1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thu hút khách du lịch hàn quốc tại thị trường du lịch hà nội

179 857 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, quan hệgiữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng được củng cố và pháttriển, Hàn Quốc đã vươn lên thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam..

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làtrung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn vềvăn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước Hà nộimới có tổng diện hơn 3.344 km2, dân số hơn 6,2 triệu người, với

29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, nằm trong top 17 thành phốlớn nhất thế giới Hà Nội là một thành phố cổ đã được hình thành

và phát triển gần 1.000 năm với truyền thống văn hóa lâu đời, quy

tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hà Nội đã là sự lựa chọncủa nhiều du khách khi đến Việt Nam, trong đó phải kể đến khách

du lịch Hàn Quốc

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, quan hệgiữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng được củng cố và pháttriển, Hàn Quốc đã vươn lên thành nhà đầu tư số một tại Việt

Nam Vài năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện “làn sóng Hàn Quốc”, còn ở Hàn Quốc cái tên “Việt Nam” được nhắc đến ngày

càng nhiều với những sự tương đồng về văn hóa, sự thân thiện vàgần gũi của người dân Đó là những tín hiệu tốt lành cho việc thúcđẩy mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới, là tiền đềquan trọng cho hoạt động phát triển du lịch

Khách du lịch Hàn Quốc trong những năm gần đây lựa chọnViệt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng như là điểm đến hấp dẫntrong khu vực Tuy nhiên hoạt động thu hút khách du lịch HànQuốc còn chưa tương xứng với vị thế của du lịch Hà Nội, số lượng

Trang 2

doanh nghiệp tham gia vào thị trường này còn ít, thiếu nhiềuhướng dẫn viên tiếng Hàn Quốc,… Vì vậy, việc nghiên cứu mộtcách đầy đủ, có hệ thống về các giải pháp nhằm thu hút khách dulịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội là hết sức cần thiết cả về mặt lýluận và thực tiễn Với cách tiếp cận như trên tôi quyết định chọn đề

tài: “Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường

du lịch Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch

học

2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu đặcđiểm tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc, đánh giá điều kiệnthu hút khách và đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động thuhút khách du lịch Hàn Quốc trong thời gian tới cho du lịch HàNội dưới hai góc độ là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cácdoanh nghiệp du lịch

Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyếtnhững nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc, tìm hiểunét đặc trưng và các sở thích tiêu dùng của khách du lịch HànQuốc

- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, cơ sở cho hoạtđộng thu hút khách du lịch Hàn Quốc

- Tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội

Trang 3

- Điều kiện thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Hà Nội

- Đánh giá chung về hoạt động thu hút khách du lịch HànQuốc tại thị trường du lịch Hà Nội

- Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút khách du lịchHàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thu hút

khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt

động thu hút khách du lịch trên địa bàn Hà Nội, các số liệu phục

vụ nghiên cứu tập hợp trong 5 năm từ năm 2003 đến 2007

Về mặt nội dung: đề tài có xu hướng trở nên rất rộng, vì hoạt

động thu hút khách du lịch Hàn Quốc có sự tham gia của các cơquan quản lý nhà nước về du lịch, các hoạt động khai thác cụ thểtại các doanh nghiệp du lịch với nhiều loại hình dịch vụ du lịchphong phú, đa dạng Do vậy, đề tài đã giới hạn phạm vi nghiêncứu hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại Sở Văn hóaThể thao và Du lịch, và dưới góc độ doanh nghiệp đề tài tập trungchủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có tổ chức hoạtđộng khai thác khách du lịch Hàn Quốc

Về mặt không gian: nghiên cứu trường hợp điển hình cho

hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc trên địa bàn Hà Nội

Trang 4

Về mặt thời gian: nghiên cứu tiến hành chủ yếu trong 5 năm

từ 2003 đến 2007 và đầu năm 2008 Các nghiên cứu được tiếnhành thường xuyên, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của sốliệu và tư liệu thu thập

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng vàphương pháp duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thậpthông tin thứ cấp từ sách báo, tạp chí, báo cáo Sở Văn hóa Thểthao và Du lịch Hà Nội, từ các thông tin do các doanh nghiệpkhách sạn - du lịch trên địa bàn cung cấp ; Phương pháp thuthập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, lấy

ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các việnnghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phươngpháp phân tích thống kê, phương pháp quy nạp, từ đó tổng hợpthành những vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất, rút ra bài học kinhnghiệm về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thịtrường Hà Nội

5 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 5

Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quanđến đề tài, tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đócho đề tài nghiên cứu của mình như:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển nguồn khách du lịch Hà Nội” do GS TS Nguyễn Văn Đính và

nhóm nghiên cứu thực hiện (6/2000), Hà Nội;

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến năm 2010” do TS Bùi Xuân Nhàn và nhóm

nghiên cứu thực hiện năm 2003;

- Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản của Hà Nội” do PGS TS Trần

Thị Minh Hòa và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2007;

- Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu và đánh giá một

số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam” do bà Nguyễn Quỳnh

Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2001;

- Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Chương: “Một số giải pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội”, 2001.

- Kết quả cuộc điều tra chi tiêu khách du lịch được Tổng cụcThống kê tiến hành theo Quyết định số: 1083/QĐ-TCTK ngày 20tháng 6 năm 2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Cuộcđiều tra này tiến hành trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố trọng điểm

về du lịch với đối tượng điều tra là khách du lịch quốc tế và Việt

Trang 6

Nam đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú du lịch tại các tỉnh, thành phốnày

Và một số luận văn thạc sĩ khác nghiên cứu về nguồn kháchNhật Bản, hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trườngPháp,…

Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể

về hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường HàNội Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp pháttriển thị trường khách này trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiếtthực cho ngành du lịch Hà Nội nói chung, các doanh nghiệp dulịch nói riêng

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách

du lịch Hàn Quốc, về đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch HànQuốc, đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốctrên các lĩnh vực để làm cơ sở cho hoạt động thu hút khách dulịch Hàn Quốc; phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khókhăn trong hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc của HàNội; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăngcường thu hút thị trường khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội

7 Kết cấu luận văn

Trang 7

Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu vàphương pháp nghiên cứu ở trên, luận văn ngoài phần Mở đầu vàKết luận nội dung được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan về thị trường khách du lịch Hàn Quốc và mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc

Chương 2 Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội

Chương 3 Một số giải pháp tăng cường hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC

VÀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - HÀN QUỐC

1.1 Một số đặc điểm về đất nước Hàn Quốc

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2, gầnbằng diện tích của Anh hay Romania riêng phần Hàn Quốc là99.617 km2, đường biên giới dài 214 km, đường bờ biển dài 2.412

km [4, tr.7]

Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnhthổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len Dãy Taebaeksanchạy suốt chiều dài bờ biển phía đông, nơi những con sóng củaBiển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra các vách đá dốc và các bãi

đá Sườn phía Tây và phía Nam bán đảo bằng phẳng hơn, vớinhững vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành

Trang 9

những vịnh nhỏ Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông

kỳ vĩ, vì vậy người Hàn Quốc thường ví đất nước mình như mộttấm gấm thêu đẹp đẽ

Núi Baekdusan ở miền Bắc bán đảo là ngọn núi cao nhấtvới độ cao 2.744m so với mực nước biển và trải dài theo đườngbiên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc Baekdusan là ngọnnúi lửa đã ngừng hoạt động, nơi một hồ nham thạch rộng đã đượchình thành với cái tên Cheonji Ngọn núi này được coi là một biểutượng đặc biệt của tinh thần Hàn Quốc và được nhắc đến trongbài quốc ca

So với quy mô lãnh thổ, bán đảo Triều Tiên có số lượngsông suối tương đối lớn Hệ thống đường thủy này đóng một vaitrò hết sức quan trọng trong việc hình thành lối sống của ngườiHàn Quốc và trong cả công cuộc công nghiệp hóa đất nước Haicon sông dài nhất ở Bắc bán đảo là Amnokgang (Yalu, 790km) vàDumangang (Tumen, 521km) Hai con sông này đều bắt nguồn từngọn núi Baekdusan rồi lần lượt đổ xuống theo hướng Tây vàĐông, tạo nên biên giới phía Bắc của bán đảo Còn hai con sôngNakdonggang (525km) và Hangang (494 km) tạo thành hai đườngthủy ở Nam bán đảo Sông Hangang chảy ngang qua Seoul, thủ

đô của Hàn Quốc, được coi là con đường sinh mệnh cho dân cưtập trung đông đúc ở khu vực trung tâm của đất nước Hàn Quốc

Trang 10

ngày nay, như nó đã từng giúp cho dân cư các vương quốc cổ đạiphát triển dọc theo hai bờ sông

Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai tròquan trọng đối với cuộc sống của người Hàn Quốc từ ngàn xưa và

đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và kỹnăng hàng hải

Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul, dân số chính thứckhoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía Tây Bắc Những thànhphố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía Tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía Tây Nam, Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía Đông Nam

Trang 11

1.1.1.2 Khí hậu

Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt Mùa xuân và mùa thu khángắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơinhiều, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờbiển phía nam Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đấtnước, với nhiệt độ trung bình từ 60C (430F) đến 160C (610F),nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong năm là

từ 190C (660F) đến 270C (810F), trong khi đó nhiệt độ vào thángGiêng, tháng lạnh nhất trong năm từ -80C (170F) đến 70C (430F)

Khí hậu gió mùa đã đem lại cho Hàn Quốc một hệ động thựcvật phong phú Theo thống kê năm 1946 ở bán đảo có 201 họ câytrong đó có 1.102 loài, 3.347 chủng loại, 1.012 loài thân cây caotrong đó có 400 loài đặc biệt Về sông ngòi, ở Hàn Quốc có 6 consông lớn và con sông dài nhất là 790 km Mùa hè nước sông lớn domưa nhiều còn các mùa khác tương đối khô

Bờ biển dài, tương đối khúc khuỷu và cạn, độ sâu của biểnphía Nam là không quá 100m Thềm lục địa nông cạn một bên tạothuận lợi cho việc đánh bắt cá nhưng lại gây cản trở cho việc đilại bằng đường thuỷ Hàn Quốc với sự ưu đãi về thiên nhiên, cáccon sông và biển với nhiều loài thuỷ sản, 14 loài cá lưỡng cư và

130 loài cá nước ngọt Hệ động thực vật phong phú đã tạo cho đấtnước hoa thơm quả ngọt, quanh năm cây cối xanh tốt và nhiều

Trang 12

loại động vật quý hiếm Trái lại, tài nguyên khoáng sản của HànQuốc vô cùng nghèo nàn, trên khắp đất nước hầu như không cóloại khoáng sản nào có giá trị để phục vụ cho ngành công nghiệpphải dùng nhiều tài nguyên như Hàn Quốc.

