1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mở rộng vốn từ hán việt có trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4

36 3,8K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

Cũng nhưcác lớp từ ngữ khác, lớp từ Hán Việt được dạy và học ngay từ cấp bậc tiểu học, chúngđược xuất hiện trong rất nhiều câu thơ, bài văn, câu chuyện,…để hiểu biết và sử dụng các từ Há

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ có vốn từ đa dạng và phong phú Trong quá trình pháttriển bên cạnh việc tạo ra lớp từ thuần Việt, người Việt còn thực hiện việc vay mượn chủđộng và sáng tạo nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác có quan hệ tiếp xúc lâu dài vớiTiếng Việt Trong số đó, lớp từ Hán Việt là một lớp từ vay mượn từ tiếng Hán vào tiếngViệt

Các đơn vị từ Hán Việt không những có số lượng hết sức phong phú mà còn là mộtđơn vị có vai trò ngữ nghĩa rất quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt từ xưađến nay và cả sau này Vậy nên, từ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản thuộc các phongcách ngôn ngữ khác nhau và đặc biệt xuất hiện nhiều trong các tác phẩm, trích đoạn, cácbài từ ngữ được tuyển chọn vào sách giáo khoa Văn- Tiéng Việt ở các cấp bậc phổ thông

Môn Tiếng Việt là bộ môn quan trọng giúp học sinh nắm được và sử dụng đượctiếng mẹ đẻ thành thạo khi nói và khi viết Việc cung cấp vốn từ Tiếng Việt nói chung,vốn từ Hán Việt nói riêng là một nội dung quan trọng của môn Tiếng Việt Việc cung cấp

ấy thông qua các văn bản văn học được dạy trong phần văn và các bài học trong phần từngữ

Lâu nay từ ngữ Hán Việt đến với Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.Trong đó có con đường tự nhiên, tự phát mỗi người tự tìm hiểu để nắm bắt được ý nghĩa,cách dùng của nó rồi đem vận dụng trong giao tiếp xã hội Tiếp nhận từ, ngữ Hán Việtbằng con đường tự nhiên sẽ không có hệ thống và đôi khi không chính xác.Vì vậy phải cócon đường thứ hai đó là sự học tập từ, ngữ Hán Việt trong nhà trường Mấy năm gần đâyviệc dạy và học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông đã bắt đầu được chú ý Cũng nhưcác lớp từ ngữ khác, lớp từ Hán Việt được dạy và học ngay từ cấp bậc tiểu học, chúngđược xuất hiện trong rất nhiều câu thơ, bài văn, câu chuyện,…để hiểu biết và sử dụng các

từ Hán Việt là rất khó đặc biệt là đối với các em học sinh Tiểu học bởi những đặc điểm vềnguồn gốc và ý nghĩa của chúng Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ mở rộng vốn từ Hán-Việt qua các văn bản tập đọc thuộc thể loại báo chí trong chương trình Tiếng Việt lớp 4-5” với mong muốn giúp các em học sinh tiểu học hiểu sâu hơn về các lớp nghĩa của từHán Việt đồng thời giúp quá trình dạy và học từ Hán Việt ở cấp bậc tiểu học đạt kết quảcao hơn

II Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thống kê các từ Hán Việt có trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn bản báo chí ởsách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5

- Giải nghĩa các từ Hán Việt đã thống kê

Trang 2

III Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài này sẽ tiến hành khảo sát và giải nghĩa các từ Hán Việt có trong các bài tậpđọc thuộc thể loại văn bản báo chí ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5

IV Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích nói trên, tôi đã sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp như:

- Phương pháp đọc tài liệu: Nhằm tìm hiểu về các khái niệm, đặc điểm, cách nhận diện từ Hán Việt…

- Phương pháp thống kê: Được dùng trong khâu liệt kê các từ Hán Việt có trong chương trình tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5

- Phương pháp quy nạp: Được dùng để viết phần kết luận của đề tài

- Ngoài ra tôi còn tham khảo các tài liệu trên mạng

V Dự kiến đóng góp của đề tài.

- Cung cấp danh sách các từ Hán Việt có trong các bài tập đọc ở chương trình sáchgiáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5

- Giải nghĩa các từ Hán Việt đã thống kê

VI Nội dung chính của đề tài.

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương II Lớp từ Hán Việt có trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn bản báo chí ởsách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Việt lớp 5

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

1.1 Cơ sở lí luận.

Khái niệm từ Hán Việt:

Về thuật ngữ từ Hán Việt, từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã đưa

ra nhiều định nghĩa khác nhau.Nhìn chung, những định nghĩa có những điểm giống vàkhác nhau Như chúng ta đã biết, tiếng Hán từ lúc ban đầu cho đến giai đoạn hiện nay vềmặt ngữ âm đã trải qua nhiều lần thay đổi

Theo các soạn giả SGK Ngữ văn bậc THPT, nhất là quan điểm của Nguyễn VănKhang, “Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, được đọc bằng cách đọc Hán Việt, viếtbằng chữ quốc ngữ Cách đọc Hán Việt là hệ thống cách đọc của người Việt đối với chữ

Hán, được x, kiến thiết, bình minh ”

Theo cuốn sách tài liệu học tập bộ môn Tiếng Việt nâng cao của trường Cao đẳng Sưphạm Bắc Ninh, các nhà soạn thảo đã tạm thời sử dụng một số giới thuyết, hạn định về từHán Việt của các tác giả Nguyễn Ngọc San trong giáo trình tiếng Việt tập 3 như sau: “ TừHán Việt là một trong các loại từ gốc Hán, có vỏ ngữ âm là âm Hán Việt, được mược vàokho từ vựng tiếng Việt sau thế kỉ X và trở thành một bộ phận của từ vựng tiếng Việt, nếu

là đơn tiết thì thường là từ cổ, khó hiểu, có thể tự do kết hợp hay không tự do kết hợp vớicác từ khác, nếu là song tiết thì được cấu tạo theo cú pháp Hán, có phong cách riêng(trang trọng, cổ kính, thấp thoáng) khác với phong cách của người Việt, gọi là âm HánViệt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm tiếng Việt

1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành từ Hán Việt.

