Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… đang được cải thiện, có thể đánh giá điều kiện phục vụ du lịch ở Hà Nội thuộc loại tốt nhất cả nước, những điều kiện này một mặt tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, mặt khác giúp nâng cao sức cạnh tranh của điểm đến Hà Nội. Bên cạnh đó do kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội đang tiến hành đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp mình như đầu
tư nâng cấp trụ sở hoạt động, các cơ sở kinh doanh, đầu tư cho các thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh. Cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp du lịch sẽ có sự đầu tư khác nhau về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh.
Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ lữ hành: các doanh nghiệp lữ hành đều có văn
phịng khơng lớn nhưng thường đặt tại các khu trung tâm thành phố để thuận lợi cho việc đi lại. Tại các văn phịng này đều có trang thiết bị đầy đủ để hoạt động, đặc biệt là máy vi tính nối mạng Internet để cập nhật thơng tin. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn lớn đều đã và đang tạo lập trang Web riêng, giao tiếp với khách hàng qua thư điện tử, quảng cáo trên mạng và áp dụng các chương trình phần mềm quản lý chun dụng, ...
Tính đến tháng 07/2008, trên địa bàn Hà Nội có 15.968, doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh lữ hành, tăng thêm 1.039 doanh nghiệp so với 2007, trong đó bao gồm: 324 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tăng 16 doanh nghiệp so với 2007; 21 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong và ngồi nước gồm 11 văn phịng đại diện nước ngồi, 13 văn phịng đại diện trong nước; 15.644 doanh nghiệp khác đăng ký ngành nghề lữ hành nhưng chưa đủ điều kiện hoạt động. [19,tr.1]
Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ lưu trú: Hà Nội hiện có 543 cơ sở lưu trú, với
13.281 phịng, trong đó có 185 khách sạn đã được xếp hạng với 8.627 phòng. Khách sạn từ 3 sao trở lên là 35 với khoảng 5.450 phòng (9 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao). [19,tr.3]
Đa phần các khách sạn được đặt tại các cửa ngõ giao thông của thủ đơ và các khu vực có tài ngun du lịch hấp dẫn như Hồ Tây, khu phố cổ… Các khách sạn liên doanh là những khách sạn có cơ sở vật chất hiện đại nhất, có kiến trúc hiện đại thiết kế hợp lý mang tính chuyên nghiệp cao. Các cơ sở lưu trú này có vị trí kinh doanh rất thuận lợi, có diện tích rộng và có số lượng dịch vụ phong phú đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách lưu trú như hội nghị hội thảo, tiệc, bể bơi, sân tennis, sauna massage… Tuy nhiên nhìn chung thì cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn Hà Nội mới chỉ ở mức độ trung bình.
Về cơ sở vật chất và các điều kiện kinh doanh của các cơ sở cung ứng dịch vụ vận chuyển khách du lịch: Hiện nay có hơn
80 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh vận chuyển khách du lịch với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, ước tính có 1.200 xe du lịch các loại trên địa bàn thành phố, trong đó có 400 xe 45 chỗ đời mới, 300 xe từ 24 - 35 chỗ, khoảng 500 xe du lịch từ 4 - 16 chỗ. Hiện trên địa bàn có khoảng
300 xe xích lơ đủ điều kiện hoạt động vận chuyển khách du lịch; 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường thủy là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC (3 tàu chở khách) và Công ty Du lịch Thiên Minh,… và một số doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ xích lơ lọng vàng, xe trâu thăm làng nghề được du khách rất thích thú. [19,tr.4]
Ngồi ra, cịn rất nhiều các cơ sở khác phục vụ khách du lịch nhưng không thuộc quản lý của ngành như các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí... Cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thơng, tài chính ngày càng thuận tiện. Hệ thống nhà hàng, quán bar ở Hà Nội ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng dịch vụ, phục vụ món ăn của cả 3 miền ở Việt Nam cũng như của nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Mêhicô…
Các khu vui chơi giải trí hiện nay trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là các công viên cây xanh như Công viên Lê Nin, Vườn Bách thảo, Công viên Thủ Lệ,... chỉ phục vụ nhu cầu dạo chơi thư giãn của nhân dân, chưa hấp dẫn khách du lịch. Mấy năm gần đây một số điểm, trung tâm giải trí như một số vũ trường, hồ bơi bốn mùa, sân tennis,... được xây dựng quy mô nhỏ, nội dung chưa phong phú, giá lại cao. Vì vậy, việc xây dựng các khu vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại thủ đô Hà Nội là yêu cầu đặt ra khơng những góp phần kéo dài được thời gian lưu trú của khách
để tăng doanh thu mà còn đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố.