọng cho hợp đồng đã giao kết.

Trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh doanh nhất thiết phải có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Vì họ là những người trực tiếp chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật này khi tham gia vào hoạt động kinh tế. Hiện nay quá trình xây dụng pháp luật do các các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lập pháp đảm nhiệm, chưa có sự đóng góp sâu, rộng của quần chúng nhân dân. Để pháp luật thực sự đi

của những cá nhân, tổ chức chịu sự điều chỉnh trực tiếp của quan hệ pháp luật đó. 2.4 Kiến nghị đối với Công ty Xuân Hoà

Có lẽ yếu tố cần quan tâm nhất của Công ty hiện nay là trình độ năng lực của các cán bộ quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên trong Công ty. Như chúng ta đã biết, yếu tố nhân lực luôn là yếu tố sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp, Công ty Xuân Hoà cũng không phải là ngoại lệ. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, để tồn tại và hoạt động kinh doanh có hiệu quả Công ty cần đầu tư nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực của mình. Với đội ngũ nhân lực mất cân đối về trình độ như hiện nay (12% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 84.5% trình độ cao đẳng,trung học) Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy để đổi mới và phát triển nguồn nhân lực, Công ty nên cử cán bộ đi học hàn thụ chuyên môn, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty đến Công ty giảng dạy nhằm nâng bổ sung nâng cao trình độ nhân lực tại chỗ, đồng thời có chính sách tuyển dụng hợp lý nhằm thu hút nhân tài...

Giai đoạn hiện nay là thời khắc chuyển mình quan trọng của nền kinh tế nói chung và của hệ thống pháp luật nói riêng. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh tế không ngừng hoạt thiện và đổi mới. Để năm bắt và theo kịp sự thay đổi của pháp luật, Công ty phải nhanh chóng sữa đổi các các văn bản pháp quy của mình. Thay thế thuật ngữ “hợp đồng kinh tế” bằng “hợp đồng kinh doanh thương mại”, thuật ngữ “kí kết” thay bằng “giao kết”… Đồng thời áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật mới, đưa các văn bản này vào đời sống của cán bộ CNV trong Công ty tạo cho cán bộ CNV một thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Để làm được điều này Công ty cần phải có một đội ngũ nhân viên pháp lý am hiểu về pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Với đội ngũ nhân viên này Công ty sẽ có một công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động kinh doanh của mình. Như

để kí hợp đồng sao cho vừa có lợi nhất cho Công ty mình vừa không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu khiếu nại, khiếu kiện Công ty sẽ không bị động, phụ thuộc vào những nhân viên pháp lý đi thuê, đồng thời chủ động đề ra được phương hướng giải quyết hợp lý nhất với đội ngũ nhân viên pháp lý của mình.

Trong quá trình giao kết hợp đồng, đặc biệt là giao kết hợp đồng đại lý Công ty cần phải tìm hiểu rõ ràng tất cả các vấn đề liên quan đến phía đại lý như: Đăng ký kinh doanh, chủ thể, địa điểm chọn làm nới đặt trụ sở của đại lý và các điều kiện khác có liên quan. Mục đích của quá trình tìm hiểu này giúp cho Công ty có những hiểu biết cơ ban về đại lý, từ đó có phương pháp quản lý thích hợp nhất. Với mục tiêu chọn ra những đại lý thực sự có tiềm năng và triển vọng, Công ty nên cư các cán bộ thị trường của mình đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế ở các đại lý qua đó sẽ phất hiện ra các khu vực có nhu cầu cao về ngành hàng nội thất mà Công ty có nhu cầu mở rộng thị trường. Cũng từ quá trình tìm hiểu Công ty sẽ phát hiện ra những sai phạm trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng của phía đại lý, từ đó trong lần giao kết hợp đồng sau Công ty sẽ hạn chế được thấp nhất mọi rủi ro không đáng có nhằm làm mất hiệu lực pháp lý của hợp đồng.

Sau khi giao kết hợp đồng, Công ty phải luôn theo dõi sát sao tình hình thực hiện hợp đồng của phía đại lý, tránh tình trạng đại lý vi phạm các điều khoản trong hợp đồng như: bán phá giá, không dán tem bảo hành sản phẩm, bán các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác... Nếu có các tình trạng trên xảy ra, Công ty phải nhanh chóng xử lý dứt điểm để không gây ảnh hưởng đến các đại lý khác. Trường hợp phía đại lý vi phạm nghiêm trọng các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, Công ty phải ngay lập tức đình chỉ hợp đồng để không gây ảnh hưởng đến các đại lý khác.

khách hàng cao vì vậy việc lựa chọn khu vực đặt đại lý là vô cùng quan trọng. Hiện nay hầu như các măt hàng của Công ty như bàn, nghế, nội thất văn phòng, nội thất gia đình, tủ, kệ, giá ... chỉ tiêu thụ được ở những khu vực dân cư có mức sống cao, đăc biệt là các khu công nghiệp, khu vực hành chính. Thị trường nông thôn, một thị trường rộng lớn hầu như chưa được khai thác và mở rộng. Vì vậy Công ty nên có chính sách phát triển những mặt hàng phù hợp với những đối tượng này.

Việc phân bố hệ thống đại lý cũng là một điều mà Công ty nên xem xét. Hệ thống đại lý hiện nay được phân bố chưa đồng đêu, có nhiều khu vực mật độ đại lý quá dày đặc (như khu vực phố Hàm Long Hà NộI), còn nhiều khu vực khác lại không có đại lý. Điều này gây mất cân đối, giảm tính cạnh tranh và đồng thời hạn chế khả năng mua hàng của người tiêu dùng là cá nhân. Những cá nhân có nhu cầu mua hàng hoá đều đặt yếu tố thuận tiện, nhanh chóng lên hàng đầu vì vậy họ thường chọn mua hàng ở những khu vực gần địa bàn sinh sống của mình.