Do sự gần kề về địa lí, sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt bắt

đầu từ thời thượng cổ, qua sự giao lưu tiếp xúc văn hóa, kinh tế về nhiều mặt giữa cư dânmiền Bắc nước ta với cư dân vùng người Hán thông qua việc trao đổi vật phẩm, kinhnghiệm tổ chức cuộc sống, làm ăn

Thời kì Bắc thuộc là thời kì xảy ra sự giao lưu tiếp xúc, ảnh hưởng sâu đậm nhất củangôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt Về mặt văn hóa, đây là thời kì truyền bá mạnh mẽ nềnvăn hóa Hán, làm cho văn hóa Hán thấm sâu vào xã hội Việt Nam Nho giáo được truyền

bá sâu rộng ở Việt Nam Tiếng Hán và chữ Hán được sử dụng trong việc giao dịch giữacác quan lại cai trị với các chức sắc địa phương qua các loại thư, tấu, biểu sớ Tiếng Hánlúc này đóng vai trò một sinh ngữ được sử dụng để thực hiện những cuộc giao tiếp trựctiếp giữa người Việt và người Hán

Thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, các vương triều Đại Việt vẫn phảidùng chữ Hán làm ngôn ngữ chính thống trong các cơ quan hành chính và trong khoa cửđến tận cuối thế kỉ XIX

Từ năm 1858, dịa vị chính thống của tiếng Hán bị lung lay khi thực dân Pháp đặt nềnthống trị ở Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, dâng nước ta cho thực dân Pháp.Pháp giữ qưyền cai trị Việt Nam Cùng với việc củng cố bộ máy chính quyền thực dân,bãi bỏ chế độ thi cử truyền thống, tiếng Pháp bắt đầu giữ vị trí chính thống ở Việt Nam.Tầng lớp trí thức Hán học tàn lụi dần Những người biết tiếng Hán và tầng lớp sĩ phu củachế độ cũ và các nho sĩ bị thất thế Song sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt vẫn chưa bị cắtđứt hoàn toàn Đặc biệt, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam

Trang 4

vẫn tiếp nhận tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn vàchủ nghĩa Mác Lê-nin qua sách báo chữ Hán.

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã đem lại địa vị chính thống chotiếng Việt trong mọi mặt của đời sống xã hội Tuy vậy, sự giao lưu, tiếp xúc giữa ngônngữ Hán Việt vẫn tiếp tục và để lại những dấu ấn, những hệ quả đậm nét trong tiếng Việt.Trong kho từ vựng tiếng Việt vẫn tiếp tục xuất hiện những từ Hán Việt: vũ trụ, hội thảo,ngoại nhập, nội nhập, siêu dẫn, siêu tốc, công nghệ,…

Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán Việt trong suốt thời gian dài, liên tục đã làm nảy sinh một

số hiện tượng ngôn ngữ đáng chú ý sau:

- Thứ nhất là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam

Qua các giai đoạn lịch sử, tiếng Hán ở Trung Quốc có sự thay đổi về mặt ngữ âm nêncách đọc cũng thay đổi Cách đọc tiếng Hán ở Giao Châu cũng bị thay đổi theo Cách đọctiếng Hán ở Giao Châu thế kỉ VIII - IX là cách đọc theo hệ thống ngữ âm tiếng Hán giaiđoạn sau của tiếng Hán Trung cổ

Sang thời kì quốc gia phong kiến độc lập, từ thế kỉ X trở đi, tiếng Hán ở Việt Nam đãhoàn toàn cách li với tiếng Hán bản địa Sau thế kỉ X, cho dù tiếng Hán bản địa của cáctriều đại Nguyên, Minh, Thanh vẫn tiếp tục diễn biến song nó không có tác động trực tiếpđến tiếng Hán ở Việt Nam như trước Tiếng Hán ở Việt Nam giai đoạn này chịu sự chiphối của tiếng Việt làm cho cách đọc tiếng Hán dựa trên hệ thống ngữ âm tiếng Hán đờiĐường dần dần biến dạng, trở thành cách đọc riêng của người Việt, gọi là cách đọc HánViệt, rất khác với Hán âm Trong khi đó, tiếng Hán ở Trung Hoa tiếp tục biến đổi thành

âm Bắc Kinh ngày nay

- Thứ hai là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai thứ tiếng Hán Việt về mặt từ vựng

Đây là sự ảnh hưởng hai chiều Trong vốn từ Hán Việt có tiếp nhận một số từ tiếngViệt Ví dụ: do Trung Hoa không có loại cây, quả tram nên phải ghi âm tên Việt bằng hai

chữ cảm + lãm; cau = tân + lang; mít = ba la mật; trầu = phù lưu…

- Thứ ba là sự xuất hiện của chữ Nôm

Chữ Nôm là chữ của người Việt dựa trên cơ sở chữ Hán và cách đọc Hán

Việt Nhờ có chữ Nôm mà ta có được nhiều áng thơ văn bất hủ còn lưu truyền trong dângian

1.3 Quá trình Việt hóa của từ Hán Việt trong tiếng Việt

- Trước hết về mặt ngữ âm được thể hiện ở mặt âm đọc và sự rút ngắn từ:

Ví dụ: Cử nhân - cử ( ông cử, cậu cử )

Hồng huyết cầu - hồng cầu

Cửu tử nhất sinh - thập tử nhất sinh

- Về mặt ý nghĩa, từ Hán Việt Việt hóa được dùng với một vài nét nghĩa trong sốnhiều nghĩa của từ gốc Hán

- Cũng có khi, nghĩa của từ Hán Việt Việt hóa đổi hẳn so với nghĩa của từ gốc Hán

Ví dụ: Từ Hán Việt Nghĩa gốc Hán Nghĩa Hán Việt Việt hóa

Trang 5

Đáo để đến đáy tận cùng

Sung sướng đầy đủ, thông suốt sướng, hạnh phúc

- Chuyển đổi màu sắc tu từ

Ví dụ: Từ Hán Việt Nghĩa gốc Hán Nghĩa Hán Việt Việt hóa

Dã tâm lòng ham muốn xấu, lòng dạ không tốt

Khốn nạn khó khăn xấu, lòng dạ không tốt

- Đặc biệt là các yếu tố Hán Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ

có trong tiếng Việt

Bên cạnh những từ Hán Việt Việt hóa còn có một khối lượng từ Hán Việt mượnnguyên khối Từ HánViệt mượn nguyên khối là những từ Hán được vay mượn vào kho từvựng tiếng Việt

1.4 Vị trí, vai trò của từ Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt

Trong tiếng Việt, từ vay mượn có một vị trí quan trọng Vay mượn là biện pháp bổsung nhanh nhất vốn từ cho hệ thống từ vựng khi cần có từ mới mà hệ thống từ vựngchưa đáp ứng được Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ cao trong kho từ vựng tiếng Việt (70-75%) Đến nay, lớp từ này xuất hiện trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống đồng người Việt

từ chính trị, văn hóa, giáo dục, kĩ thuật, quân sự đến y tế, ngoại giao… Đặc biệt, vớinhững sắc thái nghĩa trang trọng, cổ kính, ưa biểu thị nhữung khái niệm trừu tượng, kháiquát, lớp từ này đã đóng góp rất lớn cho sự thành công của nhiều tác phẩm văn chươngViệt Nam và cho hệ thống thusật ngữ đặc biệt là hệ thống thusật ngữ khoa học xã hội

Từ Hán Việt có năng lực sản sinh rất mạnh, là lớp từ văn hóa trong văn bản bútngữ của người Việt

