NỘI DUNG: 1.Thực trạng vấn đề: Học tiếng Anh sau 12 năm trong trường phổ thông vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh đúng, không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, dường như là vấ
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc.
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Phan Thị Đỗ Quyên Năm sinh: 1978
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Tiếng Anh
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II NỘI DUNG:
1.Thực trạng vấn đề:
Học tiếng Anh sau 12 năm trong trường phổ thông vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh đúng, không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, dường như
là vấn đề khá phổ biến ở học sinh nước ta
Một trong những lý do phải kể đến là người nói không tự tin, xấu hổ và mất bình tĩnh mỗi khi phải nói bằng tiếng Anh với bất kể đối tượng giao tiếp là ai bởi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, họ không được sử dụng, nói hàng ngày, không
có môi trường thực tế để họ vận dụng Một số khác rất muốn nói nhưng lại sợ mắc lỗi do không tự tin vào kiến thức của bản thân và các em sợ mọi người nhìn thấy thiếu sót của mình
2 Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1 Tên sáng kiến:
Trang 2“Giúp học sinh tự tin giao tiếp tiếng Anh thông qua bài tập thực tế”
2.2 Lĩnh vục áp dụng:
Tạo cơ hội cho các em tìm hiểu về quê hương Đồng Tháp, cũng như giúp cho bạn bè quốc tế hiểu thêm về văn hóa và con người Tháp Mười nói riêng và Đồng Tháp nói chung
Đây cũng là dịp để tôi thực hiện việc đổi mới phương pháp trong đánh giá, kiểm tra năng lực học sinh; đặc biệt là môn Tiếng Anh, một môn học không phải
để nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà xây dựng cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết để các em vận dụng vào thực tế của cuộc sống
3 Mô tả nội dung và phạm vi áp dụng sáng kiến:
Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất học nói tiếng Anh thuần thục là:
tìm đến mọi nơi có thể để được nghe và nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt Hãy
thử nghĩ, một đứa trẻ sinh ra ở Anh hoặc Mỹ, không biết một qui tắc ngữ pháp nào nhưng chúng có thể nói tiếng Anh lưu loát Vì thế, hãy tận dụng cơ hội thực hành nói tiếng Anh khi có thể, không từ chối đối thoại với người nước ngoài bằng tiếng Anh mà hãy can đảm tham gia nói chuyện cứ như bạn sẵn sàng nhảy xuống hồ bơi để bơi thật thoải mái vậy
Để nói lưu loát tiếng Anh, cần xóa bỏ mọi định kiến về rào cản mà chúng
ta thường cho rằng không thể vượt qua và đừng lưu tâm tới việc sợ mắc lỗi trong khi nói chuyện Chúng ta hãy tự an ủi rằng chúng ta không phải là người Anh bản xứ nên việc bạn mắc những lỗi nhỏ khi nói là có thể châm chế và đừng coi
đó là rào cản trong việc nói tiếng anh của mình Việc sơ suất, hay lỡ sai khi nói không giống như việc mắc một lỗi thường xuyên khi làm bài tập thực hành Chúng ta nên nhớ rằng, không ai nói tiếng Anh một cách lưu loát mà không hề mắc lỗi nào Nhiều người Mỹ nói tiếng Anh cũng vẫn còn sai ngữ pháp nên ta không sợ nói sai Sự mạnh dạn, tự tin khi nói sẽ khiến chúng ta nói trôi chảy và lưu loát, không chú ý đến điều mình có mắc lỗi hay không mà nên qua tâm nhiều
Trang 3bằng tiếng Anh với mình trong cuộc sống thực thường không quan tâm nhiều tới việc người nói biết gì mà vấn đề là người nói có thể giao tiếp với họ bằng tiếng Anh như thế nào Nói chung chủ yếu họ quan tâm nhiều đến cách nói, khả năng
diễn đạt ngôn từ của người nói hơn là những câu, từ được nói Đó chính là cách
người nói nhìn mọi người, cảm xúc của mình khi nói, sự thể hiện nét mặt và cử chỉ điệu bộ nữa v.v…
Nhưng cả tiếng Anh nói và tiếng anh viết đều có sự gắn kết với bối cảnh
xã hội, liên quan đến con người, tuổi tác, sắc tộc, giới tính vv… Cho nên dựa vào người mà ta giao tiếp và điều mà người nói bàn luận, ta có thể ấn định cách giao tiếp trang trọng hay không trang trọng Và một yếu tố nữa giúp chúng ta nói
tiếng Anh thuần thục là dựa vào trải nghiệm xã hội của bản thân “If you’ve spent
very little communicating with other English speaking people, no writing skills will help you form a fluent and natural speech”- (Robby)
“Nếu bạn giao tiếp rất ít với những người nói tiếng Anh, chẳng có kĩ năng viết nào giúp bạn đạt được việc nói tiếng Anh thuần thục và lưu loát cả”
Hãy cố gắng xây dựng cách diễn đạt câu nói bằng tiếng Anh từ trong đầu,
hạn chế nghĩ câu bằng tiếng mẹ đẻ rồi dịch trực tiếp sang tiếng Anh “Don’t
Translate Directly When Speaking English! Your English speech won’t be fluent for as long as you prepare the speech in your head using your native
language”-(Robby) Tất nhiên bước đầu là khó và không thể thuần thục như ta nghĩ câu tiếng mẹ đẻ trong đầu được Chúng ta nên nhớ việc dịch trực tiếp từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh khi nói là một lí do khiến chúng ta không thể nói tiếng Anh trôi chảy