Với chính sách phát triển hệ thống đại lý lâu dài, Công ty nên đầu tư một đội xe chuyên vận chuyển hàng hoá cho các đại lý, điều này không những có lợi cho các đại lý, (vì các đại lý sẽ giảm bớt được thời gian đến Công ty để nhận hàng, tiết kiệm được chi phí, thuận tiện trong kinh doanh) mà còn có lợi cho chính sách cạnh tranh của Công ty trước các đối thủ khác. Song song với việc phát triển đội xe là việc thiết lập một hệ thống các kho chứa hàng của Công ty ở các khu vực Miền bắc, Miền trung và Miền nam. Hệ thống kho bãi này sẽ giúp Công ty chủ động trong việc điều phối và vận chuyển hàng hoá cho các đại lý của mình trên toàn quốc, tránh tình trạng hàng hoá vận chuyển quá xa, hàng hoá bị ứ đọng.

2.5 Kiến nghị đối với đại lý

Các đại lý phải nắm vững và thường xuyên cập nhập kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng đại lý. Hiểu biết các quy định của pháp luật sẽ giúp các đại lý có kiến thức vững chắc trong đàm phán kí kết hợp đồng, đồng thời tránh

thụ động vì hầu như việc giao kết hợp đồng đều dựa trên cơ sở các hợp đồng mẫu của Công ty. Điều này là trái với nguyên tắc tự do thoả thuân trong giao kết hợp đồng. Để không bị lệ thuộc quá nhiều vào những hợp đồng mẫu này, các đại lý phải tự trang bị cho mình các kiến thức pháp luật cần thiết để giao kết hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng các đại lý phải chấp hành nghiêm túc chấp hàng các quy định của pháp luật và của Công ty về quy chế đại lý và các điều khoản mà hai bên đã giao kết, tránh tình trạng bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh với các đại lý khác. Việc các đại lý vi phạm quy chế giao kết hợp đồng sẽ không những bất lợi cho mình vì bị giảm tỷ lệ chiết khấu của Công ty mà còn có thể làm cho các đại lý bị mất tư cách đại lý. Vì vậy để tránh sảy ra những hậu quả đáng tiếc các đại lý phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật và những ràng buộc trong hợp đồng đại lý.

Các đại lý nên chủ động hơn trong việc đầu tư mở rộng thị trường, tích cực tìm kiếm những khu vực có tiềm năng để mở rộng hệ thống phân phối của mình. Điều này vừa giúp cho các đại lý tăng doanh thu do việc bán hàng, vừa nhận được nhiều ưu đãi tư phía Công ty do có thành tích mở rộng thị trường.

KẾT LUẬN

Thông qua quá trình tìm hiểu về pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ở Việt Nam giúp chúng ta nắm được các vấn đề khái quát nhất liên quan đến hợp đồng đặc biệt là hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại. Cũng từ quá trình nghiên cứu này chúng ta cũng hiểu rõ hơn sự phát triển của hoạt động kinh doanh và vị trí vai trò của hợp đồng đối với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua quá trình nghiên cứu hợp đồng đại lý thượng mại tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuân Hoà giúp tôi nắm được các quy định về hợp đồng. Từ đó tạo cơ sở pháp lý trong việc áp dụng vào thực tiễn kinh doanh.

Hiện nay hoạt động đại lý thương mại đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì đây được coi là hình thức trao đổi hàng hoá hiện đại, tiện ích khi cả người bán và người mua đểu không phải gặp nhau mà vẫn có thể trao đổi được với nhau, thông qua trung gian trực tiếp là các đại lý. Với vai trò là trung gian thương mại các đại lý ngày càng năng động và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Trong giai đoạn hội nhập kinh tề mạnh mẽ như hiện nay, khi mà Việt nam chính thức gia nhập WTO việc thành lập nên một hệ thống đại lý đối với tất cả các mặt hàng sẽ giúp cho hàng hoá của Việt nam có khả năng cạnh tranh tốt hơn và hạn chế ảnh hưởng của hàng ngoại.

Trong phạm vi bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô để giúp tôi hoàn thiện đề tài của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật:

1. Bộ luật dân sự 2005. 2. Bộ luật hình sự 2004. 3. Luật thương mại 1997. 4. Luật thương mại 2005.

5. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. 6. Luật doanh ngiệp 2005.

7. Điều lệ tạm thời 735/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/4/1956 về hợp đồng kinh doanh.

8. Nghị định số 04/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/01/1960 kèm theo điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước.

Tài liệu tham khảo:

1.Thống nhất luật hợp đồng ở Việt nam. Tác giả Đinh Thị Mai Phương. NXB tư pháp 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Sửa đổi luật thương mại Việt nam năm 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. GS.TS Nguyễn Thị Mơ. NXB Lý luật chính trị.

3.Trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam (VICA) và Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) hợp tác xuất bản năm 2003...

Các tài liệu của Công ty

1. Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh. 2. Điều lệ công ty.

3. Nội quy làm việc.

5. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây. 6. Bảng báo giá các sản phẩm của công ty.

7. Một số tài liệu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 8. Hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới.

9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

10. Một số mẫu hợp đồng cụ thể của công ty về đại lý bán hàng. 11.Biên bản thanh lý hợp đồng.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ (Trang 69)