1.5 Đặc điểm của từ Hán Việt

1.5.1 Đặc điểm ngữ âm

Trong cách đọc âm Hán Việt, không có phụ âm đầu /ɣ/ (g/ gh) và /ʐ/ (r) Sự phân

bố vần và thanh điệu trong các âm tiết Hán Việt và thuần Việt cũng không hoàn toàn nhưnhau Nhờ vậy, ta có thể dựa vào những đặc điểm ngữ âm đó để nhận diện từ Hán Việt và

từ thuần Việt

1.5.2 Đặc điểm về ngữ pháp

Có nhiều từ đơn tiết Hán Việt đã ăn sâu vào tiếng Việt, nên rất khó biết nó là từngoại lai Đối với từ đa tiết Hán-Việt có thể thấy rõ hơn một số đặc điểm ngữ pháp ởchúng

a, Trật tự các thành tố cấu tạo các từ ghép chính phụ Hán Việt khác với các từ ghépchính phụ thuần Việt Trong từ ghép Hán Việt có quan hệ chính phụ, thành tố phụ đứngtrước thành tố chính đứng sau; còn trong từ ghép chính phụ thuần Việt thì bao giờ cũngngược lại

b, Những từ ghép đẳng lập Hán Việt, ví dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, trangnghiêm khác với từ ghép đẳng lập thuần Việt ở chỗ là vị trí của các thành tố cấu tạo hầunhư cố định

c, Trong vốn từ đa tiết Hán Việt, có một số yếu tố (tiền tố hay hậu tố) có khả năngsản sinh như: sĩ, giả, viên, nhân, phi, vô, sở, bất,…Ví dụ chiến sĩ, bác sĩ, thạc sĩ,…; khángiả, thính giả, độc giả,…; giáo viên, thành viên, hội viên,…

d, Các nhà nghiên cứu cũng xếp vào lớp từ Hán Việt cả những trường hợp từ đượccấu tạo ở Việt Nam Có hai cách cấu tạo như sau:

Trang 6

+ Sử dụng các yếu tố gốc Hán để tạo đơn vị mới

Ví dụ: y sĩ, thể công, phi công, ám ảnh, an trì, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, đại tá, thiếu tá,…

+ Kết hợp một yếu tố Hán và một yếu tố thuần Việt để tạo nên đơn vị mới

Ví dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, kẻ địch, súng trường,…

1.5.3 Đặc điểm ngữ nghĩa

Người Việt chỉ lựa chọn những từ ngữ Hán có âm Hán Việt nào có thể lấp chỗtrống trong vốn từ vựng tiếng Việt Những từ này đa số mang nghĩa trừu tượng chỏ cáckhái niệm trong các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học,… Ở tiếng Hán lúc đầu chúng lànhững từ mang nghĩa cụ thể Người Hán có thể dựa vào tính hình tượng trong văn tự của

họ để hiểu được nghĩa cụ thể của chúng Người Việt trước đây khi tiếp thu từ Hán quaviệc học chữ Hán, thì có khả năng nhận thức theo kiểu chiết tự của người Hán Nhưng từkhi chữ Quốc ngữ ra đời thay thế cho chữ Hán thì những người không có vốn Hán họchoàn toàn không thể có khả năng tri nhận kiểu chiết tự như đã được đề cập ở trên Song,bên cạnh đó, nhờ những yếu tố đơn tiết Hán Việt đi vào những kết hợp đa tiết mang tính

cố định cao, có tính thành ngữ về nghĩa, tạo nên những loạt gần nghĩa hoặc đồng nghĩa,cho nên các từ Hán Việt, cả những yếu tố Hán Việt, có khả năng đa hướng về nghĩa

1.5.4 Đặc điểm về phong cách

Từ Hán Việt thường mang ý nghĩa trừu tượng, khái quát cho nên thường phù hợpvới phong cách sách vở Từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, cổ kính; nó không chỉ phùhợp với phong cách sách vở, với không khí giao tiếp trang trọng mà còn phù hợp với cáchmiêu tả tĩnh tại

và biến thành từ ngữ của mình để sử dụng trong giao tiếp và biểu đạt

Điều cuối cùng không thể không nói tới một hiện tượng khá đặc biệt trong tiếngViệt: hiện tượng biến âm Các biến thể ngữ âm đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhaunhư: do kiêng húy tên vua chúa hoặc họ hàng thân thích vua chúa

Các từ Hán Việt đơn tiết sẽ tách thành hai nhóm Nhóm 1 bao gồm những từ được

sử dụng phổ biến, được Việt hóa nhiều hơn, không có ranh giới khu biệt với các từ thuầnViệt, có thể tự do kết hợp với các từ khác Nhóm 2 bao gồm những từ có nghĩa trọn vẹn,

là từ đơn tiết trong tiếng Hán, khin vào tiếng Việt, khi cần thiết nó có thể tách bạch đứngđộc lập nhưng ít có khả năng kết hợp tự do với các từ Việt

Những từ song tiết Hán Việt: phần lớn các từ Hán Việt đều là từ đa tiết, trong đóchủ yếu là các từ song tiết

+ Kết cấu chính phụ:

Trong tiếng Việt, bộ phận chính đứng trước còn trong từ Hán Việt bộ phận chính quantrọng hơn thường đặt ở phía sau

+ Kết cấu đẳng lập:

Trang 7

Được cấu tạo do sự kết hợp danh-danh, động-động, tính-tính Nếu phân tích, so sánh cho

kĩ ta thấy thành tố đứng sau vẫn có vai trò quan trọng hơn thành tố đứng trước

+ Kết cấu chủ vị:

- Từ Hán Việt mang phong cách trang trọng, cổ kính trái lại từ thuần Việt mangphong cách dân dã, cụ thể, dễ hiểu

1.6.2 Căn cứ vào từ thuần Việt tương đương

Bất cứ một yếu tố Hán Việt nào cũng đều có khả năng dẫn ra một yếu tố thuần Việttương đương Bởi vậy, để xác định một từ có phải là từ Hán Việt hay không, người ta tìmxem nó có hay không từ thuần Việt tương đương

1.6.3 Căn cứ vào khả năng sản sinh và tính độc lập của các yếu tố cấu tạo

Phần lớn các từ Hán Việt không thể sử dụng độc lập như một từ Nhưng các yếu tốHán Việt lại có khả năng sản sinh rất lớn để tạo ra các từ nhiều âm tiết

1.6.4 Căn cứ vào phụ âm đầu và thanh điệu:

- Các âm tiết sau đây thuộc từ Hán Việt:

+ Các âm tiết có phụ âm đầu là l, m tắc-thanh hầu-vô thanh /ʔ/ và mang thanh điệubổng (ngang, hỏi, sắc)

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /z/ nhưng được viết bằng chữ cái kép gi- và mangthanh điệu bổng

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /C/ và mang thanh điệu bổng

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /X/ và mang thanh điệu bổng

+ Các âm tiết Hán Việt có phụ âm đầu /m/, /n/, /ɲ/, /v/, /l/, /z/ (d), /ŋ/ đều mangcác thanh điệu “ngang”, “ngã”, “nặng” Ví dụ: mao, mo, mạo, nơ, nỗ, nộ, nhi, nhĩ, nhị,…

Để cho dễ nhớ quy tắc trên, Nguyễn Tài Cẩn đã đặt thành một câu: “mình nên nhớ viết làdấu ngã”

+ Các âm tiết có phụ âm đầu /ʐ / v/ /ɣ/ là thuần Việt, không phải là Hán Việt

- Căn cứ vào vần:

+ Các vần chỉ có trong từ Hán Việt: uyn (ngoại trừ chuyền, chuyện), uyêt, ưu, uy

-+ Những âm tiết có vần -êt đều là thuần Việt, trừ kết

+ Các âm tiết có vần -âm thuộc cả hai loại: thuần Việt và Hán Việt

+ Các âm tiết có kết hợp âm -oa, -oan, -uan, -oat thuộc về từ thuần Việt và cả HánViệt; nhưng khi chúng đi với phụ âm đầu /n/ thì chỉ có trong từ ngữ Hán Việt, có vầnđược viết là -uan chỉ có trong từ Hán Việt và chỉ gồm hai tiếng: quan, quản

1.7 Phương pháp giải nghĩa từ Hán Việt

1.7.1 Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và quan hệ giữa chúng

Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách thuyết minh các yếu tố cấu tạo và quan hệ giữachúng hay còn gọi là chiết tự là phương pháp được sử dụng phổ biến Đây cũng là biệnpháp hữu hiệu được sử dụng trong các bài tập giúp học sinh nhận biết nghĩa của các từghép Hán Việt và mở rộng vốn từ tiếng Việt

Đa số các từ Hán Việt là từ ghép Các thành ngữ Hán Việt thường được hình thànhtheo phương thức kết hợp, hợp nghĩa Vì vậy, để hiểu biết nghĩa của nó trong một sốtrường hợp cụ thể ta có thể dùng cách chiết tự: tách các từ ghép, thành ngữ,… thành từ tố

để tìm hiểu nghĩa của nó

Trang 8

- Từ ghép Hán Việt:

+ Giang sơn: giang là sông, sơn núi - giang sơn là sông núi, đất nước, Tổ quốc+ Phi cơ: phi là bay, cơ là máy - phi cơ là máy bay

+ Bạch vân: bạch là trắng, vân là mây - bạch vân là mây trắng

1.7.2 Giải nghĩa từ Hán Việt bằng văn cảnh, ngữ cảnh

Nhiều thành ngữ, tục ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câuchuyện lịch sử (điển tích) Việc kể lại những câu chuyện đó giúp cho người tìm hiểuthành ngữ, tục ngữ Hán Việt hiểu được ý nghĩa của nó sâu sắc hơn

1.7.3 Giải nghĩa từ Hán Việt bằng cách đối chiếu với từ thuần Việt tương đương

Vốn từ tiếng Việt tiếp nhận một số lượng từ Hán Việt khá lớn Khi nền văn họcNôm hình thành, nhiều từ Hán Việt được Việt hóa hoặc được thay thế bằng những từtương ứng Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, ta có thể dùng từ thuần Việt đối chiếuvới các từ Hán Việt tương đương để giải nghĩa từ

Có thể khái quát một số trường hợp cần thiết phải sử dụng từ Hán Việt như sau:

- Khi không có từ thuần Việt tương ứng để thay thế Đa số các trường hợp đó lànhững từ mới du nhập hồi đầu thế kỉ XX, những từ này dùng để chỉ những khái niệm mới

mà tiếng Việt chưa có những từ tương ứng như: độc lập, du kích, du lịch, tham quan, sinhviên, học sinh, xã hội, bộ trưởng, chiến sĩ,…

- Khi cần tạo sắc thái tao nhã hoặc tránh gây ấn tượng ghê rợn trước một số trườnghợp như: để gây sắc thái tao nhã: hậu môn, đại tiện, tiểu tiện, khỏa thân,… giảm bớt ấntượng ghê rợn: xuất huyết, thi hài, hài cốt, hỏa tang,…

- Trong các trường hợp giao tiếp lễ nghi, khi cần tạo sắc thái trang trọng thì chúng

ta buộc phải dùng từ Hán Việt chứ không thể dùng từ thusần Việt tương ứng, hãy so sánhsắc thái của các cặp từ sau: phụ nữ/đàn bà, nhi đồng/trẻ con, phu nhân/người vợ,…

- Cũng phải kể đến giá trị phong cách của các từ ngữ Hán Việt góp phần vào việctạo sắc thái cổ kính khi tái tạo hình ảnh các nhân vật và cuộc sống xã hội xưa, đưa ngườiđọc, người nghe trở về với không khí của quá khứ

- Trong việc sử dụng từ Hán Việt, không thể không chú ý đến một xu thế tích cực

và lành mạnh, đó là xu thế Việt hóa từ ngữ Hán Việt hoặc xu thế thay thế một số từ HánViệt bằng từ gốc Ấu để quốc tế hóa một số thuật ngữ: sinh tố = vitamin, dưỡng khí = ôxy,

… Tất nhiên xu thế Việt hóa cũng như xu thế thay thế từ ngữ Hán Việt bằng từ gốc Âukhông phải là tuyệt đối Việc Việt hóa bằng cách thay thế hay đổi trật tự như đã nói ở trênnhiều khi không thể hiện hết ý Vì thế, trong việc dùng từ, chúng ta cần phải thật thậntrọng, tránh lạm dụng từ Hán Việt nhưng cũng không nên cực đoan theo hướng ngược lại

Chương II Từ Hán Việt trong chương trình tiểu học

1 Khái quát chung

Trang 9

Từ Hán Việt có vị trí quan trọng trong kho từ vựng và trong hoạt động giao tiếp củangười Việt Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ cao trong kho từ vựng tiếng Việt (70-75%) Từ HánViệt có tần số xuất hiện lớn ở tất cả các lĩnh vực hoạt động giao tiếp của người Việt:chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, quân sự, y tế, ngoại giao,… Từ Hán Việt

có năng lực sản sinh rất mạnh, là lớp từ văn hóa trong văn bản bút ngữ của người Việt.Tuy nhiên, việc sử dụng từ Hán Việt hiện nay chưa mang tính tự giác Vì vậy, việc mởrộng vốn từ Hán Việt và giảng dạy từ Hán Việt trong nhà trường chiếm vị trí vô cùngquan trọng với mục đích tối thượng là giúp học sinh hiểu đúng và dùng đúng từ Hán Việt,

từ đó nâng cao hiệu quả giao tiếp tiếng Việt của học sinh trong nhà trường và ngoài xãhội

Như chúng ta đã biết, trong tiếng Việt có khoảng 3000 yếu tố Hán Việt, mỗi yếu tố lại

có thể có nhiều nghĩa khác nhau, đối với học sinh Tiểu học, khả năng tiếp nhận của các

em còn hạn chế, nên không thể học hết được tất cả Bởi thế, giáo viên chưa cần dạy hếtcác nghĩa của một yếu tố Hán Việt mà chỉ dạy những yếu tố cần yếu, hợp với trình độ củahọc sinh Đồng thời, khi dạy các nghĩa của một yếu tố, tốt nhất là trình bày nghĩa gốctrước rồi trình bày các nghĩa phái sinh sau Chẳng hạn, yếu tố trọng có nghĩa gốc là nặng(trọng lượng, trọng tải), từ nghĩa là nặng trọng có nghĩa phái sinh là quan trọng (trọngtrách, trọng đại),… Khi dạy yếu tốn Hán Việt có thể theo hai trình tự: thứ nhất là có thểnêu nghĩa của yếu tố trước rồi đưa ra một số từ ngữ chứa yếu tố với nghĩa đó Ví dụ: hữu

có nghĩa là bạn bè, trong các từ như: bằng hữu, bạn hữu, chiến hữu,… Thứ hai là, trướchết giáo viên nêu ra một nhóm từ ngữ có chứa yếu tố cần dạy hoặc cần mở rộng rồi gợi ýcho học sinh từ nghĩa của các từ ngữ mà luận ra nghĩa của yếu tố Chẳng hạn, nghĩa củacác từ như hải cảng, hải cẩu, hải quân, hải đăng,… học sinh có thể luận ra hải là biển.Trình tự thứ hai này phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh độngnhưng khó áp dụng khi giải nghĩa các từ khó, đặc biệt với học sinh Tiểu học, trong trườnghợp này nên áp dụng trình tự thứ nhất

Tóm lại, việc giảng dạy từ Hán Việt thông qua các phân môn tiếng Việt ở Tiểu

học có vai trò vô cùng quan trọng, hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho học sinh hiểunghĩa và cách dùng của từ ngữ và mở rộng vốn từ ngữ Hán Việt cho học sinh Từ đó, họcsinh có thể luận ra nghĩa của một khối lượng tương đối lớn các từ ngữ Hán Việt Tuynhiên, việc liên hệ nghĩa của yếu tố và từ ngữ chỉ có thể thực hiện trong một phạm vi nhấtđịnh, nếu không sẽ là quá sức đối với học sinh

2 Mở rộng vốn từ Hán Việt có trong một số bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5.

2.1 Tập đọc lớp 4:

2.1.1 Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (tập 2, trang 21).

*Anh hùng: Người tài giỏi có sức mạnh hơn người; người có thành tích công trạng lập

nên sự nghiệp lớn trong chiến đấu và sản xuất)

- Anh: + Tài giỏi hơn người (anh dũng, anh minh, tinh anh )

+ Vua của loài hoa

- Hùng: + Có sức mạnh hơn người (hùng dũng, hùng hậu, hùng tráng )

+ Vua của các loài thú

*Lao động: Hoạt động của con người.

- Lao: + Nhọc lòng, nhọc sức (lao tâm khổ tứ, lao công, lao dịch, lao lực )

Trang 10

+ Khó khăn (khổ lao ) + Một thứ bệnh kết hạnh ở phổi, ruột, khớp xương (bệnh lao, lao phổi ) + Nhà ngục (lao ngục, lao tù )

+ Buồn bực (lao sầu, lao đao ).

- Động: + Hoạt động: (cảm động, rung động, động cơ, động kinh, động mạch,

động phòng, động sản, động thổ, động tĩnh, động từ, động vật,…)

+ Hang núi: Hang động

*Trung học: Cấp học ở giữa Đại học và Tiểu học.

- Trung: + Ở giữa: (trung bình, trung cổ, trung gian, trung du, trung tâm, trung

khu, trung lập, trung lưu, trung niên, trung thu )

+ Ngay thẳng: (trung thực, trung lương…) + Hết lòng: (trung nghĩa, trung quân ái quốc, trung thần, trung thành…) + Tên một nước: (trung hoa…)

- Học: + Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí,

học thuyết, học thức, học vấn,…)

+ Bắt trước: học hỏi + Chịu thầy dạy cho đạo lí: học tập.

* Đại học: Bậc học cao hơn hết.

- Đại: + To lớn: (đại bác, đại chiến, đại cục, đại dương, đại đa số, đại đóa, đại

hạn, đại nạn, đại quân, đại tá, đại tài, đại thần, đại thụ…)

+ Thay đổi, thay thế: (thời đại, triều đại ).

+ Tự kiêu: (đại bảo).

+ Qua loa: (đại khái, đại loại, đại để, đại ý, đại cương…)

- Học: + Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí,

học thuyết, học thức, học vấn,…)

+ Bắt trước: (học hỏi).

+ Chịu thầy dạy cho đạo lí : (học tập).

*Kĩ sư: Người chuyên môn về một kĩ thuật gì, như công trình.

- Kĩ: + Tài năng: ( kĩ năng, kĩ xảo, kĩ lưỡng…)

+ Nghệ thuật: (kĩ thuật).

+ Gái mại dâm: (kĩ nữ, kĩ viện )

- Sư: + Thầy dạy học: (sư phụ, sư đồ, sư cô, sư phụ, sư phạm…)

+ Một bộ phận trong quân- lữ:, 2 Lữ làm một sư: (sư đoàn).

+ Người đầu tiên phát minh ra một việc: (sư tổ).

+ Tên một con vật: (sư tử).

*Hàng không: Đi máy bay trên không trung.

- Hàng: + Đi thuyền, vượt biển: (hàng hải).

+ Đồ để buôn bán: (hàng hóa).

+ Bày từng dãy, thứ tự: (hàng ngày, hàng ngũ,…)

+ Chịu phục tùng: (đầu hàng).

- Không: + Trời: (không quân, không gian, không khí, không trung ).

+ Trống không, không có thực: (hư không).

*Nghiên cứu: Tìm tòi nguyên lí cho cùng.

- Nghiên: + Tìm đến cùng.

Trang 11

+ Nghiền nhỏ ra.

- Cứu: + Cuối cùng

+ Giúp đỡ: (cứu binh, cứu hỏa, cứu nguy, cứu tế, cứu tinh, cứu quốc,…) + Xét đoán tra hỏi: (tra cứu).

+ một loài thực vật làm thuốc: (ngải cứu).

* Kĩ thuật: Tài năng, chuyên môn.

- Kĩ: + Nghệ thuật.

+ Tài năng: (kĩ năng, kĩ xảo, kĩ lưỡng, kĩ sư…) + Gái mại dâm: ( kĩ nữ, kĩ viện…)

- Thuật: + Kĩ nghệ phương pháp làm ăn: (nghệ thuật, pháp thuật…)

+ Chép lại: (tường thuật, thuật thuyết…) + Bày ra: (trần thuật).

+ Những danh từ dùng riêng vè các môn khoa học, triết học, nghệ thuật:

Thuật ngữ.

* Chế tạo: Lấy các món tài liệu mà làm đồ vật.

- Chế: + Làm ra, đặt ra: (chế độ, chế tạo, chế biến, chế tác, đế chế,…)

+ Bó buộc, chống lại: (chế ngự, ức chế, chế độ, chế tài, thể chế,…)

- Tạo: + Làm lên vật phẩm: (chế tạo, tạo lập, tạo nghiệt, nhân tạo, tái tạo…)

+ Bắt đầu: (cấu tạo, tạo hóa ) + Xây đắp: (kiến tạo, đào tạo…)

* Vũ khí: Đồ dùng để đánh giặc.

- Vũ: + Sức lực: (vũ phu, vũ lực, vũ trang…)

+ Mưa: (vũ bão, vũ lệ…) + Múa: (khiêu vũ, vũ công, vũ đạo vũ nữ…) + Không gian: (vũ trụ).

