BÀI TIỂU LUẬN“Khảo sát câu đặc biệt trong chương trình Ngữ Văn THCS lớp 8 và lớp 9” A.Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài: Trong lĩnh vực ngôn ngữ, câu là vấn đề quan trọng của phân môn cú pháp h
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
“Khảo sát câu đặc biệt trong chương trình Ngữ Văn THCS lớp 8 và lớp 9”
A.Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài:
Trong lĩnh vực ngôn ngữ, câu là vấn đề quan trọng của phân môn cú pháp học, một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt của ngữ pháp Còn trong đời sống, câu được coi là một phương tiện giao tiếp, phương tiện tạo văn bản Thường cấu trúc câu luôn có hai thành phần chính đảm nhiệm: chủ ngữ (biểu thị đối tượng) và vị ngữ (biểu thị đặc trưng của đối tượng) Nhưng trên thực tế giao tiếp có loại câu chỉ do một từ hoăc một cụm từ đảm nhiệm Các nhà Việt ngữ gọi đó là câu đặc biệt.Câu đặc biệt
là một kiểu cấu tạo đặc trưng của câu tiếng Việt.Câu đặc biệt chiếm số lượng lớn trong giao tiếp hàng ngày và cả việc tạo văn bản Về lĩnh vực văn chương, các nhà văn nhà thơ sử dụng loại câu này không chỉ có chức năng thông báo mà còn dùng chúng như một thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm
2.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “Khảo sát câu đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 và lớp 9” có tính chất tổng hợp Nội dung đề tài không những là trình bày riêng về lĩnh vực cú pháp học mà còn tổng hợp những kiến thức liên quan như: văn học, lí luận… Nghiên cứu đề tài này,chúng tôi khảo sát, thống kê số lượng câu đặc biệt trong những tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 và lớp 9.Qua đó giúp hiểu sâu hơn,có cái nhìn tổng quát về câu đặc biệt trong cú pháp học.Đồng thời việc này còn giúp vận dụng những lý thuyết ngữ pháp vào việc lĩnh hội tác phẩm văn học,giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản than phục vụ cho việc giảng dạy Ngữ văn
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở thực hiện đề tài “Khảo sát câu đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 và lớp 9”, chúng tôi thống kê, phân loại, phân tích các trường hợp sử dụng câu đặc biệt trong các tác phẩm văn học
Đối tượng nghiên cứu là câu đặc biệt
Phạm vi nghiên cứu là trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9
Trang 24.Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này,tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm lược thuật quan điểm của các nhà Việt ngữ về câu đặc biệt
Với các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 và lớp 9, chúng tôi thống kê, phân loại,so sánh, sử dụng các thao tác phân tích ngôn ngữ các trường hợp sử dụng câu đặc biệt trong các tác phẩm
B.Nội dung:
1.Những vấn đề chính
1.1.Định nghĩa:
- Theo Nguyễn Kim Thản:”Câu đặc biệt được gọi là “câu danh xưng”,câu danh xưng là loai câu trong đó chỉ một thể từ nói lên sự vật và không thể gọi đó là thành phần gì cả” [5; 580]
- Quan điểm của UBKHXH Việt Nam
Các tác giả trong Ngữ pháp tiếng Việt (2003), quan niệm “câu đặc biệt là loại câu bao gồm nòng cốt đơn đặc biệt, tức nồng cốt một thành phần.” [6; 231]
-Quan điểm của Diệp Quang Ban
Quan điểm của Diệp Quang Ban trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (1998): “Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ (trừ cụm chủ vị) Các từ loại thường gặp ở đây là danh từ và vị từ (động từ, tính từ)” [3; 153]
-Quan điểm của Cao Xuân Hạo trong” Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng”(2005): “ Câu đặc biệt là những thán từ,hô ngữ,ứng ngữ và các tiêu đề.”
-Quan điểm của Đỗ Thị Kim LIên trong “Ngữ pháp tiếng Việt”(1999) :”Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ (cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ)” [4,119]
-Theo giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt”(2007),Bùi Minh Toán chủ biên cho rằng:” Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ,mà chỉ được tạo thành bởi một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập nhưng vẫn là một cấu trúc cú pháp độc lập,có chức năng thực hiện một hành động ngôn ngữ như những câu bình thường.”[1,163]
Trang 3Trong bài tiểu luận này,tôi xin đồng ý theo quan điểm của giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt”(2007) do Bùi Minh Toán chủ biên
1.2.Phân loại câu đặc biệt ( 3 loại)
-Câu đặc biệt danh ngữ là câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là danh từ hoặc cụm danh từ ( đẳng lập và chính phụ)
-Câu đặc biệt động ngữ là câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là động từ hoặc cụm động từ
-Câu đặc biệt tính ngữ là câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là tính từ hoặc cụm tính từ
1.3 Tác dụng –chức năng của câu đặc biệt:
-Câu đặc biệt dùng để xác định thời gian,nơi chốn
-Câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc
-Câu đặc biệt dùng để thông báo,liệt kê về sự tồn tại của sự vật
-Câu đặc biệt dùng để hô gọi
2.Thống kê về câu đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 và lớp 9
Lớp Kì Tiết-Tên bài Câu đặc biệt Số
câu
Tỉ lệ
8 I CĐB danh ngữ CĐB động
ngữ
CĐB tính ngữ
Tiết 1,2:Tôi đi
học
0 0\83
Tiết5,6 :Trong
lòng mẹ
-Hồng!