Trang 13

1.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội

1.1.2.1 Kinh tế

Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953, đấtnước Hàn Quốc đạt được sự tăng truởng kinh tế đáng kể phần lớnnhờ vào các kế hoạch mở rộng của Chính phủ và nhờ vào sự laođộng cần cù của người dân Hàn Quốc Chính phủ Hàn Quốc đãphát triển được một đội ngũ lao động có trình độ cao, được giáodục tốt và đã đề ra kế hoạch 5 năm kể từ năm 1962 để tạo một hệthống phát triển tập trung vào chiến lược công nghiệp hoá hướngvào xuất khẩu Từ năm 1970, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân đãtăng 35 lần, khoảng 45% giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc dânhiện nay là từ các ngành sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩmchứ không phải xuất khẩu nguyên liệu thô Hàn Quốc được xếpvào nhóm các quốc gia buôn bán lớn nhất thế giới Chính phủcũng tham gia một cách năng động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm

cả các ngành dịch vụ công cộng và các ngành công nghiệp yêucầu đầu tư lớn Hiện nay, trong nước đã có các tuyến đường caotốc và các tuyến vận tải lớn nối liền các thành phố, mạng lưới liênlạc viễn thông hiện đại rộng khắp cả nước

Hàn Quốc không có nhiều tài nguyên dầu mỏ và các tàinguyên khác rất hạn chế, nguyên liệu cho ngành công nghiệp phụthuộc chủ yếu vào nhập khẩu Năm 1970, Nhà nước bắt tay vàoviệc nghiên cứu chính sách đa dạng hoá các nguồn năng lượng, và

Trang 14

tăng cường sử dụng năng lượng nguyên tử và năng lượng từ khíthiên nhiên, thuỷ điện

Ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc bao gồm điện tử,chế tạo ô tô, dệt, may mặc, chế tạo vũ khí và sản xuất hàng da.Riêng lĩnh vực chế tạo ô tô Hàn Quốc được biết đến như mộtbước nhảy vọt thần kì, xếp thứ 6 trên thế giới về công nghiệp sảnxuất ô tô với sản lượng hơn 3 triệu xe mỗi năm Thêm vào đó mộtnguồn thu ngoại tệ của đất nước là dịch vụ đấu thầu xây dựng,Chính phủ đã ban hành nhiều đạo luật khuyến khích đầu tư nướcngoài dài hạn ở Hàn Quốc trong cả hai lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội

Hàn Quốc nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giớingay từ đầu cuộc khủng hoảng năm 1997 Chính phủ đã đề xuấtmột mô hình mới bao gồm việc nâng cấp các thông lệ kinh doanhtheo chuẩn mực quốc tế, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triểncông nghệ và đẩy mạnh hiệu quả của các định chế Chính phủcam kết xúc tiến cải cách, tiếp tục thực hiện cải cách tài chính vàcông ty, đồng thời theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô linhhoạt có lợi cho tăng trưởng

Với lịch sử là một trong những nền kinh tế tăng trưởngnhanh của thế giới, Hàn Quốc đang phấn đấu trở thành đầu mốicủa khối kinh tế hùng mạnh châu Á trong thế kỷ 21

1.1.2.2.Văn hoá - xã hội

Trang 15

Hàn Quốc, với dân số khoảng 50 triệu người, là một trongnhững nước có mật độ dân cư cao nhất thế giới với 474người/km2, có gần 50% dân số sống ở các thành phố lớn Nhờthành công về mặt kinh tế, mức sống của người dân đô thị HànQuốc có phần cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng Châu Ákhác

Tính dân tộc của người Hàn Quốc tương đối cao và đã từng

có thời gian thi hành chính sách bài ngoại Họ không chấp nhậnmột xã hội đa chủng tộc, đa sắc tộc như kiểu Hợp Chủng QuốcHoa Kì Quan niệm về tính đồng nhất này là một lý do giải thích

vì sao người Triều Tiên ở cả hai miền Nam - Bắc đều cho rằng

sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên là hoàn toàn trái với quy luật

tự nhiên Dù hai miền Nam - Bắc có chế độ chính trị và chínhsách kinh tế khác nhau nhưng nhân dân hai miền đều chung mộttruyền thống văn hoá Triều Tiên rất gần gũi với Trung Quốc cả

về vị trí địa lý, kinh tế lẫn lịch sử tạo ra một nhịp cầu văn hoá tựnhiên nối liền quần đảo Nhật Bản với lục địa Châu Á

Giáo dục luôn được coi là một công cụ của sự tiến bộ xãhội Tuy nhiên, trong suốt chiều dài lịch sử chỉ có một số ít cácgia đình giàu có mới có thể chu cấp cho con cái đi học và do vậyviệc thúc đẩy xã hội Hàn Quốc đi lên là rất khó khăn Nhưng chođến ngày nay, hệ thống trường học ở Hàn Quốc có quy mô và môhình tương tự Mỹ Cấp tiểu học 6 năm, cấp trung học 6 năm và

Trang 16

cao hơn là 4 năm nữa Bốn năm học ở bậc cao là rất khó khăn vàbắt buộc phải thi qua một kì thi rất khắt khe.

An sinh xã hội được Chính phủ Hàn Quốc quan tâm và bắtđầu được triển khai thực hiện từ những năm 1980 Hệ thống chínhsách liên quan đến vấn đề này bao gồm việc mở rộng hệ thống bảohiểm y tế và hệ thống trợ giúp y tế tương đương và áp dụng chế độbảo hiểm thất nghiệp Chính phủ đã tạo nền tảng cho việc xây dựngmột xã hội bảo đảm phúc lợi cho người dân Nhờ mức sống tăng vàdịch vụ chăm sóc sức khoẻ và y tế ngày càng được cải thiện nêntuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc đang tăng nhanh dẫnđến số người già tăng đáng kể trong những năm qua Nếu năm

1960, dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 2,9% trong tổng dân sốHàn Quốc thì năm 2005, tỷ lệ này đã tăng lên 9,1% và dự kiến sẽđạt tới 14,4% năm 2019

1.2 Những nét đặc trưng và sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc

1.2.1 Những nét đặc trưng của người Hàn Quốc

Hàn Quốc, một quốc đảo, đã phát triển những đặc tính dântộc độc đáo nhờ tính chất riêng biệt về địa hình và lịch sử Độnghiêng của đại dương và lục địa đã kết hợp với nhau tạo thành

cơ sở của bản sắc dân tộc Là một bán đảo có một môi trường vănhóa với những đặc điểm ngoại vi và trung tâm Mặt ngoại vi liênquan đến nền văn hoá lục địa tràn vào bán đảo, trong khi những

Trang 17

yếu tố trung tâm là kết quả của các nền văn hoá ngoại vi được cấu

trúc để hình thành một trung tâm mới (Xem Phụ lục 1)

Nhờ ảnh hưởng của yếu tố này, người Hàn Quốc đã pháttriển tình yêu hoà bình, tình yêu thiên nhiên và họ luôn thể hiện lànhững người ham học hỏi, năng động cần cù, coi trọng đạo đức vàyếu tố tinh thần

Trong 3 yếu tố cơ bản của cuộc sống: nhà ở, quần áo, thựcphẩm thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đếnngười Hàn Quốc rất nhiều Gạo vẫn là lương thực chính của hầuhết người dân Hàn Quốc, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiềungười lại thích ăn đồ Phương Tây Bữa cơm truyền thống củangười Hàn Quốc không thể thiếu được món Kim Chi, đây là món

ăn được làm từ nhiều loại rau như cải thảo, củ cải, hành xanh vàdưa chuột Gia vị sử dụng là tỏi và ớt bột

Trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, một gia đình thườnggồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ cùng chung sống dướimột mái nhà Ở thời đó, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao và mộtgia đình lớn, đông thành viên thường được xem như có nhiềuphúc lộc, nên mọi người luôn mong có nhiều con cháu

Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảmnhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng

là một tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc Để giải quyết những vấn

đề liên quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ, Chính phủ HànQuốc đã sửa đổi hầu hết các văn bản luật liên quan đến quan hệ

Trang 18

gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa nam và nữ về quyềnthừa kế.

Quá trình công nghiệp hoá đất nước cũng đã khiến cho đờisống gia đình của người dân Hàn Quốc trở nên sôi nổi hơn vàphức tạp hơn, những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏiđại gia đình bắt đầu cuộc sống riêng Ngày nay, hầu hết các giađình đều là những gia đình hạt nhân với trung tâm là hai vợchồng

Không giống như một số nền văn hoá khác chỉ có một tôngiáo thống lĩnh, văn hoá Hàn Quốc quy tụ nhiều yếu tố thànhphần tôn giáo khác nhau hình thành nên cách suy nghĩ và ứng xửcủa con người

Trong lịch sử, người Hàn Quốc sống dưới ảnh hưởng củađạo Saman, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và trong lịch sử hiệnđại lòng tin ở đạo Thiên Chúa đã thâm nhập vào Hàn Quốc Tốc

độ công nghiệp hoá nhanh diễn ra trong vài thập kỉ qua so vớivài trăm năm ở Châu Âu đã gây ra những lo ngại và thay đổi,phá vỡ sự yên bình trong tâm hồn người Hàn Quốc làm cho họkiếm tìm sự bình yên trong tôn giáo Vì vậy, số người đi theođạo ngày càng đông đảo, và các tổ chức tôn giáo cũng trở thành

tổ chức có ảnh hưởng lớn trong xã hội

Trước đây, lễ hội của người Hàn Quốc chỉ là theo lễ nghitôn giáo Cho tới thời kỳ các vương quốc thống nhất, lễ hội tạ

Trang 19

Các lễ hội đó là Yeonggo (múa trống gọi hồn) của Buyeo,Dongmaeng (nghi lễ cúng tổ tiên) của Goguryeo, và Mucheon(thiên vũ) của Dongye Các lễ hội thường được tổ chức vàotháng Mười, sau mỗi vụ mùa, chỉ trừ lễ Yoenggo được tổ chứcvào tháng Mười hai (tính theo âm lịch) Truyền thống vui chơisau vụ thu hoạch mùa thu và đón chào năm mới trong không khívui vẻ, phấn chấn còn được kéo dài đến các thời vua và cáctriều đại sau này, mặc dù mỗi triều đại vua đều có những sửađổi riêng cho ngày hội truyền thống có một phong cách riêng.

(Xem Phụ lục 2)

Do nhịp sống của cuộc sống hiện đại, Hàn Quốc ngày nay

đã mất đi rất nhiều ngày lễ truyền thống Nhưng một số ngày lễvẫn được kỷ niệm cho tới ngày nay và đây là dịp để mọi thànhviên trong gia đình đoàn tụ Mọi người đều mặc áo truyền thốngHanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, cả giađình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên Sau lễ nghi này, nhữngngười ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi tronggia đình

Người Hàn Quốc rất yêu thể thao và tham gia vào rất nhiềucác hoạt động thể thao cùng các trò chơi giải trí Những bước tiến

ấn tượng trong kinh tế những năm qua đã góp phần tăng cường sựquan tâm của người Hàn Quốc đến thể thao Các môn thể thaotruyền thống được mọi người ưa thích đó là: bóng đá, trượt băng

Trang 20

tốc độ, trượt băng nghệ thuật, trượt tuyết, khúc côn cầu trên băng,golf, bóng chày, taekwondo và vật.

1.2.2 Sở thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc

Hàn Quốc có tốc độ gia tăng khá cao về lượng khách ranước ngoài du lịch (trên 20%/năm) Về số lượng khách ra nướcngoài du lịch tương đương với số khách du lịch vào Hàn Quốc,thậm chí du lịch đi ra nước ngoài có phần nhỉnh hơn Theo thống

kê của Cục du lịch quốc gia Hàn Quốc (KNTO – Korea NationalTourism Organization), năm 2007 có tới hơn 13 triệu người dânnước này đi du lịch nước ngoài Như vậy, với khoảng 475.535lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam như hiện nay thìchúng ta mới chỉ đón được chưa tới 4% lượng du khách Hàn

Quốc đi du lịch ở nước ngoài (Xem biểu đồ 1.1)

Điểm đến của du khách Hàn Quốc chủ yếu là Châu Á,chiếm khoảng 70% tổng số người Hàn Quốc đi du lịch nướcngoài Trong đó, Trung Quốc và Nhật Bản là hai điểm đến chínhcủa khách du lịch Hàn Quốc Ngoài ra người Hàn Quốc thích đếnkhám phá Châu Mỹ ,tiếp đến là Châu Âu và Châu Đại Dương

Trang 21

Biểu đồ 1.1 Số lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài

và số lượng khách quốc tế đến Hàn Quốc

National Tourism Organization)

Đặc thù của thị trường khách Hàn Quốc đi du lịch nướcngoài là du lịch theo chuyên đề và du lịch gia đình với cácchương trình lựa chọn phong phú, đa dạng, tiếp đến là du lịchthương mại với các chuyến bay thuê bao riêng và du lịch nghỉdưỡng với các loại hình sau:

- Các chương trình du lịch riêng biệt chỉ bao gồm vé máybay và phòng khách sạn và thường là khách du lịch ba lô

- Chương trình du lịch trọn gói đến một nước, một điểm dulịch

Số lượng khách Hàn Quốc đi du lịch

13.3

6.4 6.2 6.0

Số lượng khách Hàn Quốc đi du lịch

Số lượng khách quốc tế đến Hàn Quốc

5.3

(Đơn vị: triệu lượt khách)

Trang 22

- Kết hợp giữa du lịch giá rẻ, du lịch phân hạng với du lịchtiết kiệm, du lịch truyền thống và du lịch chất lượng cao.

- Du lịch chơi golf: các công ty du lịch có nhóm chuyêntrách tổ chức các chương trình chơi golf hay xây dựng một trangweb chuyên về tour du lịch chơi golf

Về căn bản, mục đích ra nước ngoài của người Hàn Quốc là

du lịch thuần túy Du khách Hàn Quốc ra nước ngoài không chỉquan tâm đến các danh thắng thiên nhiên và di tích lịch sử mà cònmuốn đến thăm các thành phố lớn, khu vui chơi giải trí, tắm hơinghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe, Lượng du khách Hàn Quốc lựachọn chương trình du lịch cá nhân ngày càng tăng và du lịch theođoàn đang giảm dần khi đi du lịch nước ngoài như là phần thưởnghàng năm của các công ty dành cho nhân viên không còn đượcthịnh hành nữa

Sau khi Chính phủ Hàn Quốc áp dụng thời gian làm việc 5ngày một tuần vào năm 2004, nhiều người lao động đã có cơ hội

đi du lịch cuối tuần nên thời gian lưu lại nước ngoài của du kháchHàn Quốc có phần giảm Khách Hàn Quốc đi du lịch trung bìnhkhoảng 10 - 11 ngày, đối với khách đi theo tour thì thời gian lưutrú trung bình là 11 - 13 ngày và đối với khách đi lẻ khoảng 7 - 8ngày

Cơ sở lưu trú chính của khách du lịch Hàn Quốc đi ra nướcngoài là khách sạn, ngoài ra là nhà gia đình, bạn bè Khách sử

Trang 23

dụng khách sạn nhiều là khách du lịch công vụ, khách du lịch đituần trăng mật và khách du lịch thuần túy.

Thời điểm người Hàn Quốc đi du lịch tương đối dàn đều,tuy nhiên mùa du lịch cao điểm của khách du lịch Hàn Quốc làtháng 10 đến tháng 3, bắt đầu giảm từ tháng 4 và tháng 5

Người Hàn Quốc ra nước ngoài có xu hướng là những người

có học vấn cao, sống ở các đô thị lớn Với mức sống khá cao,phần lớn người Hàn Quốc đánh giá chi tiêu dành cho đi du lịchnước ngoài hiện nay là hợp lý Theo số liệu thống kê của Tổ chức

du lịch thế giới -UNWTO về chi tiêu của khách du lịch quốc tếoutbound thì chi tiêu nước ngoài của khách du lịch Hàn Quốc giatăng nhiều vào những năm 2005, 2006 Các đối tượng khách chitiêu nhiều nhất trong chuyến du lịch là khách trong độ tuổi 51 - 60

và dưới 20 tuổi Các nhóm tuổi từ 31 - 50 cũng chi tiêu khá nhiều,còn khách ở nhóm tuổi trên 60 thì chi trả rất ít

Bảng 1.1 Chi tiêu du lịch của thị trường khách du lịch Hàn

Quốc so với thị trường khách quốc tế

Trang 24

(Nguồn: UNWTO- Tổ chức du lịch thế giới,[15, 235])

Về mua sắm, du khách nước này thích nhất đồ mỹ phẩm, đồuống, Khác với việc mua đồ có chất lượng giá rẻ, xu hướng muasắm mới hiện nay của họ là thực phẩm chăm sóc sức khỏe, sảnvật địa phương và đồ lưu niệm; một số lại thích mua quà lưu niệmbán trên máy bay

Các vấn đề chính khách gặp phải khi đi du lịch nước ngoàichủ yếu là các trở ngại về ngôn ngữ, thức ăn không hợp và sửdụng các phương tiện giao thông địa phương ,

Các xu hướng tìm thông tin du lịch của khách chủ yếu là từgia đình, bạn bè và xu hướng tìm thông tin và mua bán chươngtrình du lịch trên mạng gia tăng với tốc độ nhanh chóng Như vậy,biện pháp xúc tiến du lịch tốt nhất đối với thị trường này làmarketing trực tiếp, quảng cáo truyền miệng, mạng internet vàđảm bảo chất lượng dịch vụ để nhóm khách này trở thành kháchthường xuyên và ảnh hưởng đến bạn bè gia đình

1.3 Quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong các lĩnh vực

Trang 25

Ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thứcthiết lập quan hệ ngoại giao, đây là một sự kiện có ý nghĩa quantrọng, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước.