* Tổ quốc: Nước của tổ tiên mình.

- Tổ: - Tổ: + Nối liền lại: (tổ hợp, tổ trưởng…)

+ Người dứng đầu: (tổ phụ, tổ tiên, tổ quốc, tổ sư, tổ tông…)

- Quốc: + Nước: (quốc dân, quốc gia, quốc pháp, quốc mẫu, quốc phòng, quốc

sắc, quốc tang, quốc tế…)

* Tiện nghi: Thích đáng, vừa phải.

- Tiện: + Thuận thích: (thuận tiện, tiện lợi )

+Thấp hèn: (đê tiện, hà tiện, tằn tiện, ti tiện, bần tiện…) + Ấy là: (tiện nữ).

Trang 12

+ Dùng: (miễn nhiệm, bãi nhiệm…) + Mặc kệ: (nhiệm ý).

- Vụ: + Công việc: (chức vụ, sự vụ, nội vụ )

+ Che đậy, cúi xuống: (phục binh, bái phục, phủ phục, thu phục…)

- Vụ: + Công việc: (chức vụ, sự vụ, nội vụ…)

+ Cốt phải: (vụ lợi).

* Kháng chiến: Chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

- Kháng: + Chống cự: (đề kháng, kháng sinh, kháng thể, kháng nghị, kháng cáo…)

- Chiến: Đánh nhau, đua hơn thua nhau: (chiến đấu, chiến tranh, chiến dịch, chiến

sự, chiến lũy, chiến binh, chiến trường…)

* Thực dân: Người ở nước tư bản, thuộc tầng lớp bóc lột, thống trị ở nước thuộc địa.

- Thực: + Ăn: (thực phẩm, thực quản, thực dân, thực đơn, lương thực,…)

+ Thật thà: (thực tế, thực chất, thực dụng, kì thực, thực tập, thực tiễn,…) + Dựng lên, làm ra: (thực hành, thực hiện, thực nghiệm…)

+ Cây: (thực vật).

- Dân: + Người trong một nước: (dân tộc, dân sinh, dân gian, dân chúng, dân cư,

công dân, dân quân, dân số,…)

+ Hết cả: (dân chủ, dân quyền,…)

* Cương vị: Vị trí trong một hệ thống tổ chức.

- Cương: + Chỗ giới hạn đất đai: (biên cương).

+ Dây buộc ngưa: (dây cương, yên cương)

+ Cứng: (cương cứng)

+ Cái chủ não: (Cương lĩnh).

- Vị: + Ngôi thứ: (vị trí, vị thế…)

+ Dạ dầy: (dịch vị, tràng vị…) + Mùi do lưỡi nếm mà biết: (mùi vị, vị giác…) + Vì: Vị tha.

* Cục trưởng: Người đứng đầu lãnh đạo một cục.

- Cục: + Chỗ làm việc: (cục diện, cục bộ, thế cục, tổng cục, chi cục, bố cục…)

+ Khó chịu, chật hẹp: (cục xúc, cục cằn…)

- Trưởng: Đứng đầu: (trưởng lão, trưởng tôn, trưởng bối, tổ trưởng…)

+ Lớn, lớn lên: (trưởng thành, sinh trưởng, trưởng giả…)

* Quân giới: Khí giới dùng trong quân đội.

- Quân: + Đội binh, việc binh: (quân sự, quân đội, quân nhu, quân tư trang, quân

phục, quân dụng, quân binh, quân y, quân luật, quân pháp, tướng quân…)

+ Vua: (quân vương, khi quân phạm thượng…)

+ Làm chủ

+ Vợ gọi chồng: (phu quân, phu thê…)

* Công phá: Sức hủy hoại.

Trang 13

- Công: + Làm: (công chứng, nhân công, công việc, công sức,…)

+ Việc chung: (công cộng, công lý, công trái,…) + Thua, cháp nhận: công nhận

- Phá: + Vỡ ra, bổ ra, hủy hoại: (Phá gia chi tử, phá hoại, phá lệ, phá sản, phá

phách…)

+ Lộ ra: (phá án).

* Tiêu diệt: Trừ mất hẳn đi.

- Tiêu: + Mất đi: (tiêu tan, tiêu cực, tiêu tán, tiêu thụ, tiêu giảm, tiêu hao…)

+ Đêm: (nguyên tiêu).

+ Thong thả: (tiêu dao).

+ Cái nêu, nêu ra cho mọi người thấy: (Tiêu chuẩn, tiêu bản, tiêu biểu, tiêu điểm, tiêu ngữ…)

+ Cái ống sáo

+ Thứ cây hạt tròn, có vị cay, dùng làm gia vị: Hồ tiêu.

- Diệt: Dứt, tiêu mất: (diệt chủng, diệt khẩu, diệt vong, diệt tuyệt…)

* Cống hiến: Tặng biếu.

- Cống: + Biếu dâng, tiến cử lên: (cống phẩm, cống vật, cống tặng )

+ Thuế

-Hiến: + Dâng phẩm cho người trên: (Hiến dâng, hiến kế, hiến thân…)

+ Pháp luật: (hiến pháp, hiến chương, hiến cương…)

* Sự nghiệp: Việc của người làm mà có ích cho xã hội.

- Sự: + Việc người ta làm: (sự việc, sự cố, cơ sự, sự kiện, lý sự, sự thể, sự tích, sự

vật, sự vụ, thế sự…)

- Nghiệp: + Công việc làm: (nghiệp vụ, chuyên nghiệp, nghề nghiệp, công nghiệp,

công nghiệp, khởi nghiệp…)

+ Của có sẵn: Nghiệp

+ Ý kinh sợ, đã trót: (nghiệp chướng, nghiệp duyên,…)

* Quốc phòng: Việc phòng- nhàn của quốc gia, đối với ngoại- địch.

- Quốc: + Đội binh, việc binh: (quân sự, quân đội, quân nhu, quân tư trang, quân

phục, quân dụng, quân binh, quân y, quân luật, quân pháp, tướng quân…)

+ Vua: (quân vương, khi quân phạm thượng…) + Vợ gọi chồng: (phu quân, phu thê…)

- Phòng: + Ngăn ngừa: (phòng bị, phòng ngừa, phòng thủ, phòng ngự, phòng

vệ…)

+ Gian nhà: (phòng the, phòng trọ…) + Giữ gìn: Phòng khẩu.

*Khoa học: Cái học-thuật có hệ- thống, có tổ chức như: tự nhiên học, hóa học, văn

học, toán học, vật lí học, xã hội học

- Khoa: + Học thuật có hệ thống.

+ Nối khoe: (khoa trương) + Cách thức chia ra để chọn nhân tài: (khoa cử, khoa thi ) + Lớp bậc, phẩm loại: (khoa)

- Học: Nhà trường: (học đường, học lực, học kì, khoa học, khóa học, học phí, học

thuyết, học thức, học vấn,…)

Trang 14

+ Bắt trước: (học hỏi) + Chịu thầy dạy cho đạo lí: (học tập).

*Chủ nhiệm: Người đứng đầu một cơ quan, tổ chức.

