Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch hàn quốc tại thị trường du lịch hà nội (Trang 31 - 39)

1.3.4.1. Hợp tác giáo dục, đào tạo

Kể từ năm 1992, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu được đẩy mạnh và phát triển. Năm 1994, Hiệp định Văn hóa - Giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc được ký kết lần đầu tiên là dấu mốc chứng tỏ mong muốn phát triển hợp tác văn hóa, giáo dục giữa hai nước. Tính đến ngày 01/04/2007, số người Việt Nam học tập tại Hàn Quốc đã lên tới 2.298 người. Chính phủ Hàn Quốc tài trợ một số dự án xây trường tiểu học ở các tỉnh miền Trung, xây dựng trường dạy nghề ở Hà Nội, Quy Nhơn; trường Cao đẳng Công nghệ thông tin tại Đà Nẵng ... Chính phủ Hàn Quốc cố định hàng năm cấp cho Việt Nam một số học bổng đại học và sau đại học tại các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc. [3, tr.18]

Nhiều cuộc thi tiếng Hàn cho sinh viên các trường đại học có dạy tiếng Hàn trong cả nước đã được tổ chức, tạo động lực khuyến khích sinh viên theo học ngành học này.

Hiện nay, trường học Hàn Quốc (từ bậc tiểu học tới trung học) dành cho con em người Hàn Quốc đã được Bộ giáo dục và

Đào tạo Việt Nam cấp phép thành lập nhằm phục vụ cho các cán bộ, người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam. Trong những năm tới đây, hy vọng sẽ có trường đại học Hàn Quốc với tiêu chuẩn quốc tế được thành lập tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam được thụ hưởng nền giáo dục đại học tiên tiến của nước bạn. Để triển khai chương trình hợp tác này, dự kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình kêu gọi giới kinh doanh Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng Hàn Quốc tạo những điều kiện tốt nhất để mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

1.3.4.2. Hợp tác lao động - xã hội

Là một quốc gia có trình độ cao trong phát triển cơng nghiệp, với kinh nghiệm và thế mạnh của mình, ngay từ khi hình thành quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Hàn Quốc đã quan tâm tới nội dung phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là trình độ và chất lượng đội ngũ lao động Việt Nam. Các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề tại Hàn Quốc đã tiếp nhận hàng trăm lượt giáo viên, cán bộ quản lý của Việt Nam sang học tập, thực tập nâng cao trình độ chun mơn; cử nhiều chuyên gia sang giúp đỡ cho các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc hoạch định chính sách và trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm thực tế trong đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, tham gia huấn luyện đội tuyển Việt Nam dự thi tay nghề ASEAN.

Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã được bắt đầu từ năm 1993, trong tương lai Hàn Quốc sẽ vẫn là một trong những thị trường nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam. Theo thỏa thuận được ký kết giữa hai Chính phủ, Việt Nam cung ứng lao động cho Hàn Quốc theo các hình thức sau: cung ứng tu nghiệp sinh làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thủy sản; cung ứng thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá Hàn Quốc; cung ứng lao động cho các tập đồn Hàn Quốc trúng thầu ở nước ngồi; chương trình thẻ vàng, tiếp nhận chuyên gia công nghệ cao.

Hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phúc lợi, xã hội, viện trợ nhân đạo cũng đã được tăng cường. Trong những năm qua, các tổ chức nhà nước, xã hội, đoàn thể nhân dân và các tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc đã hợp tác và hỗ trợ rất tích cực chương trình giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai. Được sự khuyến khích của Chính phủ Hàn Quốc, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện của Hàn Quốc đã ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động hỗ trợ cho các địa phương khó khăn của Việt Nam nhiều chương trình, dự án thiết thực về y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội tại các trung tâm Bảo trợ xã hội và tại cộng đồng. Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ trong lĩnh vực lao động và xã hội của Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc, đây

là tiền đề và cơ sở cho sự tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực lao động - xã hội thời gian tới.

1.3.4.3. Hợp tác báo chí

Năm 1993, Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo Hàn Quốc chính thức đặt quan hệ hợp tác, trao đổi đồn. Theo thỏa thuận, hàng năm Hội nhà báo mỗi nước cử một đoàn 10 người sang thăm nước kia. Từ mối quan hệ hợp tác của Hội, hàng trăm bài báo giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, cũng như về đất nước và nhân dân Hàn Quốc, những thành tựu của nhân dân mỗi nước đã được các nhà báo giới thiệu với nhân dân hai nước.

Nhiều cơ quan báo chí Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác song phương với các cơ quan báo chí Hàn Quốc. Thơng tấn xã Việt Nam đã mở Văn phòng đại diện tại Seoul từ năm 1994, và ký hiệp định hợp tác và trao đổi thông tin với hãng thông tấn lớn nhất Hàn Quốc là Younhap. Bên cạnh các thỏa thuận hợp tác song phương, Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan báo chí cịn hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc trong các hoạt động hợp tác đa phương như trong Hiệp hội Các nhà báo châu Á, Tổ chức Các hãng thông tấn châu Á - Thái Bình Dương (OANA)...

Báo chí hai nước đã giúp cho nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, giúp cho doanh nghiệp Hàn Quốc hiểu rõ tiềm năng to lớn của Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam. Báo chí hai nước cũng đã giới thiệu có hiệu quả nền văn

hóa của hai nước, góp phần quan trọng trong quảng bá du lịch Việt Nam với du khách Hàn Quốc.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã trình bày tổng quan về thị trường khách Hàn Quốc với các nội dung cơ bản sau: khái quát điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, những nét đặc trưng của người Hàn Quốc cũng như sở thích tiêu dùng du lịch của khách du lịch Hàn Quốc. Chương 1 cũng đã tổng kết mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu.

Hàn Quốc có tốc độ gia tăng khá cao về khách ra nước ngoài du lịch, trên 20%/năm. Theo thống kê của Cục du lịch quốc gia Hàn Quốc (KNTO - Korea National Tourism Organization), năm 2007 có tới hơn 13 triệu người dân nước này đi du lịch nước ngoài. Như vậy với lượng khách Hàn Quốc mà Việt Nam đón như hiện nay chưa tới 4% lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài.

Điểm đến của du khách Hàn Quốc: chủ yếu là Châu Á, chiếm khoảng 70% tổng số khách đi du lịch nước ngoài. Đặc thù của thị trường khách du lịch Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài là du lịch theo chuyên đề và du lịch gia đình với các chương trình lựa chọn phong phú, đa dạng, tiếp đến là du lịch thương mại với các chuyến bay thuê bao riêng và du lịch nghỉ dưỡng.

Với mối quan hệ ngoại giao lâu năm, Hàn Quốc đã trở thành đối tác của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Lãnh đạo cấp cao giữa hai nước đã nhất trí phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trở thành quan hệ đối tác tồn diện trong thế kỷ 21.

Khn khổ hợp tác này đã tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển nhanh và hiệu quả, tiền đề quan trọng cho hoạt động thu hút khách du lịch của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch hàn quốc tại thị trường du lịch hà nội (Trang 31 - 39)