2 Trích Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng năm 008 và phương hướng nhiệm vu 6 tháng cuối năm 008 của ngành du lịch Hà Nội, Hà Nội, trang
2.6.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Du lịch Hà Nội tuy có tốc độ tăng cao nhưng số lượng khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Hàn Quốc đến với Hà Nội so với các thành phố lớn trong khu vực còn thấp, thực trạng phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Số lượng các doanh nghiệp khai thác khách du lịch Hàn Quốc cịn ít, quy mơ các doanh nghiệp nhìn chung cịn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, đặc biệt là cịn thiếu tính chun nghiệp.
Sự khác biệt về văn hóa và ngơn ngữ giữa Việt Nam và Hàn Quốc gây khó khăn cho người làm du lịch Việt Nam. Cán bộ điều hành, hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Hàn Quốc cịn ít, gây khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, do đó phái có hướng dẫn viên là người Hàn Quốc thì doanh nghiệp mới thành cơng trong hoạt động thu hút khách.
Các công ty lữ hành Hàn Quốc làm việc khá chuyên nghiệp, họ đưa người sang khảo sát về Việt Nam, Hà Nội khá kỹ. Hầu hết khách đi du lịch theo các tour thiết kế từ đối tác Hàn Quốc theo lộ trình khép kín. Các cơng ty Hàn Quốc thường đặt các đối tác Việt Nam dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn viên, dịch vụ đặt chỗ tại khách sạn. Do đó cơng tác marketing và quảng cáo đối với thị trường này là rất khó khăn.
Cơng ty lữ hành Hàn Quốc thường chun mơn hóa theo hướng tổ chức kinh doanh du lịch inbound hoặc du lịch outbound, do đó việc thiết lập mối quan hệ với đối tác trong hoạt động trao đổi đưa khách Việt Nam sang Hàn và ngược lại là không thể thực hiện được. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội hình thành hai nhóm cơng ty lữ hành Hà Nội độc lập trong việc chuyên tổ chức hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc (chiếm khoảng 10%) và chuyên thu hút khách Việt Nam đi Hàn Quốc du lịch, do đó khơng khai thác hết lợi thế trong hoạt động thu hút khách.
Các công ty lữ hành gửi khách đưa ra mức giá tour theo đồn khá hấp dẫn, các cơng ty lữ hành Việt Nam khó cạnh tranh về giá.
Khi các đồn khách du lịch sang Việt Nam, trưởng đoàn rất am tường về từng điểm du lịch, các dịch vụ có trong chương trình du lịch, do đó các doanh nghiệp du lịch Hà Nội khó có thể đạt được mức lợi nhuận cao từ thị trường Hàn Quốc.
Khách du lịch Hàn Quốc thường đi du lịch theo đồn đơng vào những ngày nghỉ. Cao điểm có ngày có 30 đồn vào, mỗi đồn đi tour phía Bắc 3 - 4 ngày, như vậy trên địa bàn Hà Nội lúc cao điểm cần 80 - 90 hướng dẫn viên tiếng Hàn mới đáp ứng yêu cầu. Số hướng dẫn viên tiếng Hàn được cấp thẻ tại Hà Nội mới có 29 người, đáp ứng khơng đủ. Vì vậy, hầu hết các cơng ty đều phải sử dụng đội ngũ phiên dịch thậm chí là hướng dẫn viên người Hàn Quốc (vi phạm quy định pháp luật Việt Nam).
Một số quy định hiện hành cũng chưa khuyến khích được hoạt động du lịch, như việc quy định các cơ sở vui chơi - giải trí phải đóng cửa trước 24 giờ, hoặc như việc quy định hạn chế lượng xe ôtô chở khách du lịch vào thành phố gây cản trở rất lớn tới hoạt động tham quan, cơng việc và sinh hoạt bình thường của du khách.
Hoạt động quản lý chất lượng chương trình du lịch, hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên đã được tiến hành. Tuy nhiên số lượng đoàn khách du lịch Hàn Quốc đến khá đông cho nên công tác này tiến hành chưa được chặt chẽ, cịn nhiều thiếu sót.
Các chương trình du lịch mà cơng ty lữ hành Hà Nội tổ chức thực hiện lệ thuộc vào yêu cầu đối tác, do đó chưa chủ động trong việc thiết kế các điểm thăm quan mới, các dịch vụ mới trong chương trình, hạn chế rất nhiều trong hoạt động tổ chức đón tiếp và phục vụ khách theo chương trình đã ký kết.
Ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến du lịch của Việt Nam cịn thấp so với chi phí xúc tiến của ngay các thành phố thủ đô khác trong khu vực.
Việc quảng bá hình ảnh về du lịch Hà Nội trên các phương tiện truyền thông, tại các hội chợ tại Hàn Quốc chưa được chú trọng. Điều đó dẫn đến khả năng cạnh tranh của du lịch Hà Nội, Việt Nam nói chung chưa cao so với các thị trường nhận khách Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia,…
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội với những nội dung chủ yếu sau:
Khái quát điều kiện thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch của du lịch Hà Nội cho thấy những lợi thế của hệ thống luật pháp, chính sách phát triển du lịch, môi trường kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các nguồn lực tự nhiên, văn hóa, nhân lực của du lịch Hà Nội. Những thế mạnh của sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch hội nghị hội thảo, triển lãm, sự kiện (MICE), du lịch làng nghề,…tạo ra sức hút đối với khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Hàn Quốc.
Phân tích khái qt tình hình khách du lịch Hàn Quốc đến Hà Nội thông qua các chỉ tiêu về số lượng khách, cơ cấu khách và đặc điểm tiêu dùng du lịch. Thị trường khách du lịch Hàn Quốc hiện nay Hà Nội khai thác đang đứng ở vị trí thứ ba sau Trung Quốc, Pháp. Khách du lịch Hàn Quốc đi du lịch Hà Nội thường đi theo tour trọn gói khơng có thời gian tự do, khách đi theo tour tự sẵp xếp hầu như chưa có. Xét về cơ cấu khách du lịch Hàn Quốc độ tuổi 40 - 49 chiếm ưu thế nhất, tiếp theo là các độ tuổi 18 - 29; 30 - 39; 50 - 59 đối tượng khách ở các độ tuổi khác (dưới 18 tuổi; trên 60 tuổi) chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Đối với khách du lịch Hàn Quốc, hoạt động thăm quan cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhiều khách tham gia nhất, kế đến là các hoạt động tham quan khu phố cổ, các làng nghề truyền thống, xem biểu diễn múa rối nước.
Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lịch Hà Nội đã đạt được một số thành công như: Hà Nội đang trở thành “Hiện tượng” tại Hàn Quốc, số lượng khách đến từ Hàn Quốc ln có mức tăng trưởng cao so với các năm trước. Công tác quy hoạch đầu tư và phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh theo hướng tập trung vào các thị trường khách trọng điểm trong đó có thị trường khách du lịch Hàn Quốc. Bên cạnh đó, du lịch Hà Nội cũng gặp phải những khó khăn như: Số lượng các doanh nghiệp khai thác khách Hàn cịn ít, quy mơ các doanh nghiệp nhìn chung cịn nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, đặc biệt là cịn thiếu tính chun nghiệp; Đội ngũ hướng dẫn viên cịn thiếu và yếu; Q trình tổ chức thực hiện tour lệ thuộc vào yêu cầu đối tác; Hoạt động xúc tiến cịn nhiều hạn chế,…
Vì vậy, việc đề ra được các giải pháp tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với du lịch Hà Nội.
Chương 3