- Chủ + Cốt yếu của sự việc: (chủ yếu, chủ đạo , chủ trương, chủ lực, chủ trì…)

+ Tự mình: (chủ động, chủ quan ).

- Nhiệm: + Dùng: (miễn nhiệm).

+ Gánh vác: ( nhiệm kì, nhiệm vụ, chủ nhiệm, trách nhiệm…) + Mặc kệ: (nhiệm ý).

*Đánh giá: Nhận định giá trị.

- Giá: + Giá trị của vật: (phẩm giá, giá trị,…)

+ Con gái đi lấy chồng: (xuất giá, giá thú…) + Đem điều xấu trút cho người khác: (giá họa)

*Thiếu tướng: Chức quan võ cấp thứ ba trong hải- lục quân, trên chức thượng, dưới

chức đại

- Thiếu: + Chức quan võ: (thiếu tá, thiếu úy…)

+ Trẻ tuổi: (thiếu nhi, thiếu nữ, thiếu thời…) + Không trọn vẹn: (thiếu sót, thiếu phụ…)

*Giải thưởng: Chức danh, đồ vật, tiền bạc để trao cho người có thành tích tốt tỏ ý

khen ngợi

- Giải: + Phần thưởng: (giải thưởng, đoạt giải, giật giải…)

+ Thoát khỏi: (giải thoát, giải cứu, giải mã, giải phóng, giải tán,…) + Làm cho rõ ra: (giải thích, giảng giải, giải phẫu, giải quyết…) + Ngành toán học về các hàm số: (giải tích).

- Thưởng: + Hoạt động dùng vật phẩm để tỏ ý khen ngợi, khuyến khích: Phần

thưởng.

+ Nhận biết cái hay cái đẹp: (thưởng thức, thưởng nguyệt, thưởng ngoạn,…)

*Huân chương: Cái huy chương của chính phủ ban cho để tưởng- lệ người có công.

- Huân: + Công lao.

- Chương: + Sáng ró, rực rỡ: (huy chương).

+ Bài văn: (văn chương).

+ Điều kiện trong pháp luật: (hiến chương, chủ chương…) + Cái dấu hiệu: (chương trình, chương…)

* Cao quý: Tôn quý.

- Cao: + Ở trên: (cao cấp, Cao Bằng, cao xạ, cao đẳng, cao đạo, cao thủ, cao

thượng…)

+ Đắt, nhiều: (cao giá, cao hứng, cao ngạo, cao niên )

- Quý: + Sang trọng: (quý phái, quý khách, quý tộc, quý vị…)

+ Giá cao: (quý giá)

+ Xem làm trọng: (quý giá, Quý nhân, quý trọng, quý tử…)

2.1.2 Vẽ về cuộc sống an toàn ( tập 2, trang 54-55 ).

*Dự: + Tham gia vào: (tham dự, dự thính, dự thảo…)

+ Trước: (dự định, dự án, dự đoán, dự kiến, dự liệu…)

+ Vui mừng: (vinh dự, danh dự…)

*Trưng: + Phô ra: (trưng bày, trưng diện…)

Trang 15

+ Nhà nước lấy, gom lại thuộc về nhà nước: (Trưng thu, trưng dụng, trưng cầu, trưng cất….)

+ Đã chứng được chác chắn: (trưng nghiệm).

*Khả năng: Cái sức có thể làm được.

- Khả: + Có thể: (khả dụng, khả nghi).

+ Tốt: (khả ái, khả ố).

+ Được, dễ: (khả quan, khả quyết).

- Năng: + Sức làm việc: (năng suất, năng lực, năng lượng).

+ Tài cán: (tài năng, năng động, năng khiếu).

*Thẩm mĩ: Sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.

- Thẩm: + Biết rõ tình hình: (thẩm thấu).

+ Khảo xét kĩ càng: (thẩm vấn, thẩm định, thẩm tra, thẩm án…) + Xử đoán: (thẩm phán, thẩm lí )

+ Thím, vợ chú hoặc vợ em chồng

- Mĩ: + Đẹp: (mĩ mãn, mĩ nữ, mĩ thuật, mĩ ý, mĩ đức,…)

+ Tên một quốc gia, một châu lục

*Khích lệ: Tác động làm cho tinh thần hăng hái thêm lên.

- Khích: + Khích: (khích bác, khuyến khích, khích thích, khiêu khích.

- Lệ: + Nước mắt.

+ Phụ vào, buộc vào: (lệ thuộc).

+ Đẹp, tốt: (lệ nhân, tráng lệ…) + Định: (thể lệ, thông lệ, thường lệ, luật lệ…)

*Thiếu niên: Trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10 đến 14,15.

- Thiếu: + Trẻ tuổi: (thiếu nhi, thiếu nữ, thiếu thời…)

+ Không trọn vẹn: (thiếu sót, thiếu phụ…) + Chức quan võ: (thiếu tướng, thiếu tá, thiếu úy…)

- Niên: + Tuổi: (thanh niên, vị thành niên…)

+ Năm: (niên đại, tất niên, niên khóa, niên hiệu, niên thủ…)

*Thiếu nhi: Trẻ em thuộc lứa tuổi nhi đồng.

- Thiếu.

- Nhi: + Con trẻ: (nhi đồng, nhi khoa, nữ nhi…)

*Tổng kết: Thâu tóm và đánh giá chung toàn bộ.

Trang 16

+ Cuối cùng: (kết quả, kết thúc, kết liễu, kết luận…)

- Phát: + Nổi dậy: (phát hoảng, phát khiếp, phát minh…)

+ Mở ra: (phát triển, phát sinh, phát tán, phát hiện, phát giác, phát huy, phát ngôn,…)

+ Bắn ra: (phát biểu, phát điện, phát hành…)

- Động: + Hoạt động: (cảm động, rung động, động cơ, động kinh, động mạch,

động phòng, động sản, động thổ, động tĩnh, động từ, động vật,…)

+ Hang núi: (hang động).

*Hưởng ứng: Đáp tiếng lại- phụ họa.

- Hưởng: Tiếng dội lại: (cộng hưởng, âm hưởng…)

+ Nhận lấy: (Hưởng thụ, tận hưởng, hưởng thọ, hưởng lộc…)

- Ứng: + Đáp lại: (ứng phó, ứng khẩu, ứng đối, ứng khẩu…)

+ Tương đương nhau: (tương ứng, ứng cử, ứng viên, ứng dụng…)

*Tác phẩm: Sách hoặc đồ họa làm ra.

- Tác: + Làm ra, tạo ra: (công tác, tác hại, tác quoái, tác văn, tác nhân, tác chiến,

tác dụng, tác giả…)

- Phẩm: + Nhiều cái: (vật phẩm, thực phẩm…)

+ Tư cách: (phẩm chất, phẩm hạnh , phẩm giá, nhân phẩm, phẩm cách…)

*Kiến thức: Những điều thấy và biết.

- Kiến: + Trông thấy: (chứng kiến chính kiến…)

+ Dựng lên: ( kiến tạo, kiến trúc, kiến trúc sư, kiến thiết…)

- Thức: + Nhận biết.