Tuy nhiên cùng với việc người nói phải tự nhủ rằng: “Mắc lỗi trong khi nói tiếng Anh là chuyện bình thường”, thì chúng ta cũng không được cho phép mình bằng lòng với việc nói tiếng Anh tồi, vấp váp Do đó người nói cần cố gắng luyện tập ngữ pháp, bổ sung vốn từ vựng, rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh để chắc chắn mình sử dụng tiếng Anh tốt
Trang 4Một khi chúng ta nói tiếng Anh tới mức thuần thục, nỗi sợ nói tiếng Anh
tự biến mất lúc nào mà ta không hay Thay vào đó, chúng ta lại luôn cảm thấy hứng thú, muốn có được những tình huống để được thỏa sức nói tiếng Anh Cứ như vậy, kĩ năng nói tiếng Anh của ta sẽ phát triển không ngừng
4 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1 Khả năng áp dụng:
Tình huống cũng có thể do người nói tạo ra Những loại tình huống đầu tiên thường liên quan nhiều đến những câu chuyện phiếm, những cuộc trò chuyện hàng ngày, những cụm từ tiếng Anh được dùng thường xuyên với chính những người hay gặp Có thể là những người bạn cùng lớp hay đồng nghiệp nói tiếng Anh hoặc đang học nói tiếng Anh Khi đó họ sẽ nói về những vấn đề ít nhiều đều giống nhau, lặp đi lặp lại mỗi sáng, mỗi chiều Điều này giúp cho não của họ hình thành phản xạ bật ra câu nói bằng tiếng Anh một cách tự động, liên tục mà không phải phân vân, do dự khi nói
4.2 Phạm vi áp dụng:
Lớp 9A1 trường THCS Thạnh Lợi, Tháp Mười, Đồng Tháp; tổng số có 36 học sinh, trong đó có 26 nữ Đề tài được thực hiện trong học kỳ 1 năm hoc
2015-2016
5 Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Các em học sinh lớp 9A1, có điểm số môn tiếng Anh ở mức trung bình khá Tuy nhiên, đa số các em rất ngại, một số em thậm chí cảm thấy mình không thể giao tiếp bằng tiếng Anh Điều này đã kích thích tôi phải tạo môi trường tiếng Anh nhằm giúp các em làm quen, chủ động cũng như tự tin hơn trong việc nói tiếng Anh và trong giao tiếp với người nước ngoài
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của học sinh trường chuyên Việc tăng cường thời lượng nghe nói trong chương trình, cũng như đưa điểm thi nghe và nói tiếng Anh vào
Trang 5phần trăm của các bài kiểm tra đã giúp các em có động lực tự học, tự rèn luyện.
Đó một sự thuận lợi lớn trong lúc tôi thực hiện đề tài này
Từ khi bắt đầu triển khai đề tài, tôi đã gặp không ít khó khăn về việc sắp xếp thời gian cho phù hợp với cả học sinh và đối tượng hướng dẫn Nguyên nhân
là các em phải học rất nhiều môn học và không có điều kiện thực tập nghe nói Tiếng Anh nhiều như các học sinh ở các trường thị xã hay các trưởng ở tỉnh; ngoài ra các em còn phải phụ giúp việc nhà do gia đình khó khăn, neo đơn
III KẾT LUẬN
1 Kết quả đạt được
Như vậy, ta thấy rằng việc tạo một trường giao tiếp tiếng Anh bao trùm xung quanh người học là một việc rất quan trọng trong dạy và học kỹ năng nghe nói, giúp học sinh làm quen với môi trường thực tế sẽ là động lực để các em tự tin khi nói tiếng Anh Qua đó, các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn với môn tiếng Anh và kỹ năng nghe và nói tiếng Anh có thể từ đó mà cải thiện đáng kể
Một điều cần lưu ý khi tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh thông qua bài tập thưc tế là giáo viên nên trang bị tốt cho học sinh những ngữ liệu cần thiết trước khi triển khai Song song đó, trong suốt quá trình quan sát việc hướng dẫn của học sinh, giáo viên cần tránh biểu hiện phê bình, đánh giá dù chỉ là cử chỉ hay nét mặt khiến các em mất tự tin dẫn tới mất độ lưu loát trong lúc nói
Ngoài ra, trong giờ học ngữ pháp giáo viên nên khéo léo gắn việc dạy ngữ pháp khô khan với những mẫu câu giao tiếp thực tế, gắn với tình huống cụ thể cho các em thưc tập, tạo cho các em khả năng phản xạ tốt khi giao tiếp
2 Những khó khăn
Do điều kiện khách quan nên tôi chỉ có thể cho học sinh tìm hiểu đóng vai, hướng dẫn tham quan những địa điểm trong huyện Tháp Mười và vùng lân cận, nếu có kinh phí, thời gian và được sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu và chính quyền địa phương tôi sẽ tổ chức cho các em học tập thực tế trong môi trường thực tế và
Trang 6có thể tốt hơn nữa là giao lưu với các chuyên gia của trường ĐH sư phạm Đồng Tháp mời về từ nước ngoài
3 Hướng phát triển
Qua đây, tôi thiết nghĩ nhà trường nên khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên dạy môn tiếng Anh thiết kế và triển khai thêm các bài tập thực tế, hay các dự án nhỏ theo nhóm Một mặt tạo cho các em môi trường cũng như động lực
để học nghe nói tiếng Anh; mặt khác phát triển kỹ năng làm nhóm trong học sinh
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới ( gọi tắt là sáng kiến)
các đề án , dự án của bản thân tôi trong năm học 2015-2016
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện
Thủ trưởng đơn vị Thạnh lợi, ngày 14 tháng 03 năm 2016
Phan Thị Đỗ Quyên