Nhìn lại chặng đường hơn 15 năm, có thể nhận thấy rằngquan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và HànQuốc đã phát triển nhanh chóng và có hiệu quả thiết thực trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần tích cựcvào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi nước

1.3.1 Quan hệ chính trị, ngoại giao

Về chính trị, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp,các ngành, tạo sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hainước Các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nướctrong thời gian qua, đặc biệt là cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Chủtịch nước Nguyễn Minh Triết và tổng thống Roh Moo-Hyuntháng 11 năm 2006 tại Hà Nội và tháng 9 năm 2007 tại Sydney,

đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” giữa hai nước không ngừng phát

Trang 26

 08/1994 Thủ tướng Hàn Quốc Lee Young-deok thămViệt Nam

 04/1995 Tổng bí thư Đảng CSVN Đỗ Mười thăm HànQuốc

 11/1996 Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam thămViệt Nam

 12/1998 Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung thămViệt Nam

 08/2001 Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương thămHàn Quốc

 04/2002 Thủ tướng Hàn Quốc Lee Han-dong thămViệt Nam

 10/2004 Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun thămViệt Nam

 04/2005 Thủ tướng Hàn Quốc Lee Hae-chan sangthăm Việt Nam

 01/2006 Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Kisang thăm Việt Nam

 05/2007 Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ ViệtNam Nguyễn Sinh Hùng thăm và làm việc tại Hàn Quốc

 11/2007 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam NôngĐức Mạnh sang thăm chính thức Hàn Quốc

Trang 27

Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Ngoạigiao Việt Nam - Hàn Quốc phát triển tốt đẹp Việc thường xuyênduy trì cơ chế trao đổi chính sách cấp Thứ trưởng, Cục trưởng, Vụtrưởng Bộ Ngoại giao hai nước, các hoạt động giao lưu, trao đổithông tin, phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, sự hợptác giữa hai Học viện Quan hệ quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao

đã góp phần thiết thực vào việc quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoạigiao hai nước Bộ Ngoại giao hai nước luôn làm tốt vai trò cầunối, tham mưu cho Chính phủ hai nước những quyết sách quantrọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vựchợp tác

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc luôn

có sự phối hợp tốt trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất làtrong khuôn khổ Liên hợp quốc, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á– Thái Bình Dương (APEC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN+3, Diễnđàn hợp tác Á–Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) tạo sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước và góp phần tíchcực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyếtcác vấn đề chung ở khu vực và thế giới Vừa qua, Hàn Quốc đãtích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ủng hộ Việt Nam vàochức Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên HiệpQuốc, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp caoAPEC-14

Trang 28

Thời gian tới, hai Bộ Ngoại giao sẽ tăng cường trao đổi, duytrì và mở rộng cơ chế gặp gỡ, trao đổi chính sách, thúc đẩy hơn nữacác hoạt động phối hợp, trao đổi ý kiến giữa các Cục, Vụ, Viện giữa

Bộ Ngoại giao hai nước

1.3.2 Quan hệ hợp tác kinh tế

Từ khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giaonăm 1992, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã phát triển tới mứcViệt Nam hiện trở thành một trong những đối tác kinh tế quantrọng nhất của Hàn Quốc trong số các nước đang phát triển Nếunhư năm 1992, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 490triệu USD, thì năm 2006 con số này đã tăng gấp 10 lần, lên 4,85

tỷ USD

Kể từ năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốctăng mạnh đã dẫn đến nhu cầu gia tăng về nguyên liệu thô vànguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu Điều này

đã thúc đẩy thương mại song phương tăng trung bình 16,4%/nămtrong giai đoạn 2000-2006 Đến tháng 8/2007, Hàn Quốc đã vượtlên đứng đầu trong số các nước và lãnh thổ đầu tư trực tiếp vàoViệt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 10,5 tỷ USD Chỉ tínhriêng năm 2006, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với 203 dự án,tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2005 Kimngạch thương mại giữa hai nước năm 2006 đạt gần 5 tỷ USD,

Trang 29

tăng 10 lần so với 15 năm trước đây (năm 1992 mới chỉ đạt 490triệu USD)[3, tr.8].

Việt Nam là nước tiếp nhận vốn vay lớn nhất của Quỹ Hợptác Phát triển Kinh tế của Hàn Quốc (EDCF), với khoảng 309 triệuUSD cho 12 dự án Hàn Quốc cũng đã giành cho Việt Nam mộtkhoản tài trợ 70 triệu USD để mời các thực tập sinh Việt Nam sangHàn Quốc và cử các chuyên gia, các nhà chuyên môn về lĩnh vựcxây dựng năng lực sang giúp đỡ Việt Nam

1.3.3 Quan hệ hợp tác văn hoá, du lịch

Hợp tác giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong

16 năm qua đã không ngừng gia tăng mạnh mẽ Hai bên thườngxuyên trao đổi các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, các đoàn nghệ

sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả và các cán bộ quản lý văn hóa Lànước có tiềm lực kinh tế mạnh và thực hiện chính sách tăngcường giới thiệu hình ảnh đất nước ra ngoài, Hàn Quốc cũng rấtchủ động trong các hoạt động văn hóa đối ngoại Phim ảnh, nghệthuật biểu diễn, các sản phẩm công nghiệp văn hóa, giải trí lànhững thế mạnh của Hàn Quốc Vài năm trở lại đây, các nhànghiên cứu văn hóa đã thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng gọi là

“làn sóng” hay “trào lưu Hàn Quốc” trong đời sống văn hóa khu

vực châu Á Phim Hàn Quốc đã trở thành niềm đam mê của một

bộ phận khán giả ngoại quốc; nhiều ngôi sao ca nhạc và điện ảnh

Hàn Quốc đã trở thành “thần tượng” của khán giả trẻ khắp nơi

trên thế giới Chính phủ Hàn Quốc đã huy động được những

Trang 30

nguồn lực to lớn từ nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân phục

vụ cho chính sách văn hóa đối ngoại của mình Hàn Quốc cũng đãkhai trương Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội, đây làtrung tâm văn hóa đầu tiên của nước này ở khu vực Đông Nam Á