+ Học vấn: (kiến thức, tri thức, học thức…) + Cái gì: (thách thức, thưởng thức, thức…)

*Gia đình: Chỗ gia quyến đoàn tụ với nhau

- Gia: + Nhà: (gia đình, gia thế, gia dụng, gia giáo, gia nghiệp, gia nhân, gia sản,

gia pháp, tân gia, gia tài,…)

+ Thêm vào, thêm lên: (tham gia, gia công, phụ gia, gia nhập, gia tăng…) + Người có học vấn chuyên môn: (chuyên gia).

+Tự xưng kẻ tôn trưởng trong nhà: (gia trưởng, gia chủ…)

Trang 17

- Biệt: + Chia ra: (phân biệt, biệt sứ, biệt thị, biệt bạch…)

+ Riêng: (biệt hiệu, biệt tài…)

*Giao thông: Qua lại và chuyển- vận.

- Giao: + Qua lại với nhau: (giao hoán, giao lưu, giao thừa, giao tiếp, giao dịch…)

+ Giao cho: (giao phó).

+ Kết hợp nhau: (giao hợp, giao phối, giao thoa…)

*Phong phú: Giàu có, đầy đủ, dồi dào.

- Phong: + Đầy, thịnh, được mùa.

+ Dáng sắc đẹp tốt: (phong độ, phong cách, phong lưu…) + Gió: (Phong ba, phong thấp, phong phanh…)

+ Đóng kín lại: (niêm phong,phong tỏa, phong bì)

+ Bệnh phong

+ Thói: (phong tục, phong hóa…)

- Phú: + Giàu có: (phú quý, hào phú, phú hộ, trù phú…)

*Bảo hiểm: Bảo đảm sự nguy hiểm.

- Bảo: + Gánh trách nhiệm: (bảo đảm, bảo lãnh.)

+ Chăm sóc,giữ gìn: (bảo vệ, bảo an, bảo dưỡng, bảo hộ, bảo lưu, bảo tàng,

bảo thủ, bảo tồn, bảo trì…)

+ Quý báu: (gia bảo, bảo vật.)

*Bảo vệ: Giữ gìn, che chở.

- Bảo: + Gánh trách nhiệm: (bảo đảm, bảo lãnh.)

+ Chăm sóc,giữ gìn: (bảo vệ, bảo an, bảo dưỡng, bảo hộ, bảo lưu, bảo tàng, bảo thủ, bảo tồn, bảo trì…)

+ Quý báu: (gia bảo, bảo vật.)

- Vệ: + Giữ gìn, che chở: (vệ sĩ, vệ sinh, vệ tự vệ, hậu vệ, vệ binh, tiền vệ…)

*An toàn: Hoàn toàn yên ổn.

- An: + Yên ổn: (an tâm, an sinh xã hội, an bình, an ninh, an cư lạc nghiệp…)

- Toàn: + Trọn vẹn: (toàn mỹ, toàn vẹn, toàn thắng…)

+ Tóm quát cả: (toàn thể, toàn bộ, toàn lực, toàn quân, toàn quốc, toàn tập,toàn tài, toàn thân…)

*Triển lãm: Bày liệt các vật- phẩm cho người khác quan sát.

- Triển: + Mở ra: (khai triển, tiến triển…)

+ Phóng to ra: (phát triển, triển vọng…)

- Lãm: + Xem, nhìn xung quanh.

*Bố cục: Tổ chức sắp xếp, bố trí các yếu tố, các thành phần trong một chỉnh thể.

- Bố: + Chia bày ra: (phân bố, bố trí, bố thí…)

+ Bày ra: (công bố)

- Cục: + Chỗ làm việc: (cục diện, cục bộ, thế cục, tổng cục, chi cục…)

+ Khó chịu, chật hẹp: (cục xúc, cục cằn.)

*Ý tưởng: Cái mình tưởng nghĩ trong ý.

- Ý: + Cái trong lòng suy nghí, tư tưởng: (ý kiến, ý thức, ý chí, ý nghĩ, nhã ý…)

+ Mềm mỏng hiền lành: (ý nhị)

*Hồn nhiên: Như nhau cả, không biết khác nhau chỗ nào.

Trang 18

+ Hồn: Tinh thần hoặc linh tính của người: (hồn phách).

*Trong sáng: Tinh khiết, không có chất bẩn nào.

- Sáng: + Bắt đầu, dựng lên: (sáng kiến, sáng tạo, sáng chế…)

*Họa sĩ: Người vẽ giỏi.

- Họa: + Vẽ: (hội họa, cầm kì thi họa, biếm họa…)

+ Tai vạ rủi ro: (tai họa, thảm họa ).

+ Đáp tiếng lại: (phụ họa).

- Sĩ: + Người nghiên cứu học vấn: (bác sĩ).

+ Học trò: (sĩ tử)

+ Binh lính: (binh sĩ, sĩ quan, trung sĩ, hạ sĩ ).

*Tai nạn: Nói chung về những họa hại.

- Tai: + Họa hại to lớn: (tai họa, tai ương, tai hại, tai ách, tai biến…)

- Nạn: + Tai vạ nguy hiểm: (nạn nhân, nạn dân, tử nạn…)

- Hiện: + Tỏ bày rõ ràng: (hiện diện, hiện thực, hiện hình, hiện hành, hiện hữu,

hiện thân, hiện trạng, hiện tượng…)

*Hội họa: Tô vẽ.

- Hội: + Vẽ.

+ Họp nhau: (hội họp, hội đồng, hội ý, hội viên, hội trưởng, hội nghị,…)

*Sáng tạo: Do không mà làm ra có.

- Sáng: + Bắt đầu, dựng lên: (sáng kiến, sáng tạo, sáng chế…)

- Tạo: + Làm lên vật phẩm: (chế tạo, tạo lập, tạo nghiệt, nhân tạo, tái tạo…)

+ Bắt đầu: (cấu tạo, tạo hóa…)

*Bất ngờ: Không nghĩ tới.

- Bất: Không: (bất công, bất khuất, bất biến, bất bại, bất trị…)

- Ngờ: + Nghĩ: (nghi ngờ, ngờ vực…)

2.1.3/ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (trang 114- 145 ).

*Hạm đội: Hai chiếc quân- hạm trở lên.

*Chỉ huy: Sai khiến.

- Chỉ: + Ý hướng, lấy ngón tay mà trỏ: (chỉ thị, chỉ đạo, chỉ dẫn, chỉ giáo, kim chỉ

nam…)

+ Vừa đúng

Ngày đăng: 21/04/2016, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Huê- Nguyễn Thị Nguyệt- Trần Thị Oanh, Tài liệu tham khảo Tiếng Việt nâng cao, NXB Giáo dục, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo Tiếng Việt nâng cao
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Bùi Minh Toán- Nguyễn Ngọc San,Giáo trình Tiếng Việt tập 3, NXB Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Việt tập 3
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5 ( tập 1, tập 2), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Đào Duy Anh, Hán- Việt từ điển, NXB Văn hóa thông tin, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán- Việt từ điển
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
5. Hoàng Phê ( Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng- Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng- Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w