-Mợ ơi! Mợ ơi!
Mợ ơi!
4 4\56
Tiết 9 :Tức
nước vỡ bờ
-Thằng kia! -Nộp tiền
sưu!
-Đấy!
-Tha này!
Tha này!
-Mau!
-Khốn nạn!
7 7\61
Tiết
13,14 :Lão
-Lão Hạc ơi!(3) -Này!
-Lạy trời lạy đất!
-Hơn ba năm…
Có đến ngót
13\288
Trang 4Hạc -Ông giáo ơi!
-Ông giáo ạ -Hỡi ơi lão Hạc!
-Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trot lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma,bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng…
bốn năm…
-Khốn nạn -Chao ôi -Vâng!
13
Tiết 21,22:Cô
bé bán diêm
-Thật là dễ chịu!
5 5\61
Tiết
25,26:Đánh
nhau với cối
xay gió
0 0\29
Tiết 29,30:
Chiếc lá cuối
cùng
0 0\48
Tiết 33,34:Hai
cây phong
0 0\36
Tiết 39:Thông
tin về ngày
Trái Đất năm
2000
0 0\19
Tiết 45:Ôn
dịch,thuốc lá
0 0\38
Tiết 49:Bài
toán dân số
0 0\32
Tiết 57:Vào
nhà ngục
Quảng Đông
cảm tác
0 0\8
Tiết 58:Đập
đá ở Côn Lôn
0 0\8
Trang 5làm thằng
Cuội
Tiết 66:Hai
chữ nước nhà
0 0\36
8 II Tiết
73,74:Nhớ
rừng
0 0\47
Tiết 77:Quê
hương
0 0\20
Tiết 78:Khi
con tu hú
0 0\10
Tiết 81:Tức
cảnh Pác Bó
0 0\4
Tiết 85:Ngắm
trăng,Đi
đường
0 0\8
Tiết 90:Chiếu
dời đô
0 0\13
Tiết
93,94:Hịch
tướng sĩ
Tiết 97:Nước
Đại Việt ta
0 0\16
Tiết 101:Bàn
luận về phép
học
0 0\15
Tiết
105,106:Thuế
máu
0 0\26
Tiết
109,110:Đi bộ
ngao du
0 0\26
Tiết117,118:Ô
ng Giuốc-đanh
mặc lễ phục
-Ô kìa,bác phó!
-Ớ này!
-Ông lớn ư?
-Cụ lớn? ồ ồ,cụ lớn!
-Lại đức ông nữa
-Thế này là thế nào?
-Không,khôn g
-A!
-Ồ!
-Chững chạc tuốt!
-Hà hà,hà hà
10 0\74
Trang 6cách Hồ Chí
Minh
Tiết 6,7:Đấu
tranh cho một
thế giới hòa
bình
0 0/27
Tiết
11,12:Tuyên
bố thế giới về
sự sống
còn,quyền
được bảo vệ
và phát triển
của trẻ em
0 0/38
Tiết
16,17:Chuyện
người con gái
Nam Xương
-Ô hay! 1 1/97
Tiết
22:Chuyện cũ
trong phủ
chúa Trịnh
0 0/16
Tiết
23,24:Hoàng
Lê nhất thống
chí
0 0/101
Tiết 27:Chị
em Thúy Kiều
0 0/24
Tiết 28:Cảnh
ngày xuân
0 0/18
Tiết 31:Mã
Giám Sinh
mua Kiều
0 0/26
Tiết
36,37:Kiều ở
lầu Ngưng
Bích
0 0/22
Tiết 38,39:Lục
Vân Tiên cứu
Kiều Nguyệt
Nga
0 0/59
Trang 7Tiết 41:Lục
Vân Tiên gặp
nạn
0 0/40
Tiết 46:Đồng
chí
Tiết 47:Bài
thơ về tiểu đội
xe không kính
0 0/28
Tiết
51,52:Đoàn
thuyền đánh
cá
0 0/28
Tiết
56,57:Bếp lửa
-Tu hú ơi! -Ôi kì lạ và
thiêng liêng-bếp lửa!