Hợp tác về du lịch thời gian qua đã có những bước phát triểnđáng kể Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chủ động miễn thị thực xuấtnhập cảnh cho khách du lịch Hàn Quốc, hàng năm số lượng khách

du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam không ngừng gia tăng Hiện nay,đầu tư du lịch của Hàn Quốc vào Việt Nam đang đứng sauSingapore, Đài Loan và Hongkong Một số nhà đầu tư trong lĩnhvực du lịch của Hàn Quốc đã đến tìm hiểu về khả năng đầu tư cáckhách sạn, khu vui chơi giải trí, sân golf cao cấp tại Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hội An Trong những năm tới, mộtmặt Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cácnhà đầu tư Hàn Quốc xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở du lịchtại Việt Nam, mặt khác sẽ tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịchViệt Nam tại Hàn Quốc, đặc biệt là quảng bá du lịch Việt Namthông qua văn hóa

Bảng 1.2 Trao đổi du lịch Hàn Quốc - Việt Nam

Đơn vị: lượt khách

Việt Nam 23.574 28.244 33.738 45.455 46.077

Trang 31

203.300(80,4%)

268.111(31,9%)

350.000(31%)

(Nguồn: Báo đầu tư, [3, tr.38])

1.3.4 Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực khác

1.3.4.1 Hợp tác giáo dục, đào tạo

Kể từ năm 1992, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạogiữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu được đẩy mạnh và phát triển.Năm 1994, Hiệp định Văn hóa - Giáo dục Việt Nam - Hàn Quốcđược ký kết lần đầu tiên là dấu mốc chứng tỏ mong muốn pháttriển hợp tác văn hóa, giáo dục giữa hai nước Tính đến ngày01/04/2007, số người Việt Nam học tập tại Hàn Quốc đã lên tới2.298 người Chính phủ Hàn Quốc tài trợ một số dự án xây trườngtiểu học ở các tỉnh miền Trung, xây dựng trường dạy nghề ở HàNội, Quy Nhơn; trường Cao đẳng Công nghệ thông tin tại ĐàNẵng Chính phủ Hàn Quốc cố định hàng năm cấp cho Việt Nammột số học bổng đại học và sau đại học tại các trường đại học hàngđầu của Hàn Quốc [3, tr.18]

Nhiều cuộc thi tiếng Hàn cho sinh viên các trường đại học

có dạy tiếng Hàn trong cả nước đã được tổ chức, tạo động lựckhuyến khích sinh viên theo học ngành học này

Hiện nay, trường học Hàn Quốc (từ bậc tiểu học tới trunghọc) dành cho con em người Hàn Quốc đã được Bộ giáo dục và

Trang 32

Đào tạo Việt Nam cấp phép thành lập nhằm phục vụ cho các cán

bộ, người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam Trong những năm tớiđây, hy vọng sẽ có trường đại học Hàn Quốc với tiêu chuẩn quốc

tế được thành lập tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho học sinh,sinh viên Việt Nam được thụ hưởng nền giáo dục đại học tiên tiếncủa nước bạn Để triển khai chương trình hợp tác này, dự kiến BộGiáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình kêugọi giới kinh doanh Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đạihọc, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng Hàn Quốc tạonhững điều kiện tốt nhất để mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa haiquốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

1.3.4.2 Hợp tác lao động - xã hội

Là một quốc gia có trình độ cao trong phát triển công nghiệp,với kinh nghiệm và thế mạnh của mình, ngay từ khi hình thànhquan hệ ngoại giao với Việt Nam, Hàn Quốc đã quan tâm tới nộidung phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là trình độ và chất lượng độingũ lao động Việt Nam Các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề tạiHàn Quốc đã tiếp nhận hàng trăm lượt giáo viên, cán bộ quản lý củaViệt Nam sang học tập, thực tập nâng cao trình độ chuyên môn; cửnhiều chuyên gia sang giúp đỡ cho các cơ quan chức năng của ViệtNam trong việc hoạch định chính sách và trực tiếp truyền đạt kinhnghiệm thực tế trong đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, tham giahuấn luyện đội tuyển Việt Nam dự thi tay nghề ASEAN

Trang 33

Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực xuấtkhẩu lao động đã được bắt đầu từ năm 1993, trong tương lai HànQuốc sẽ vẫn là một trong những thị trường nhiều tiềm năng đốivới xuất khẩu lao động của Việt Nam Theo thỏa thuận được kýkết giữa hai Chính phủ, Việt Nam cung ứng lao động cho HànQuốc theo các hình thức sau: cung ứng tu nghiệp sinh làm việctrong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thủy sản;cung ứng thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá Hàn Quốc;cung ứng lao động cho các tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở nướcngoài; chương trình thẻ vàng, tiếp nhận chuyên gia công nghệcao

Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phúc lợi, xã hội, việntrợ nhân đạo cũng đã được tăng cường Trong những năm qua,các tổ chức nhà nước, xã hội, đoàn thể nhân dân và các tổ chứcphi chính phủ của Hàn Quốc đã hợp tác và hỗ trợ rất tích cựcchương trình giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiêntai Được sự khuyến khích của Chính phủ Hàn Quốc, các tổ chứcphi chính phủ, tổ chức từ thiện của Hàn Quốc đã ngày càng thamgia sâu rộng hơn vào các hoạt động hỗ trợ cho các địa phươngkhó khăn của Việt Nam nhiều chương trình, dự án thiết thực về y

tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, nuôidưỡng các đối tượng xã hội tại các trung tâm Bảo trợ xã hội và tạicộng đồng Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ trong lĩnhvực lao động và xã hội của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, đây

Trang 34

là tiền đề và cơ sở cho sự tăng cường hợp tác giữa hai nước tronglĩnh vực lao động - xã hội thời gian tới.

Trang 35

1.3.4.3 Hợp tác báo chí

Năm 1993, Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo HànQuốc chính thức đặt quan hệ hợp tác, trao đổi đoàn Theo thỏathuận, hàng năm Hội nhà báo mỗi nước cử một đoàn 10 ngườisang thăm nước kia Từ mối quan hệ hợp tác của Hội, hàng trămbài báo giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, cũng như vềđất nước và nhân dân Hàn Quốc, những thành tựu của nhân dânmỗi nước đã được các nhà báo giới thiệu với nhân dân hai nước

Nhiều cơ quan báo chí Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợptác song phương với các cơ quan báo chí Hàn Quốc Thông tấn

xã Việt Nam đã mở Văn phòng đại diện tại Seoul từ năm 1994,

và ký hiệp định hợp tác và trao đổi thông tin với hãng thông tấnlớn nhất Hàn Quốc là Younhap Bên cạnh các thỏa thuận hợp tácsong phương, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan báo chícòn hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc trong các hoạtđộng hợp tác đa phương như trong Hiệp hội Các nhà báo châu Á,

Tổ chức Các hãng thông tấn châu Á - Thái Bình Dương(OANA)

Báo chí hai nước đã giúp cho nhân dân hai nước hiểu nhauhơn, giúp cho doanh nghiệp Hàn Quốc hiểu rõ tiềm năng to lớncủa Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc vào ViệtNam Báo chí hai nước cũng đã giới thiệu có hiệu quả nền văn

Trang 36

hóa của hai nước, góp phần quan trọng trong quảng bá du lịchViệt Nam với du khách Hàn Quốc.

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về thị trường khách HànQuốc với các nội dung cơ bản sau: khái quát điều kiện tự nhiên,đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, những nét đặc trưng của ngườiHàn Quốc cũng như sở thích tiêu dùng du lịch của khách du lịchHàn Quốc Chương 1 cũng đã tổng kết mối quan hệ Việt Nam vàHàn Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu

Hàn Quốc có tốc độ gia tăng khá cao về khách ra nướcngoài du lịch, trên 20%/năm Theo thống kê của Cục du lịch quốcgia Hàn Quốc (KNTO - Korea National Tourism Organization),năm 2007 có tới hơn 13 triệu người dân nước này đi du lịch nướcngoài Như vậy với lượng khách Hàn Quốc mà Việt Nam đón nhưhiện nay chưa tới 4% lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nướcngoài

Điểm đến của du khách Hàn Quốc: chủ yếu là Châu Á,chiếm khoảng 70% tổng số khách đi du lịch nước ngoài Đặc thùcủa thị trường khách du lịch Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài là dulịch theo chuyên đề và du lịch gia đình với các chương trình lựachọn phong phú, đa dạng, tiếp đến là du lịch thương mại với cácchuyến bay thuê bao riêng và du lịch nghỉ dưỡng

Với mối quan hệ ngoại giao lâu năm, Hàn Quốc đã trở thànhđối tác của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng Lãnh đạocấp cao giữa hai nước đã nhất trí phát triển mối quan hệ Việt Nam

- Hàn Quốc trở thành quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21

Trang 38

Khuôn khổ hợp tác này đã tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy mốiquan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triểnnhanh và hiệu quả, tiền đề quan trọng cho hoạt động thu hút khách

du lịch của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TẠI THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI 2.1 Điều kiện thu hút khách du lịch của du lịch Hà Nội

2.1.1 Hệ thống luật pháp, chính sách về phát triển du lịch

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chínhquốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế vàgiao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quantrung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội,các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn racác hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước

Hà Nội mới có tổng diện hơn 3.344 km2, dân số hơn 6,2triệu người, với 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, nằm trongtop 17 thành phố lớn nhất thế giới Hà Nội là một thành phố cổ đãđược hình thành và phát triển gần 1.000 năm với truyền thống vănhóa lâu đời, quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng

Du lịch Hà Nội được sự quan tâm của Thành ủy - UBNDThành phố ngay từ những ngày đầu đổi mới Cơ cấu kinh tế thayđổi lớn theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ, với sựthay đổi này Hà Nội trở thành đầu mối thúc đẩy các khu vực khácphát triển và có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư

Trang 40

Hà Nội là nơi tập trung của nhiều cơ quan, doanh nghiệpcủa cả nước (chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh) với lĩnh vực kinhdoanh đa dạng Về lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thành phố

đã có mặt các ngành công nghiệp: điện tử, vật liệu xây dựng, maymặc, sành sứ thuỷ tinh, cơ khí giao thông, lắp ráp… cùng với sựphát triển nhanh của ngành công nghiệp là sự ra đời của hàng loạtcác khu công nghiệp, khu chế xuất tạo việc làm cho hàng trămngàn lao động và làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế thành phốtrong thời gian gần đây Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịchhiện đã chiếm tỷ trọng lớn trong GDP kinh tế thủ đô, các loại hìnhdịch vụ ngày càng phát triển như tài chính, ngân hàng, pháp lý,dịch vụ thương mại và du lịch… đã làm cho đời sống kinh tế củađại bộ phận nhân dân thành phố ngày càng cải thiện, thu hút nhiềukhách du lịch tới Hà Nội, cải thiện cơ sở hạ tầng và những điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và môi trường kinh doanh du lịch

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch như giaothông, điện, nước, thông tin liên lạc… đang được cải thiện, có thểđánh giá điều kiện phục vụ du lịch ở Hà Nội thuộc loại tốt nhất cảnước, những điều kiện này một mặt tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp trong quá trình kinh doanh, mặt khác giúp nâng cao sứccạnh tranh của điểm đến Hà Nội Bên cạnh đó do kinh doanh cóhiệu quả, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội đang tiến hành đầu tư

Ngày đăng: 24/04/2016, 18:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w