2 2/41
Tiết 61:Ánh
trăng
0 0/6
Tiết
62,63:Làng
-Nó…
-Này,thầy nó ạ -Húc kia!
-Cấy tất ông ạ
-Hừ,đánh nhau cứ đánh nhau,cày cấy cứ cày cấy,tả cư cứ tản cư…
-Hà,nắng gớm,về nào
-Im -Đốt nhẵn(2)
-Chao ôi!(2) -Thì vưỡn!
-Hay đáo để
-Khổ lắm!
-Ra láo.láo hết,chẳng có gì sất
-A,thế chứ!
17 17/274
Tiết
66,67:Lặng lẽ
Sa Pa
-Vâng.(2) -Nửa tiếng,các ông,các bà nhé -Ô!
4 4/269
Tiết
71,72:Chiếc
lược ngà
-Các bạn!
-Thu!Con
-Ba a a ba!
-Ba!
-Thu
-Thôi!
-Không!
8 8/154
Trang 8Tiết 76,77;Cố
hương
-Bẩm ông
-Thủy Sinh
-Bác này!
-Đang độ giữa đông
-Trời!
-Thế thì hay quá
-A!
-Ái chà(2) -Hừ!
-Ôi dào!
11 11/89
Tiết
84,85:Những
đứa trẻ
0 0/66
9 II Tiết
91,92:Bàn về
đọc sách
0 0\47
Tiết
96,97:Tiếng
nói của văn
nghệ
0 0\53
Tiết
101,102:Chuẩ
n bị hành
trang vào thế
kỉ mới
0 0\35
Tiết 106:Chó
sói và cừu
trong thơ ngụ
ngôn của La
Phông Ten
0 0\36
Tiết 111:Con
cò
-Ngủ yên!
(5) -Ngủ đi!(2)
-À ơi! 8 8\51
Tiết
112:Viếng
lăng Bác
0 0\16
Tiết
116,117:Mùa
xuân nho nhỏ
0 0\29
Tiết 121:Sang
thu
0 0\12
Trang 9Tiết 122:Nói
với con
0 0\28
Tiết 126:Mây
và sóng
0 0\19
Tiết
141,142:Nhữn
g ngôi sao xa
xôi
-Ba cô gái
-Lại một đợt bom
-Chỉ có Nho và chị Thao.Và bom
-Gió
-Mưa đá!Cha mẹ ơi! Mưa đá!
-Pha đặc -Vui
-Im ắng lạ
-Sắp đấy!
-Hay quá,tiểu đoàn công binh đấy
-Thường xuyên -Ơ,cái bà này!
-Nhanh lên một tý -Thế đấy!
14 14\276
Tiết
146:Rô-Bin-Sơn ngoài
đảo hoang
0 0\9
Tiết
151,152:Con
chó bấc
-Trời đất 1 1\27
Tiết
165,166:Tôi
và chúng ta
-Anh Việt -Thống kê
đây ạ
-Thế thôi 3 3\153
Trang 10C.Kết luận:
Sau khi khảo sát trên 64 tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8
và lớp 9, tôi thống kê được 116 câu đặc biệt xác định trong văn cảnh Xét về số lượng, câu đặc biệt danh ngữ có 44 câu (34,5%), câu đặc biệt động ngữ có 25 câu (21,6%), câu đặc biệt tính ngữ có 47 câu (43,9%)
Qua việc thống kê các câu đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS lớp 8 và lớp 9,chúng ta đã hiểu rõ và nắm bắt được đặc điểm của câu đặc biệt để từ đó xác định đúng câu đặc biệt
Tuy nhiên trong việc giảng dạy câu đặc biệt ở trường THCS có những điểm khó như sau:
-Câu đặc biệt dễ nhầm lẫn sang câu tỉnh lược
-Tài liệu tham khảo viết về câu đặc biệt không nhiều
Do vậy việc nắm bắt kiến thức về câu đặc biệt của học sinh không được dễ dàng Việc nghiên cứu tìm ra đặc điểm của câu đặc biệt là hướng giải quyết của tôi ở trong bài tiểu luận này và tôi mong rằng chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở dịp khác nữa
*** TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Bùi Minh Toán,Giáo trình”Ngữ pháp tiếng Việt”,2007.
2.Cao Xuân Hạo,Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng,2005.
3.Diệp Quang Ban,Ngữ pháp tiếng Việt,1998.
4.Đỗ Thị Kim Liên,Ngữ pháp tiếng Việt,1999.
5.Nguyễn Kim Thản,Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt,1997.
6.UBKHXH,Ngữ pháp tiếng Việt,2003.